BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2011/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2011 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, CHỈ ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ PHÒNG THỬ NGHIỆM NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007;
Căn cứ Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;
Căn cứ Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn yêu cầu, trình tự thủ tục đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định thủ tục đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng với các phòng thử nghiệm, các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động đánh giá, chỉ định phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phòng thử nghiệm: là tổ chức kỹ thuật thực hiện việc xác định đặc tính của sản phẩm, hàng hóa, vật liệu, thiết bị, kết cấu, hiện tượng vật lý, quá trình hoặc dịch vụ cụ thể theo một quy trình xác định.
3. Đánh giá phòng thử nghiệm: là hoạt động kiểm tra, xem xét sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và năng lực phân tích đối với từng chỉ tiêu chất lượng so với quy định hay tiêu chuẩn cụ thể.
4. Cơ quan đánh giá và chỉ định: là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm.
Điều 3. Cơ quan đánh giá và chỉ định
1. Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về giống cây trồng lâm nghiệp, gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
2. Tổng cục Thuỷ lợi là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về công trình thuỷ lợi, cấp thoát nước, đê điều;
4. Cục Trồng trọt là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về giống cây trồng, đất, phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt;
6. Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông, lâm sản;
7. Cục Thú y là cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về bệnh động vật, thuốc và nguyên liệu thuốc thú y;
8. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về chất lượng sản phẩm nông lâm sản, thủy sản thực phẩm và phi thực phẩm;
10. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan đánh giá, trình Bộ ban hành quyết định chỉ định Phòng thử nghiệm đa ngành (từ 2 lĩnh vực trở lên).
1. Việc đánh giá, chỉ định phòng thử nghiệm do các cơ quan quản lý có thẩm quyền quy định tại Điều 3 thực hiện dựa trên cơ sở xem xét năng lực của phòng thử nghiệm đáp ứng với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Những phép thử đã được các cơ quan quy định tại Điều 3 chỉ định sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng trong quá trình kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 5. Căn cứ đánh giá phòng thử nghiệm
1. Tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực của phòng thử nghiệm TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
2. Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử có liên quan.
Điều 6. Hình thức đánh giá phòng thử nghiệm
1. Đánh giá lần đầu, áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Phòng thử nghiệm lần đầu đăng ký để được đánh giá và chỉ định theo quy định tại Thông tư này;
b) Phòng thử nghiệm đã được chỉ định nhưng bị hủy bỏ hiệu lực quyết định chỉ định quy định tại Khoản 2, Điều 19 của Thông tư này.
2. Đánh giá lại, áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Phòng thử nghiệm đã được đánh giá lần đầu nhưng chưa đủ điều kiện để chỉ định.
b) Phòng thử nghiệm đã được chỉ định nhưng quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
c) Phòng thử nghiệm đã được đánh giá, chỉ định nhưng bị đình chỉ tạm thời quyết định chỉ định theo quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Thông tư này;
3. Đánh giá mở rộng, áp dụng cho các phòng thử nghiệm đã được chỉ định nhưng có đơn đăng ký đề nghị bổ sung các phép thử mới hoặc lĩnh vực mới.
Căn cứ vào báo cáo đánh giá và biên bản thẩm định kết quả đánh giá:
1. Các cơ quan quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9, Điều 3 ban hành quyết định chỉ định phòng thử nghiệm và báo cáo kết quả về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).
2. Cơ quan quy định tại Khoản 10 Điều 3 trình Bộ ban hành quyết định chỉ định phòng thử nghiệm đa ngành.
Điều 8: Mã số phòng thử nghiệm
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất cấp và quản lý mã số phòng thử nghiệm được chỉ định.
2. Mã số của phòng thử nghiệm được chỉ định được quy định trong Quyết định chỉ định của cơ quan chỉ định.
3. Mã số được thể hiện trên con dấu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
Điều 9. Phí đánh giá phòng thử nghiệm
1. Cơ quan đánh giá được thu kinh phí trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lần đầu;
b) Đánh giá lại;
c) Đánh giá mở rộng;
2. Việc thu và sử dụng phí đánh giá được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
ĐÁNH GIÁ VÀ CHỈ ĐỊNH PHÒNG THỬ NGHIỆM
a) Đơn đăng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1. Biểu mẫu BNN-01 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo năng lực của phòng thử nghiệm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2. Biểu mẫu BNN-02 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Bản sao chứng chỉ hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống đảm bảo chất lượng phòng thử nghiệm phù hợp TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tương đương (nếu có). Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực;
d) Kết quả thử nghiệm liên phòng đối với các phép thử đăng ký chỉ định;
e) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực/hoạt động thử nghiệm.
2. Đánh giá lại
a) Đơn đăng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1. Biểu mẫu BNN-01 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo kết quả hành động khắc phục (nếu có).
c) Báo cáo kết quả hoạt động thử nghiệm từ khi được chỉ định.
3. Đánh giá mở rộng
Hồ sơ đăng ký quy định tại Điểm a và d Khoản 1, Điều này.
Điều 11. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và xác nhận đăng ký
1. Hồ sơ đăng ký chỉ định phòng thử nghiệm quy định tại Điều 10 phải gửi các cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 của Thông tư này qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan đánh giá và chỉ định xem xét tính đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu cơ sở cung cấp bổ sung các hồ sơ hoặc thông tin còn thiếu.
Điều 12. Thành lập Đoàn đánh giá
1. Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đăng ký chỉ định phòng thử nghiệm, Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 ban hành quyết định thành lập đoàn đánh giá và thông báo cho phòng thử nghiệm về kế hoạch đánh giá.
1. Sự tuân thủ và phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm với quy định hiện hành.
2. Sự phù hợp về khả năng phân tích đối với các chỉ tiêu chất lượng đăng ký được chỉ định so với yêu cầu về năng lực phòng thử nghiệm và yêu cầu của các cơ quan thẩm quyền có liên quan.
3. Trường hợp phòng thử nghiệm có chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc các tiêu chuẩn tương đương do tổ chức công nhận cấp thì được xem xét quyết định giảm nội dung đánh giá sự phù hợp (các yêu cầu về quản lý) của hệ thống quản lý chất lượng đối với lĩnh vực và phép thử có chứng chỉ công nhận.
Đoàn đánh giá áp dụng cả 4 phương pháp sau đây:
1. Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của phòng thử nghiệm về những thông tin có liên quan;
2. Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của phòng thử nghiệm;
3. Quan sát thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các tiện nghi khác của phòng thử nghiệm và thao tác của nhân viên phòng thử nghiệm;
4. Đánh giá kết quả thử nghiệm liên phòng và báo cáo hành động khắc phục (nếu có).
1. Các Điều không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào biên bản đánh giá (theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 3, Biểu mẫu BNN-03 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Biên bản đánh giá phải được thông báo tại cuộc họp kết thúc. Biên bản đánh giá phải được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện phòng thử nghiệm và trưởng đoàn đánh giá.
3. Trong trường hợp đại diện phòng thử nghiệm không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của phòng thử nghiệm có quyền ghi kiến nghị, khiếu nại của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện phòng thử nghiệm không ký tên vào biên bản.
Điều 16. Gửi báo cáo kết quả đánh giá
Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt đánh giá, Trưởng đoàn phải gửi về Cơ quan đánh giá và chỉ định báo cáo kết quả đánh giá (theo mẫu tại Phụ lục 4. Biểu mẫu BNN-04 ban hành kèm theo Thông tư này) và toàn bộ hồ sơ liên quan đến đợt đánh giá.
Điều 17. Xử lý kết quả đánh giá
Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được toàn bộ hồ sơ liên quan đến kết quả đánh giá, Cơ quan đánh giá và chỉ định tiến hành thẩm định kết quả đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý tùy theo từng trường hợp cụ thể sau:
2. Trường hợp Phòng thử nghiệm đề nghị chỉ định không đáp ứng các quy định nêu tại Điều 5, Cơ quan đánh giá và chỉ định thông báo bằng văn bản cho Phòng thử nghiệm những Điều không phù hợp và thời gian khắc phục. Sau khi có văn bản báo cáo khắc phục của phòng thử nghiệm, Cơ quan đánh giá và chỉ định xem xét đánh giá các báo cáo khắc phục, nếu cần thiết sẽ cử đại diện để kiểm tra những hành động khắc phục. Nếu những Điều không phù hợp đã được khắc phục, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, báo cáo kết quả đánh giá về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đề nghị cấp mã số Phòng thử nghiệm. Khi nhận được văn bản yêu cầu, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp mã số Phòng thử nghiệm bằng văn bản. Sau khi nhận được mã số Phòng thử nghiệm, Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều 3 ban hành quyết định chỉ định và thông báo kết quả về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường); Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Khoản 10 Điều 3 trình Bộ ban hành quyết định chỉ định.
3. Trường hợp những Điều không phù hợp vẫn chưa khắc phục được, Cơ quan đánh giá và chỉ định tạm ngừng việc đánh giá cho đến khi Phòng thử nghiệm thực hiện xong việc khắc phục và có đơn đề nghị chỉ định .
Điều 18. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định
1. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định phòng thử nghiệm là ba (03) năm.
2. Ba (03) tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, phòng thử nghiệm lập hồ sơ đăng ký chỉ định lại và gửi về Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 để được chỉ định lại (nếu có nhu cầu).
Điều 19. Đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực Quyết định chỉ định phòng thử nghiệm
1. Đình chỉ hiệu lực Quyết định chỉ định:
Căn cứ các Điều không phù hợp được phát hiện thông qua các lần đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất nêu tại biên bản đánh giá, theo đề nghị của Trưởng Đoàn đánh giá, trong thời gian mười lăm (15) ngày, Cơ quan đánh giá và chỉ định ban hành quyết định tạm thời đình chỉ từng phần hoặc toàn bộ phạm vi chỉ định của phòng thử nghiệm.
2. Hủy bỏ hiệu lực quyết định chỉ định, áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Phòng thử nghiệm có bất kỳ vi phạm nào đối với các quy định nêu tại Điều 13 của Thông tư này hoặc bị phát hiện các Điều không phù hợp nhưng không có khả năng khắc phục hoặc quá sáu (06) tháng kể từ ngày các Điều không phù hợp được phát hiện nhưng chưa được khắc phục;
b) Phòng thử nghiệm bị giải thể hoặc không còn hoạt động trong phạm vi đã được chỉ định;
c) Căn cứ các Điều không phù hợp được phát hiện thông qua các lần đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất nêu tại biên bản đánh giá và theo đề nghị của Trưởng Đoàn đánh giá, hoặc theo báo cáo của phòng thử nghiệm đã được công nhận về việc bị giải thể hoặc không còn hoạt động trong phạm vi được chỉ định, trong thời gian mười lăm (15) ngày, Cơ quan đánh giá và chỉ định ban hành quyết định huỷ bỏ hiệu lực quyết định chỉ định trước đây.
3. Cơ quan đánh giá và chỉ định phải thông báo cho các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp có liên quan về phòng thử nghiệm bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực quyết định chỉ định ngay sau khi ban hành Quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỬ NGHIỆM
Điều 20. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là đơn vị đầu mối quản lý công tác đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước.
Điều 21. Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ một (01) lần/năm và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 22. Cơ quan đánh giá và chỉ định
1. Ban hành quyết định chỉ định, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực quyết định chỉ định phòng thử nghiệm do mình ban hành.
3. Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của các phòng thử nghiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 23. Thành viên Đoàn đánh giá
1. Đánh giá, xem xét sự phù hợp của phòng thử nghiệm so với quy định tại Điều 5.
2. Đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá.
3. Báo cáo thủ trưởng cơ quan đánh giá và chỉ định xử lý những trường hợp vượt thẩm quyền đã quy định.
4. Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật của phòng thử nghiệm được đánh giá, tuân thủ mọi quy định của Pháp luật hiện hành.
5. Được phép phỏng vấn, yêu cầu cho xem xét sổ sách, tài liệu, hồ sơ liên quan đến phòng thử nghiệm, thu thập, ghi chép các thông tin cần thiết, yêu cầu thực hiện các công việc chuyên môn và cung cấp các bằng chứng phục vụ hoạt động đánh giá.
Điều 24. Phòng thử nghiệm được chỉ định
1. Đảm bảo độ tin cậy, chính xác của kết quả thử nghiệm đối với các phép thử được chỉ định.
2. Được tham gia thử nghiệm các phép thử đã được chỉ định.
3. Thông báo phương pháp thực hiện phép thử trên phiếu kết quả thử nghiệm.
4. Được quyền khiếu nại về kết quả đánh giá lên cơ quan đánh giá và chỉ định.
5. Được hướng dẫn đăng ký tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo, thử nghiệm liên phòng.
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát về hoạt động thử nghiệm của các đoàn thanh tra trong và ngoài nước khi có sự yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước.
7. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đoàn đánh giá trong quá trình đánh giá tại phòng thử nghiệm.
8. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất Phòng thử nghiệm phải báo cáo về các cơ quan quy định tại Điều 3 tình hình hoạt động thử nghiệm trong phạm vi được chỉ định theo yêu cầu của các Cơ quan quản lý Nhà nước.
9. Nộp phí đánh giá và chỉ định theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực sau bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Thông tư này bãi bỏ Quy chế công nhận và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 139/1999-QĐ-KHCN ngày 11/10/1999; Quy chế đánh giá và chỉ định phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 116/2008/QĐ-BNN ngày 03/12/2008; Điều 4, Điều 7; Khoảng 1 Điều 11; Khoản 1 Điều 12; Khoản 1, 2 Điều 13; Điều 16 và bãi bỏ cụm từ “Phòng kiểm nghiệm” tại Khoản 1 Điều 19, Khoản 1 Điều 14 và Khoản 1, khoản 2 Điều 15 Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón; Quy chế đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi ban hành Quyết định số 187/QĐ-CN-TACN ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Thông tư 08/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 2 năm 2011 quy định trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận phòng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản .
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
BIỂU MẪU BNN-01
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 16 /2011/ TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 04 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày……. Tháng….. năm 20… |
PHÒNG THỬ NGHIỆM NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Kính gửi: (Cơ quan chỉ định)
1. Tên cơ quan, đơn vị chủ quản của phòng thử nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
2. Tên phòng thử nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
3. Hình thức đề nghị chỉ định:
Chỉ định lần đầu Chỉ định lại Chỉ định mở rộng
4. Lĩnh vực đề nghị chỉ định (theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này)
5. Phép thử đề nghị được chỉ định:
a. Danh mục phép thử, phương pháp đăng ký được chỉ định:
(Đánh dấu (*) đối với các chỉ tiêu và phương pháp đã được công nhận ISO/IEC17025)
TT | Tên phép thử | Đối tượng phép thử | Giới hạn phát hiện (nếu có)/Phạm vi đo | Phương pháp thử |
I | Lĩnh vực |
|
|
|
1 | Phép thử 1 |
|
|
|
2 | Phép thử 2 |
|
|
|
II | Lĩnh vực |
|
|
|
3 | Phép thử 2 |
|
|
|
| ........ |
|
|
|
b. Danh sách nhân viên thử nghiệm và đăng ký thực hiện phép thử được chỉ định:
TT | Họ và Tên | Trình độ chuyên môn | Chức danh | Đăng ký thực hiện phép thử chỉ định | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Cơ sở chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng mọi quy định trong Thông tư Quy định về trình tự thủ tục chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Phòng thử nghiệm sẵn sàng để thực hiện đánh giá từ ngày ... tháng.... năm....
Đại diện phòng thử nghiệm | Thủ trưởng cơ quan |
BIỂU MẪU BNN-02
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 16 /2011/ TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 04 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ....................., ngày .... tháng ...... năm ........... |
BÁO CÁO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THỬ NGHIỆM
1. Tên cơ quan, đơn vị quản lý phòng thử nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax
2. Tên phòng thử nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
3. Họ, tên, chức danh người phụ trách phòng thử nghiệm:
4. Danh sách nhân viên của phòng thử nghiệm
TT | Họ và tên | Năm sinh | Trình độ chuyên môn được đào tạo | Công việc được giao hiện nay | Thâm niên trong lĩnh vực thử nghiệm | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Trang thiết bị
5.1. Trang thiết bị chính
Stt | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Tần suất kiểm định / hiệu chuẩn | Ngày kiểm định / hiệu chuẩn lần cuối | Cơ quan kiểm định/hiệu chuẩn | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2. Trang thiết bị khác
Tên | Đặc trưng | Ngày đưa vào | Mục đích sử dụng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Diện tích và môi trường của phòng thử nghiệm
6.1. Sơ đồ mặt bằng và diện tích (m2) của từng phòng thử nghiệm
6.2. Điều kiện làm việc
- Bố trí mặt bằng, khả năng gây nhiễm chéo
- Khả năng về thoát nhiệt, thoát khí độc hại;
- Các Điều kiện đảm bảo khác (chống rung, chống bụi, chống ồn, ánh sáng, phóng xạ...).
6.3. Điều kiện về bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên
7. Danh mục các phép thử do phòng thử nghiệm đang thực hiện
| TT | Chỉ tiêu | Tên phương pháp thử nghiệm | Giới hạn phát hiện | Số lượng mẫu thử | Loại mẫu | Tên tổ chức đã công nhận |
| |
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Đại diện phòng thử nghiệm | Thủ trưởng cơ quan | ||||||||
BIỂU MẪU BNN-03
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 16 /2011/ TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ PHÒNG THỬ NGHIỆM
Thông tin về phòng thử nghiệm:
Thông tin về Đoàn đánh giá:
Các Điều không phù hợp được Đoàn đánh giá phát hiện:
Nhân viên Phòng thử nghiệm
Trang thiết bị
Sơ đồ mặt bằng và diện tích của phòng thử nghiệp
Điều kiện bảo hộ và an toàn lao động
Kết quả thử nghiệm liên phòng
Các ý kiến khác của phòng thử nghiệm
Kết luận của đoàn đánh giá
Kiến nghị của đoàn đành giá
Biên bản này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện phòng thử nghiệm | Trưởng đoàn |
BIỂU MẪU BNN-04
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 16 /2011/ TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 04 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.................., ngày ....... tháng .......năm..............
Kính gửi: .....................................................................................
Căn cứ vào Biên bản đánh giá phòng thử nghiệm ……………...đã được lập ngày …..tháng…năm 20..
1. Thông tin chung về phòng kiểm nghiệm:
2. Ý kiến đánh giá của Đoàn
2.1. Đánh giá chung
2.2. Đề nghị Cơ quan chỉ định xem xét kết quả đánh giá và ban hành Quyết định chỉ định các phép thử sau đây :
TT | Tên phép thử | Phương pháp thử | Loại mẫu | Giới hạn phát hiện (LoD) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Trưởng đoàn |
BIỂU MẪU BNN-05
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 16 /2010/ TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CON DẤU VÀ VIỆC SỬ DỤNG CON DẤU CỦA PHÒNG THỬ NGHIỆM ĐƯỢC CÔNG NHẬN
1. Con dấu
Con dấu của phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn được chỉ định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định có hình thức theo mẫu cụ thể dưới đây (hình mẫu kèm theo):
- Dấu hình vuông, mỗi cạnh dài 3,0 cm.
- Dấu chia làm 2 phần có vạch ngang ở 2/3 từ trên xuống.
- Phía trên ghi LAS - NN, phía dưới là mã số của phòng thử nghiệm.
- Mực dấu màu tím.
2. Quy định về sử dụng con dấu
2.1. Con dấu được đóng vào phiếu kết quả thử nghiệm do chính phòng thử nghiệm được công nhận thực hiện.
2.2. Chỉ những kết quả thử nghiệm của các phép thử được chỉ định mới được sử dụng con dấu để đóng lên phiếu kết quả thử nghiệm.
2.3. Trưởng phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu của phòng thử nghiệm được chỉ định.
2.4. Trường hợp mất con dấu phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm báo cáo Bộ.
2.5. Mọi hành vi vô tình hay hữu ý vi phạm quy định sử dụng con dấu của phòng thử nghiệm được chỉ định sẽ tuỳ theo mức độ và hậu quả mà bị xử lý từ phê bình, cảnh cáo, phạt tiền... đến truy tố trước pháp luật .
3. Mẫu dấu
LAS-NN |
Mã số |
Từ khóa: Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư 16 2011 TT BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 16/2011/TT-BNNPTNT
File gốc của Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 16/2011/TT-BNNPTNT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành | 2011-04-01 |
Ngày hiệu lực | 2011-05-16 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Hết hiệu lực |