TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2017 |
Kính gửi:
Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 cho phép Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo nhiều phương thức khác nhau, bao gồm: phương thức quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phương thức bưu chính; phương thức thông qua người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của đương sự tại Việt Nam; phương thức thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phương thức ngoại giao.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tống đạt văn bản tố tụng theo phương thức quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước tống đạt giấy tờ và phương thức ngoại giao, ngày 19/10/2016, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC “Quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự” (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 12/2016). Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 06/12/2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp”.
Đồng thời, khi tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung của Thông tư liên tịch số 12/2016, Tòa án nhân dân các cấp cần lưu ý các quy định về tống đạt văn bản tố tụng của Thông tư liên tịch này không thay thế quy định về các phương thức tống đạt tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015. Do đó, Tòa án nhân dân các cấp cần tham khảo thông tin tại Phần II của Công văn này để thực hiện các quy định nêu trên của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Luật tố tụng hành chính năm 2015. Cụ thể như sau:
1. Thông tư liên tịch số 12/2016 được áp dụng đối với việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là người nước ngoài ở nước ngoài; cơ quan, tổ chức nước ngoài ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo phương thức quy định tại 17 điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, Công ước tống đạt giấy tờ mà Việt Nam là thành viên và phương thức ngoại giao. Cụ thể:
Danh sách các nước thành viên của Công ước tống đạt giấy tờ được liệt kê tại Bảng số 1 gửi kèm theo Công văn này.
Tòa án cần lưu ý, hiện nay các nước Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Séc, Xlô-va-ki-a, Ba Lan, Bê-la-rút, Bun-ga-ri, Pháp, Hung-ga-ri và Ca-dắc-xtan cũng là thành viên của Công ước tống đạt giấy tờ. Do đó, Tòa án có thể lựa chọn tống đạt cho đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở ở các nước này theo kênh chính thức của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa nước đó với Việt Nam hoặc theo kênh chính thức của Công ước tống đạt giấy tờ đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016.
2. Trường hợp Tòa án có thể áp dụng phương thức tống đạt văn bản tố tụng theo kênh tống đạt chính thức của Công ước tống đạt giấy tờ quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016 và phương thức tống đạt theo đường bưu chính đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc điểm c khoản 1 Điều 303 Luật tố tụng hành chính năm 2015:
2.2. Đối với các nước thành viên Công ước tống đạt giấy tờ có thu chi phí thực hiện tống đạt, nếu xét thấy mức chi phí tống đạt mà nước đó thu là cao hơn nhiều so với chi phí tống đạt theo đường bưu chính và nước đó không phản đối việc nước thành viên Công ước khác tống đạt theo đường bưu chính, thì Tòa án có thể lựa chọn cách thức tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm c khoản 1 Điều 303 Luật tố tụng hành chính năm 2015 để giảm bớt chi phí tống đạt cho đương sự có nghĩa vụ nộp chi phí tống đạt.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng để thực hiện yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng và giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài do Bộ Tư pháp chuyển đến theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong mọi trường hợp, Tòa án cần phải thực hiện nhanh chóng, có chất lượng, hiệu quả loại yêu cầu này để hạn chế cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam với lý do yêu cầu tống đạt văn bản của nước đó không được Việt Nam thực hiện trong thời hạn hợp lý.
Ngoài những nội dung cơ bản của Thông tư liên tịch số 12/2016 nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao cung cấp thêm một số thông tin để Tòa án nhân dân các cấp tham khảo khi thực hiện tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự theo quy định tại khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 1 Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 như sau:
a) Tòa án nhân dân các cấp được thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm c khoản 1 Điều 303 Luật tố tụng hành chính năm 2015 nếu đương sự là người nước ngoài, công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài cư trú hoặc có trụ sở tại các nước không phản đối cách thức tống đạt theo đường bưu chính.
Danh sách các nước phản đối và không phản đối cách thức tống đạt theo đường bưu chính được liệt kê tại Bảng số 4 và Bảng số 5 gửi kèm theo Công văn này.
Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao soạn thảo Thông tư liên tịch quy định về việc phối hợp giữa Tòa án nhân dân và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc tống đạt, thông báo, niêm yết công khai văn bản tố tụng cho đương sự theo quy định tại Điều 474, Điều 477 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015. Trong khi Thông tư liên tịch này chưa được ban hành, Tòa án nhân dân các cấp thực hiện tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài theo đường bưu chính đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc điểm c khoản 1 Điều 303 Luật tố tụng hành chính năm 2015. Trong trường hợp Tòa án không thể thực hiện được việc tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính, thì các Tòa án phải báo cáo ngay bằng văn bản với Tòa án nhân dân tối cao để Tòa án nhân dân tối cao thống nhất phương án giải quyết với Bộ Ngoại giao.
3.1. Người có nghĩa vụ chịu chi phí tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính cho người nước ngoài, công dân Việt Nam ở nước ngoài; cơ quan tổ chức nước ngoài ở nước ngoài là đương sự được quy định tại Điều 152, Điều 153 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 354, Điều 355 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
a) Chi phí trả cho tổ chức bưu chính trong nước để Tòa án gửi văn bản tố tụng ra nước ngoài bằng dịch vụ bưu phẩm bảo đảm quốc tế có ký nhận của người nhận;
4. Hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính cho người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, công dân Việt Nam ở nước ngoài
a) Văn bản tố tụng cần được tống đạt cho đương sự;
c) Văn bản mà đương sự ở trong nước đề nghị Tòa án hỗ trợ gửi cho đương sự ở nước ngoài (nếu có).
5. Dịch hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính cho người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài ở nước ngoài
6. Gửi hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính
Khi nhận được Công văn này, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các cấp tổ chức quán triệt Thông tư liên tịch số 12/2016 trong cơ quan, đơn vị mình để bảo đảm thực hiện nghiêm túc và thống nhất.
Đối với thông tin tại Phần II của Công văn này, Tòa án nhân dân tối cao cung cấp thêm để Tòa án nhân dân các cấp nghiên cứu, tham khảo khi thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm c khoản 1 Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
[email protected] hoặc điện thoại: 04.37623036; 0976437814 (đồng chí Lê Mạnh Hùng)./.
Nơi nhận
- Như trên;
- Đ/c Chánh án TANDTC (để báo cáo);
- Các đ/c PCA TANDTC (để phối hợp chỉ đạo);
- Các đ/c Thẩm phán TANDTC (để biết);
- Các Vụ Giám đốc, Kiểm tra I, II, III, Vụ PC và QLKH, TANDTC (để biết);
- Cổng thông tin điện tử của TANDTC (để đăng);
- Tạp chí Tòa án nhân dân (để đăng);
- Lưu: VT, VHTQT (TANDTC).
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN
Nguyễn Thúy Hiền
DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ
TÊN NƯỚC | TÊN NƯỚC | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. |
37. |
2. |
38. |
3. |
39. |
4. |
40. |
5. |
41. |
6. |
42. |
7. |
43. |
8. |
44. |
9. |
45. |
10. |
46. |
11. |
47. |
12. |
48. |
13. |
49. |
14. |
50. |
15. |
51. |
16. |
52. |
17. |
53. |
18. |
54. |
19. |
55. |
20. |
56. |
21. |
57. |
22. |
58. |
23. |
59. |
24. |
60. |
25. |
61. |
26. |
62. |
27. |
63. |
28. |
64. |
29. |
65. |
30. |
66. |
31. |
67. |
32. |
68. |
33. |
69 |
34. |
70. |
35. |
71. |
36. |
|
|
DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ KHÔNG THU CHI PHÍ TỐNG ĐẠT
TÊN NƯỚC | TÊN NƯỚC | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
16 |
2 |
17 |
3 |
18 |
4 |
19 |
5 |
20 |
6 |
21 |
7 |
22 |
8 |
23 |
9 |
24 |
10 |
25 |
11 |
26 |
12 |
27 |
13 |
28 |
14 |
29 |
15 |
30 | Ghi chú: Các nước nêu trên không thu chi phí tống đạt nếu thực hiện việc tống đạt theo phương thức thông thường được quy định trong pháp luật của các nước này. (Danh sách này được dịch từ tài liệu chính thức đăng tải trên trang thông tin điện tử của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (https://www.hcch.net/en/instruments). DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ CÓ THU CHI PHÍ TỐNG ĐẠT
|