BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 160/2003/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2003 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Cãn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Công văn số 1912/BNV-TCBC ngày 15/8/2003 của Bộ Nội vụ về việc thoả thuận lập Phòng tại một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Văn phòng Bộ Tài chính (sau đây gọi là Văn phòng Bộ) là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo, điều phối hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc của Bộ; tổ chức quản lý công tác hành chính lưu trữ; công tác báo chí tuyên truyền, thi đua, khen thưởng của Bộ Tài chính,
Điều 2: Văn phòng Bộ có các nhiệm vụ:
1/ Tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trong chỉ đạo, điều phối hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ:
a. Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc của Bộ Tài chính; tổ chức điều phối, đôn đốc và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện kế hoạch công tác; quy chế làm việc; là đầu mối phối hợp với các đơn vị để triển khai các hoạt động của Bộ.
b. Đề xuất những vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật cần tổ chức nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
c. Thẩm tra cuối cùng tính hợp pháp, sự phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước của các văn bản do các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ soạn thảo để trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
d. Chuẩn bị chương trình, nội dung, đôn đốc các tổ chức, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chuẩn bị tài liệu các cuộc họp, làm việc của lãnh đạo Bộ với lãnh đạo các cơ quan của Đảng và Nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị trong ngành tài chính; tổ chức ghi biên bản và lưu hồ sơ về các cuộc họp.
đ. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Quyết định của Bộ trưởng; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, chế độ thông tin, báo cáo, quy chế làm việc của Bộ và kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tài chính các giải pháp nhằm bảo đảm hiệu lực của các Chỉ thị, Quyết định và các quy định khác của Bộ.
e. Trình Bộ các đự án, đề án được giao; tổng hợp đánhgiá tình hình thực hiện Nghị quyết của Đảng, chương trình hành động củaChính phủ, Bộ Tài chính và tình hình, kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách tài chính đã ban hành.
g. Chủ trì cuộc họp với các tổ chức, đơn vị có liên quan thuộc Bộ để thống nhất việc giải quyết các vấn đề còn có ý kiến khác nhau; chủ trì tổ chức họp giao ban theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
h. Thực hiện và đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy chế về công tác thông tin, báo cáo đối với cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
i. Tổ chức cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho lãnh đạo Bộ về tình hình kinh tế, xã hội nổi bật trong và ngoài nước; các vấn đề có liên quan đến công việc đa và đang được lãnh đạo Bộ giải quyết.
2/ Về công tác hành chính, văn thư:
a. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư tại cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật.
b. Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện thống nhất các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính về công tác văn thư và các thủ tục hành chính khác.
c. Tổ chức in ấn tài liệu phục vụ công tác của Bộ.
d. Kiểm tra và chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính đối với các văn bản do Bộ Tài chính ban hành.
đ. Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giữ bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
3/ Về công tác lưu trữ:
a- Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ tại cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật.
b. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện thống nhất các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính về công tác lưu trữ.
4/ Về công tác báo chí tuyên truyền, công tác thi đua:
a. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Tài chính;hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành.
b. Quản lý hoạt động báo chí, xuất bản của Bộ Tài chính; là đầu mối tổ chức các cuộc họp báo, cung cấp thông tin về các hoạt động của Bộ Tài chính cho các cơ quan báo chí theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c. Hàng tuần thực hiện điểm báo và thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ đối với các vấn đề báo chí đã nêu để các tổ chức, đơn vị có liên quan kiểm tra và báo cáo lãnh đạo Bộ.
d. Tổ chức thức hiện và hướng dẫn các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp và quản lý các tài liệu lịch sử, truyền thống của ngành tài chính.
5/ Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Tàí chính; thường trực Hội đồng thi đua Bộ Tài chính.
6/ Quản lý Đoàn xe theo quy định của Bộ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ có quyền:
1/ Yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ nhiệm vụ công tác được giao.
2/ Chuyển trả, yêu cầu các đơn vị hoàn thiện các đề án, hồ sơ, tài liệu trình Bộ nhưng không đảm bảo yêu cầu của lãnh đạo Bộ.
3/ Ký văn bản hướng dẫn, kiểm tra và yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và của Bộ về chương trình, kế hoạch công tác chuyên môn, công tác thi đua, khen thưởng, thông tin, tuyên truyền, hành chính, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu của ngành tài chính.
4/ Ký văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ các văn bản quan hệ công tác với các cơ quan bên ngoài theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5/ Chánh Văn phòng là người phát ngôn của Bộ trưởng, được Bộ trưởng uỷ quyền thông báo các hoạt động tài chính - ngân sách với các cơ quan báo chí theo quy định.
Điều 4. Văn phòng Bộ có Chánh Văn phòng và một số Phó Chánh văn phòng. Chánh Văn phòng có trách nhiệm quản lý toàn diện công chức của Văn phòng theo quy định của Bộ; tổ chức học tập và bồi đưỡng nâng cao trình độ cho công chức; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Bộ.
Phó Chánh văn phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được phân công.
Văn phòng Bộ có các phòng:
1/ Phòng Hành chính
2/ Phòng Lưu trữ
3/ Phòng Báo chí tuyên truyền - Thi đua
Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Chánh Văn phòng quy định.
Văn phòng Bộ tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với tổ chức phòng. Đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Chánh Văn phòng có trách nhiệm tổ chức công việc, phân côngnhiệm vụ cho từng công chức phù hợp với chức danh tiêu chuẩn, năng lực và chuyên môn được đào tạo để hoàn thành nhiệm vụ.
Biên chế của Văn phòng Bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyđịnh.
Điều 5: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 277 TC/QĐ/TCCB ngày 14/3/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ Tài chính.
Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị và Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHINH |
File gốc của Quyết định 160/2003/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 160/2003/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 160/2003/QĐ-BTC |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành | 2003-09-25 |
Ngày hiệu lực | 2003-09-25 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |