VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-VKSTC | Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2016 |
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác kháng nghị các vụ việc dân sự, vụ án hành chính của VKSND còn một số tồn tại, hạn chế số bản án, quyết định có vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát phát hiện được để kháng nghị còn đạt tỷ lệ thấp so với tổng số bản án, quyết định bị Hội đồng xét xử phúc thẩm giám đốc thẩm, tái thẩm sửa, hủy án. Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chưa cao. Vẫn còn một số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị nhưng không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị các vụ việc dân sự, vụ án hành chính; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu của Quốc hội giao về công tác kháng nghị; bảo đảm việc kháng nghị có căn cứ, đúng pháp luật và kịp thời; không để các vụ việc có đơn đề nghị kháng nghị nhưng việc giải quyết bị kéo dài hoặc đã hết thời hiệu mà không được xem xét giải quyết, gây bức xúc cho Nhân dân.
Việc tổ chức thực hiện công tác kháng nghị các vụ việc dân sự, vụ án hành chính phải đồng bộ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, tránh hình thức; xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị, viện kiểm sát các cấp, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức đối với việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
2.1. VKSND các cấp phải tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật TTDS năm 2015, Luật TTHC năm 2015, đặc biệt chú trọng đến các quy định có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của VKSND. Đặc biệt chú trọng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định dân sự, hành chính, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát; đồng thời là thước đo để đánh giá năng lực, trình độ nghiệp vụ của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức.
2.3. VKSND các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính nói chung và trong công tác kháng nghị nói riêng. Kiên quyết khắc phục tâm lý nể nang, ngại va chạm, dẫn đến bỏ lọt vi phạm hoặc nhận thức, áp dụng pháp luật thiếu chính xác nên quyết định kháng nghị không đủ căn cứ hoặc không cần thiết.
2.4.1. Đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật:
Khi nhận được bản án, quyết định sơ thẩm do Viện kiểm sát cấp dưới chuyển đến cùng với ý kiến của Viện kiểm sát cấp dưới về việc nhất trí với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc đề xuất kháng nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải thụ lý, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức nghiên cứu. Người được phân công nghiên cứu phải có ý kiến về kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát cấp dưới và đề xuất về việc kháng nghị hoặc không kháng nghị phúc thẩm. Lãnh đạo đơn vị (Trưởng phòng đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh; Viện trưởng Viện nghiệp vụ đối với VKSND cấp cao) phải có ý kiến đối với đề xuất của người nghiên cứu trước khi báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định việc xử lý đối với bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm.
Viện kiểm sát các cấp tích cực kiểm sát bản án, quyết định dân sự, hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Báo cáo đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải nêu rõ ý kiến của người nghiên cứu và ý kiến của lãnh đạo đơn vị, Viện kiểm sát các cấp (lãnh đạo VKSND cấp tỉnh, lãnh đạo VKSND cấp cao, lãnh đạo Vụ nghiệp vụ đối với VKSND tối cao). Khi gửi báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đến Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền thì phải gửi kèm bản án, quyết định, đơn của đương sự (nếu có) và các tài liệu khác liên quan đến vụ án.
2.5. Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12 thuộc VKSND tối cao và các VKSND cấp cao phải đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; bảo đảm tỷ lệ giải quyết đơn đạt và vượt chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội và quy định của Ngành. Công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
2.5.2. Tiếp nhận đầy đủ, thực hiện phân loại, xử lý kịp thời, quản lý chặt chẽ đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế nghiệp vụ của Ngành. Đối với những đơn có thông tin quan trọng, cấp thiết thì phải khẩn trương nghiên cứu, báo cáo, đề xuất ngay với lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo việc xem xét, giải quyết kịp thời.
2.5.4. Phối hợp chặt chẽ với các VKSND cấp dưới để nắm chắc kết quả giải quyết vụ án, vụ việc ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm; qua đó phát hiện chính xác việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
2.7. VKSND các cấp phải rút kinh nghiệm kịp thời đối với từng trường hợp Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc kháng nghị không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Đối với trường hợp Tòa án không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát mà không có căn cứ thì phải báo cáo đề nghị Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đối với các kháng nghị về những vi phạm điển hình được Tòa án chấp nhận, Viện kiểm sát đã kháng nghị cần thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới để tham khảo, rút kinh nghiệm chung.
Vụ 9 và Vụ 10 thuộc VKSND tối cao chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính; báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao kết quả công tác kháng nghị của toàn Ngành; tập hợp vi phạm của Tòa án trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về việc gửi bản án, quyết định, chuyển hồ sơ vụ án, vụ việc để tổ chức rút kinh nghiệm hoặc ban hành kiến nghị với ngành Tòa án.
3.1. Trách nhiệm thực hiện
3.1.2. Văn phòng VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với Vụ 9, Vụ 10, Cục 2 ban hành Mẫu Sổ thụ lý và hệ thống biểu mẫu, văn bản tố tụng trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính để áp dụng thống nhất trong toàn Ngành.
3.1.4. Các cơ quan báo chí của Ngành đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hành chính. Các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, VKSND các cấp cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí của Ngành theo quy định của pháp luật và của Ngành.
3.2. Hiệu lực thi hành
3.2.2. Quá trình thực hiện Chỉ thị này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp tổng hợp, phản ánh với VKSND tối cao (thông qua Vụ 9 và Vụ 10) để báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao có hướng dẫn, giải thích kịp thời./.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Các đồng chí Lãnh đạo VKSNDTC;
- Các đơn vị: Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12 VKSNDTC;
- Các VKSND cấp cao;
- Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ 9.
VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Hòa Bình
Từ khóa: Chỉ thị 10/CT-VKSTC, Chỉ thị số 10/CT-VKSTC, Chỉ thị 10/CT-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chỉ thị số 10/CT-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chỉ thị 10 CT VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 10/CT-VKSTC
File gốc của Chỉ thị 10/CT-VKSTC năm 2016 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự, vụ án hành chính do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 10/CT-VKSTC năm 2016 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự, vụ án hành chính do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số hiệu | 10/CT-VKSTC |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành | 2016-04-06 |
Ngày hiệu lực | 2016-04-06 |
Lĩnh vực | Tố tụng |
Tình trạng | Hết hiệu lực |