CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2012/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương,
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực; quy hoạch vùng, lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kinh tế - kỹ thuật, các dự án quan trọng thuộc phạm vi các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
6. Cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép, giấy kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
8. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp và bảo vệ môi trường:
b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù của ngành Công Thương để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn kỹ thuật công nghiệp và bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
9. Về cơ khí, luyện kim:
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm cơ khí, luyện kim, cơ điện tử, tự động hóa, điện tử công nghiệp ưu tiên phát triển.
a) Xây dựng, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
11. Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
b) Phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo;
d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động điều tiết điện lực theo quy định của pháp luật;.
12. Về dầu khí:
b) Quyết định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt;
d) Tổng hợp, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền;
14. Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp:
b) Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử dụng; kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, quản lý vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật.
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
c) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
đ) Ban hành các quy định và kiểm tra phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dự trữ, phân phối sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
i) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
16. Về công nghiệp và thương mại địa phương:
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, quy hoạch ngành, vùng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;
d) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc khuyến công; quản lý kinh phí khuyến công quốc gia theo quy định của pháp luật;
17. Về thương mại và thị trường trong nước:
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ, thúc đẩy phát triển thương mại và thị trường trong nước (bao gồm cả thị trường hàng hóa và dịch vụ thương mại có liên quan);
18. Về xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước:
b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;
d) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử; kiểm tra, hướng dẫn triển khai sau khi được phê duyệt;
20. Về quản lý thị trường:
b) Kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa công nghiệp lưu thông trên thị trường; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật;
21. Về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
b) Tổ chức điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh; chuyển cơ quan có thẩm quyền về xử lý các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
22. Về xúc tiến thương mại:
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật.
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
c) Đại diện lợi ích kinh tế quốc tế của Việt Nam, đề xuất phương án và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
25. Tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về công nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế.
27. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình phát triển khoa học công nghệ ngành Công Thương; tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
30. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
32. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
34. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bố theo quy định của pháp luật.
2. Vụ Tài chính.
4. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Phát triển nguồn nhân lực.
8. Vụ Khoa học và Công nghệ.
10. Vụ Công nghiệp nhẹ.
12. Vụ Thương mại biên giới và Miền núi.
14. Vụ Thị trường châu Âu.
16. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.
18. Thanh tra Bộ.
20. Tổng cục Năng lượng.
22. Cục Điều tiết điện lực.
24. Cục Xúc tiến thương mại.
26. Cục Công nghiệp địa phương.
28. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
30. Cục Công tác phía Nam.
32. Viện Nghiên cứu Thương mại.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 30 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 31 đến khoản 35 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Vụ Kế hoạch (04 phòng), Vụ Pháp chế (05 phòng), Vụ Tổ chức cán bộ (04 phòng), Vụ Hợp tác quốc tế (03 phòng), Vụ Khoa học và Công nghệ (04 phòng), Vụ Phát triển nguồn nhân lực (03 phòng), Vụ Tài chính (02 phòng), Vụ Công nghiệp nặng (01 phòng), Vụ Công nghiệp nhẹ (02 phòng), Vụ Chính sách thương mại đa biên (04 phòng), Vụ Thị trường trong nước (06 phòng), Vụ Thương mại biên giới và Miền núi (03 phòng), Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (04 phòng), Vụ Thị trường châu Âu (04 phòng), Vụ Thị trường châu Mỹ (03 phòng), Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (03 phòng).
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2012.
Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
2. Cục Quản lý thị trường, Cục Điều tiết điện lực, Cục Quản lý cạnh tranh tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương đang được cập nhật.
Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 95/2012/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2012-11-12 |
Ngày hiệu lực | 2012-12-26 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Hết hiệu lực |