HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145-CP | Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 1977 |
Sản xuất công nghiệp được đẩy mạnh, có khí thế trong cả nước và đã đạt sản lượng lương thực năm 1976 cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên do chưa khai thác tốt những tiềm lực sẵn có của nông nghiệp cả hai miền, do công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo thu mua làm chưa thật tốt, lại thêm một số tỉnh bị mất mùa nặng, nên cân đối lương thực của Nhà nước, nhất là từ đầu năm 1977 đến nay rất khẩn trương. Công tác lương thực hiện nay là một công tác hết sức cấp bách.
Trong công nghiệp, phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động được động viên khá mạnh mẽ. Nhưng trước mắt các ngành sản xuất đang có khó khăn về nguyên liệu, vật liệu và phụ tùng, nhất là nguyên liệu, phụ tùng nhập khẩu và một số nguyên liệu nông lâm sản, đồng thời công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất cũng còn có nhiều thiếu sót nên nhiều ngành không đạt được kế hoạch.
Các khâu lưu thông phân phối, thương nghiệp, tài chính, tiền tệ, giá cả còn nhiều mặt yếu và lúng túng trong khi vươn lên làm nhiệm vụ quản lý trong cả nước.
..................................................
..................................................
[1])
Do các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế chưa quán triệt ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nắm nguồn hàng, quản lý tiền tệ và quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay, đồng thời do thiếu sự chỉ đạo cụ thể của các ngành ở trung ương và các tỉnh, thành phố nên việc tổ chức thực hiện chỉ thị số 147-TTg ở các ngành, các tỉnh và thành phố chưa thu được kết quả đáng kể.
Để thực hiện yêu cầu trên đây, các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo chặt chẽ xuống tận cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị công tác (kể cả đơn vị quân đội) thực hiện tốt các công tác quan trọng sau đây:
Phát triển sản xuất là điều kiện quyết định đảm bảo vững chắc cho lưu thông bình thường, ổn định nền tài chính và tiền tệ, ổn định đời sống nhân dân. Các ngành ở trung ương phải thực hiện đầy đủ chức năng quản lý toàn ngành, tăng cường giúp đỡ cho các tỉnh, thành phố và cơ sở trực thuộc đẩy mạnh sản xuất. Các đơn vị phải phát huy vai trò làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức trong nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã được giao.
Phải mở rộng hơn nữa mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ và căng tin ở cơ quan, xí nghiệp, cải tiến phương thức phân phối hàng hóa ở các tỉnh phía Nam để giữ vững vai trò chủ đạo trên thị trường, làm tốt nhiệm vụ tập trung nắm nguồn hàng, và thống nhất thu mua và phân phối các mặt hàng Nhà nước quản lý.
Phải nghiêm cấm cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức và nhân dân không được đem tiền phía Bắc vào phía Nam để đổi chác ở thị trường chợ đen, tạo điều kiện cho bọn gian thương nắm cả hàng và tiền trong tay chống phá chính sách cải tạo, gây rối thị trường.
2. Kiên quyết thực hiện thống nhất quản lý thu chi tài chính.
Bộ Tài chính cần phối hợp với các ngành, các cấp soát lại các khoản thu, chi, kiên quyết thu đúng, thủ đủ, kịp thời và không bỏ sót các khoản thu, nguồn thu.
Ngành tài chính phải tăng cường và củng cố bộ máy để tận thu các loại thuế đã ban hành, trước hết là tận thu loại thuế lợi tức siêu ngạch đánh vào thu nhập của tư sản trong việc kiên quyết đấu tranh chống bọn tư sản trốn thuế, lậu thuế, nếu cần thiết phải đưa ra tòa án xét xử. Đi đôi với việc tăng thu, chống thất thu các loại thuế, cần bảo đảm thu đúng chính sách, đúng chế độ; các cấp chính quyền địa phương không được tự ý đặt ra các loại thuế hoặc thu thêm thủ tục phí gây phiền hà thắc mắc trong nhân dân, gây ra tham ô, lợi dụng. Phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật tài chính, tiết kiệm chi tiêu, cấm chi việc chi tiêu vô nguyên tắc, ngoài chế độ.
3. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý tiền tệ và thu chi tiền mặt
Cơ quan ngân hàng các cấp phải bàn và xác định với các cơ quan, đơn vị kinh tế về mức tồn quỹ tiền mặt cần thiết. Kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu tiền mặt và tồn quỹ tiền mặt. Tất cả các cơ quan, đơn vị có quỹ riêng đều phải kê khai quỹ với cơ quan tài chính và phải nộp vào ngân sách Nhà nước các quỹ trái phép, đồng thời phải nộp vào ngân hàng các loại ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý theo như chế độ của Nhà nước đã quy định.
Trong tình hình hàng hóa chưa dồi dào, nhân dân còn giữ tiền mặt sau khi bán nông sản, nhất là ở các tỉnh phía Nam, cần tăng cường công tác vận động nhân dân, cán bộ, bộ đội tiết kiệm tiêu dùng, chi tiêu có kế hoạch và gửi tiền tiết kiệm nhằm góp phần tăng nguồn vốn tín dụng. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần lãnh đạo chặt chẽ công tác vận động gửi tiền tiết kiệm gắn công tác vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm với công tác kinh tế văn hóa ở địa phương, với việc phát động phong trào thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, đơn vị bộ đội và trong các hợp tác xã.
4. Hết sức coi trọng chỉ đạo thực hiện sự thăng bằng giữa ba mặt hàng hóa, tài chính, tiền tệ.
Để thực hiện yêu cầu thăng bằng ba mặt, Ngân hàng Nhà nước phải cùng với cơ quan thống kê, kế hoạch xây dựng bảng cân đối thu chi tiền tệ dân cư của từng tỉnh, thành phố, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cân đối tiền - hàng cho từng tỉnh, thành phố và các tỉnh, thành phố phải lập bảng cân đối như vậy cho từng huyện. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng để xây dựng cấp huyện thành đơn vị kinh tế cơ bản kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, kết hợp sản xuất với lưu thông, phân phối, tiêu dùng từ cơ sở.
Quản lý hàng hóa và tiền tệ trên thị trường tự do là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, giữa những người làm chủ tập thể với bọn đầu cơ, tích trữ, buôn lậu và những phần tử tự tư, tự lợi nhằm thủ tiêu từng bước những mặt tiêu cực trong nền kinh tế, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, hoàn thành sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
([1]) Không in một đoạn
File gốc của Nghị quyết số 145-CP về việc tăng cường quản lý nguồn hàng, quản lý thu chi tài chính và tiền mặt, ra sức phấn đấu ổn định thị trường và đời sống nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Nghị quyết số 145-CP về việc tăng cường quản lý nguồn hàng, quản lý thu chi tài chính và tiền mặt, ra sức phấn đấu ổn định thị trường và đời sống nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Số hiệu | 145-CP |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Phạm Hùng |
Ngày ban hành | 1977-06-06 |
Ngày hiệu lực | 1977-06-21 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Đã hủy |