Mẫu Giáo trình khung đào tạo lái xe phụ lục số 31 phụ lục iv ban hành – THÔNG TƯ 04/2022/TT-BGTVT
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
Phụ lục số 31
GIÁO TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
A. GIÁO TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1, A2
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
– Để thiết kế các bài giảng cho chương trình đào tạo lái xe các hạng A1, A2 nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại xe mô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
– Thông qua chương trình học sẽ xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
2. Yêu cầu
– Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam;
– Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
II. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Pháp luật giao thông đường bộ |
|
Những kiến thức cơ bản về Pháp luật giao thông đường bộ |
|
Ý thức chấp hành và xử lý tình huống giao thông đường bộ |
|
Phòng chống tác hại rượu, bia khi tham gia giao thông |
|
Thực hành cấp cứu tai nạn giao thông |
2 |
Kỹ thuật lái xe |
|
Vị trí, tác dụng các bộ phận chủ yếu của xe mô tô |
|
Kỹ thuật lái xe cơ bản |
|
Nội dung đào tạo cho người khuyết tật |
|
Tập lái xe trong sân tập |
|
Tập phanh gấp |
|
Tập lái vòng cua |
B. GIÁO TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG A3, A4
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
– Để thiết kế các bài giảng cho chương trình đào tạo lái xe các hạng A3, A4 nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, một số cấu tạo, sửa chữa thông thường, phân loại hàng hóa, kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại xe mô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
– Thông qua chương trình học sẽ xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
2. Yêu cầu
– Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam, một số cấu tạo, sửa chữa thông thường, phân loại hàng hóa, kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng;
– Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
II. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Pháp luật giao thông đường bộ |
|
Phần I. Luật Giao thông đường bộ |
|
Chương I: Những quy định chung |
|
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ |
|
Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ |
|
Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ |
|
Chương V: Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
|
Chương VI: Vận tải đường bộ |
|
Phần II. Biển báo hiệu đường bộ |
|
Chương I: Quy định chung |
|
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông |
|
Chương III: Biển báo hiệu |
|
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác |
|
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông |
|
Các tính chất của sa hình |
|
Các nguyên tắc đi sa hình |
|
Kiểm tra |
2 |
Cấu tạo và sửa chữa thông thường |
|
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động |
|
Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển |
|
Sửa chữa thông thường |
3 |
Nghiệp vụ vận tải |
|
Phân loại hàng hóa, phân loại hành khách |
|
Các thủ tục giấy tờ trong vận tải |
|
Trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải |
4 |
Kỹ thuật lái xe |
|
Kỹ thuật lái xe cơ bản |
|
Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 8, số 3 |
|
Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm |
|
Bài tập tổng hợp |
C. GIÁO TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ
I. MÔN HỌC PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
– Để thiết kế các bài giảng môn học Pháp luật giao thông đường bộ, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và phương pháp xử lý các tình huống khi tham gia giao thông.
– Thông qua môn học Pháp luật giao thông đường bộ sẽ xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học Pháp luật giao thông đường bộ:
– Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam;
– Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Phần I. Luật Giao thông đường bộ |
|
Chương I: Những quy định chung |
|
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ |
|
Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ |
|
Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ |
|
Chương V: Vận tải đường bộ |
2 |
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ |
|
Chương I: Quy định chung |
|
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông |
|
Chương III: Biển báo hiệu |
|
Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu |
|
Biển báo cấm |
|
Biển báo nguy hiểm |
|
Biển hiệu lệnh |
|
Biển chỉ dẫn |
|
Biển phụ |
|
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác |
|
Vạch kẻ đường |
|
Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn |
|
Cột kilômét |
|
Mốc lộ giới |
|
Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng |
|
Báo hiệu trên đườngcao tốc |
|
Báo hiệu cấm đi lại |
|
Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại |
3 |
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông |
|
Chương I: Các đặc điểm của sa hình |
|
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình |
|
Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình |
II. MÔN HỌC CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA THÔNG THƯỜNG
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường, nhằm trang bị cho học viên có được những kiến thức cơ bản về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm, các hệ thống trên xe ô tô thông dụng và làm quen một số đặc điểm kết cấu trên xe ô tô hiện đại;
– Thông qua môn học người học có thể hiểu được việc Bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường của xe ô tô.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường người học:
– Có khả năng đọc được các sơ đồ, bản vẽ đơn giản về cấu tạo ô tô;
– Hiểu được tác dụng, sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc và những chú ý trong sử dụng các cụm, các hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng;
– Nắm được việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa các hư hỏng thông thường.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Giới thiệu chung về xe ô tô |
2 |
Động cơ xe ô tô |
3 |
Cấu tạo Gầm ô tô |
4 |
Hệ thống Điện xe ô tô |
5 |
Các hệ thống an toàn chủ động trang bị trên xe ô tô |
6 |
Hệ thống tự chẩn đoán trên ô tô và các hư hỏng thông thường |
7 |
Nội quy xưởng và kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề |
8 |
Bảo dưỡng kỹ thuật xe ô tô và các hư hỏng thông thường |
III. MÔN HỌC NGHIỆP VỤ VẬN TẢI
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng Môn học nghiệp vụ vận tải, nhằm trang bị cho người học lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải các kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông, đạo đức nghề nghiệp để từ đó nâng cao nghiệp vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
1.2. Yêu cầu
Thông qua Môn học nghiệp vụ vận tải người học:
– Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô, một số nội dung cần lưu ý khi điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn giao thông;
– Hiểu biết các quy định của pháp luật về vận tải đường bộ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp;
– Các kiến thức để áp dụng được vào thực tế các nội dung, nhiệm vụ của người lái xe trong Quy trình đảm bảo an toàn giao thông; xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thông thường xảy ra đối với hành khách khi đang lưu thông trên đường.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật |
2 |
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô |
3 |
Trách nhiệm của người lái xe |
4 |
Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải |
IV. MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÁI XE VÀ VĂN HÓA GIAO THÔNG
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng Môn học nhằm trang bị cho học viên trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về phẩm chất, đạo đức của người lái xe, cơ chế thị trường và cạnh tranh trong hoạt động vận tải, trách nhiệm của người sử dụng lao động, văn hóa khi tham gia giao thông và tác hại rượu bia
1.2. Yêu cầu
Thông qua Môn học Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông người học:
– Nắm được đạo đức nghề nghiệp của người lái xe, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong kinh doanh vận tải.
– Có kiến thức về văn hóa giao thông và phòng chống tác hại rượu bia khi tham gia giao thông, các kiến thức cơ bản về sơ, cấp cứu.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay |
2 |
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe |
3 |
Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải |
4 |
Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải |
5 |
Văn hóa giao thông |
6 |
Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
7 |
Thực hành cấp cứu |
V. MÔN HỌC KỸ THUẬT LÁI XE
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng Môn học Kỹ thuật lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe:
– Những kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô;
– Các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại ô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học Kỹ thuật lái xe người học:
– Có kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô;
– Nắm được các kiến thức và biết vận dụng kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Vị trí, tác dụng các bộ phận trong buồng lái |
2 |
Kỹ thuật lái xe cơ bản |
3 |
Kỹ thuật lái xe trên các loại đường |
4 |
Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động |
5 |
Kỹ thuật lái xe ô tô chở hàng hóa |
6 |
Tâm lý điều khiển xe ô tô |
7 |
Phương pháp thực hành lái xe tổng hợp |
8 |
Giới thiệu một số tính năng của xe ô tô đời mới, xe ô tô điện |