NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/QĐ-HĐQL | Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CÁC QUY CHẾ VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ, TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Căn cứ:
Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007; Quy chế bảo đảm tiền vay ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-HĐQL ngày 17/9/2007; Quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 76/QĐ-HĐQL ngày 20/12/2007 và Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQL ngày 19/10/2007 của Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Tờ trình số 594/NHPT-KHTH ngày 13/3/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung các Quy chế về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước như sau:
1. Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007.
Bổ sung Điều 3, Chương I. Đối tượng áp dụng:
“Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm chi phí hoạt động hoặc tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có dự án thuộc diện vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (sau đây gọi chung là chủ đầu tư), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm Hội sở chính, các Sở giao dịch và các Chi nhánh NHPT) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan”.
2. Quy chế bảo đảm tiền vay ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-HĐQL ngày 17/9/2007.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 5. Điều kiện đối với bên bảo đảm:
“1. Đối với khách hàng: Khách hàng có đủ các điều kiện vay vốn, điều kiện bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, Thông tư số 69/2007/TT-BTC, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP, Thông tư số 16/2009/TT-BTC, Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc Quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư, hoặc Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”.
3. Quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 76/QĐ-HĐQL ngày 20/12/2007.
Sửa đổi Điều 2, Chương I. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm chi phí hoạt động hoặc tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và có nhu cầu bảo lãnh để vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi chung là chủ đầu tư), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm Hội sở chính, các Sở giao dịch và các Chi nhánh NHPT) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan”.
4. Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQL ngày 19/10/2007:
a. Sửa đổi Điều 2, Chương I: Đối tượng áp dụng:
“Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm chi phí hoạt động hoặc tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có dự án đầu tư thuộc đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm Hội sở chính, các Sở giao dịch và các Chi nhánh NHPT) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan”.
b. Sửa đổi khoản 3, Điều 7, Chương II: Các dự án không được hỗ trợ sau đầu tư:
“Những dự án đã được các Quỹ có nguồn vốn hoạt động có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ tài chính (chi phí vay vốn: cấp bù một phần lãi suất, giảm, xóa lãi tiền vay …) dưới mọi hình thức thì không thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ sau đầu tư”.
c. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2, Điều 8, Chương II: Về cách tính số tiền hỗ trợ sau đầu tư cho từng kỳ hạn trả nợ:
Mức hỗ trợ sau đầu tư từng lần trả nợ | = | ∑ | Số nợ gốc thực trả từng lần trả nợ được tính HTSĐT | X | Mức chênh lệch lãi suất được tính HTSĐT do Bộ Tài chính công bố | X | Thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả được HTSĐT |
- Thời hạn thực vay để tính hỗ trợ sau đầu tư là khoảng thời gian (được quy đổi theo năm) từ ngày, tháng, năm nhận vốn vay đến ngày, tháng, năm nợ gốc trong hạn được trả cho tổ chức tín dụng theo HĐTD đã ký lần đầu.
Nguyên tắc xác định: việc xác định thời hạn thực vay căn cứ vào thời điểm nhận nợ ghi trên bảng kê số vốn giải ngân của tổ chức tín dụng và thời điểm trả nợ gốc ghi trên bảng kê số vốn trả nợ cho tổ chức tín dụng (quy đổi theo năm) đã ký giữa chủ đầu tư và tổ chức tín dụng cho vay vốn. (Lấy thời điểm giải ngân số vốn vay lần đầu so với thời điểm trả nợ kỳ đầu tiên của khoản nợ gốc trong hạn để tính số ngày thực vay của số nợ gốc thực trả lần đầu và trên cơ sở đó tính lùi để xác định số ngày thực vay của số nợ gốc trả các lần tiếp theo).
- Việc xác định mức hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ được thực hiện theo nguyên tệ. Tại thời điểm cấp tiền hỗ trợ SĐT, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân USD/VND trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc tỷ giá tính chéo cho các ngoại tệ/VND do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, để xác định mức hỗ trợ sau đầu tư bằng đồng Việt Nam cho dự án.
- Mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư do Bộ Tài chính công bố được tính toán trên cơ sở chênh lệch lãi suất bình quân cho vay đầu tư của một số Ngân hàng thương mại lớn và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Dự án được hưởng hỗ trợ sau đầu tư theo mức chênh lệch lãi suất bình quân do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm ký kết hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư và được giữ nguyên trong suốt thời hạn thực hiện hợp đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được áp dụng cho các dự án ký hợp đồng tín dụng lần đầu (bao gồm hợp đồng tín dụng đầu tư, hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư, hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng) kể từ ngày Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước có hiệu lực thi hành.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn và sổ tay nghiệp vụ có liên quan phù hợp với nội dung quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Tổng Giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ |
File gốc của Quyết định 21/QĐ-HĐQL năm 2009 sửa đổi quy chế tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước do Hội đồng quản lý Ngân hàng phát triển Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 21/QĐ-HĐQL năm 2009 sửa đổi quy chế tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước do Hội đồng quản lý Ngân hàng phát triển Việt Nam ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ngân hàng phát triển Việt Nam |
Số hiệu | 21/QĐ-HĐQL |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Đức Kháng |
Ngày ban hành | 2009-05-11 |
Ngày hiệu lực | 2009-05-11 |
Lĩnh vực | Đầu tư |
Tình trạng | Còn hiệu lực |