BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4508/TCT-CS | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2013 |
Kính gửi: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Trả lời công văn số 5858/DKVN-TCKT ngày 20/08/2013 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vướng mắc về thuế GTGT và xuất hóa đơn đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
…
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/9/2009 quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:
“1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).”
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 quy định về thuế suất thuế GTGT 10% như sau:
“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này...”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp PVN ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho đối tác (không phải hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu) thì chưa có cơ sở để áp dụng Khoản 21 Điều 4 nêu trên. Để có cơ sở áp dụng qui định này, Tổng cục Thuế sẽ xin ý kiến Cơ quan chuyên ngành để báo cáo cấp có thẩm quyền trả lời chính thức cho Tập đoàn.
Công văn này thay thế công văn số 4153/TCT-CS ngày 02/12/2013 của Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Công văn 4508/TCT-CS năm 2013 thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu do Tổng cục Thuế ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4508/TCT-CS năm 2013 thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu do Tổng cục Thuế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Số hiệu | 4508/TCT-CS |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành | 2013-12-19 |
Ngày hiệu lực | 2013-12-19 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Hết hiệu lực |