BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10867/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014 |
VỀ VIỆC ĐIỀU TRA NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 6622/QĐ-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Chương trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mục tiêu điều tra
Điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin đáp ứng các mục tiêu chủ yếu sau:
- Đánh giá khả năng sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong cả nước, từng địa phương, các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
- Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của một số sản phẩm công nghiệp.
- Tổng hợp chỉ tiêu “Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kế quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công nghiệp và Thương mại.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu năm gốc cho chỉ tiêu “Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp” làm cơ sở so sánh cho các năm tiếp theo.
Điều 2. Nghĩa vụ và trách nhiệm
- Giao nhiệm vụ cho Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) chủ trì và là đầu mối phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện theo Phương án điều tra đã được phê duyệt (Phương án điều tra kèm theo).
- Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế được chọn điều tra có nghĩa vụ và trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin trong Phiếu điều tra.
Điều 3. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí là 1.937.009.720 đồng (Một tỷ chín trăm ba mươi bảy triệu không trăm linh chín nghìn bảy trăm hai mươi đồng chẵn). Trong đó:
- Năm 2014:
+ Kinh phí thực hiện: 1.200.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm triệu đồng chẵn) (Phụ lục 1)
+ Số dư dự toán chuyển từ năm 2013 sang: 137.009.720 đồng (Một trăm ba mươi bảy triệu không trăm linh chín nghìn bảy trăm hai mươi đồng chẵn) (Phụ lục 2)
- Năm 2015: Kinh phí thực hiện: 600.000.000 đồng (Sáu trăm triệu đồng chẵn) (Phụ lục 3)
Điều 4. Hiệu Iực thi hành
- Quyết định này thay thế Quyết định số 3814/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về việc điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp.
- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DỰ TOÁN KINH PHÍ NĂM 2014 ĐIỀU TRA “NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10867/QĐ-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT | NỘI DUNG CHI | SỐ TIỀN |
| TỔNG CỘNG | 1 200 000 |
1 | Chi phí xây dựng phương án điều tra | 6 750 |
2 | Thẩm định phương án điều tra | 2 500 |
3 | Xây dựng sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn điều tra | 3 450 |
4 | In, photocopy và vận chuyển phiếu, tài liệu điều tra | 67 329 |
5 | Tập huấn điều tra viên | 87 249 |
6 | Điều tra | 689 702 |
7 | Phần mềm điều tra | 200 000 |
8 | Chi sơ kết quá trình thực hiện Đề án | 77 620 |
9 | Chi thuê chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn xây dựng, triển khai và thực hiện Điều tra (1 người x 12 tháng) | 57 600 |
10 | Chi phụ cấp kiêm nhiệm | 7 800 |
Bằng chữ: Một tỷ hai trăm triệu chẵn.
DỰ TOÁN KINH PHÍ NĂM 2014(*) ĐIỀU TRA "NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10867/QĐ-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT | NỘI DUNG CHI | SỐ TIỀN |
| TỔNG CỘNG | 137 009,72 |
1 | In phiếu điều tra | 136 000,00 |
2 | Chi phí khác liên quan trực tiếp đến điều tra | 1 009,72 |
Bằng chữ: Một trăm ba mươi bảy triệu không trăm linh chín nghìn bảy trăm hai mươi đồng chẵn.
(*): Số dư dự toán năm 2013 chuyển sang theo QĐ số 3502/QĐ-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc gia hạn nhiệm vụ và chuyển số dư dự toán ngân sách năm 2013.
DỰ TOÁN KINH PHÍ NĂM 2015 ĐIỀU TRA "NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10867/QĐ-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT | NỘI DUNG CHI | THÀNH TIỀN (1000 VNĐ) |
| TỔNG CỘNG | 888 225 |
1 | Phân tích kết quả điều tra | 542 500 |
2 | Công bố kết quả điều tra | 261 800 |
3 | Chi phí khác | 76 125 |
4 | Chi phụ cấp kiêm nhiệm | 7 800 |
Bằng chữ: Tám trăm tám mươi tám triệu hai trăm hai mươi năm nghìn đồng chẵn./.
NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số 10867/QĐ-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Mục đích điều tra
Thu thập những thông tin cơ bản về năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp nhằm:
- Đánh giá khả năng sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trong cả nước, từng địa phương, các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
- Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của một số sản phẩm công nghiệp.
- Tổng hợp chỉ tiêu “Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công nghiệp và Thương mại.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu năm gốc cho chỉ tiêu Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp làm cơ sở so sánh cho các năm tiếp theo.
2. Đối tượng, đơn vị điều tra và phạm vi điều tra
2.1. Đối tượng điều tra
- Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, các cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất công nghiệp và trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp thuộc Danh mục sản phẩm điều tra (Danh mục sản phẩm điều tra kèm theo).
Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối tượng, điều tra phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có địa điểm sản xuất được xác định trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Có hoạt động sản xuất công nghiệp;
+ Đang trực tiếp sản xuất ra sản phẩm được quy định trong Danh mục sản phẩm điều tra;
+ Có tên trong Danh sách doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp được điều tra.
Cụ thể:
(1). Khu vực doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước;
- Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Công ty nhà nước.
(2). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm:
- Công ty cổ phần; công ty TNHH có vốn nhà nước dưới hoặc bằng 50%.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh.
- Công ty TNHH tư nhân.
- Công ty cổ phần không có vốn nhà nước.
(3). Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có nhiều cơ sở kinh tế trực thuộc mà các cơ sở kinh tế đó có địa điểm khác tỉnh, thành phố với địa điểm của trụ sở doanh nghiệp thì cơ sở kinh tế ở tỉnh, thành phố nào sẽ kê khai tại địa phương đó (Khi kê khai số liệu tại trụ sở chính, doanh nghiệp phải loại trừ cơ sở, chi nhánh đóng tại tỉnh, thành phố khác).
2.2. Phạm vi điều tra
Cuộc điều tra được thực hiện ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc, với các đối tượng điều tra trên có hoạt động sản xuất các sản phẩm công nghiệp trong Danh mục sản phẩm điều tra.
3. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra gồm các thông tin sau:
3.1. Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ; điện thoại; fax;
- Loại hình doanh nghiệp;
- Ngành hoạt động SXKD.
3.2. Chỉ tiêu Giá trị đầu tư
- Giá trị đầu tư của máy móc, dây chuyền sản xuất hiện có đã đi vào sản xuất đến 31 tháng 12 năm 2012.
- Giá trị đầu tư mới tăng của máy móc, dây chuyền sản xuất đã đi vào sản xuất trong năm 2013.
- Dự kiến giá trị đầu tư mới tăng của máy móc, dây chuyền sản xuất đã đi vào sản xuất trong năm 2014.
3.3. Các chỉ tiêu về Năng lực sản xuất
- Năng lực sản xuất theo thiết kế của máy móc, dây chuyền sản xuất hiện có đến 31 tháng 12 năm 2012.
- Năng lực sản xuất theo thiết kế của máy móc, dây chuyền sản xuất tương ứng với giá trị đầu tư mới tăng thêm trong năm 2013.
- Năng lực sản xuất theo thiết kế của máy móc, dây chuyền sản xuất tương ứng với ước giá trị đầu tư mới tăng thêm trong năm 2014.
- Năng lực sản xuất theo thực tế của máy móc, dây chuyền sản xuất hiện có đến 31 tháng 12 năm 2012.
- Năng lực sản xuất theo thực tế của máy móc, dây chuyền sản xuất tương ứng với giá trị đầu tư mới tăng thêm trong năm 2013.
- Dự kiến năng lực sản xuất theo thực tế của máy móc, dây chuyền sản xuất tương ứng với ước giá trị đầu tư mới tăng thêm trong năm 2014.
4. Phiếu điều tra và các bảng Danh mục sử dụng
4.1. Phiếu điều tra
Có 1 loại phiếu điều tra.
Tên phiếu: Phiếu thu thập thông tin về năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu (Phiếu điều tra kèm theo).
4.2. Các bảng danh mục áp dụng
- Bảng phân ngành kinh tế: Áp dụng theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ (VSIC 2007).
- Bảng phân ngành sản phẩm công nghiệp: Áp dụng theo Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Danh mục đơn vị hành chính: Áp dụng theo Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và cập nhật đến 31 tháng 12 năm 2013.
5. Thời kỳ thu thập thông tin và thời điểm thực hiện điều tra
- Thời kỳ thu thập thông tin:
+ Các thông tin về Năng lực sản xuất hiện có tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2012.
+ Các thông tin về Năng lực mới tăng trong năm 2013, dự kiến mới tăng trong năm 2014 sẽ thu thập theo thời kỳ từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.
- Thời điểm thực hiện điều tra: bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 và kết thúc vào ngày 30 tháng 8 năm 2014.
6. Loại điều tra
Cuộc điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu được tiến hành theo phương pháp điều tra toàn bộ (Theo Danh mục sản phẩm điều tra kèm theo).
7. Phương pháp thu thập thông tin
Các phương pháp thu thập thông tin sau:
- Thu thập trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn đơn vị điều tra để ghi vào phiếu điều tra.
- Thu thập gián tiếp:
+ Điều tra viên hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp phương pháp ghi phiếu điều tra, để các đơn vị tự ghi phiếu điều tra gửi cho Sở Công Thương.
+ Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp có điều kiện về công nghệ thông tin (máy tính, kết nối internet,...): Doanh nghiệp vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, vào link liên kết “Điều tra năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp”, tải mẫu Phiếu điều tra, ghi thông tin trực tiếp vào Phiếu điều tra và gửi cho Sở Công Thương.
8. Kế hoạch điều tra
8.1. Chuẩn bị điều tra (Tháng 4 năm 2014)
- Ban hành Quyết định điều tra.
- Xây dựng Phương án điều tra.
8.2. Triển khai điều tra (Từ tháng 5 năm 2014)
- Tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên ở cấp tỉnh, thành phố.
- In tài liệu hướng dẫn và in phiếu điều tra.
- Lập Danh sách các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra trong cả nước trên cơ sở Danh sách các doanh nghiệp điều tra của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi.
- Xây dựng phần mềm nhập thông tin.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp về nội dung và phương pháp ghi Phiếu điều tra trên cơ sở Phương án điều tra do Bộ Công Thương quy định.
- Triển khai thu thập thông tin tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra trên địa bàn.
- Đánh mã Phiếu điều tra.
8.3. Xử lý, tổng hợp và công bố kết quả điều tra (Năm 2015)
- Kiểm tra tính hợp lý của số liệu, nhập thông tin.
- Xử lý và tổng hợp kết quả điều tra.
- Lập Báo cáo đầu ra theo các phân tổ được quy định tại Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gửi các cơ quan liên quan.
- Lưu toàn bộ dữ liệu cuộc điều tra.
- Công bố kết quả điều tra.
9. Tiến độ và nhiệm vụ điều tra
9.1. Năm 2014
* Bộ Công Thương
- In tài liệu hướng dẫn và in phiếu điều tra.
- Lập Danh sách các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra trong cả nước trên cơ sở Danh sách các đơn vị điều tra của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi.
- Xây dựng phần mềm nhập thông tin.
- Xây dựng Hệ thống báo cáo đầu ra đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp toàn quốc.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều tra tại một số tỉnh, thành phố.
* Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Lập và rà soát Danh sách các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp: căn cứ vào Danh mục sản phẩm điều tra, Sở Công Thương lập danh sách các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra trên địa bàn đang sản xuất ra các sản phẩm trong Danh mục sản phẩm điều tra.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp về nội dung và phương pháp ghi Phiếu điều tra trên cơ sở Phương án điều tra do Bộ Công Thương quy định.
- Triển khai thu thập thông tin tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra trên địa bàn.
- Đánh mã Phiếu điều tra.
- Kiểm tra thông tin trong Phiếu điều tra.
- Gửi toàn bộ Phiếu điều tra gốc và các chứng từ liên quan về Bộ Công Thương.
9.2. Năm 2015
* Bộ Công Thương
- Kiểm tra tính hợp lý của số liệu, nhập thông tin.
- Xử lý và tổng hợp kết quả cho toàn bộ cuộc điều tra.
- Lập Báo cáo đầu ra theo các phân tổ được quy định tại Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gửi các cơ quan liên quan.
- Lưu toàn bộ dữ liệu cuộc điều tra.
- Công bố kết quả điều tra.
- Gửi kết quả điều tra cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
10. Tổ chức thực hiện
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:
- Theo Thỏa thuận cơ chế phối hợp thực hiện công tác thống kê giữa Bộ Công Thương với Tổng cục Thống kê: Tổng cục Thống kê có văn bản chỉ đạo các Cục Thống kê địa phương phối hợp, hỗ trợ các Sở Công Thương địa phương triển khai thực hiện cuộc điều tra “Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp”.
- Theo quy định tại Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình điều tra thống kê quốc gia: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp, ban hành văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành hiện đang sản xuất sản phẩm công nghiệp trong Danh mục sản phẩm điều tra nghiêm túc thực hiện cuộc điều tra “Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp”.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị có liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn nghiêm túc thực hiện cuộc điều tra “Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp”.
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao (tại Mục 9.1) và gửi toàn bộ Phiếu điều tra gốc về Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 10 năm 2014.
- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ chỉ đạo các đơn vị thành viên đang sản xuất các sản phẩm trong Danh mục sản phẩm điều tra báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin trong Phiếu điều tra và gửi cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn.
- Trong thời gian triển khai điều tra, giao Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện điều tra.
11. Kinh phí điều tra
- Kinh phí điều tra từ nguồn ngân sách nhà nước gồm: Kinh phí Đề án đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê cho nhiệm vụ “Chương trình điều tra thống kê quốc gia Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp” của Bộ Công Thương; kinh phí của các địa phương; kinh phí ODA (nêu có)...
- Trong trường hợp các địa phương cần mở rộng điều tra để đáp ứng yêu cầu của địa phương như: bổ sung các sản phẩm công nghiệp điều tra, các đối tượng điều tra, chỉ tiêu điều tra... thì kinh phí điều tra mở rộng do địa phương chịu trách nhiệm.
- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được cấp theo đúng quy định, bảo đảm điều kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra./.
BỘ CÔNG THƯƠNG |
|
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
1. Tên doanh nghiệp/cơ sở kinh tế: ........................................................................................ (Viết đầy đủ bằng chữ in hoa, có dấu)
- Thôn, ấp (số nhà, đường phố): …………………………………………………………………………
- Địa chỉ email: …………………………………………………….. 3. Loại hình doanh nghiệp:
5. Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp
GIẢI THÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG PHIẾU ĐIỀU TRA 1. Tên doanh nghiệp/cơ sở kinh tế 1.1. Tên doanh nghiệp/cơ sở kinh tế Ghi tên doanh nghiệp hoặc tên cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp như trong giấy phép kinh doanh (Viết đầy đủ bằng chữ in hoa, có dấu). 1.2. Mã số thuế Ghi mã số thuế của doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp. 2. Địa chỉ doanh nghiệp/cơ sở kinh tế 2.1. Địa chỉ doanh nghiệp/cơ sở kinh tế Ghi đầy đủ tỉnh/thành phố, huyện/quận (thị xã, thành phố thuộc tỉnh), xã/phường/thị trấn, thôn/ấp (số nhà, đường phố) của doanh nghiệp. 2.2. Số điện thoại, số fax, địa chỉ email Ghi đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp có nhiều số điện thoại, fax, địa chỉ email thì ghi số điện thoại, số fax, địa chỉ email của bộ phận chịu trách nhiệm đầu mối thực hiện phiếu điều tra này hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp. 3. Loại hình doanh nghiệp Khoanh tròn vào một chữ số phù hợp với loại hình tương ứng của doanh nghiệp tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2013. 4. Ngành hoạt động sản xuất chính Ghi tên ngành sản xuất chính của doanh nghiệp đang sản xuất theo ngành cấp 5. Ngành sản xuất chính là ngành tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất năm 2013. Trường hợp không xác định được giá trị sản xuất thì dựa vào ngành có doanh thu lớn nhất hoặc ngành sử dụng lao động nhiều nhất. 5. Giải thích chỉ tiêu ghi trong Phiếu điều tra 5.1. Giá trị đầu tư Trong phạm vi cuộc điều tra này, giá trị đầu tư là toàn bộ số tiền bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất theo mục đích đầu tư của doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp như: đầu tư cho mua sắm, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất... nhằm sau một chu kỳ hoạt động hoặc sau một thời gian nhất định thu về một giá trị lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu. - Giá trị đầu tư được ghi theo nguyên giá. - Giá trị đầu tư chỉ được tính khi máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất trong năm, bao gồm: + Giá trị đầu tư mua sắm, vận chuyển và lắp đặt máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. + Giá trị đầu tư sửa chữa, nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. + Giá trị đầu tư phục vụ chạy thử, bảo trì, bảo dưỡng, phụ tùng thay thế. 5.2. Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp là khối lượng của những sản phẩm công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế mà ngành công nghiệp có thể sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Năng lực sản xuất của một sản phẩm thường được thể hiện ở sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất và biểu hiện bằng khối lượng thành phẩm được sản xuất ra theo năng lực sản xuất theo thiết kế hoặc theo thực tế. - Năng lực sản xuất theo thiết kế: Là khả năng sản xuất cao nhất của máy móc hoặc dây chuyền sản xuất hiện có trong điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý nhất các tư liệu sản xuất, áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến với việc tổ chức sản xuất và lao động theo hình thức tiến bộ trên cơ sở công suất thiết kế của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp. Khi tính năng lực sản xuất theo thiết kế phải căn cứ vào hồ sơ hoặc lý lịch của thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất khi mua sẵn hoặc xây dựng, trong đó có mục về công suất sản xuất theo thiết kế. Trường hợp dây chuyền sản xuất được nâng cấp mở rộng làm tăng thêm năng lực sản xuất, thì năng lực sản xuất theo thiết kế là năng lực sản xuất sau khi đã được mở rộng (gồm năng lực sản xuất theo thiết kế ban đầu cộng (+) năng lực sản xuất theo thiết kế tăng thêm do đầu tư nâng cấp mở rộng). - Năng lực sản xuất thực tế: Là khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ trên cơ sở điều kiện thực tế hiện có về máy móc, thiết bị; nguồn nhân lực; nguồn tài chính và các nguồn lực khác. Khi tính chỉ tiêu này phải căn cứ vào số lượng sản phẩm hiện vật thực tế đã sản xuất ra của thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất ở các cơ sở trong một thời gian nhất định (thường theo thời gian của năng lực thiết kế quy định). 5.3. Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp là khả năng sản xuất tăng thêm theo thiết kế của máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất đã hoàn thành bàn giao trong một thời kỳ nhất định, thường được thể hiện ở khối lượng sản phẩm tăng thêm theo thiết kế của máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp chỉ tính cho những máy móc, thiết bị sản xuất hoặc dây chuyền sản xuất đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm trong năm, bao gồm: - Thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền sản xuất được đầu tư xây dựng mới. - Thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền sản xuất được thực hiện do mở rộng sản xuất (chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm do mở rộng sản xuất và không tính phần năng lực sản xuất sản phẩm ban đầu). - Thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất được nâng cấp do thay thế mới hoặc khôi phục từng phần (chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm: Năng lực mới tăng thêm = Năng lực mới tăng - Năng lực sản xuất cũ). Không tính năng lực mới tăng của những thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất còn đang xây dựng cơ bản chưa bàn giao đưa vào sản xuất, hoặc những thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất chưa lắp đặt còn đang cất giữ trong kho. Khi tính năng lực mới tăng theo thiết kế phải căn cứ vào hồ sơ hoặc lý lịch của thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất khi mua sẵn hoặc xây dựng đã hoàn thành đầu tư, trong đó có mục về công suất sản xuất theo thiết kế.
SẢN PHẨM ĐIỀU TRA
Từ khóa: Quyết định 10867/QĐ-BCT, Quyết định số 10867/QĐ-BCT, Quyết định 10867/QĐ-BCT của Bộ Công thương, Quyết định số 10867/QĐ-BCT của Bộ Công thương, Quyết định 10867 QĐ BCT của Bộ Công thương, 10867/QĐ-BCT File gốc của Quyết định 10867/QĐ-BCT năm 2014 về điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành đang được cập nhật. Quyết định 10867/QĐ-BCT năm 2014 về điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hànhTóm tắt
|