BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v triển khai thực hiện Nghị định 128/2020/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi:
Ngày 19 tháng 10 năm 2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Ngày 11 tháng 11 năm 2020 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Thông tư 90/2020/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 12 năm 2020.
(i) Về phạm vi điều chỉnh:
khoản 1 Điều 1).
khoản 3 Điều 1)
khoản 4 Điều 2)
- Nghị định bổ sung một số hành vi mới phát sinh nhưng chưa có chế tài xử phạt như: hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam; hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam; vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa...
(iv) Đối với một số trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:
(v) Về thẩm quyền, thủ tục xử phạt:
khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 32).
(vi) Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính không ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Nghị định 128/2020/NĐ-CP (như Thông tư 155/2016/TT-BTC trước đây). Thông tư số 90/2020/TT-BTC ngày 11/11/2020 của Bộ Tài chính ban hành quy định mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và bãi bỏ Thông tư 155/2016/TT-BTC.
Để triển khai thực hiện các văn bản này kịp thời, đầy đủ, đúng quy định khi các văn bản này có hiệu lực thi hành, Tổng cục Hải quan yêu cầu:
Đồng thời, công khai, tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Nghị định 128/2020/NĐ-CP, Thông tư 90/2020/TT-BTC cho người khai hải quan, người nộp thuế biết, thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục (qua Vụ Pháp chế) để nghiên cứu, xem xét, giải quyết.
- Như trên; | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
GIỚI THIỆU NGHỊ ĐỊNH 128/2020/NĐ-CP NGÀY 19/10/2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo công văn số 7594/TCHQ-PC ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Tổng cục Hải quan)
Tổng cục Hải quan giới thiệu một số nội dung mới, cơ bản của Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp; giao Bộ Tài chính: phối hợp với các Bộ, ngành sửa đổi những nội dung liên quan đến xử lý vi phạm xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan (tại điểm a mục 2 Phần II Nghị quyết).
Tổng kết quá trình thực hiện Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan sau gần 04 năm thực hiện (từ 01/8/2016 đến 31/5/2020) đã phát sinh 76.385 vụ vi phạm. Nghị định 127/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP đã quy định tương đối đầy đủ, bao quát các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, nhưng quá trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế sau đây:
- Thứ hai, một số hành vi vi phạm không còn phù hợp do đã có những thay đổi từ yêu cầu quản lý; một số hành vi có định danh chưa rõ ràng, chưa phù hợp nên quá trình thực hiện thiếu thống nhất (hành vi khai sai, không khai, không đóng nội dung giấy phép, không có giấy phép...).
Do vậy, cần thiết phải ban hành Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan thay thế cho Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Nghị định 45/2016/NĐ-CP.
- Một là, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự và các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, Luật hải quan, Luật Quản lý thuế, các luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan; đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan; phù hợp các chuẩn mực trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tuân thủ theo cam kết.
- Ba là, việc sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và phù hợp với cơ chế quản lý. Không bổ sung hành vi vi phạm khi không rõ biện pháp quản lý hoặc có biện pháp quản lý nhưng không rõ hậu quả của việc không tuân thủ.
1. Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của Nghị định
- Về phạm vi điều chỉnh của Nghị định 128/2020/NĐ-CP: quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
a) Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (xử phạt theo quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định: thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2019 (Chương XIV) và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2019 (Chương VII).
mục 3 Chương III Phần thứ hai) và Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).
Nghị định có 37 Điều, trong đó:
Chương I (quy định chung): 6 Điều (từ Điều 1 đến Điều 6).
Chương II (các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt): 27 Điều (từ Điều 7 đến Điều 34).
Chương III (Điều khoản thi hành): 03 Điều (từ Điều 35 đến Điều 37).
3.1. Phần quy định chung (Chương I)
- Bổ sung nội dung quy định nguyên tắc áp dụng văn bản (áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan) đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phát hiện trong địa bản hoạt động hải quan (khoản 3 Điều 1).
Điều 2).
điểm b khoản 5 Điều 5); “Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (điểm d khoản 5 Điều 5); “Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu”, “Buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng” (điểm g, h khoản 5); “Buộc dán tem “duty not paid” (điểm i khoản 5 Điều 5).
khoản 2 Điều 6); (ii) bổ sung quy định không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho thống nhất với quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (khoản 3 Điều 6); (iii) không quy định “khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất, mức thuế lần đầu” (khoản 6 Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) là trường hợp không xử phạt đối với trường hợp bởi pháp luật về hải quan (Điều 18 Luật hải quan) đã có quy định người khai hải quan được quyền: xem hàng hóa trước khi khai hải quan, được yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số hàng hóa; (iv) không quy định “tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 8, Điều 13 Nghị định này nhưng số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện (khoản 4 Điều 5 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan hiện hành); Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại Điều 7 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng (khoản 5 Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) là trường hợp không xử phạt do các trường hợp này không thuộc trường hợp không xử phạt quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính (các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5, khoản 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP được đưa về quy định tại các Điều 8, 9, 10 của Nghị định).
khoản 2 Điều 3 Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) là tình tiết giảm nhẹ.
Chương II)
Mục 2 - Chương I Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP; có sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:
Điều 7)
Bổ sung 03 hành vi: (i) Nộp hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô không đúng thời hạn quy định (điểm c khoản 3) căn cứ vào khoản 6 Điều 1 (bổ sung Điều 7a) Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP; (ii) Thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn quy định (điểm e khoản 3) và hành vi (iii) “Thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất không đúng thời hạn quy định (điểm h khoản 3) căn cứ quy định tại Điều 55, 62 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC.
điểm d khoản 1) để bao quát đầy đủ các trường hợp phải khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định tại Điều 13, 14, 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 60/2019/TT-BTC; các hành vi: (ii) “Không xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực” (điểm d khoản 3) và (iii) “Thông báo bổ sung thông tin không đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu” (điểm d khoản 3) được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Điều 56, 64 Thông tư 38/2015/T1-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC; (iv) Lưu giữ hàng hóa trung chuyển quá thời hạn quy định (điểm b khoản 4) được bổ sung trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP; (v) Khai báo và làm thủ tục sau khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hàng áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan (điểm c khoản 4) được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP; (vi) (vi) Không tái xuất PTVT tạm nhập là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi (được xác định căn cứ giấy đăng ký lưu hành phương tiện hoặc thực tế kiểm tra phương tiện) đúng thời hạn quy định (khoản 6 Điều 7).
khoản 5) cho phù hợp với mức độ của hành vi vi phạm.
điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan do pháp luật hải quan đã quy định phương pháp quản lý (tạm dừng, chấm dứt hoạt động nếu không nộp báo cáo 03 lần liên tiếp) đối với trường hợp không báo cáo tình hình hoạt động của đại lý (Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 22/2019/TT-BTC ngày 16/4/2019 của Bộ Tài chính. Xóa bỏ cụm từ “hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế” tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan hiện hành để tránh trùng lặp do “hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế” đã được điều chỉnh ở điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 127/2013/NĐ-PC, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP (nay là điểm g khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP).
Điều 8)
Bổ sung 06 hành vi: (i) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ, trị giá hải quan, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp (điểm b khoản 1) căn cứ trên nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định của Điều 18 Luật Hải quan; (ii) Không khai trên tờ khai hải quan mỗi quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan (điểm c khoản 1) căn cứ Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 và quy định của pháp luật hải quan; (iii) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (điểm a khoản 4); (iv) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (điểm b khoản 4); (v) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (điểm c khoản 4) (căn cứ quy định tại các Điều 61, Điều 65, Điều 70, Điều 74, Điều 77, Điều 79 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính); (vi) “Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài” (điểm d khoản 4, hành vi này được chuyển về từ Điều quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan).
khoản 5) và làm rõ quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014 (quy định này được đưa từ Thông tư 155/2016/TT-BTC lên Nghị định).
khoản 5 Điều 5 (trường hợp không xử phạt) Nghị định 127/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP và khuyến nghị của chuẩn mực 3,39 Công ước Kyoto (chi tiết tại điểm a, b khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5).
khoản 6 Điều 8).
Điều 9)
Điều 138 và Điều 142 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; được bố cục theo hướng: khoản 1 quy định hành vi vi phạm, khoản 2, khoản 3 quy định mức phạt tiền (10%, 20%) đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1. Cụ thể được sửa đổi, bổ sung như sau:
điểm b khoản 1) để bảo đảm bao quát đầy đủ các đối tượng vi phạm.
điểm e khoản 1) và (ii) “Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu” (điểm g khoản 1) được bổ sung theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP; hành vi (iii) “Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan” (điểm c khoản 3) được bổ sung theo quy định tại Điều 13, 14, 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 60/2019/TT-BTC.
khoản 4 Điều 9) trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 5 (trường hợp không xử phạt) Nghị định 127/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP.
điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định.
điểm g khoản 2 Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) do hành vi này không được mô tả rõ ràng, cụ thể theo nguyên tắc xây dựng hành vi của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 14)
Điều 143 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 như: sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai thuế, sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng quy định mà không khai thuế...; được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:
điểm 1 khoản 1) theo quy định tại khoản 8 Điều 143 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14).
điểm b khoản 1) được bổ sung cụm từ “Bộ Tài chính” để đảm bảo đầy đủ các trường hợp người nộp thuế đã được hướng dẫn; (ii) hành vi “vi phạm quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 Nghị định này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm” (Đây là quy định kết nối từ hành vi vi phạm quy định về khai thuế (điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 Nghị định 128/2020/NĐ-CP) sang hành vi trốn thuế do khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế quy định phạt 20% đối với trường hợp có vi phạm quy định về khai thuế nhưng người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế thiếu; trường hợp không nộp đủ số tiền thuế thiếu mang tính chất cố ý, là hành vi trốn thuế) (iii) hành vi “Xuất khẩu sản phẩm theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất mà sản phẩm xuất khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm theo loại hình gia công từ nước ngoài mà sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã xuất khẩu” được sửa lại thành “Không kê khai về nguyên liệu, vật tư mua trong nước có thuế xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu; khai sai phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công làm tăng số tiền thuế được miễn đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu trở lại Việt Nam” cho phù hợp với quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (điểm e khoản 1) trên cơ sở quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 và điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 134/2016/NĐ-CP; (iv) hành vi “Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan” (điểm g khoản 1) được bổ sung cụm từ “hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan” đảm bảo mô tả đầy đủ hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/ND-CP; (v) hành vi “không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) được sửa thành “khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa” (điểm h khoản 1 Điều 14) cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm (từ khu phi thuế quan vào nội địa); (vi) hành vi “Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng, định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật” (điểm k khoản 1) được bổ sung cụm từ “định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật” trên cơ sở quy định của pháp luật về quản lý cửa hàng miễn thuế (Điều 2, 3, 8 quy định tại Nghị định 167/2016/NĐ-CP).
khoản 3). Xóa bỏ đoạn “đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận” (khoản 2) cho phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; theo đó, mức phạt tiền tại Điều 14 Nghị định 128/2020/NĐ-CP được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức.
điểm 1 khoản 1 Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) do hành vi này không được mô tả rõ ràng, cụ thể theo nguyên tắc xây dựng hành vi của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 10)
khoản 1, khoản 2 Điều 10 cho rõ ràng và phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 15/2011/TT-NHNN về mang ngoại tệ khi xuất cảnh, nhập cảnh.
điểm a khoản 3) cho đầy đủ các trường hợp vi phạm cần xử phạt.
điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4, điểm d khoản 5).
Điều 11)
Bổ sung 04 hành vi: (i) hành vi “Lập báo cáo quyết toán không đúng so với số, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà không thuộc trường hợp khai thiếu thuế” (điểm c khoản 2) được bổ sung trên cơ sở điểm c Khoản 2 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC; (ii) hành vi “Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại của hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định” (khoản 6) và hành vi “Bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định” (điểm d khoản 7) được bổ sung theo quy định khoản 1, 2 Điều 6, Điều 18 Nghị định 167/2016/NĐ-CP; (iii) hành vi “Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực tế không đúng với khai hải quan về tên hàng, số lượng mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định về khai bổ sung của pháp luật hải quan” (khoản 8) được bổ sung để làm căn cứ xử phạt cho trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC (thuộc trường hợp hàng hóa không có nguồn gốc hợp pháp) được phát hiện trong kiểm tra, thanh tra.
điểm a khoản 1) cho thống nhất với các quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Hải quan, đối với chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan được gửi lên hệ thống (không sử dụng nộp, xuất trình như chứng từ giấy); (ii) hành vi “Không bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng” được sửa thành “Không bố trí người, phương tiện để thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan về kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải” (điểm a khoản 2) kế thừa quy định hiện hành và chỉnh sửa câu chữ cho thống nhất với các quy định về thủ tục hải quan; (iii) hành vi “Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, dữ liệu điện tử” (điểm b khoản 2) được bổ sung cụm từ “dữ liệu điện tử” bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP; (iv) hành vi “Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm” được sửa thành “Sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (điểm b khoản 5) để mô tả hành vi rõ ràng hơn và chuyển cụm từ “Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo” sang nhóm hành vi vi phạm quy định về giám sát hải quan cho đúng tính chất hành vi).
khoản 4) được điều chỉnh tăng (mức phạt từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng) cho thống nhất với mức phạt đối với hành vi này tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; (ii) hành vi “Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật” được tách thành hai hành vi: “Cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật” (điểm b khoản 3) và “Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật” (điểm b khoản 5) với mức phạt của hành vi “không cung cấp...” cao hơn hành vi “cung cấp không đúng thời hạn...” cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Điều 12)
Bổ sung 04 hành vi: (i) hành vi “Thực hiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm từ hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất mà không thông báo với cơ quan hải quan” (điểm b khoản 1) được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64, khoản 1 Điều 72, khoản 4 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT- BTC; (ii) hành vi “Thực hiện vận chuyển hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế đến cửa hàng miễn thuế, tàu bay và ngược lại mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan” (điểm d khoản 1) được bổ sung theo căn cứ quy định tại Điều 10, 11 Nghị định 167/2016/NĐ-CP; (iii) hành vi “Lưu giữ hàng hóa được đưa về bảo quản tại địa điểm không đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật” (điểm đ khoản 2) được bổ sung theo quy định khoản 3 Điều 33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP và điểm b1 khoản 5 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC; (iv) hành vi “Không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo mã hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã bị tiêu thụ” (khoản 6) được bổ sung trên cơ sở gộp hai hành vi “tự ý phá niêm phong hải quan” và hành vi “tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan” quy định tại Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP.
điểm a khoản 1) được bổ sung đoạn “đóng chung container, đóng chung toa xe chở hàng, thay đổi phương thức vận chuyển, thay đổi phương tiện” trên cơ sở quy định tại khoản 9 Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP; (ii) hành vi “Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại” (điểm c khoản 1) được bổ sung đoạn “hoặc đến cơ sở, nơi lưu giữ khác với địa điểm ban đầu đã thông báo với cơ quan hải quan để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà không thông báo cho cơ quan hải quan” để đảm bảo mô tả đầy đủ hành vi vi phạm và điểm d khoản 3 Điều 64, khoản 1 Điều 72, khoản 4 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/Tr-BTC; (iii) hành vi “Tự ý phá niêm phung hải quan” được sửa thành “Không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo” (khoản 3) để đảm bảo mô tả đầy đủ hành vi vi phạm trên cơ sở quy định tại khoản 6 Điều 50 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT- BTC.
khoản 9 Điều 12).
Điều 13)
Bổ sung 01 hành vi: “Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất” (điểm d khoản 5) được bổ sung để bảo đảm ngăn chặn việc vận chuyển phế liệu không đủ điều kiện vào Việt Nam.
điểm b khoản 1) được bổ sung đoạn “đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ, kim loại quý, đá quý” cho thống nhất với pháp luật về quản lý tiền tệ; (ii) hành vi “Đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới quốc gia trên đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định; không làm thủ tục hải quan theo quy định” (điểm c khoản 1) được sửa đổi để bảo đảm việc mô là hành vi đầy đủ và phù hợp với quy định tại Điều 79 Nghị định 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định” 59/2018/NĐ-CP.
Nhóm các hành vi vi phạm về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm 8 điều, được quy định từ Điều 15 đến Điếu 22 của Nghị định (Nghị định 127/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP chỉ quy định tại một điều - Điều 14), được xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật quản lý ngoại thương, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; gồm:
Điều 15).
Điều 16).
Điều 17).
Điều 18).
Điều 19).
Điều 20).
Điều 21).
Điều 22).
- Đã bổ sung 10 hành vi vi phạm, gồm: (i) “Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam” (Điều 16); (ii) “Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam” (Điều 17); (iii) “Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch nhưng không có hạn ngạch” và “xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 18); (iv) “Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu” (Điều 19); (v) “Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện mà không đủ điều kiện đế kinh doanh tạm nhập, tái xuất” (khoản 3 Điều 20); (vi) “Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định (điểm b khoản 2 Điều 21); (vii) “Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu” (khoản 3 Điều 21); (viii) “nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc mà không đọc được hết các nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa nhưng cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được” (khoản 1 Điều 22); (ix) “Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam)” (khoản 2 Điều 22).
khoản 2 Điều 15 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
khoản 2 Điều 15 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt về hành vi “Vận chuyển lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; hành vi “xuất khẩu, nhập khẩu ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cam xuất khẩu, cấm nhập khẩu”, khoản 3 Điều 15 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt về hành vi “mua bán lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.
3.2.10. Nhóm hành vi vi phạm về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế (Điều 23)
Bổ sung 01 hành vi: “Không đưa hàng hóa, nguyên liệu, vật tư ra khỏi kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế khi quá thời hạn lưu giữ theo quy định” (điểm d khoản 1) theo quy định tại Điều 47 và Điều 61 Luật Hải quan.
điểm b khoản 2) được bổ sung các cụm từ “cửa hàng miễn thuế”, “kho hàng không kéo dài”, “địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan” đảm bảo mô tả đầy đủ hành vi vi phạm theo quy định Điều 9, 13, 21, 28, 34, 38 Nghị định 68/2016/NĐ-CP.
điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) do pháp luật hải quan không quản lý đối với hợp đồng thuê kho.
Điều 8 (vi phạm quy định về khai hải quan) cho thống nhất về cụm hành vi khai sai.
Điều 24)
Sửa đổi 02 hành vi: (i) hành vi “Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan” (điểm b khoản 2) được bổ sung cụm từ “địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan” căn cứ quy định tại Mục 1, Chương 2 Nghị định 68/2016/NĐ-CP; (ii) hành vi “Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan” (khoản 3) được bổ sung đoạn “nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan” cho phù hợp với quy định tại điểm d.3.2 khoản 1 Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Điều 25)
Điều 144,145), Luật Xử lý vi phạm hành chính (Điều 88), khoản 5 Điều 16 Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quy định xử phạt đối với trường hợp ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản hoặc khấu trừ một phần tiền lương của cá nhân, tổ chức vi phạm theo quyết định cưỡng chế; xử phạt đối với trường hợp thông đồng bao che cho người nộp thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế ...
Điều 26 Nghị định)
Điều này bỏ các quy định: về tạm giữ hàng hóa trong trường hợp vừa có hàng hóa vi phạm vừa có hàng hóa không vi phạm; việc khám PTVT, đo vật của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ (Điều 57 Luật HQ); việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, PTVPHC khi có dấu hiệu trốn thuế do các quy định này đã được quy định cụ thể trong Luật Xử lý VPHC, Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế.
Điều 27):
Điều 28, 29, 30, 31 Nghị định; người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 Nghị định; chỉ huy trưởng tàu bay, tàu biển.
Điều 32)
Điều 28); thẩm quyền xử phạt của hải quan (Điều 29); thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng (Điều 30); thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển (Điều 31). Các quy định này cơ bản được kế thừa từ Nghị định 127/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP; có sửa đổi, bổ sung đối với một số chức danh có thẩm quyền xử phạt của Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hoặc theo quy định của Luật Quản lý thuế thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về quản lý thuế (chức danh Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan).
Điều 32 Nghị định (tại các khoản 6, 7, 8, 9) đã phân định cụ thể thẩm quyền xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định.
Điều 33)
Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý VPHC và quy định tại Nghị định.
8. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Điều 34)
b) Đối với trường hợp miễn, giảm cho cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan, Nghị định 128/2020/NĐ-CP dẫn chiếu thực hiện theo quy định của Luật Xử lý VPHC (Điều 77).
Ngày 11/11/2020 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 90/2020/TT- BTC quy định mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Chương I và Chương II Thông tư số 155/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực thi hành.
Mẫu MQĐ36 ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng từ ngày Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực thi hành (10/12/2020).
(i) 36 mẫu quyết định. Trong đó:
07 mẫu bổ sung theo quy định của Nghị định 97/2017/NĐ-CP
+ Quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính (MQĐ18);
+ Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (MQĐ30)
+ Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (MQĐ33);
- 01 mẫu (Quyết định chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu - MQĐ36) bổ sung theo quy định lại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo thủ tục hành chính (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP) quy định “Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện...”
+ Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng các biện pháp khác. Lý do: đã có đủ các mẫu quyết định đối với các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Xử lý VPHC.
Bỏ 2 QĐ này do: các mẫu quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với quyết định xử phạt về thuế thực hiện theo Phụ lục III của Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết thi hành Luật QLT năm 2019.
17 mẫu biên bản từ 01 đến 17 theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP.
- Tách mẫu BB-HC22 - Biên bản cưỡng chế thi hành QĐHC trong lĩnh vực hải quan tại Thông tư 155 thành 02 mẫu BB05 - Biên bản cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và ĐB06 - Biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
09 mẫu Biên bản được sử dụng trong lĩnh vực hải quan mà Nghị định 97/2017/NĐ-CP không có (kế thừa TT 155):
- Biên bản làm việc (MBB 19) ;
- Biên bản xác định trị giá hàng hóa, tang vật vi phạm (MBB 21);
- Biên bản chứng nhận đưa hàng hóa, vật phẩm, phương tiện ra khỏi Việt Nam hoặc buộc tái xuất (MBB 23);
- Biên bản giao bảo quản tài sản kê biên (MBB 25);
Các mẫu này có trong TT 155, được sửa đổi, bổ sung: bổ sung chú thích (*) nêu rõ mẫu được sử dụng trong trường hợp nào, sửa đổi cơ quan ban hành, ký hiệu biên bản để thống nhất với các mẫu biên bản khác.
Lý do: Biên bản này căn cứ Điều 82 Luật Xử lý VPHC quy định về xử lý đối với tang vật bị tịch thu. Tuy nhiên hiện nay việc xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản liên quan. Theo đó điểm c khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định: tiêu hủy đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm để bị hư hỏng nhưng không thể xử lý theo hình thức bán; tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh Mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý. Việc tiêu hủy đã có mẫu biên bản tiêu hủy nên biên bản này không cần thiết.
- 01 mẫu (Thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính).
(iv) Đối với mẫu biên bản và quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về quản lý thuế, thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (phụ lục III)./.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả. thẩm quyền xử phạt. thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh...
3. Đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh xảy ra trong lĩnh vực hải quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 2. Đối tượng áp dụng...
4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.
c) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 32. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả...
6. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
a) Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7. điểm a khoản 6 Điều 8. điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
b) Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 7. khoản 2 Điều 7. các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 3 Điều 7. điểm c khoản 4 Điều 7. các khoản 1, 2, 3,4 Điều 8. các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 8. điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 10. các khoản 1, 2, 3 Điều 11. khoản 1 Điều 12. khoản 1 Điều 13. các khoản 1, 2 Điều 23. các khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định này.
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7. Điều 8. các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, b khoản 5 Điều 10. các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11. các điểm a, b, c khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 11. các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12. khoản 1, 2, 3, 4, 7, 8 Điều 13. các điểm a, b, c, d khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 15. điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16. các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17. Điều 18 (trừ trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của các chức danh này). Điều 19. các khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 20. các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 21. các khoản 1, 2, điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 3, khoản 4 Điều 22. Điều 23. các khoản 1, 2 Điều 24. các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này.
d) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13,15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này.
đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. các khoản 1, 3,4 Điều 25 Nghị định này.
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại các Điều 9, 14 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này.
7. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21,22, 23,24 Nghị định này.
8. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình. trừ hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 14, 25 Nghị định này.
9. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi không có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
b) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
c) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3, khoản 4, các điểm a, b, c khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm a, d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
10. Ở những địa điểm trong vùng biển Việt Nam, nơi không có tổ chức hải quan thì Cảnh sát biển Việt Nam đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 31 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
e) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:
a) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ, trừ quy định tại khoản 8 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan.
c) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa.
d) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
đ) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu.
g) Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan.
b) Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.
c) Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.
3. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan.
b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan.
c) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
d) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.
Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu. số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
5. Thực hiện xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 500.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do cá nhân thực hiện, từ 2.000.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do tổ chức thực hiện.
6. Vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là hành vi trốn thuế thì xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
7. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
...
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế
1. Các hành vi trốn thuế gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế. tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định.
c) Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công. sản phẩm sản xuất xuất khẩu. sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất.
đ) Khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về lượng, chủng loại, sản phẩm gia công. sản phẩm sản xuất xuất khẩu. sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất. hàng tái xuất.
e) Không kê khai về nguyên liệu, vật tư mua trong nước có thuế xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu. khai sai phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công làm tăng số tiền thuế được miễn đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu trở lại Việt Nam.
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan.
h) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng, định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật.
l) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền như sau:
a) Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
b) Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
5. Vi phạm quy định tại các điểm c, h khoản 1 Điều này mà không có chứng từ để khai bổ sung thì xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Chương I QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả. thẩm quyền xử phạt. thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan.
b) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
c) Vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
d) Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh xảy ra trong lĩnh vực hải quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
4. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan không được quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước. tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.
c) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tình tiết giảm nhẹ
1. Các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
a) Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
b) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế.
2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này.
Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này.
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức.
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
c) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định.
d) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm. buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
e) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
g) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu.
h) Buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng.
i) Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định.
Điều 6. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo với cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
2. Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 không bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các trường hợp người khai hải quan thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế.
4. Trường hợp hàng hoá gửi vào Việt Nam không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 (trừ hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng giả, phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất) nhưng đã được người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng thông báo bằng văn bản (nêu rõ lý do) kèm theo các chứng từ liên quan tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa khi chưa đăng ký tờ khai hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh...
3. Đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh xảy ra trong lĩnh vực hải quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 2. Đối tượng áp dụng1. Tổ chức, cá nhân trong nước. tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.
c) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 6. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan...
2. Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 7. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan, trừ vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
b) Khai sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
c) Tái xuất phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao, nhận hàng hóa.
d) Khai bổ sung về trị giá hải quan quá thời hạn quy định đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
b) Thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về quản lý thuế, kế toán đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
c) Báo cáo về lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ xây dựng nhà xưởng, hàng hóa gửi kho bên ngoài của doanh nghiệp chế xuất.
d) Báo cáo về lượng hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra, còn lưu tại cảng.
đ) Báo cáo thống kê thông quan hàng bưu chính đưa vào Việt Nam để chuyển tiếp đi quốc tế.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan.
b) Không nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định.
c) Nộp hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô không đúng thời hạn quy định.
d) Không xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực.
đ) Thông báo bổ sung thông tin không đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.
e) Thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn quy định.
g) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
h) Thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất không đúng thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng thời hạn quy định.
b) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh, hàng hóa trung chuyển trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quá thời hạn quy định.
c) Khai báo và làm thủ tục sau khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hàng áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan nhưng trước thời điểm quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải tạm nhập, tạm xuất đúng thời hạn quy định (trừ các trường hợp xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này, trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập dưới 30 ngày.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập từ 30 ngày trở lên.
6. Không tái xuất phương tiện vận tải tạm nhập là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi (được xác định căn cứ giấy đăng ký lưu hành phương tiện hoặc thực tế kiểm tra phương tiện) đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
7. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 3. điểm a khoản 4 Điều này. trừ các trường hợp được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương và quy định khác của pháp luật có liên quan, trường hợp được gia hạn, kéo dài thời hạn tạm nhập tái xuất theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương, pháp luật hải quan.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vi phạm hành chính tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều này.
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa quá cảnh, trung chuyển trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 7. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
c) Nộp hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô không đúng thời hạn quy định.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 7. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
...
d) Khai bổ sung về trị giá hải quan quá thời hạn quy định đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 7. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế...
5. Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải tạm nhập, tạm xuất đúng thời hạn quy định (trừ các trường hợp xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này, trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập dưới 30 ngày.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập từ 30 ngày trở lên.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp. trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này.
c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển.
b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế. hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đã làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu, xuất khẩu thiếu so với khai hải quan về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Quy định này không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014.
6. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu hoặc trốn thuế hoặc vi phạm quy định pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
8. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp. trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đã làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu, xuất khẩu thiếu so với khai hải quan về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Quy định này không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan...
6. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:
a) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ, trừ quy định tại khoản 8 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan.
c) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa.
d) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
đ) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu.
g) Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan.
b) Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.
c) Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.
3. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan.
b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan.
c) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
d) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.
Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu. số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
5. Thực hiện xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 500.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do cá nhân thực hiện, từ 2.000.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do tổ chức thực hiện.
6. Vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là hành vi trốn thuế thì xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
7. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:
...
b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:
...
e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu...
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu. số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế1. Các hành vi trốn thuế gồm:
...
c) Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế1. Các hành vi trốn thuế gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế. tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định.
c) Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công. sản phẩm sản xuất xuất khẩu. sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất.
đ) Khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về lượng, chủng loại, sản phẩm gia công. sản phẩm sản xuất xuất khẩu. sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất. hàng tái xuất.
e) Không kê khai về nguyên liệu, vật tư mua trong nước có thuế xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu. khai sai phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công làm tăng số tiền thuế được miễn đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu trở lại Việt Nam.
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan.
h) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng, định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật.
l) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền như sau:
a) Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
b) Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
5. Vi phạm quy định tại các điểm c, h khoản 1 Điều này mà không có chứng từ để khai bổ sung thì xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế1. Các hành vi trốn thuế gồm:
...
l) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế1. Các hành vi trốn thuế gồm:
...
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế...
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý1. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bàng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000. 000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý khác, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Trị giá tang vật vi phạm tại Điều này là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý1. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bàng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý...
3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000. 000 đồng Việt Nam.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý1. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
...
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bàng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
...
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
...
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
...
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý khác, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
...
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9,14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
b) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện để thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan về kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
b) Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, dữ liệu điện tử.
c) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan.
b) Cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan.
b) Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
6. Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo. sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan.
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan.
d) Bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định.
8. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực tế không đúng với khai hải quan về lượng, tên hàng, chủng loại mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định của pháp luật hải quan về khai bổ sung, trừ trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 10, khoản 11 Điều này.
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là chứng từ, tài liệu giả mạo. chứng từ, tài liệu không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
10. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này.
b) Buộc tiêu hủy tang vật trong trường hợp hàng hóa vi phạm là văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5. điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này.
d) Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 6 Điều này.
11. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này để trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9,14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra...
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, đóng chung container, đóng chung toa xe chở hàng, thay đổi phương thức vận chuyển, thay đổi phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm từ hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất mà không thông báo với cơ quan hải quan.
c) Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại hoặc đến cơ sở, nơi lưu giữ khác với địa điểm ban đầu đã thông báo với cơ quan hải quan để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà không thông báo cho cơ quan hải quan.
d) Thực hiện vận chuyển hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế đến cửa hàng miễn thuế, tàu bay và ngược lại mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan.
b) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
c) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan.
d) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan.
đ) Lưu giữ hàng hóa được đưa về bảo quản tại địa điểm không đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Trường hợp vi phạm quy định tại điểm này mà tang vật vi phạm thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và không vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo mà hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã bị tiêu thụ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu niêm phong giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này.
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
c) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
9. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này mà hàng hóa đã bị tiêu thụ và vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì ngoài việc bị xử phạt theo điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này còn bị xử phạt về hành vi tương ứng quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Thực hiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm từ hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất mà không thông báo với cơ quan hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, đóng chung container, đóng chung toa xe chở hàng, thay đổi phương thức vận chuyển, thay đổi phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan...
9. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này mà hàng hóa đã bị tiêu thụ và vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì ngoài việc bị xử phạt theo điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này còn bị xử phạt về hành vi tương ứng quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vái một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định.
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa, đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
c) Đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới quốc gia trên đất liền không đúng tuyến đường, không đúng cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn.
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
đ) Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2. khoản 3. khoản 4. các điểm a, d khoản 5. khoản 6 Điều này. trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d khoản 8 Điều này.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này mà tang vật vi phạm là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2. khoản 3. khoản 4. điểm a khoản 5. khoản 6 Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan...
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vái một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 15. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu1. Xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy, vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. phòng, chống tệ nạn xã hội. phòng cháy, chữa cháy. phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Vận chuyển ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “Vận chuyển lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. xuất khẩu, nhập khẩu ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “mua bán lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 23 Nghị định số 3 5/2019/NĐ-CP.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm nhập khẩu gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
b) Buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam. hàng hóa xuất khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 16. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc hàng hóa có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng đến dưới 20 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 20 đến dưới 50 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 50 đến dưới 70 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 70 đến dưới 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 17. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam
1. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch, giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng dưới 30.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền bằng 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này. trừ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn nêu tại điểm này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu mà không có văn bản chỉ định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà tang vật vi phạm là hàng nhập khẩu. trừ trường hợp hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chỉ định nhập khẩu trong thời hạn nêu tại điểm này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tạm nhập, tái xuất hàng hóa (trừ hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất) phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất mà không có giấy phép.
b) Tạm xuất, tái nhập hàng hóa phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tạm nhập, tái xuất (trừ hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất) hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
b) Tạm xuất, tái nhập hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có giấy phép tạm xuất, tái nhập.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện mà không đủ điều kiện để kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c khoản 8 Điều này.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.
b) Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 15. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu1. Xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy, vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. phòng, chống tệ nạn xã hội. phòng cháy, chữa cháy. phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Vận chuyển ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “Vận chuyển lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. xuất khẩu, nhập khẩu ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “mua bán lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 23 Nghị định số 3 5/2019/NĐ-CP.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm nhập khẩu gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
b) Buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam. hàng hóa xuất khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 16. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc hàng hóa có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng đến dưới 20 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 20 đến dưới 50 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 50 đến dưới 70 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 70 đến dưới 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 17. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam1. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 18. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch, giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng dưới 30.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền bằng 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này. trừ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn nêu tại điểm này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 19. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu mà không có văn bản chỉ định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà tang vật vi phạm là hàng nhập khẩu. trừ trường hợp hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chỉ định nhập khẩu trong thời hạn nêu tại điểm này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 20. Vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tạm nhập, tái xuất hàng hóa (trừ hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất) phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất mà không có giấy phép.
b) Tạm xuất, tái nhập hàng hóa phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tạm nhập, tái xuất (trừ hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất) hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
b) Tạm xuất, tái nhập hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có giấy phép tạm xuất, tái nhập.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện mà không đủ điều kiện để kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c khoản 8 Điều này.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 21. Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.
b) Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 16. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc hàng hóa có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng đến dưới 20 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 20 đến dưới 50 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 50 đến dưới 70 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 70 đến dưới 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 15. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu...
2. Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy, vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. phòng, chống tệ nạn xã hội. phòng cháy, chữa cháy. phòng, chống bạo lực gia đình.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 15. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu...
2. Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy, vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. phòng, chống tệ nạn xã hội. phòng cháy, chữa cháy. phòng, chống bạo lực gia đình.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 23. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng mà không thông báo với cơ quan hải quan.
b) Thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì. đóng ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan theo dõi, giám sát.
c) Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan quản lý, theo dõi.
d) Không đưa hàng hóa, nguyên liệu, vật tư ra khỏi kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế khi quá thời hạn lưu giữ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan hải quan nơi quản lý kho ngoại quan.
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan không được phép của cơ quan hải quan.
c) Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ.
d) Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
b) Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan.
c) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. trừ trường hợp tang vật vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hóa phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa tang vật vi phạm hành chính ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 23. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
d) Không đưa hàng hóa, nguyên liệu, vật tư ra khỏi kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế khi quá thời hạn lưu giữ theo quy định.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 23. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan không được phép của cơ quan hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp. trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này.
c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển.
b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế. hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đã làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu, xuất khẩu thiếu so với khai hải quan về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Quy định này không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014.
6. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu hoặc trốn thuế hoặc vi phạm quy định pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
8. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế)1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế)...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 25. Vi phạm quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định hành chính1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện trích chuyển tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế mở tại tổ chức tín dụng liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
b) Thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ. e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
6. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế với mức phạt tối đa theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế năm 2019.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 40.000. 00 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ. e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 32. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan chuyển vụ vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm ra quyết định xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thì những người này chuyển vụ vi phạm để Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định xử phạt.
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì hải quan được giao quản lý địa bàn có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này. trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện xử phạt theo thẩm quyền.
6. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
a) Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7. điểm a khoản 6 Điều 8. điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
b) Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 7. khoản 2 Điều 7. các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 3 Điều 7. điểm c khoản 4 Điều 7. các khoản 1, 2, 3,4 Điều 8. các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 8. điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 10. các khoản 1, 2, 3 Điều 11. khoản 1 Điều 12. khoản 1 Điều 13. các khoản 1, 2 Điều 23. các khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định này.
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7. Điều 8. các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, b khoản 5 Điều 10. các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11. các điểm a, b, c khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 11. các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12. khoản 1, 2, 3, 4, 7, 8 Điều 13. các điểm a, b, c, d khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 15. điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16. các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17. Điều 18 (trừ trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của các chức danh này). Điều 19. các khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 20. các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 21. các khoản 1, 2, điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 3, khoản 4 Điều 22. Điều 23. các khoản 1, 2 Điều 24. các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này.
d) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13,15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này.
đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. các khoản 1, 3,4 Điều 25 Nghị định này.
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại các Điều 9, 14 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này.
7. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21,22, 23,24 Nghị định này.
8. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình. trừ hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 14, 25 Nghị định này.
9. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi không có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
b) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
c) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3, khoản 4, các điểm a, b, c khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm a, d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
10. Ở những địa điểm trong vùng biển Việt Nam, nơi không có tổ chức hải quan thì Cảnh sát biển Việt Nam đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 31 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
e) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 33. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và quy định tại Nghị định này.
2. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và b khoản 5 Điều 5 Nghị định này ghi trong quyết định xử phạt chưa được thực hiện thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 28. các khoản 3, 4, 5 Điều 29. các khoản 3, 4 Điều 30. các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 31 Nghị định này áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. tịch thu đối với các loại tang vật khác.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 34. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan1. Đối tượng được miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính:
a) Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn tiền phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan được miễn, giảm tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn tiền phạt, trong đó nêu rõ: Lý do đề nghị miễn tiền phạt. giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh, bệnh hiểm nghèo, hoặc trường hợp bất khả kháng khác. số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đề nghị miễn. số, ký hiệu, ngày, người ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đề nghị miễn tiền phạt.
b) Trường hợp thiệt hại về tài sản, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm bồi thường (nếu có) thì phải kèm theo văn bản chứng thực về bồi thường thiệt hại, về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
c) Văn bản của một trong các cơ quan, tổ chức sau: Công an xã, phường, thị trấn. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy xác nhận người nộp thuế bị thiệt hại do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ và thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có văn bản công bố tình trạng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền.
3. Trình tự miễn tiền phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt do vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến người đã ra quyết định xử phạt.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ nhận đủ hồ sơ người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và gửi đến cấp trên trực tiếp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung theo quy định.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có văn bản đề nghị miễn biết. nếu không đồng ý với việc miễn tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
4. Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
5. Thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Hướng dẫn
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Phần thứ hai XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH...
Chương III THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
...
Mục 3. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
43. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86 như sau:
“1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.”.*
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
c) Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển.
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
đ) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
e) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
g) Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường.
h) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước. người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
i) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này.
k) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không.
l) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 87 như sau:
“Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
e) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư.
g) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
h) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
i) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
k) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này.
l) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa.
m) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục, Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
n) Kiểm toán trưởng.
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
3. Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên của mình ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”.*
Điều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
*Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.”.*
2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế.
b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu.
c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển. việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.
*Điểm này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế. tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp. thực hiện việc trích chuyển số tiền phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển. việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.”.*
*Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này. quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.”.*
Hướng dẫn
...
2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác ngoài các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Hướng dẫn
...
MỤC 2. CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai, nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2. Điểm a, b Khoản 3. Khoản 4 Điều này.
b) Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không khai báo và làm thủ tục đúng thời hạn quy định khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế.
b) Không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định để báo cáo, thanh khoản, quyết toán, xét hoàn thuế.
c) Không làm thủ tục xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa. phế liệu, phế phẩm, máy móc thiết bị thuê mượn thuộc hợp đồng gia công theo phương án đã đăng ký trong hồ sơ thanh khoản.
d) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
đ) Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thời hạn quy định.
e) Không chấp hành đúng chế độ báo cáo, cung cấp và khai báo thông tin hàng hóa chịu sự giám sát, quản lý hải quan tại khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật.
g) Điều chỉnh định mức sản xuất sản phẩm gia công. định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không đúng thời hạn quy định.
h) Vi phạm quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng thời hạn quy định.
b) Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo Điểm đ Khoản 2 Điều này.
c) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này mà phương tiện vi phạm là ô tô dưới 24 chỗ ngồi.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hàng hóa tạm nhập, phương tiện vận tải tạm nhập đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, đ Khoản 2. Điểm a, b Khoản 3 và Khoản 4 Điều này trừ trường hợp được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định.
b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại Khoản 3, các Điểm a và b Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
b) Không khai bổ sung đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu.
c) Khai giá chính thức quá thời hạn quy định đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
d) Không tái xuất đúng thời hạn quy định phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định của một trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính. thông báo về quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
b) Báo cáo về lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ xây dựng nhà xưởng, hàng hóa gửi kho bên ngoài của doanh nghiệp chế xuất.
c) Báo cáo về lượng hàng hóa đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại cảng trung chuyển.
d) Báo cáo tình hình hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.
đ) Báo cáo thống kê thông quan hàng bưu chính đưa vào Việt Nam để chuyển tiếp đi quốc tế.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan.
b) Khai báo và làm thủ tục không đúng thời hạn quy định khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
c) Không nộp hồ sơ không thu thuế, báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định.
d) Vi phạm các quy định về thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa. phế liệu, phế phẩm. máy móc, thiết bị thuê, mượn khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực.
đ) Không thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu đúng thời hạn quy định.
e) Không thông báo đúng thời hạn quy định khi thuê tổ chức, cá nhân khác gia công lại.
g) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
h) Vi phạm quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng thời hạn quy định.
b) Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định, trừ phương tiện vận tải là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi quy định tại Khoản 5 Điều này và trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa.
c) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định.
5. Không tái xuất phương tiện vận tải nhập cảnh là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo Điểm d Khoản 1 và Điểm b Khoản 4 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hàng hóa tạm nhập, phương tiện vận tải tạm nhập đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm g Khoản 3. Điểm a, Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều này. trừ trường hợp được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định.
b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này”.*
Điều 7. Vi phạm quy định về khai hải quan
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai hoặc khai không đúng các nội dung trên tờ khai hải quan mà không thuộc các trường hợp nêu tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này và Điều 8, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
b) Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung chuyển, khu phi thuế quan ra nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa để gia công, sửa chữa, bảo hành. trừ vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
b) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu.
c) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
d) Khai không đồng nhất theo quy định giữa tên hàng với các tiêu chí của hàng hóa đăng ký trên danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu và danh mục sản phẩm xuất khẩu hoặc giữa danh mục đăng ký với thực tế quản lý tại doanh nghiệp chế xuất.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
b) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ thanh khoản, báo cáo về hàng hóa của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
c) Không khai nguyên vật liệu gia công tự cung ứng.
d) Thay đổi địa chỉ cơ sở sản xuất hàng gia công mà không thông báo cho cơ quan hải quan theo quy định pháp luật.
đ) Khai tăng so với định mức sản xuất sản phẩm gia công. định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu. trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
5. Vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này mà có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn. gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về khai hải quan
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.
b) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển hoặc từ cảng trung chuyển ra nước ngoài.
c) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu. trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
6. Vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu hoặc gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định này.”*
Điều 8. Vi phạm quy định về khai thuế
Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn thì bị xử phạt như sau:
1. Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế.
2. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. trừ các hành vi quy định tại Điều 13 Nghị định này.
b) Vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này mà bị phát hiện sau khi hàng hóa đã thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
c) Khai sai về đối tượng không chịu thuế.
d) Khai tăng định mức sản xuất sản phẩm gia công. định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu so với thực tế sử dụng.
đ) Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định.
e) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế.
g) Các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn.
3. Vi phạm quy định tại Điều này mà có hành vi gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 13 Nghị định này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về khai thuế
Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định còn bị xử phạt như sau:
1. Phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày thông quan hàng hóa nhưng trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra.
b) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan và trước thời điểm thông quan hàng hóa.
2. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, không thu thuế, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
b) Khai sai về đối tượng không chịu thuế. đối tượng miễn thuế.
c) Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định.
d) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa.
đ) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm d, đ, e và Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
e) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán mà không thuộc trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
g) Các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
3. Vi phạm quy định tại Điều này mà có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì xử phạt theo Điều 13 Nghị định này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.*
Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng
1. Mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng vượt mức quy định khi xuất cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
3. Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp trị giá khai khống tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp trị giá khai khống tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
4. Xuất cảnh, nhập cảnh mang theo vàng, ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 100.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá trên 100.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng thực hiện theo quy định của pháp luật.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý
1. Người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
3. Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
4. Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
5. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
6. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc mang ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng của người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật”.*
Điều 10. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng.
b) Vi phạm các quy định về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xuất trình hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
c) Sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử chưa được cơ quan hải quan xác nhận tương thích với hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan Hải quan.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra Hải quan.
b) Giả mạo niêm phong hải quan. nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu giả mạo cho cơ quan hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Sử dụng tài khoản truy cập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
d) Sử dụng chứng từ không hợp pháp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
6. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép.
b) Tịch thu niêm phong, chứng từ, tài liệu giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 5 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
8. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này để trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng.
b) Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách.
c) Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan.
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo. sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm.
b) Sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan.
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan mà không phải là tội phạm.
6. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4. Điểm a Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép.
b) Tịch thu niêm phong, chứng từ, tài liệu giả mạo. chứng từ không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4. Điểm a Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép.
8. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này để trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định này”.*
Điều 11. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng.
b) Tự ý phá niêm phong hải quan.
c) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
d) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan.
đ) Lưu giữ hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng địa điểm quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
b) Tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
c) Tự ý tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các Điểm a, b Khoản 2 Điều này mà hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép khi xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép. hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
4. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
d) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng.
b) Tự ý phá niêm phong hải quan.
c) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
d) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan.
đ) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan.
e) Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại mà không thông báo cho cơ quan hải quan.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
Trường hợp vi phạm quy định tại điểm này mà tang vật vi phạm thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và không vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 8 hoặc Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
b) Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này mà hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép khi xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép. hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
6. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm a Khoản 5 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 5 Điều này.
d) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.”*
Điều 12. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của công chức Hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động Hải quan.
b) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hóa theo quy định để thực hiện quyết định khám hành chính.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng:
a) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan.
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà không phải là tội phạm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện vận tải nước ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng.
c) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
6. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4. Điểm a, Điểm d Khoản 5 Điều này.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này mà tang vật vi phạm không còn.
b) Buộc tái xuất phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định.
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng:
a) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 7, 8, 9, 13 và Điều 14 Nghị định này.
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện vận tải nước ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng mà không phải là tội phạm.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng.
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
6. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4. Điểm a, Điểm d Khoản 5 Điều này. trừ trường hợp tang vật vi phạm thuộc diện bị buộc tiêu hủy theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này.
b) Buộc tái xuất phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này.”*
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế. tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn.
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất.
c) Vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định này mà không tự giác nộp đủ số tiền thuế thiếu theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu.
đ) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên.
e) Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu. nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu.
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế không đúng mục đích mà không khai báo với cơ quan Hải quan.
h) Không khai hoặc khai sai hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định.
l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:
Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận. đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế. tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn.
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế.
c) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công. sản phẩm sản xuất xuất khẩu. sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất.
đ) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm gia công. sản phẩm sản xuất xuất khẩu. sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
e) Xuất khẩu sản phẩm theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất mà sản phẩm xuất khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu. nhập khẩu sản phẩm theo loại hình gia công từ nước ngoài mà sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã xuất khẩu.
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan theo quy định.
h) Không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định.
l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:
Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận. đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.*
Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với quy định về trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với quy định về nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo. xuất khẩu, nhập khẩu hàng quà biếu, tài sản di chuyển.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa. xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
c) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa. xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép. thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép.
d) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật.
e) Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật.
g) Sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, giấy phép không đúng mục đích mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1. Khoản 2. Điểm b, Điểm g Khoản 5 Điều này. trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đình chỉ xuất khẩu hoặc buộc tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3. Khoản 4. các Điểm a, c, d, đ Khoản 5 Điều này. trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm g Khoản 5 Điều này.
d) Buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh, cư dân biên giới vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu mà người nhập cảnh mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa. xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung giấy phép.
c) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Khoản 10 Điều này.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc danh mục phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
7. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
8. Vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 7 Điều này.
9. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép.
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
10. Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
11. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 10 Điều này. trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.
12. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép. trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này. trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
c) Vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 10 Điều này mà tang vật không còn thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.”*
Điều 15. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn.
b) Không đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
b) Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan.
c) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hóa theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, xuất xứ hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế. hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
b) Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hóa chịu sự giám sát hải quan tại kho ngoại quan, kho bảo thuế theo quy định pháp luật.
c) Không làm thủ tục thanh khoản hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đúng thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định.
b) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan.
c) Tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan.
d) Tự ý tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế.
đ) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
5. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này.
6. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá hàng hóa vi phạm trong trường hợp hàng hóa không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này.
b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1. Điểm a Khoản 3. Điểm a Khoản 4 Điều này.
c) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng mà không thông báo với cơ quan hải quan.
b) Thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì. đóng ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan theo dõi, giám sát.
c) Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan quản lý, theo dõi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của Cục trưởng Cục Hải quan nơi quản lý kho ngoại quan.
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ không được phép của cơ quan hải quan.
c) Lưu giữ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan, không phù hợp với điều kiện bảo quản, lưu giữ của kho.
d) Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ.
đ) Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế. hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
b) Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan.
c) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
5. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 trong trường hợp tang vật vi phạm là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
6. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này, trừ trường hợp tịch thu tang vật theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.
c) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam.”*
Điều 16. Xử phạt đối với Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân liên quan
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết hạn trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế mà Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền thuế, tiền phạt phải nộp từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan hải quan, khi mà tại thời điểm nhận được quyết định cưỡng chế, tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền phạt phải nộp thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với trường hợp người nộp thuế bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế hoặc bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử, nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế mở tại tổ chức tín dụng liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
b) Thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan.
*Mục này được bổ sung bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
13. Bổ sung Điều 16a vào sau Điều 16 như sau:
“Điều 16a. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi (trừ vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định này)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa có chứng từ của cơ quan hải quan”.*
Hướng dẫn
1. Chế độ ưu đãi, miễn trừ quy định tại Luật này bao gồm ưu đãi, miễn trừ về khai hải quan, kiểm tra hải quan.
2. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan.
Hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được miễn kiểm tra hải quan.
3. Khi có căn cứ khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa không thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Hướng dẫn
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Phần thứ hai XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH...
Chương III THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
Mục 1. THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 55. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định. họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm. hành vi vi phạm. địa điểm xảy ra vi phạm. chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm. họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt. điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản. họ, tên, chức vụ người lập biên bản. họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm. giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm. hành vi vi phạm. biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý. tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ. lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm. nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm. cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ. nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau.
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản.
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm. mô tả vụ việc, hành vi vi phạm.
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại.
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
e) Quyền và thời hạn giải trình.
4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản. trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
6. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
7. Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
8. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 63 của Luật này và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.*
Điều 59. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính.
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính.
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này.
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Điều 60. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
1. Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
2. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu.
b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương. trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính.
c) Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán.
d) Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm đ Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
đ) Thay cụm từ “24 giờ” bằng cụm tù “48 giờ” tại khoản 3 Điều 60.*
, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm đ Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
đ) Thay cụm từ “24 giờ” bằng cụm tù “48 giờ” tại khoản 3 Điều 60.*
. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 9
*Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm đ Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
đ) Bỏ cụm từ “khoản 5 và khoản 9” tại khoản 3 Điều 60.*
Điều 125 của Luật này.
4. Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
*Điều này được bổ sung bởi Điểm d Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
d) Bổ sung cụm từ “,phương tiện” vào sau từ “tang vật” tại Điều 60.*
Điều 61. Giải trình
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan. trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
30. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:
“Điều 61. Giải trình
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình.
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, bình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan. trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.*
Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản 1 ... Điều 62.*
hình sự.
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 2 ... Điều 62.*
hình sự. trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 2 ... Điều 62.*
hình sự.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 3 Điều 62.*
hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 3 Điều 62.*
phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 3 Điều 62.*
hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 3 Điều 62.*
hình sự.
4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.
*Khoản này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
b) Bổ sung cụm từ “,tổ chức” vào sau từ “cá nhân” tại điểm ... khoản 4 Điều 62.*
Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
1. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 ... Điều 63 như sau:
“1. Đối với vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm, hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.*
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
31. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 2 Điều 63 như sau:
...
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này chuyển đến. Trường hợp cần thiết phải xác minh thêm tình tiết để có căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”.*
3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.
Điều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức.
b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
32. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau:
“Điều 64. Phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức.
b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật. tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
3. Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Luật này.
b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Luật này và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính.
d) Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các biện pháp nghiệp vụ khác nhằm xác định thông tin, dữ liệu được thu thập từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
5. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng, đối tượng được trang, bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính và việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp”.*
Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này.
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính.
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này.
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. tang vật bị tịch thu, tiêu hủy. biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
33. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 65 như sau:
“2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.”.*
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn. việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
34. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:
“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này.
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”.*
Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định.
b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định.
c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có).
d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định.
đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm.
*Điểm này được bổ sung bởi Điểm đ Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
đ) Bổ sung cụm từ “và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật” vào trước cụm từ “của tổ chức vi phạm” tại điểm đ khoản 1 Điều 68.*
e) Hành vi vi phạm hành chính. tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.
h) Hình thức xử phạt chính. hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt.
l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
2. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
3. Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận. quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
Điều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành. nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
35. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 ... Điều 71 như sau:
“2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cung cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành. nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.*
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan. tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
35. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 3 Điều 71 như sau:
...
3. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm, chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”:*
Điều 72. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. chất lượng sản phẩm, hàng hóa. dược. khám bệnh, chữa bệnh. lao động. xây dựng. bảo hiểm xã hội. bảo hiểm y tế. bảo vệ môi trường. thuế. chứng khoán. sở hữu trí tuệ. đo lường. sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
2. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính.
Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
36. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 74 như sau:
“1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.”.*
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Điều 75. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
2. Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
37. Sửa đổi, bổ sung Điều 76 như sau:
“Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên.
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn. tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Cá nhân, tổ chức được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.”.*
Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
1. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết. nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
3. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
38. Sửa đổi, bổ sung Điều 77 như sau:
“Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này.
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt.
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
4. Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
b) Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
5. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này.
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt.
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết. nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
7. Cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.”.*
Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
39. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 78 như sau:
“1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”.*
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
40. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 79 như sau:
“1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.”.*
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực. số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Điều 80. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
2. Trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, cá nhân, tổ chức vi phạm phải đình chỉ ngay một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt.
3. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt động ghi trong quyết định xử phạt.
4. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng thực tế gây hậu quả tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường thì người có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản việc tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cho các cơ quan có liên quan.
5. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay theo thẩm quyền, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
41. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 80 như sau:
“5. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ và ra quyết định thu hồi ngay theo thẩm quyền. trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì tạm giữ và trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, phải chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết.”.*
Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này. biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
*Điều này được bổ sung bởi Khoản 42 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
42. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 81 như sau:
“3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.”.*
Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước.
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này.
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng.
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá. trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
*Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
75. Bãi bỏ điều ... 82*
Điều 83. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
1. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính. tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền. tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác.
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chứng từ thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ.
Điều 84. Thủ tục trục xuất
1. Quyết định trục xuất phải được thông báo trước khi thi hành cho Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú trước khi đến Việt Nam.
2. Cơ quan Công an có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định trục xuất, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại Chương I Phần thứ tư của Luật này.
Điều 85. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Luật này.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.
4. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 của Luật này thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.
5. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.
Mục 3. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
43. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86 như sau:
“1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.”.*
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
c) Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển.
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
đ) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
e) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
g) Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường.
h) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước. người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
i) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này.
k) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không.
l) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 87 như sau:
“Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
e) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư.
g) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
h) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
i) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
k) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này.
l) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa.
m) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục, Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
n) Kiểm toán trưởng.
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
3. Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên của mình ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”.*
Điều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
*Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.”.*
2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế.
b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu.
c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển. việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.
*Điểm này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế. tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp. thực hiện việc trích chuyển số tiền phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển. việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.”.*
*Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này. quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.”.*
Hướng dẫn
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước.
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này.
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng.
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá. trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
*Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
75. Bãi bỏ điều ... 82*
Hướng dẫn
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
d) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
g) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.*
Hướng dẫn
Mục 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Chương này quy định chi tiết thi hành một số điều của Chương I Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định - là Nghị định đã được hợp nhất tại văn bản xác thực hợp nhất số 10/VBHN-BTC ngày 12/7/2016 của Bộ Tài chính).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Công chức hải quan. người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
b) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
c) Các đối tượng khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Điều 2. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc xử phạt
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP .
2. Việc áp dụng các quy định để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được thực hiện theo quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 3 Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Trường hợp hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan là hệ quả của một hành vi vi phạm khác trong cùng lĩnh vực hải quan thì chỉ xử phạt đối với hành vi vi phạm có chế tài xử phạt nặng hơn.
Điều 3. Xác định vi phạm lần đầu
Vi phạm lần đầu nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định là trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó nhưng trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm.
Điều 4. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Việc áp dụng các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo Điều 5 Nghị định được thực hiện như sau:
1. Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thực hiện việc thông báo với Chi cục Hải quan hoặc Đội Kiểm soát hoặc Hải đội kiểm soát trên biển hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố, chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật chậm nhất không quá 03 ngày, kể từ ngày đưa hàng hóa, phương tiện vận tải vào lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp không thông báo thì tùy theo từng hồ sơ vụ việc cụ thể để xem xét xử phạt theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016) hoặc xử lý theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc xác định sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thực hiện theo quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc thông báo nhầm lẫn quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định phải được người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người gửi hàng, người nhận hàng thực hiện bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa kèm theo các chứng từ liên quan đến việc nhầm lẫn khi chưa đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng và/hoặc người vận chuyển để trốn thuế, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới hoặc buôn lậu thì cơ quan hải quan có quyền từ chối chấp nhận nhầm lẫn và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc từ chối chấp nhận nhầm lẫn của cơ quan hải quan phải được thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
3. Quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định được áp dụng đối với các trường hợp sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 4, 5 và 7 Điều 5 Nghị định:
a) Tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đã đủ cơ sở xác định thuộc trường hợp không xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ lập biên bản chứng nhận lưu hồ sơ.
b) Nếu chưa đủ cơ sở xác định hành vi vi phạm có thuộc trường hợp xử phạt hay không xử phạt thì công chức hải quan đang thi hành công vụ lập biên bản vi phạm hành chính về hải quan. trên cơ sở hồ sơ hải quan, tài liệu có liên quan, biên bản vi phạm hành chính về hải quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 19 Nghị định căn cứ theo quy định hiện hành quyết định về việc xử phạt hoặc không xử phạt.
c) Hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định bao gồm các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8. khoản 1, khoản 2 Điều 13 Nghị định.
5. Quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp người khai hải quan lần đầu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó đã khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định về khai hải quan nhưng khai sai mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. khai sai thuế suất, mức thuế đối với hàng hóa đó theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
6. Trường hợp nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm vi phạm quy định về khai hải quan, vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định nhưng do doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, nếu không có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng, người làm thủ tục hải quan nhằm mục đích gian lận thì không xử phạt.
Điều 5. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
Việc xác định giá trị tang vật vi phạm được thực hiện như sau:
1. Đối với tang vật không bị tịch thu thì trị giá tang vật, phương tiện vi phạm là trị giá hải quan, được xác định theo các quy định hiện hành về xác định trị giá hải quan ở thời điểm lập biên bản vi phạm. nếu là ngoại tệ thì tỷ giá được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
2. Đối với hàng hóa, tang vật vi phạm bị tịch thu thì tùy theo từng loại hàng hóa, tang vật cụ thể, việc xác định trị giá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm (nếu cần) và thành lập Hội đồng định giá để thực hiện việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
3. Khi xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải lập biên bản. Các tài liệu liên quan đến việc định giá phải được thể hiện trong hồ sơ xử lý vụ việc vi phạm hành chính có thực hiện việc định giá hàng hóa, tang vật vi phạm.
Điều 6. Xử lý hàng hóa, phương tiện vi phạm không bị áp dụng hình thức phạt tịch thu
1. Hàng hóa, phương tiện tạm giữ mà không bị tịch thu thì người ra quyết định tạm giữ ra quyết định trả lại hàng hóa, phương tiện.
2. Hàng hóa, phương tiện trả lại được làm thủ tục hải quan hoặc phải đưa ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất theo quy định. nếu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác có liên quan thì phải nộp thuế theo quy định.
Mục 2. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
Điều 7. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế tại Điều 6 Nghị định
1. Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 3. điểm a, điểm b khoản 4. khoản 5 Điều 6 Nghị định chỉ bị xử phạt nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan, các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật có quy định thời hạn phải tái nhập hoặc tái xuất.
3. Việc xác định số chỗ ngồi đối với phương tiện vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định được căn cứ vào giấy đăng ký lưu hành phương tiện vận tải chở người. Trường hợp nếu giấy đăng ký lưu hành phương tiện vận tải chở người không ghi số chỗ ngồi thì căn cứ thực tế kiểm tra, giám sát phương tiện để xác định số chỗ ngồi.
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan quy định tại Điều 7 Nghị định.
1. Đối với hành vi không khai hoặc khai sai nhưng hàng hóa thuộc danh mục hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được Bộ Tài chính hoặc cơ quan do Bộ Tài chính ủy quyền xác nhận thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định.
Trường hợp hàng hóa không thuộc danh mục đã được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì căn cứ vào hành vi vi phạm để xử phạt theo quy định tại Điều 8 hoặc khoản 3 Điều 14 Nghị định.
2. Quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định được áp dụng trong trường hợp việc khai sai không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu hoặc không thuộc trường hợp gian lận, trốn thuế. Trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu hoặc thuộc trường hợp gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định.
3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định mà có cơ sở xác định hàng hóa không còn hoặc đã chuyển đổi mục đích sử dụng, không khai hải quan thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 13 Nghị định.
4. Quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp khai và làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu thiếu so với khai hải quan. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan.
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế quy định tại Điều 8 Nghị định
1. Việc xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định được áp dụng đối với các hành vi vi phạm thuộc các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu.
2. Đối với hành vi không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần kiểm tra xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thuộc nhóm hành vi vi phạm quy định tại Điều 8 hoặc khoản 1 Điều 13 Nghị định. nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định thì xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định.
3. Đối với hành vi khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu và hàng tái xuất dẫn đến số tiền thuế chênh lệch dưới 100.000.000 đồng thì xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định. Trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 100.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định.
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý quy định tại Điều 9 Nghị định
1. Các hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định áp dụng đối với trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy chứng minh biên giới vi phạm các quy định về khai hải quan hoặc vi phạm quy định về mang ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Các trường hợp mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý trái phép khác qua biên giới thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định.
2. Việc xác định ngoại tệ được phép và không được phép mang theo của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới được căn cứ vào quy định tại Quyết định số 92/2000/QĐ-NHNN7 ngày 17/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt đối với cá nhân xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới để xác định.
3. Trị giá tang vật vi phạm là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ, vàng, tiền Việt Nam không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp đối tượng vi phạm đã xuất cảnh, không để lại địa chỉ cụ thể thì cơ quan hải quan vẫn thực hiện việc ra quyết định xử phạt theo quy định, phối hợp với Sở Ngoại vụ gửi quyết định xử phạt cho đối tượng bị xử phạt qua Đại sứ quán hoặc cơ quan Lãnh sự của nước đối tượng vi phạm mang quốc tịch để thực hiện. trường hợp không giao được quyết định xử phạt thì tang vật vi phạm xử lý theo khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế. giám sát hải quan. kiểm soát hải quan quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định
1. Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật về hải quan có quy định việc lập lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách.
2. Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp không thực hiện những nội dung mà cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để kiểm tra, thanh tra.
3. Khi có nghi vấn niêm phong hải quan. chứng từ, tài liệu sử dụng để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan là giả mạo hoặc không hợp pháp thì phải tạm giữ. Nếu cần thì tiến hành xác minh hoặc trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền đối với các chứng từ, tài liệu có nghi vấn này để làm căn cứ xác định chính xác hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 10 Nghị định. Trường hợp các giấy tờ này là giấy phép thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép biết.
4. Vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không giải trình hoặc giải trình nhưng không có lý do xác đáng và không được Lãnh đạo Chi cục Hải quan chấp nhận thì bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định.
5. Quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 11 Nghị định chỉ áp dụng đối với trường hợp tang vật vi phạm chưa bị tẩu tán, tiêu thụ. Trường hợp tang vật vi phạm đã bị tẩu tán hoặc tiêu thụ thì bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4, điểm a, điểm b khoản 5 Điều 11 hoặc điểm d khoản 5 Điều 12 Nghị định.
6. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định:
a) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định do người dưới 14 tuổi thực hiện thì lập biên bản chứng nhận, ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật.
b) Trường hợp phát hiện hàng hóa, tiền tệ được vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc không có chứng từ hợp pháp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định, nhưng đối tượng vi phạm bỏ trốn, để lại tang vật, phương tiện vi phạm, nếu có cơ sở xác định được đối tượng vi phạm (tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm) thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. nếu không xác định được đối tượng vi phạm, chủ sở hữu của tang vật, phương tiện vi phạm thì lập Biên bản chứng nhận để ghi nhận sự việc và xử lý tang vật theo quy định.
Điều 12. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 13 Nghị định
1. Chứng từ, tài liệu nêu tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định bao gồm các chứng từ, tài liệu nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi thông quan làm căn cứ xác định hoặc chứng minh số thuế phải nộp.
2. Xử phạt đối với hành vi khai sai mã số, thuế suất, mức thuế:
a) Điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm đã được cơ quan hải quan hướng dẫn về mã số, thuế suất, mức thuế đối với hàng hóa có cùng tên gọi, mã số, thuế suất, mức thuế với hàng hóa vi phạm bằng một trong các hình thức sau:
a.1) Cơ quan hải quan đã có thông báo kết quả phân tích, phân loại hoặc có văn bản xác định trước mã số, thuế suất, mức thuế.
a.2) Cơ quan hải quan đã xác định mã số, thuế suất, mức thuế hàng hóa và ban hành quyết định ấn định thuế.
b) Các trường hợp khai sai mã số, thuế suất, mức thuế khác thì xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định.
3. Hành vi không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phát hiện sau khi hàng hóa đã thông quan mà người vi phạm không tự giác nộp đủ thuế hoặc chưa nộp đủ thuế theo quy định trước khi cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định.
4. Vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất: Trường hợp làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan.
5. Hành vi nêu tại điểm 1 khoản 1 Điều 13 Nghị định được áp dụng khi cơ quan hải quan có đủ căn cứ xác định người nộp thuế biết rõ hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu mà không khai hoặc khai sai để trốn thuế, gian lận thuế.
6. Cơ sở để xác định số tiền thuế chênh lệch đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 8, Điều 13 là: số tiền thuế do người nộp thuế kê khai và số tiền thuế phải nộp theo quy định được thể hiện trên quyết định ấn định thuế của người có thẩm quyền hoặc số tiền thuế phải nộp theo quy định.
Điều 13. Đối với vi phạm liên quan đến giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
1. Giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn nêu tại Điều 14 Nghị định là giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép, doanh nghiệp xuất trình được giấy phép nhưng thực tế số lượng, trọng lượng hàng hóa nhiều hơn so với số lượng, trọng lượng được cấp tại giấy phép thì số hàng hóa nhiều hơn so với giấy phép bị xử phạt về hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép, cá nhân, tổ chức xuất trình được giấy phép nhưng thực tế hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng nội dung ghi trong giấy phép về chất lượng (điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) hàng hóa nhập khẩu (nếu có) thì căn cứ quy định tại khoản 7 hoặc khoản 8 Điều 14 Nghị định để xử phạt.
4. Vi phạm liên quan đến giấy phép nhập khẩu, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu mà hàng hóa thuộc diện hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, hàng viện trợ nhân đạo, hàng quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển, hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh. hàng quá cảnh, chuyển khẩu thì tùy theo từng hành vi vi phạm mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 14 Nghị định. các trường hợp khác thì xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định.
5. Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn quy chuẩn nhập khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 14 Nghị định nhưng trước thời điểm ra quyết định xử phạt đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất”.
Trường hợp đã ra quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất” nhưng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu và hàng hóa chưa đưa ra khỏi Việt Nam thì được phép nhập khẩu.
Điều 14. Xử lý vi phạm của Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân có liên quan
Quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế. Tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế có hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định.
Mục 3. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BẢO ĐẢM VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 15. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định từ Điều 119 đến Điều 132 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 102 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và Điều 17 Nghị định.
2. Trường hợp qua hệ thống quản lý rủi ro hoặc các thông tin liên quan, có căn cứ xác định cá nhân đang cất giấu ma túy trong người thì người có thẩm quyền tiến hành việc khám người trực tiếp hoặc có thể sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực hiện.
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan:
Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 3, khoản 4 Điều 19 Nghị định thực hiện việc ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. chịu trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quyết định của người có thẩm quyền.
Điều 16. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và phải có quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thực hiện theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trước sự chứng kiến của viên chức ngoại giao hoặc người được ủy quyền đại diện cho họ.
Điều 17. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 8, Điều 13 và điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định của những người quy định tại khoản 7 Điều 19 Nghị định được xác định theo quy định tại Nghị định, không hạn chế mức tối đa về số tiền phạt.
2. Xử lý vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị hải quan:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị hải quan, đơn vị nào phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đầu tiên thì đơn vị đó ra quyết định xử phạt. những đơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơn vị thụ lý vụ vi phạm và phối hợp thực hiện quyết định xử phạt khi được yêu cầu. trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 2 Điều này.
b) Đối với vi phạm hành chính mà tang vật vi phạm là hàng hóa được đưa về bảo quản ở địa điểm khác với địa điểm làm thủ tục hải quan, chờ kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện việc xử phạt vi phạm theo thẩm quyền. Chi cục Hải quan nơi phối hợp kiểm tra thực tế hàng hóa có trách nhiệm chuyển toàn bộ tài liệu có liên quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm cơ sở xử phạt.
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt, Chi cục Hải quan chủ trì xử phạt phải thông báo kết quả xử phạt cho đơn vị hải quan liên quan biết.
3. Khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt cần đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự để xác định đó là vi phạm hành chính hay tội phạm hình sự. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đối với những vụ việc có dấu hiệu của tội trốn thuế thì tiến hành củng cố hồ sơ và chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định.
4. Đối với các vụ vi phạm do các đơn vị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện bắt giữ mà có mức phạt vượt quá thẩm quyền của Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thì thẩm quyền xử phạt do Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện theo quy định.
5. Trường hợp hình thức phạt chính (phạt tiền) thuộc thẩm quyền xử phạt nhưng hình thức phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền của mình thì người đang thụ lý vụ vi phạm phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
6. Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả vượt thẩm quyền xử phạt của mình thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm thủ tục chuyển hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi xảy ra vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xử phạt.
7. Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả vượt thẩm quyền xử phạt của mình thì Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tiến hành điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính và hoàn thiện hồ sơ vụ việc (đề xuất hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả), báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền.
Điều 18. Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 19. khoản 2, 3, 4 Điều 19a. khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 19b Nghị định chỉ được thực hiện đối với cấp phó. Việc giao quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Trong văn bản giao quyền cần xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
2. Việc giao quyền để áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương II Phần Thứ tư Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cấp trưởng về việc xử lý vi phạm hành chính của mình và không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
4. Không sử dụng quyết định phân công nhiệm vụ, điều hành nội bộ của đơn vị để thay thế cho văn bản giao quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Mục 4. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Lập biên bản vi phạm hành chính
Việc lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 18 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Điều 20. Chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính, gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt đối với những vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan
1. Khi chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền thì việc bàn giao hồ sơ vụ vi phạm phải được thực hiện theo đúng quy định. Thời gian chuyển hồ sơ thực hiện như sau:
Trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan phải gửi hồ sơ, kiến nghị hình thức xử phạt vi phạm hành chính để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định.
Đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn nêu trên không quá 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ làm cơ sở xác định hành vi vi phạm, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt.
Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày, kể từ ngày được gia hạn, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan phải gửi hồ sơ, kiến nghị hình thức xử phạt vi phạm hành chính để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền.
3. Đơn vị hải quan nơi ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm có trách nhiệm quản lý và xử lý tang vật vi phạm tạm giữ theo quy định tại Điều 82, Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 21. Chuyển hồ sơ để xử lý hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để xử lý, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chưa thể phân biệt được là vi phạm hành chính hay hình sự thì có văn bản trao đổi ý kiến kèm hồ sơ vụ việc bản photocopy gửi các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có liên quan (Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra) trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý hình sự. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày có công văn trao đổi kèm hồ sơ mà cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không trả lời thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tiến hành xử lý vi phạm theo quy định, sau đó gửi 01 quyết định cho cơ quan đã trao đổi ý kiến biết.
Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự yêu cầu chuyển hồ sơ để xem xét xử lý thì thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xem xét để khởi tố vụ án (đối với tội buôn lậu. tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. tội buôn bán hàng cấm quy định tại Bộ luật Hình sự) hoặc chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự khác.
3. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thông báo về quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ gốc vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 22. Ra quyết định xử phạt
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt.
3. Việc ra quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 67, 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 (bảy) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trong trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính và cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 10 (mười) ngày trước khi hết thời hạn ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn. việc gia hạn phải bằng văn bản, thời gian gia hạn không được quá 30 (ba mươi) ngày.
5. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi, miễn trừ để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng của họ mà vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước có người vi phạm.
Điều 23. Thi hành quyết định xử phạt
1. Việc thi hành quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp quyết định xử phạt không được thực hiện đúng thời hạn quy định.
3. Đối với các quyết định xử phạt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chuyển hồ sơ vụ vi phạm có trách nhiệm theo dõi việc thi hành quyết định xử phạt và báo cáo tình hình thực hiện quyết định xử phạt cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được thực hiện đúng thời hạn quy định thì Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm đề xuất việc áp dụng biện pháp cưỡng chế để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế.
4. Đối với các quyết định xử phạt do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm tổ chức triển khai, theo dõi việc thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. chủ trì việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo quyết định xử phạt của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. thực hiện việc thu, nộp tiền phạt, tiền bán tang vật tịch thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được thực hiện đúng thời hạn quy định thì Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo và đề xuất việc áp dụng biện pháp cưỡng chế để Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định cưỡng chế.
Điều 24. Theo dõi việc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, tái xuất hàng hóa, phương tiện vi phạm
Hàng hóa, phương tiện vi phạm bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất phải được giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ hàng vi phạm đến cửa khẩu tái xuất.
Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận bằng văn bản và gửi lại cho đơn vị ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày hàng đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.
Điều 25. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan mà chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngoài việc phải nộp đủ số tiền phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05%/ngày tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.
Chương II CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 26. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Chương này quy định chi tiết thi hành một số điều của Chương II Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định - là Nghị định đã được hợp nhất tại văn bản xác thực hợp nhất số 10/VBHN-BTC ngày 12/7/2016 của Bộ Tài chính).
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (sau đây gọi chung là Luật Quản lý thuế).
b) Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
c) Người có thẩm quyền và trách nhiệm cưỡng chế.
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Điều 27. Theo dõi, đôn đốc thu nợ tiền thuế, tiền phạt
1. Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm theo dõi, quản lý các đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt. thường xuyên phân loại đối tượng nợ, các khoản nợ để đôn đốc, thu nợ đến trước thời điểm áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Hình thức đôn đốc, thu nợ tiền thuế, tiền phạt:
a) Gửi thông báo yêu cầu người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
b) Trực tiếp đến trụ sở người nộp thuế để đòi nợ tiền thuế, tiền phạt.
c) Thông tin trên hệ thống mạng về danh sách các đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt quá hạn.
d) Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt. số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Người nộp thuế, người bảo lãnh còn nợ tiền thuế, tiền phạt khi nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc nợ tiền thuế, tiền phạt phải nhanh chóng thực hiện việc nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Quá thời hạn quy định tại Điều 26 Nghị định mà vẫn chưa thực hiện thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu tại Điều 27 Nghị định.
Điều 28. Cưỡng chế trong trường hợp ấn định thuế đối với hàng hóa đã thông quan
Đối với các trường hợp ấn định thuế sau khi hàng hóa đã thông quan, nếu quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định, ấn định thuế thì cơ quan Hải quan thực hiện cưỡng chế theo quy định. Thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế theo quy định tại Điều này là ngày cơ quan Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 29. Ra quyết định cưỡng chế
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phải kịp thời xác minh thông tin và ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với các trường hợp đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh. cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
2. Việc xác minh thông tin liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 33, Điều 38, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 61 Nghị định.
Đối với biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, trước khi ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có văn bản trao đổi với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan công an, các cơ quan khác có liên quan nơi có đối tượng bị cưỡng chế hoặc nơi lưu giữ tang vật, vật phẩm, phương tiện vi phạm hành chính về tình trạng thực tế của tang vật, vật phẩm, phương tiện vi phạm hành chính (đang được bảo quản nguyên trạng hay đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy và các thông tin khác về hiện trạng của tang vật, vật phẩm, phương tiện vi phạm hành chính), điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế của đối tượng bị cưỡng chế trước khi ban hành quyết định cưỡng chế.
3. Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đã hết hiệu lực thi hành, nếu người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có căn cứ cho rằng có thể tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế đó mà vẫn thu được tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp thì ban hành quyết định khác thay thế quyết định đã hết hiệu lực để tiếp tục thực hiện biện pháp cưỡng chế đó.
Các chứng từ, tài liệu làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế phải được lưu trong hồ sơ vụ việc.
4. Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
Nội dung Quyết định mới ban hành cần phải thể hiện việc chấm dứt hiệu lực của Quyết định cưỡng chế ban hành trước đó.
5. Trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đang thực hiện không thu được số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt quyết định cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
Nội dung Quyết định mới ban hành cần phải thể hiện việc chấm dứt hiệu lực của Quyết định cưỡng chế ban hành trước đó.
Điều 30. Tổ chức thực hiện Quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đó.
2. Đối với quyết định cưỡng chế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định cưỡng chế đó và báo cáo kết quả để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan biết.
3. Trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản. thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ mà doanh nghiệp hoặc người nắm giữ tài sản có trụ sở đóng ở địa bàn khác thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố nơi quản lý địa bàn đó có trách nhiệm phối hợp với đơn vị hải quan nơi ban hành Quyết định cưỡng chế hoặc đơn vị hải quan nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
Điều 31. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế. tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
1. Trường hợp chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế. tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan:
a) Người nộp thuế thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế được cơ quan Hải quan cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
b) Người nộp thuế đã được tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo quy định khoản 5 Điều 46 Nghị định.
2. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết:
a) Đối với trường hợp nộp dần tiền thuế nợ thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Điều 134 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Trường hợp tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 5 Điều 46 Nghị định:
b.1) Người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị tạm dừng cưỡng chế gửi Cục Hải quan nơi phát sinh khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan kèm theo thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
b.2) Cục Hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp thuế biết, hoàn chỉnh hồ sơ.
b.3) Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 46 Nghị định thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến các đơn vị liên quan (nếu có), báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn tối đa 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
b.4) Bộ Tài chính xem xét, giải quyết tạm giải tỏa cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổng cục Hải quan.
b.5) Cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ văn bản tạm giải tỏa cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan của Bộ Tài chính để tạm dừng chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
3. Văn bản tạm dừng thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan đối với trường hợp được cơ quan Hải quan cho phép nộp dần tiền thuế nợ và trường hợp tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan thực hiện theo mẫu quyết định (QĐ-59) ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 32. Cưỡng chế trong trường hợp người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản
1. Dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản
a) Dấu hiệu bỏ trốn:
Người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc tổ dân phố nơi đối tượng bị cưỡng chế có hoạt động kinh doanh hoặc theo thông báo của cơ quan thuế về việc đối tượng bị cưỡng chế đã dừng hoạt động (bao gồm cả trường hợp giải thể không theo trình tự của Luật Doanh nghiệp).
b) Dấu hiệu tẩu tán tài sản:
Người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế thực hiện thủ tục chuyển nhượng, cho, bán tài sản, giải tỏa, tẩu tán số dư tài khoản một cách bất thường không liên quan đến các giao dịch thông thường hoặc qua kiểm tra, xác minh tại doanh nghiệp không còn hàng hóa.
2. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ vào các thông tin xác minh được, ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp theo trình tự, thủ tục của từng biện pháp đã được quy định tại Chương II Nghị định và quy định tại Thông tư này để thu đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) vào Ngân sách nhà nước.
Điều 33. Chi phí cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
1. Nội dung chi phí cho các hoạt động cưỡng chế thi hành quyết định hành chính quy định tại Điều 37 Nghị định cụ thể như sau:
a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi cho những cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành quyết định hành chính như: người ban hành quyết định cưỡng chế, cán bộ thi hành quyết định cưỡng chế, cảnh sát bảo vệ, nhân viên y tế, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội….
b) Chi phí định giá tài sản, bán đấu giá tài sản: tiền thù lao cho các thành viên của hội đồng định giá. chi giám định tài sản (nếu có). tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá, niêm yết, chi phí tổ chức định giá lại tài sản. chi đăng tin thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng. chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản. tiền thuê chuyên chở đồ vật, tài sản cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.
c) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản. chi phí mua nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thiết bị y tế cần thiết phục vụ thi hành quyết định cưỡng chế.
d) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên.
đ) Chi phí phòng cháy, nổ (nếu có): Thuê xe cứu hỏa, thuê thiết bị phòng cháy chữa cháy, thuê rà, phá bom, mìn và các phương tiện, thiết bị phòng cháy, nổ cần thiết khác.
e) Chi phí đăng tải về thông tin người nợ thuế lên phương tiện thông tin đại chúng.
g) Chi phí thực tế khác phục vụ cho việc thi hành quyết định cưỡng chế (nếu có).
2. Mức chi
a) Các chi phí: thuê giữ hoặc bảo quản tài sản. giám định tài sản. tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá. chi đăng tin thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng. tiền thuê chuyên chở đồ vật, tài sản cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế... được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
b) Các chi phí khác: mức chi được thực hiện theo quy định chung của nhà nước.
Trường hợp nhà nước chưa quy định thì người tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế quyết định mức chi thực tế kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Nguồn kinh phí bảo đảm cho chi phí thi hành quyết định cưỡng chế
a) Chi phí cho việc cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế chịu.
b) Cơ quan Hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế lập dự toán về chi phí cưỡng chế đồng thời với việc ban hành quyết định cưỡng chế và được quyết toán khi kết thúc vụ việc cưỡng chế.
c) Trường hợp chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế phải chịu nhưng cơ quan hải quan chưa thu được, cơ quan hải quan được phép tạm ứng từ nguồn kinh phí hoạt động của ngành hải quan và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của đối tượng bị cưỡng chế hành chính. Mức tạm ứng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Đối với những trường hợp có mức chi phí cưỡng chế lớn, số tiền được phép tạm ứng sử dụng không đủ thì người ra quyết định cưỡng chế báo cáo cơ quan hải quan cấp trên để xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 34. Miễn, giảm chi phí thi hành cưỡng chế
1. Cá nhân bị cưỡng chế có thể được xét miễn giảm phí thi hành cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có khó khăn về kinh tế: Cá nhân thuộc diện có khó khăn về kinh tế là những cá nhân có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để họ sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn. Mức thu nhập tối thiểu là mức thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
b) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.
c) Thuộc diện người neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
2. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế:
Để được xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế, cá nhân phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế và gửi đến cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế.
Hồ sơ kèm theo đơn gồm có:
a) Đối với đối tượng bị cưỡng chế có khó khăn về kinh tế do gặp thiên tai, hỏa hoạn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc.
b) Đối với đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để họ sinh sống bình thường, thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng làm các thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành về việc công nhận và giải quyết quyền lợi đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
c) Đối với đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân thuộc diện tàn tật, ốm đau kéo dài làm văn bản xác nhận của Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo quy định của Bộ Y tế.
3. Mức miễn, giảm chi phí thi hành cưỡng chế
a) Cá nhân bị cưỡng chế đã chấp hành được một phần chi phí cưỡng chế nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, thì được xét giảm số tiền chi phí cưỡng chế còn lại.
b) Các trường hợp còn lại được xét giảm 50% (năm mươi phần trăm) số tiền chi phí cưỡng chế phải nộp.
4. Người ra quyết định cưỡng chế nhận đơn và hồ sơ kèm theo, xem xét, quyết định việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc.
Trong trường hợp cơ quan ra quyết định cưỡng chế có quyết định miễn hoặc giảm chi phí cưỡng chế thì chi phí cưỡng chế sẽ được lấy từ kinh phí hoạt động của đơn vị.
5. Quyết định xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu tiền, tài sản để trốn tránh việc xác minh điều kiện cụ thể để thi hành cưỡng chế.
Mục 2. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Điều 35. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng. yêu cầu phong tỏa tài khoản
1. Đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và tổ chức, cá nhân đang nắm giữ tiền của đối tượng bị cưỡng chế có nghĩa vụ cung cấp cho người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế các thông tin về tài khoản như: nơi mở tài khoản, số và ký hiệu về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
2. Người có thẩm quyền căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có, số nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá 90 ngày và thông tin đã xác minh, thu thập được để ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng hoặc quyết định chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo nếu quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định hoặc trong trường hợp tài khoản không còn số dư tiền gửi.
3. Trường hợp số dư trong tài khoản ít hơn số tiền phải trích từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng vẫn phải trích chuyển số tiền đó. tiếp tục thực hiện trích chuyển số tiền còn thiếu khi có giao dịch qua tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế trong thời hạn quyết định còn hiệu lực.
4. Trường hợp có thông tin về việc cá nhân, tổ chức chưa chấp hành các quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ban hành quyết định cưỡng chế ghi rõ yêu cầu hoặc có văn bản (nếu trước đó đã ban hành quyết định cưỡng chế) yêu cầu Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
Điều 36. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Căn cứ vào kết quả xác minh, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế xử lý như sau:
a) Ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế nếu cá nhân có thu nhập hợp pháp.
b) Quyết định chuyển sang thực hiện biện pháp cưỡng chế tiếp theo nếu cá nhân bị cưỡng chế không có thu nhập hợp pháp hoặc trong trường hợp sau 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế mà cá nhân bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân đang trả tiền lương hoặc thu nhập và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp thông tin về tiền lương và thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
2. Tổng số tiền lương và các khoản thu nhập làm căn cứ để khấu trừ là toàn bộ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác phát sinh trong tháng.
Điều 37. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có, thông tin xác minh được và kết quả cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. căn cứ vào kết quả cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập để ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm công khai quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cổng thông tin điện tử của ngành hải quan trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định.
Điều 38. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật
1. Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
a) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền gửi văn bản cho đối tượng bị cưỡng chế. cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản (khi có thông tin về tài sản). cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan để xác minh về tài sản.
b) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền xác minh về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế tại địa bàn nơi đối tượng bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc cư trú. cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản. cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan.
c) Thông tin xác minh bao gồm: các tài sản đã xác minh, giá trị tài sản đã xác minh được phản ánh trên sổ sách kế toán của đối tượng bị cưỡng chế, kết quả sản xuất kinh doanh (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ) hoặc điều kiện kinh tế (đối với cá nhân không kinh doanh). Đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản cần căn cứ vào hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản thì việc xác minh thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán.
Việc xác minh phải được lập thành biên bản, ghi rõ nội dung xác minh, chữ ký của người hoặc cơ quan cung cấp thông tin.
d) Các thông tin xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản có thể thông báo rộng rãi để người có quyền, nghĩa vụ liên quan được biết và bảo vệ lợi ích của họ.
đ) Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp thuộc diện không được kê biên theo quy định tại Điều 49 Nghị định thì cơ quan tiến hành kê biên phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của đối tượng bị cưỡng chế và yêu cầu người nhận cầm cố, thế chấp thông báo kịp thời cho cơ quan tiến hành kê biên tài sản khi người cầm cố, thế chấp thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng cầm cố, thế chấp.
e) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế sau khi xác minh về tài sản của người nộp thuế tại các địa điểm nêu trên phải xác định được số tiền có khả năng thu vào ngân sách nhà nước thông qua áp dụng biện pháp cưỡng chế này bằng việc dự tính giá trị tài sản này sau khi bán đấu giá.
Trường hợp xác định số tiền thu được từ hoạt động cưỡng chế không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì báo cáo cơ quan cấp trên để tạm hoãn ban hành quyết định cưỡng chế (trừ trường hợp được miễn, giảm phí thi hành quyết định cưỡng chế nêu tại khoản 4 Điều 34 Thông tư này).
g) Trường hợp sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác minh về tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế. cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản. cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin về tài sản hoặc trường hợp xác định số tiền cưỡng chế không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
2. Khi ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản đối với các tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở hữu thì người tổ chức kê biên phải thông báo ngay cho các cơ quan sau đây biết việc kê biên tài sản:
a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
b) Cơ quan đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
c) Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục thực hiện biện pháp kê biên tài sản
a) Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày và trong giờ hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản, trừ trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán, hủy hoại tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền tổ chức ngay việc kê biên tài sản để ngăn chặn các hành vi trên của đối tượng bị cưỡng chế.
b) Trong trường hợp kê biên tài sản là nhà ở hoặc đồ vật đang bị khóa hay đóng gói thì người tổ chức kê biên yêu cầu đối tượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản đó mở khóa, mở gói. nếu đối tượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản không mở hoặc cố tình vắng mặt thì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế lập biên bản (có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến) mở khóa hay mở gói để kiểm tra, liệt kê cụ thể các tài sản và kê biên theo quy định của pháp luật.
c) Kể từ thời điểm nhận được thông báo về việc kê biên tài sản, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không thực hiện việc đăng ký chuyển dịch tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày giải tỏa kê biên tài sản hay hoàn tất việc bán hoặc giao tài sản kê biên để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, người tổ chức kê biên phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nêu tại điểm c khoản 3 Điều này.
4. Một số trường hợp cụ thể khi tiến hành kê biên
a) Chỉ kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế nếu sau khi kê biên hết các tài sản khác mà vẫn không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế.
b) Chỉ kê biên tài sản của đối tượng bị cưỡng chế đủ để đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế và thanh toán các chi phí thi hành cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ thi hành quyết định cưỡng chế mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì người tổ chức kê biên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế.
c) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế vừa có bất động sản là tài sản riêng, vừa có phần động sản là tài sản chung với người khác mà phần tài sản trong khối tài sản chung đủ để thi hành quyết định cưỡng chế thì người tổ chức kê biên giải thích rõ và đề nghị đối tượng bị cưỡng chế có ý kiến kê biên tài sản nào trước đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế.
d) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đề nghị kê biên phần tài sản chung là động sản nằm trong khối tài sản chung với người khác thì người tổ chức kê biên tiến hành kê biên tài sản đó, nhưng phải đảm bảo quyền ưu tiên mua tài sản của người đồng sở hữu tài sản.
đ) Nếu đối tượng bị cưỡng chế không có tài sản nào khác thì cơ quan tiến hành kê biên có quyền kê biên cả tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết về việc kê biên.
5. Giao bảo quản tài sản kê biên
Nếu người bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản, người thân thích của người bị cưỡng chế không nhận bảo quản hoặc xét thấy có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, cản trở việc thi hành quyết định cưỡng chế thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản kê biên được giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
Người tổ chức kê biên tài sản phải thực hiện lưu giữ, bảo quản hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cưỡng chế.
6. Khi kê biên tài sản, người tổ chức kê biên phải tạm tính trị giá các tài sản định kê biên để kê biên tương ứng phần giá trị đủ thanh toán số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt ghi trong quyết định cưỡng chế và các chi phí cưỡng chế. Người tổ chức kê biên căn cứ vào giá thị trường và có thể tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng và các bên đương sự để tạm tính giá trị tài sản kê biên.
7. Hội đồng định giá và nhiệm vụ của Hội đồng định giá
a) Thành phần Hội đồng định giá: Người ban hành quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế có quyền thuê hoặc trưng cầu giám định về giá trị của tài sản. Khi có yêu cầu của người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cử người có chuyên môn tham gia việc định giá.
Đại diện cơ quan chuyên môn trong hội đồng định giá là người có chuyên môn, kỹ thuật thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với tài sản định giá. Nếu tài sản định giá là nhà ở thì phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan quản lý xây dựng tham gia Hội đồng định giá.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng định giá:
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá tài sản căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm định giá và ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức giám định tài sản để xác định giá tài sản. Hội đồng định giá quyết định về giá của tài sản theo đa số. trong trường hợp các bên có ý kiến ngang nhau về giá tài sản thì bên nào có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là căn cứ xác định giá khởi điểm để bán tài sản. Các thành viên Hội đồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình, kiến nghị thủ trưởng cơ quan hải quan xem xét lại việc định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
8. Cơ quan thực hiện cưỡng chế có quyền tổ chức định giá lại tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ xác định vi phạm thủ tục định giá.
b) Có biến động lớn về giá.
c) Quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày định giá mà tài sản chưa bán được.
9. Định giá lại tài sản
Khi nhận thấy cần phải định giá lại tài sản, cơ quan tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế lập văn bản thông báo cho Hội đồng định giá tài sản về việc tổ chức định giá lại tài sản để cùng phối hợp thực hiện hoặc trưng cầu cơ quan định giá được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện định giá lại tài sản. Việc định giá tài sản theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 8, Điều này được thực hiện như sau:
a) Việc định giá tài sản bị coi là vi phạm thủ tục nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a.1) Hội đồng định giá không đúng thành phần theo quy định.
a.2) Đối tượng bị cưỡng chế không được thông báo hợp lệ để tham gia vào việc định giá tài sản.
a.3) Áp dụng không đúng các quy định về giá tài sản trong trường hợp tài sản do nhà nước thống nhất quản lý về giá.
a.4) Có sai sót nghiêm trọng trong việc phân loại, xác định phần trăm giá trị của tài sản.
a.5) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
b) Tài sản kê biên được xem là có biến động lớn về giá trong các trường hợp sau đây:
Giá tài sản biến động từ hai mươi phần trăm (20%) trở lên đối với tài sản có giá trị dưới một trăm triệu đồng.
Giá tài sản biến động từ mười phần trăm (10%) trở lên đối với tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng.
Giá tài sản biến động từ năm phần trăm (5%) trở lên đối với tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên.
c) Đối tượng bị cưỡng chế có quyền đề nghị cơ quan hải quan xem xét lại giá khi có biến động về giá trước khi có thông báo công khai đối với tài sản được bán đấu giá. Cơ quan Hải quan căn cứ vào giá thị trường, giá do cơ quan quản lý giá cung cấp để xác định có biến động về giá hay không và quyết định việc tổ chức định giá lại.
10. Xác định giá khởi điểm để bán đấu giá tài sản kê biên:
Giá khởi điểm để bán đấu giá các tài sản là giá trị tài sản được định giá khi kê biên tài sản theo quy định tại Điều 54 Nghị định.
11. Số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế được xử lý theo thứ tự như sau:
a) Chi trả khoản chi phí cưỡng chế, chi phí bán đấu giá tài sản kê biên tài sản thu được do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ.
b) Nộp số tiền tương ứng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt ghi tại quyết định cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại kho bạc nhà nước.
c) Hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế (nếu thừa).
Điều 39. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ
1. Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế.
b) Tổ chức, cá nhân, kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng được đối tượng bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền tài sản hàng hóa giấy tờ chứng chỉ có giá hoặc cơ quan hải quan có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Xác minh thông tin
a) Người có thẩm quyền hoặc được giao quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền thu thập, xác minh thông tin bằng văn bản yêu cầu bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế.
Trường hợp, bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế không thực hiện được thì phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan hải quan.
b) Trên cơ sở thông tin do bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp, người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế.
c) Trường hợp sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bên thứ ba cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế mà bên thứ ba không cung cấp. cung cấp không đầy đủ hoặc có văn bản giải trình về việc không thực hiện việc cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ thì chuyển sang biện pháp tiếp theo.
d) Trường hợp không có thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ thì chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
Điều 40. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
1. Xác minh thông tin
Người có thẩm quyền hoặc được giao quyền ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức xác minh thông tin về việc người nộp thuế thuộc đối tượng áp dụng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề qua các dữ liệu quản lý về người nộp thuế tại cơ quan hải quan hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các loại giấy tờ nêu trên của người nộp thuế để làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế và gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề để thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép này.
2. Quyết định cưỡng chế
a) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề ghi rõ: ngày, tháng, năm ban hành quyết định. căn cứ ban hành quyết định. họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ban hành quyết định. tên đăng ký, địa chỉ đăng ký kinh doanh, mã số thuế của cá nhân bị cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. loại giấy tờ đề nghị thu hồi (số, ngày, tháng ban hành ...). số tiền bị cưỡng chế (theo số tiền ghi trên quyết định hành chính thuế và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 (năm) ngày trước khi tiến hành cưỡng chế), lý do cưỡng chế. tên, địa chỉ, số tài khoản thu ngân sách nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế (tiền mặt hoặc chuyển khoản). thời gian thi hành và chữ ký của người ban hành quyết định, dấu của cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế.
b) Quyết định cưỡng chế được gửi đến đối tượng bị cưỡng chế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành.
3. Văn bản đề nghị cưỡng chế
a) Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề phải có một số nội dung chủ yếu sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản. Thông tin của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế: tên đăng ký, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh. loại giấy tờ đề nghị thu hồi. các thông tin liên quan đến loại giấy tờ đề nghị thu hồi (số, ngày ban hành...). Lý do thực hiện biện pháp cưỡng chế (kèm theo các bản sao hồ sơ cưỡng chế của các biện pháp cưỡng chế trước đó). Thời gian đề nghị cơ quan ban hành thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
b) Văn bản đề nghị cưỡng chế phải được gửi đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành.
4. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế của cơ quan hải quan, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho cơ quan hải quan về việc thực hiện hoặc không thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Hướng dẫn
...
7. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
2. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện. kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt1. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết. nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
3. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
38. Sửa đổi, bổ sung Điều 77 như sau:
“Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này.
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt.
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
4. Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
b) Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
5. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này.
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt.
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết. nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
7. Cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.”.*
Hướng dẫn
...
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại Điều 7 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng.*
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Chương II HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ, BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BẢO ĐẢM VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNHĐiều 7. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan, trừ vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
b) Khai sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
c) Tái xuất phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao, nhận hàng hóa.
d) Khai bổ sung về trị giá hải quan quá thời hạn quy định đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
b) Thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về quản lý thuế, kế toán đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
c) Báo cáo về lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ xây dựng nhà xưởng, hàng hóa gửi kho bên ngoài của doanh nghiệp chế xuất.
d) Báo cáo về lượng hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra, còn lưu tại cảng.
đ) Báo cáo thống kê thông quan hàng bưu chính đưa vào Việt Nam để chuyển tiếp đi quốc tế.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan.
b) Không nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định.
c) Nộp hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô không đúng thời hạn quy định.
d) Không xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực.
đ) Thông báo bổ sung thông tin không đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.
e) Thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn quy định.
g) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
h) Thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất không đúng thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng thời hạn quy định.
b) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh, hàng hóa trung chuyển trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quá thời hạn quy định.
c) Khai báo và làm thủ tục sau khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hàng áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan nhưng trước thời điểm quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải tạm nhập, tạm xuất đúng thời hạn quy định (trừ các trường hợp xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này, trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập dưới 30 ngày.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập từ 30 ngày trở lên.
6. Không tái xuất phương tiện vận tải tạm nhập là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi (được xác định căn cứ giấy đăng ký lưu hành phương tiện hoặc thực tế kiểm tra phương tiện) đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
7. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 3. điểm a khoản 4 Điều này. trừ các trường hợp được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương và quy định khác của pháp luật có liên quan, trường hợp được gia hạn, kéo dài thời hạn tạm nhập tái xuất theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương, pháp luật hải quan.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vi phạm hành chính tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều này.
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa quá cảnh, trung chuyển trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp. trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này.
c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển.
b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế. hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đã làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu, xuất khẩu thiếu so với khai hải quan về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Quy định này không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014.
6. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu hoặc trốn thuế hoặc vi phạm quy định pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
8. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:
a) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ, trừ quy định tại khoản 8 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan.
c) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa.
d) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
đ) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu.
g) Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan.
b) Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.
c) Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.
3. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan.
b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan.
c) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
d) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.
Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu. số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
5. Thực hiện xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 500.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do cá nhân thực hiện, từ 2.000.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do tổ chức thực hiện.
6. Vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là hành vi trốn thuế thì xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
7. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý
1. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bàng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000. 000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý khác, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam.
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Trị giá tang vật vi phạm tại Điều này là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9,14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
b) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện để thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan về kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
b) Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, dữ liệu điện tử.
c) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan.
b) Cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan.
b) Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
6. Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo. sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan.
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan.
d) Bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định.
8. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực tế không đúng với khai hải quan về lượng, tên hàng, chủng loại mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định của pháp luật hải quan về khai bổ sung, trừ trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 10, khoản 11 Điều này.
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là chứng từ, tài liệu giả mạo. chứng từ, tài liệu không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
10. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này.
b) Buộc tiêu hủy tang vật trong trường hợp hàng hóa vi phạm là văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5. điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này.
d) Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 6 Điều này.
11. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này để trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, đóng chung container, đóng chung toa xe chở hàng, thay đổi phương thức vận chuyển, thay đổi phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm từ hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất mà không thông báo với cơ quan hải quan.
c) Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại hoặc đến cơ sở, nơi lưu giữ khác với địa điểm ban đầu đã thông báo với cơ quan hải quan để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà không thông báo cho cơ quan hải quan.
d) Thực hiện vận chuyển hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế đến cửa hàng miễn thuế, tàu bay và ngược lại mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan.
b) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
c) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan.
d) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan.
đ) Lưu giữ hàng hóa được đưa về bảo quản tại địa điểm không đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Trường hợp vi phạm quy định tại điểm này mà tang vật vi phạm thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và không vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo mà hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã bị tiêu thụ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu niêm phong giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này.
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
c) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
9. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này mà hàng hóa đã bị tiêu thụ và vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì ngoài việc bị xử phạt theo điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này còn bị xử phạt về hành vi tương ứng quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vái một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định.
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa, đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
c) Đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới quốc gia trên đất liền không đúng tuyến đường, không đúng cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn.
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
đ) Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2. khoản 3. khoản 4. các điểm a, d khoản 5. khoản 6 Điều này. trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d khoản 8 Điều này.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này mà tang vật vi phạm là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2. khoản 3. khoản 4. điểm a khoản 5. khoản 6 Điều này.
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế
1. Các hành vi trốn thuế gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế. tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định.
c) Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công. sản phẩm sản xuất xuất khẩu. sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất.
đ) Khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về lượng, chủng loại, sản phẩm gia công. sản phẩm sản xuất xuất khẩu. sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất. hàng tái xuất.
e) Không kê khai về nguyên liệu, vật tư mua trong nước có thuế xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu. khai sai phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công làm tăng số tiền thuế được miễn đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu trở lại Việt Nam.
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan.
h) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng, định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật.
l) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền như sau:
a) Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
b) Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
5. Vi phạm quy định tại các điểm c, h khoản 1 Điều này mà không có chứng từ để khai bổ sung thì xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.
Điều 15. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy, vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. phòng, chống tệ nạn xã hội. phòng cháy, chữa cháy. phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Vận chuyển ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “Vận chuyển lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. xuất khẩu, nhập khẩu ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “mua bán lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 23 Nghị định số 3 5/2019/NĐ-CP.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm nhập khẩu gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
b) Buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam. hàng hóa xuất khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 16. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc hàng hóa có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng đến dưới 20 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 20 đến dưới 50 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 50 đến dưới 70 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 70 đến dưới 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa.
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 17. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam
1. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch, giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng dưới 30.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền bằng 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này. trừ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn nêu tại điểm này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu mà không có văn bản chỉ định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà tang vật vi phạm là hàng nhập khẩu. trừ trường hợp hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chỉ định nhập khẩu trong thời hạn nêu tại điểm này.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tạm nhập, tái xuất hàng hóa (trừ hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất) phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất mà không có giấy phép.
b) Tạm xuất, tái nhập hàng hóa phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tạm nhập, tái xuất (trừ hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất) hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
b) Tạm xuất, tái nhập hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có giấy phép tạm xuất, tái nhập.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện mà không đủ điều kiện để kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c khoản 8 Điều này.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.
b) Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt.
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng mà không thông báo với cơ quan hải quan.
b) Thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì. đóng ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan theo dõi, giám sát.
c) Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan quản lý, theo dõi.
d) Không đưa hàng hóa, nguyên liệu, vật tư ra khỏi kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế khi quá thời hạn lưu giữ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan hải quan nơi quản lý kho ngoại quan.
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan không được phép của cơ quan hải quan.
c) Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ.
d) Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
b) Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan.
c) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. trừ trường hợp tang vật vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hóa phẩm có nội dung độc hại. sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành. xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa tang vật vi phạm hành chính ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan.
Điều 25. Vi phạm quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện trích chuyển tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế mở tại tổ chức tín dụng liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
b) Thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan.
Điều 26. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
1. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Phần thứ tư Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và quy định tại Nghị định này.
2. Trong một lô hàng có hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính và hàng hóa không phải là tang vật vi phạm hành chính thì chỉ được tạm giữ hàng hóa là tang vật vi phạm.
3. Đối với tang vật là ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới thì chỉ tạm giữ số ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt vượt quá số ngoại tệ, tiền Việt Nam không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 Nghị định này khi đang thi hành công vụ.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3. Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hải quan xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định này khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ. e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
6. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế với mức phạt tối đa theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế năm 2019.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 40.000. 00 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân. phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Điều 32. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan chuyển vụ vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm ra quyết định xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thì những người này chuyển vụ vi phạm để Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định xử phạt.
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì hải quan được giao quản lý địa bàn có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này. trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện xử phạt theo thẩm quyền.
6. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
a) Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7. điểm a khoản 6 Điều 8. điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
b) Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 7. khoản 2 Điều 7. các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 3 Điều 7. điểm c khoản 4 Điều 7. các khoản 1, 2, 3,4 Điều 8. các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 8. điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 10. các khoản 1, 2, 3 Điều 11. khoản 1 Điều 12. khoản 1 Điều 13. các khoản 1, 2 Điều 23. các khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định này.
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7. Điều 8. các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, b khoản 5 Điều 10. các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11. các điểm a, b, c khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 11. các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12. khoản 1, 2, 3, 4, 7, 8 Điều 13. các điểm a, b, c, d khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 15. điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16. các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17. Điều 18 (trừ trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của các chức danh này). Điều 19. các khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 20. các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 21. các khoản 1, 2, điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 3, khoản 4 Điều 22. Điều 23. các khoản 1, 2 Điều 24. các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này.
d) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13,15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này.
đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. các khoản 1, 3,4 Điều 25 Nghị định này.
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại các Điều 9, 14 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này.
7. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21,22, 23,24 Nghị định này.
8. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình. trừ hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 14, 25 Nghị định này.
9. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi không có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
b) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
c) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3, khoản 4, các điểm a, b, c khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm a, d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
10. Ở những địa điểm trong vùng biển Việt Nam, nơi không có tổ chức hải quan thì Cảnh sát biển Việt Nam đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 31 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
e) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
Điều 33. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và quy định tại Nghị định này.
2. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và b khoản 5 Điều 5 Nghị định này ghi trong quyết định xử phạt chưa được thực hiện thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 28. các khoản 3, 4, 5 Điều 29. các khoản 3, 4 Điều 30. các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 31 Nghị định này áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. tịch thu đối với các loại tang vật khác.
Điều 34. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Đối tượng được miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính:
a) Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn tiền phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan được miễn, giảm tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn tiền phạt, trong đó nêu rõ: Lý do đề nghị miễn tiền phạt. giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh, bệnh hiểm nghèo, hoặc trường hợp bất khả kháng khác. số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đề nghị miễn. số, ký hiệu, ngày, người ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đề nghị miễn tiền phạt.
b) Trường hợp thiệt hại về tài sản, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm bồi thường (nếu có) thì phải kèm theo văn bản chứng thực về bồi thường thiệt hại, về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
c) Văn bản của một trong các cơ quan, tổ chức sau: Công an xã, phường, thị trấn. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy xác nhận người nộp thuế bị thiệt hại do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ và thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có văn bản công bố tình trạng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền.
3. Trình tự miễn tiền phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt do vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến người đã ra quyết định xử phạt.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ nhận đủ hồ sơ người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và gửi đến cấp trên trực tiếp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung theo quy định.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có văn bản đề nghị miễn biết. nếu không đồng ý với việc miễn tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
4. Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
5. Thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Hướng dẫn
Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2020.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ hết hiệu lực thi hành.
3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 36. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 37. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Hướng dẫn
Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn thì bị xử phạt như sau:
...
2. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
g) Các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn.
Hướng dẫn
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:
...
l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:
...
l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.*
Hướng dẫn
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hóa theo quy định của pháp luật.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Lưu giữ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan, không phù hợp với điều kiện bảo quản, lưu giữ của kho.*
Từ khóa: Công văn 7594/TCHQ-PC, Công văn số 7594/TCHQ-PC, Công văn 7594/TCHQ-PC của Tổng cục Hải quan, Công văn số 7594/TCHQ-PC của Tổng cục Hải quan, Công văn 7594 TCHQ PC của Tổng cục Hải quan, 7594/TCHQ-PC
File gốc của Công văn 7594/TCHQ-PC năm 2020 về thực hiện Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Xuất nhập khẩu
- Quyết định 2302/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Công văn 4833/TCHQ-GSQL năm 2021 xử lý xe ô tô tồn đọng theo quy định Quyết định 14/2021/QĐ-TTg do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4839/TCHQ-TXNK về công tác thu ngân sách nhà nước cuối năm 2021 do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4805/TCHQ-TXNK năm 2021 về khai báo C/O đối với mặt hàng sợi chịu thuế chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- Quyết định 2556/QĐ-TCHQ năm 2021 về Sổ tay hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4799/TCHQ-TXNK năm 2021 về gia hạn thời gian nộp thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4797/TCHQ-KTSTQ năm 2021 thực hiện công tác Kiểm tra sau thông quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4798/TCHQ-TXNK năm 2021 thực hiện công tác báo cáo vướng mắc phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành
- Thông báo 4800/TB-TCHQ năm 2021 về kết quả xác định trước mã số đối với Module điều khiển tín hiệu chiếu sáng của đèn LED do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4779/TCHQ-TXNK năm 2021 về điều chỉnh Danh mục miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án xây dựng tuyến Đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Dự án) do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 7594/TCHQ-PC năm 2020 về thực hiện Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 7594/TCHQ-PC |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Mai Xuân Thành |
Ngày ban hành | 2020-11-30 |
Ngày hiệu lực | 2020-11-30 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Văn bản Được hướng dẫn
- Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- Luật Hải quan 2014
- Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
- Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
- Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Nghị định 167/2016/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế
- Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất, nhập cảnh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
- Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Thông tư 155/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
- Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Đăng nhập
Đăng nhập
Đăng ký
Chọn gói sản phẩm
×TT | Tên sản phẩm | Giá tiền | Đăng ký |
---|---|---|---|
1 | Gói cơ bản – 1 năm | 350.000 ₫ | Đăng nhập |
2 | Gói cơ bản – 2 năm | 700.000 ₫ | Đăng nhập |
3 | Gói cơ bản – 3 năm | 1.000.000 ₫ | Đăng nhập |
4 | Gói cơ bản – 6 tháng | 180.000 ₫ | Đăng nhập |
5 | Gói cơ bản – 5 năm | 1.600.000 ₫ | Đăng nhập |
6 | Gói nâng cao – 1 năm | 1.100.000 ₫ | Đăng nhập |
7 | Gói nâng cao – 2 năm | 2.300.000 ₫ | Đăng nhập |
8 | Gói nâng cao – 3 năm | 3.400.000 ₫ | Đăng nhập |
9 | Gói nâng cao – 6 tháng | 594.000 ₫ | Đăng nhập |
10 | Gói nâng cao – 5 năm | 5.800.000 ₫ | Đăng nhập |