BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2512/QĐ-BNN-QLCL | Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUYẾT ĐỊNH:
Văn bản này quy định các biện pháp tăng cường ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất (bao gồm các hoạt động như thu mua, bảo quản, vận chuyển, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm có tạp chất); trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm tra, ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.
Trong Quy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu là hoạt động ngâm, tẩm, ướp, nhồi nhét, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.
1. Cơ quan kiểm tra cấp trung ương và địa phương thực hiện kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm nhằm ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất theo phân công quy định tại Điều 5 Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Quy chế 117).
3. Áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định pháp luật khác có liên quan đối với các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất. Ngoài ra áp dụng bổ sung các hình thức sau:
b) Đình chỉ hiệu lực công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở tái phạm hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tùy theo tính chất hành vi vi phạm.
a) Cơ sở được xem xét rút tên khỏi danh sách các cơ sở bị công khai hành vi vi phạm lần đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định này nếu đáp ứng các điều kiện sau:
ii. Cơ sở có báo cáo và đề nghị rút tên khỏi danh sách các cơ sở bị công khai hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, thành phố.
a) Miễn kiểm tra theo trình tự thủ tục quy định tại Thông tư 78 đối với các lô tôm được miễn lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 78/2009/BNNPTNT ngày 10/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư 78).
i. Cơ sở không vi phạm các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất tính đến thời điểm Quyết định số 1422/QĐ-BNN-QLCL ngày 28/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực, hoặc;
iii. Cơ sở không tái phạm trong thời gian 06 (sáu) tháng sau khi được khôi phục hiệu lực công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Quyết định này.
2. Định kỳ 03 (ba) tháng thống kê, công bố kết quả kiểm tra các cơ sở theo quy định tại Quyết định này trên website của Cơ quan kiểm tra và các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Buộc tiêu hủy lô tôm có tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe con người, thành phần có chứa những chất không được phép sử dụng trong thực phẩm, tạp chất không rõ thành phần.
a) Loại bỏ tạp chất và xử lý nhiệt tại các cơ sở chế biến thủy sản được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chấp thuận và cập nhật, thông báo trên website của Cục;
3. Cơ quan quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản tỉnh, thành phố phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng tại địa phương có trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình tiêu hủy hoặc xử lý lô tôm có chứa tạp chất.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ sở thu mua, sơ chế, bảo quản, vận chuyển thủy sản
2. Có trách nhiệm phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm tra tại cơ sở.
4. Chịu hoàn toàn trách nhiệm, chấp hành các biện pháp xử lý và chịu mọi chi phí theo quy định pháp luật hiện hành nếu bị cơ quan chức năng phát hiện lô tôm có tạp chất trong phạm vi khuôn viên của cơ sở trong các trường hợp sau:
b) Lô tôm có chứa tạp chất bị phát hiện tại khu vực tập kết nguyên liệu đã được cơ sở kiểm tra, tiếp nhận;
d) Lô tôm có chứa tạp chất bị phát hiện ngoài các khu vực nêu tại điểm a, b, c khoản này.
1. Cập nhật vào Chương trình quản lý chất lượng của cơ sở các nội dung sau:
b) Tự kiểm tra tạp chất trong tất cả các lô tôm trước khi thu mua, tiếp nhận;
2. Giữ nguyên hiện trạng lô tôm cơ sở phát hiện có tạp chất và báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng tại địa phương đến xử lý. Cung cấp các thông tin có liên quan về lô hàng cho cơ quan chức năng để xử lý.
4. Chịu hoàn toàn trách nhiệm, chấp hành các biện pháp xử lý và chịu mọi chi phí theo quy định pháp luật hiện hành nếu cơ quan chức năng phát hiện lô tôm có tạp chất trong phạm vi khuôn viên của cơ sở trong các trường hợp sau:
b) Lô tôm có chứa tạp chất bị phát hiện tại khu vực tập kết nguyên liệu đã được cơ sở kiểm tra, tiếp nhận (khu vực cố định và có biển báo);
d) Lô tôm có chứa tạp chất bị phát hiện ngoài các khu vực nêu tại điểm a, b, c khoản này.
1. Xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu kỹ thuật về kiểm tra, phát hiện tạp chất trong tôm nguyên liệu.
3. Hướng dẫn cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh, thành phố về nội dung tuyên truyền; tổ chức đào tạo phương pháp kiểm tra, phát hiện tạp chất trong tôm nguyên liệu cho cán bộ các Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh, thành phố, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm.
5. Công khai thông tin về các trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đình chỉ hiệu lực công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; đình chỉ xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu chứng nhận bởi Cục đối với cơ sở tái phạm quy định này trong phạm vi được phân công quy định tại Điều 5 Quy chế 117.
7. Thống kê, công bố kết quả kiểm tra các cơ sở theo quy định tại Quyết định này trên website của Cục và các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình, website).
1. Chỉ đạo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản trực thuộc xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất kèm dự trù kinh phí thực hiện; thẩm định kế hoạch và trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.
3. Chỉ đạo Cơ quan quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản các tỉnh, thành phố kiểm tra đột xuất phát hiện các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Điều 10. Trách nhiệm của Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản các tỉnh, thành phố
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho các đối tượng có liên quan (chủ đầm nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế, đại lý thu mua, cơ sở chế biến thủy sản) về tác hại của tạp chất và các quy định của Nhà nước về kiểm tra, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất; tổ chức đào tạo về phương pháp kiểm tra, phát hiện tạp chất trong thủy sản.
4. Kiểm tra đột xuất các cơ sở thu mua, sơ chế trong phạm vi được phân công; kịp thời phát hiện tụ điểm bơm chích tạp chất; phối hợp với cơ quan chức năng địa phương xử lý các trường hợp vi phạm.
6. Thông báo công khai các trường hợp vi phạm trên địa bàn tỉnh, thành phố và thống kê kết quả kiểm tra các cơ sở theo quy định tại Quyết định này trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình).
1. Khẩn trương triển khai Chương trình Doanh nghiệp nói không với tạp chất: không thu mua, không chế biến, không xuất khẩu sản phẩm tôm có chứa tạp chất; tuyên truyền, ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, không thu mua, bảo quản, vận chuyển, sơ chế và chế biến sản phẩm tôm có tạp chất; kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các hành vi vi phạm.
3. Đưa lên Website của Hiệp hội các trường hợp các hội viên vi phạm quy định này.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1422/QĐ-BNN-QLCL ngày 28/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời gian thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
- Như điều 12;
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ Công an, Bộ Công Thương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, QLCL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lương Lê Phương
Từ khóa: Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL, Quyết định số 2512/QĐ-BNN-QLCL, Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 2512/QĐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định 2512 QĐ BNN QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2512/QĐ-BNN-QLCL
File gốc của Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL năm 2010 về biện pháp tăng cường ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL năm 2010 về biện pháp tăng cường ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 2512/QĐ-BNN-QLCL |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lương Lê Phương |
Ngày ban hành | 2010-09-20 |
Ngày hiệu lực | 2010-09-20 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Còn hiệu lực |