ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 259/KH-UBND | Hải Phòng, ngày 28 tháng 9 năm 2023 |
Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-HĐND giai đoạn 2024-2025 với các nội dung như sau:
- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại "Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025.
- Phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gắn liền với từng chỉ tiêu cần đạt được của từng Sở, ngành, đơn vị, địa phương.
Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND và Đề án số 3657/ĐA-UBND ngày 18/6/2018; Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện triển khai Nghị quyết số 17/NQ-HĐND giai đoạn 2024-2025.
1. Nhiệm vụ giai đoạn 2024-2025
- Tiếp tục phấn đấu thực hiện đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND đã đề ra, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét, toàn diện trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
- Nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hiểu biết và thực hành về an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và các đối tượng kinh doanh dịch vụ liên quan có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.
- Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm:
+ 100% người quản lý có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm;
+ 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm;
+ 85% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm;
+ Tiếp tục duy trì 100% cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+ Các cơ sở dịch vụ phục vụ chế biến thuỷ sản; thu mua nguyên liệu; sơ chế nông lâm thuỷ sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng.
- Duy trì các phòng Kiểm nghiệm và mở rộng các chỉ tiêu kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025.
- Thực phẩm lưu thông trên thị trường cơ bản được kiểm soát về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng. Xây dựng và phát triển "Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn", phấn đấu tổng sản lượng sản phẩm thực phẩm tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đạt 55% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thực phẩm cùng loại trên địa bàn.
- Chủ động giám sát mối nguy, ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính; hạn chế tới mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc và tử vong do ngộ độc thực phẩm; chú trọng công tác phòng ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể tại các Khu công nghiệp, bếp ăn tập thể tại các trường học trên địa bàn thành phố.
(Một số chỉ tiêu phấn đấu tại Phụ lục 2 kèm theo)
Quán triệt, tuyên truyền phổ biến nội dung của Nghị quyết số 17/NQ- HĐND, tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thành phố khi triển khai thực hiện.
Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông và Uỷ ban nhân dân các cấp chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, bám sát các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND như: truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, lập đề án theo từng chuyên đề, đặc biệt đối với các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp quản lý.
- Tổ chức Hội nghị triển khai, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-HĐND.
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý về an toàn thực phẩm cấp huyện, xã.
- Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, truyền thông về an toàn thực phẩm, đảm bảo đa dạng về cách thức, đối tượng tham gia.
- Thực hiện giám sát chất lượng mẫu thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc các mẫu thực phẩm đang lưu thông trên thị trường. Các chỉ tiêu được chỉ điểm kiểm nghiệm sẽ lựa chọn theo từng thời điểm cụ thể.
- Trang bị các bộ test nhanh an toàn thực phẩm hỗ trợ các đơn vị quản lý an toàn thực phẩm cấp huyện, xã.
- Tổ chức lớp tập huấn cấp chứng chỉ cho người lấy mẫu thực phẩm lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
- Triển khai sâu rộng công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Viết báo cáo chuyên đề.
- Kịp thời khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức đã thực hiện tốt trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, trong triển khai Nghị quyết số 17/NQ-HĐND.
(Cụ thể tại Phụ lục 1 đính kèm Kế hoạch này)
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Thời gian: Từ 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
2. Phạm vi: Trên phạm vi toàn thành phố.
III. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được giao và các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố; triển khai thực hiện nội dung nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, bám sát các chỉ tiêu phấn đấu và các nội dung công việc cụ thể (tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm).
Từ nguồn ngân sách thành phố đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố.
(Dự trù kinh phí tại Phụ lục 3 đính kèm)
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện "Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025, đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRONG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-HĐND GIAI ĐOẠN 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT | Nội dung công việc | Đơn vị thực hiện |
1 | Hội nghị triển khai | Sở Y tế |
2 | Hội thảo, hội nghị sơ kết (cấp thành phố và quận, huyện) | Sở Y tế |
3 | Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp huyện, xã | Sở Y tế |
4 | Hoạt động thông tin, tuyên truyền, truyền thông về ATTP | Sở Y tế |
5 | Giám sát chất lượng mẫu thực phẩm (lựa chọn chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng theo từng thời điểm cụ thể) | Sở Y tế |
6 | Viết báo cáo chuyên đề | Sở Y tế |
7 | Hỗ trợ các bộ test nhanh an toàn thực phẩm | Sở Y tế |
8 | Khen thưởng: Thành phố, huyện, xã | Sở Y tế |
9 | Chương trình giám sát an toàn thực phẩm | Sở NN&PTNT |
10 | Truyền thông, phổ biến kiến thức ATTP | Sở NN&PTNT |
11 | Đào tạo chứng chỉ cho người lấy mẫu thực phẩm lĩnh vực nông lâm thủy sản | Sở NN&PTNT |
12 | Giám sát chất lượng mẫu thực phẩm (lựa chọn chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng theo từng thời điểm cụ thể) | Sở CT |
13 | Bồi dưỡng kiến thức ATTP cho bà con tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố | Sở CT |
14 | Xuất bản tài liệu tuyên truyền về vệ sinh An toàn thực phẩm | Sở TT&TT |
15 | Tuyên truyền trên Cổng Tin tức thành phố và mạng xã hội | Sở TT&TT |
16 | Xây dựng chuyên mục ATTP trên hệ thống Đài truyền thanh các quận, huyện | Sở TT&TT |
17 | Giám sát chất lượng mẫu thực phẩm (lựa chọn chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng theo từng thời điểm cụ thể) | quận/huyện |
18 | Phục vụ các hoạt động kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP | quận/huyện |
19 | Hoạt động thông tin, tuyên truyền, truyền thông về ATTP | quận/huyện |
BẢNG CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU GIAI ĐOẠN 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT | Chỉ tiêu | Mục tiêu |
1 | Tỷ lệ người quản lý có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm | 100% |
2 | Tỷ lệ người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm | 95% |
3 | Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm | 85% |
4 | Phòng Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đạt chuẩn ISO 17025 | Đạt chuẩn ISO 17025 |
5 | Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm | 100% |
6 | Tỷ lệ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm | 100% |
7 | Tỷ lệ bếp ăn tập thể (thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm | 100% |
8 | Tỷ lệ vùng nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lượng hàng hóa lớn phục vụ cho chế biến công nghiệp được giám sát dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại. | 100% |
9 | Tỷ lệ vùng nuôi thủy sản nhỏ lẻ được giám sát dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại | 80% |
10 | Tỷ lệ diện tích sản xuất rau, màu áp dụng VietGAP | 60% |
11 | Tỷ lệ các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định | 80% |
12 | Tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000... | 80% |
13 | Tỷ lệ cơ sở chế biến thủy sản thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, GHP (Thực hành vệ sinh tốt), đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm; | 100% |
14 | Tỷ lệ cảng cá, bến cá, tàu cá từ 90 mã lực trở lên đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP | 80% |
15 | Tỷ lệ cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ chế biến thủy sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP | 80% |
16 | Tỷ lệ cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nông lâm thủy sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP | 80% |
17 | Tỷ lệ thịt, rau, củ, quà tươi sống tiêu thụ trên địa bàn thành phố có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm | 60% |
18 | Tỷ lệ chợ được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát) | 80% |
19 | Số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên so với trung bình giai đoạn 2011-2016 | Giảm 50% |
20 | Số người mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính/100.000 dân | < 07 |
KINH PHÍ DỰ TRÙ TRONG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-HĐND GIAI ĐOẠN 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT | Nội dung công việc | Đơn vị thực hiện | Năm 2024 | Năm 2025 |
1 | Hội nghị triển khai | Sở Y tế | 20.000.000 | 20.000.000 |
2 | Hội thảo, hội nghị sơ kết (cấp thành phố và quận, huyện) | Sở Y tế | 35.000.000 | 35.000.000 |
3 | Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp huyện, xã | Sở Y tế | 190.000.000 | 200.000.000 |
4 | Hoạt động thông tin, tuyên truyền, truyền thông về ATTP | Sở Y tế | 351.000.000 | 355.660.000 |
5 | Giám sát chất lượng mẫu thực phẩm (lựa chọn chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng theo từng thời điểm cụ thể) | Sở Y tế | 190.000.000 | 190.000.000 |
6 | Viết báo cáo chuyên đề | Sở Y tế | 14.000.000 | 14.000.000 |
7 | Hỗ trợ các bộ test nhanh an toàn thực phẩm | Sở Y tế | 500.000.000 | 500.000.000 |
8 | Khen thưởng: Thành phố, huyện, xã | Sở Y tế | 100.000.000 | 100.000.000 |
9 | Chương trình giám sát an toàn thực phẩm | Sở NN&PTNT | 149.500.000 | 150.000.000 |
10 | Truyền thông, phổ biến kiến thức ATTP | Sở NN&PTNT | 1.141.500.000 | 1.200.000.000 |
11 | Đào tạo chứng chỉ cho người lấy mẫu thực phẩm lĩnh vực nông lâm thủy sản | Sở NN&PTNT | 250.000.000 | 250.000.000 |
12 | Giám sát chất lượng mẫu thực phẩm (lựa chọn chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng theo từng thời điểm cụ thể) | Sở CT | 40.720.000 | 50.000.000 |
13 | Bồi dưỡng kiến thức ATTP cho bà con tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố | Sở CT | 80.340.000 | 80.340.000 |
14 | Xuất bản tài liệu tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm | Sở TT&TT | 50.000.000 | 50.000.000 |
15 | Tuyên truyền trên Cổng Tin tức thành phố và mạng xã hội | Sở TT&TT | 40.000.000 | 40.000.000 |
16 | Xây dựng chuyên mục ATTP trên hệ thống Đài truyền thanh các quận, huyện | Sở TT&TT | 190.000.000 | 200.000.000 |
17 | Giám sát chất lượng mẫu thực phẩm (lựa chọn chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng theo từng thời điểm cụ thể) | quận/huyện | 30.500.000 | 35.000.000 |
18 | Phục vụ các hoạt động kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP | quận/huyện | 537.000.000 | 500.000.000 |
19 | Hoạt động của Ban chỉ đạo | quận/huyện | 16.250.000 | 30.000.000 |
20 | Hoạt động thông tin, tuyên truyền, truyền thông về ATTP | quận/huyện | 815.190.000 | 800.000.000 |
Tổng cộng | 4.741.000.000 | 4.800.000.000 |
File gốc của Kế hoạch 259/KH-UBND năm 2023 triển khai “Nghị quyết 17/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2024-2025 đang được cập nhật.
Kế hoạch 259/KH-UBND năm 2023 triển khai “Nghị quyết 17/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2024-2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hải Phòng |
Số hiệu | 259/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Lê Khắc Nam |
Ngày ban hành | 2023-09-28 |
Ngày hiệu lực | 2023-09-28 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |