BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1022/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
QUYẾT ĐỊNH:
Phát triển thương mại Vùng nhanh, bền vững và hiệu quả trên cơ sở phát huy vai trò là hạt nhân, động lực phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam và cả nước, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các Vùng kinh tế, đặc biệt là các Vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước.
Phát triển thương mại Vùng trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa hệ thống hạ tầng thương mại sẵn có và các lợi thế so sánh của Vùng; với sự chuyển biến cơ bản về phương thức kinh doanh, hệ thống phân phối và hệ thống hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại hóa và văn minh thương mại; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với lực lượng kinh doanh có trình độ, có khả năng huy động và sử dụng tốt các nguồn lực.
Phát triển ngành thương mại đa dạng, hiện đại, bền vững, đáp ứng tốt những yêu cầu, đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao đóng góp của ngành vào tăng trưởng GDP chung của Vùng, thực hiện tốt chức năng cung ứng, tiêu thụ và trung chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, xuất khẩu và của hoạt động du lịch cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Đến năm 2025:
Tập trung nâng cao hiệu quả của thương mại nội địa, đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong Vùng và khách du lịch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Vùng tăng bình quân 14 - 15%/năm trong giai đoạn 2017 - 2020 và trên 13%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025.’’
Đến năm 2035: Tiếp tục là vùng kinh tế phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và điển hình về phát triển bền vững, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức; là vùng kinh tế động lực đầu tàu của cả nước, trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ mang tầm quốc tế...
Hệ thống hạ tầng thương mại được tiêu chuẩn hóa; hình thành các khu thương mại - dịch vụ tập trung phát triển đan xen loại hình hiện đại và truyền thống, tạo thành các không gian mua sắm thuận tiện và văn minh tại đô thị trung tâm và các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch... Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa thông qua các loại hình thương mại hiện đại đạt trên 50% vào năm 2035.
a) Định hướng phát triển xuất khẩu
Hạn chế và cắt giảm dần việc xuất khẩu các loại tài nguyên, nhiên liệu thô, các sản phẩm sơ chế... gắn với từng bước nâng cao và thay thế bằng việc xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Về thị trường xuất khẩu:
Thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn sản xuất quốc tế lớn để tiếp cận thị trường bản địa. Chú trọng các thị trường đã ký FTA với Việt Nam và lộ trình cắt giảm thuế quan với các cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để tìm kiếm mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Vùng.
Về hình thức xuất khẩu:
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, từng bước tạo lập cơ sở hạ tầng, trong đó hoàn thiện và chuyên nghiệp hóa hệ thống trung tâm logistics; thực hiện giao dịch điện tử, ký kết hợp đồng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử với các doanh nghiệp ở nước ngoài.
b) Định hướng phát triển nhập khẩu
Giảm dần nhập khẩu các mặt hàng có thể sản xuất được ở trong nước, kiểm soát chặt chẽ, tiến tới hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu.
a) Thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng
Đối với lưu thông hàng tiêu dùng được sản xuất trong Vùng: Hầu hết hàng tiêu dùng được cung ứng từ hệ thống phân phối của các nhà sản xuất trong Vùng. Do đó, tổ chức hệ thống đại lý rộng khắp thông qua các doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối), các hộ kinh doanh đến người tiêu dùng trên địa bàn, bao gồm cả khu vực thành thị, nông thôn, biên giới và các điểm du lịch.
Phát triển mạng lưới cung ứng của các thương nhân tới vùng nông thôn, trong đó ưu tiên các hộ kinh doanh có kinh nghiệm để hình thành mạng lưới phân phối chủ yếu hàng công nghiệp tiêu dùng ở khu vực thị trường này; hỗ trợ các hộ dân vùng biên giới, hải đảo và khu vực còn khó khăn tự mở cửa hàng kinh doanh theo phương thức thanh toán trả sau; bên cạnh phương thức kinh doanh truyền thống, áp dụng bổ sung các hình thức giao dịch mới, hiện đại...
Hình thành các trung tâm phân phối bán buôn chuyên nghiệp hàng nông, lâm, thủy sản để tập kết hàng hóa nông sản từ các tỉnh, thành phố trong Vùng nhằm cung ứng cho bán lẻ và cho các đối tượng tiêu dùng lớn. Chú trọng các khu vực tiêu thụ tập trung: phát triển các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh nông sản tại ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh (gắn với các địa phương có vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn); hình thành các khu bán buôn nông sản riêng biệt tại trung tâm các tỉnh còn lại trong Vùng.
Tổ chức tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt tại chỗ của ngư dân, hình thành các chợ chuyên doanh thủy sản, chợ cá gắn với các cảng cá. Tổ chức tốt khâu vận chuyển tới các nhà máy chế biến, tới các khách sạn, nhà hàng và tới các chợ bán lẻ. Chú trọng các vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tập trung tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang.
Hình thành cơ chế phối hợp tiêu thụ hàng nông sản là nguyên liệu của sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giữa các tỉnh, thành phố có cùng cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đặc biệt là hợp tác để cung ứng nguyên liệu cho hàng hóa đã có thương hiệu để tận dụng công suất chế biến, tăng khối lượng sản phẩm ra thị trường.
Giám sát chất lượng nông sản thực phẩm vào hệ thống khách sạn, nhà hàng, trước hết là tại các điểm phân phối tập trung như chợ bán buôn, (hoặc thông qua việc nhân rộng hệ thống chợ an toàn thực phẩm)... cung cấp thức ăn tươi sống, an toàn để tạo uy tín và hấp dẫn khách du lịch.
Củng cố, phát triển hệ thống đại lý, cơ sở kinh doanh của các chủ thể sản xuất kinh doanh để tiêu thụ hàng tư liệu sản xuất trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong Vùng.
Phát triển các trung tâm giao dịch bán buôn nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất, củng cố mạng lưới điểm mua bán hàng hóa tư liệu sản xuất, các cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông loại hàng hóa đặc thù như hệ thống kho, bãi, bến cảng... trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong Vùng.
a) Về tính chất kinh doanh
Doanh nghiệp bán lẻ: Loại hình doanh nghiệp bán lẻ có mạng lưới bán lẻ theo các loại hình như trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị, các chuỗi cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, cửa hàng tiện lợi ở khu vực các phường, thị trấn, thành phố. Phát triển các chuỗi cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, cửa hàng tiện lợi ở khu vực nông thôn.
Công ty kinh doanh dịch vụ logistics: Là loại hình công ty tổ chức các dịch vụ logistics một cách chuyên nghiệp, hiện đại với những khách hàng quy mô lớn, ổn định.
Hợp tác xã thương mại và dịch vụ nông thôn hoặc hợp tác xã kinh doanh tổng hợp: Loại hình này sẽ tập trung đảm nhận các dịch vụ cung ứng “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp và tổ chức “đầu ra” cho các hộ nông dân. Từng bước chuyển đổi các Ban quản lý, tổ quản lý chợ tại các xã hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Đồng thời thành lập các hợp tác xã mới để quản lý chợ được đầu tư xây dựng mới hoặc các chợ đang giao khoán cho tổ chức, cá nhân theo đúng quy định hiện hành.
Coi trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh, đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung, xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của người dân, tạo mối quan hệ chặt chẽ với thị trường thế giới thông qua xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế một cách sâu rộng và thành công.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, tiếp tục lấy doanh nghiệp có vốn nhà nước làm nòng cốt trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh các nhóm hàng cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt may, bia - rượu - nước giải khát; tận dụng thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh các nhóm hàng điện, điện tử, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất kinh doanh các sản phẩm này.
3.4. Định hướng phát triển các dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại
Sự phát triển của hoạt động lưu chuyển hàng hóa giữa Vùng với thị trường quốc tế sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu các dịch vụ logistics. Tùy theo tính chất (quy mô, phạm vi) của dòng hàng hóa cũng như yêu cầu của khách hàng để từ đó tổ chức cung ứng các dịch vụ này một cách phù hợp, trong đó, chú trọng kết nối vận chuyển hai đầu giữa cảng biển với các cửa khẩu.
Tăng cường tiềm lực và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh dịch vụ logistics hiện đang hoạt động trên địa bàn: cho phép huy động vốn theo hình thức đối tác công tư; minh bạch hóa các quy định về đầu tư, tiêu chí cấp phép...; áp dụng đồng bộ hình thức thông quan điện tử; hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành logistics và ứng dụng công nghệ quản lý chuỗi cung ứng hiện đại; ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics có uy tín...
Khuyến khích phát triển các dịch vụ logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức hoạt động theo mô hình logistics bên thứ ba (3PL) để tối thiểu hóa chi phí và bổ sung giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ. Từng bước triển khai mô hình logistics bên thứ tư (4PL) và logistics bên thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả.
b) Dịch vụ tài chính, ngân hàng
Đảm bảo các thương nhân, cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ được tiếp cận với nguồn vốn kịp thời, dễ dàng... theo đúng quy định hiện hành về hạn mức vay, lãi suất; hoặc nới lỏng hạn mức cho vay đối với các giao dịch hàng hóa khuyến khích sản xuất và xuất khẩu.
c) Dịch vụ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin
Xây dựng cơ sở chuyên nghiệp để tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, trọng tâm là các trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm giới thiệu sản phẩm, hàng hóa đặc trưng của Vùng, nơi thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại cấp quốc gia và cấp Vùng.
Mở thêm các kênh thông tin để phổ biến kiến thức thương mại - thị trường cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, đặc biệt là tại vùng nông thôn, nhằm hỗ trợ phát triển mở rộng quy mô kinh doanh, thay đổi tập quán kinh doanh hoặc thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng thị trường.
Ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong Vùng phải được thực hiện cả giữa doanh nghiệp - doanh nghiệp và doanh nghiệp - người tiêu dùng, chủ yếu ở các khâu như:
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động logistics (e-logistics) và quản trị dây chuyền cung ứng an toàn và thân thiện (sử dụng phần mềm quản lý kho...).
a) Kết cấu hạ tầng bán buôn
Phục vụ hàng tiêu dùng nhập khẩu: Các hoạt động bán buôn hàng tiêu dùng nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các chợ bán buôn, trung tâm bán buôn hàng tiêu dùng... do đó, khuyến khích việc hình thành khu bán buôn tập trung để thuận lợi cho việc tổ chức các dịch vụ chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ phục vụ cho lưu thông bán buôn hàng hóa tại khu trung tâm bán buôn này.
b) Kết cấu hạ tầng bán lẻ
Tại địa bàn nông thôn: Chú trọng phát triển loại hình bán lẻ truyền thống là chủ yếu bao gồm: chợ dân sinh ở các xã, cụm xã; các điểm bán, cửa hàng truyền thống tại các cụm dân cư nông thôn, bên cạnh các chợ xã hoặc ở trung tâm xã. Giai đoạn sau năm 2025 sẽ phát triển thay thế dần và phát triển mới các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi, tự chọn.
Tại các khu du lịch: Phát triển các loại hình hạ tầng thương mại đặc trưng phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch như khu ẩm thực, khu mua bán hàng ban đêm, cửa hàng lưu niệm, cửa hàng trưng bày và giới thiệu đặc sản, cửa hàng truyền thống (kết hợp giữa văn minh thương mại và bản sắc văn hóa dân tộc),... gắn với các điểm, tuyến, khu du lịch đã được quy hoạch trong Vùng.
Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế về thương mại quốc tế cả trên biển và trên bộ (qua biên giới). Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng xuất nhập khẩu cần đạt được mục tiêu kết nối, lưu thông hàng hóa giữa các cảng, cửa khẩu biên giới với nội địa và ngược lại. Các loại hình hạ tầng xuất nhập khẩu chủ yếu sẽ bao gồm: hệ thống kho, bãi hàng hóa; trung tâm logistics, chợ biên giới...
d) Kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn
Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn theo hướng mở, tạo ra khả năng gắn kết và ảnh hưởng lan tỏa của các loại hình hạ tầng thương mại trong khu vực nông thôn, giữa nông thôn với đô thị, tăng cường tính liên kết phát triển giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng và giữa Vùng với các vùng kinh tế khác trong cả nước.
Áp dụng bổ sung các phương thức kinh doanh tiên tiến trong các loại hình hạ tầng truyền thống, nâng cao trình độ và phương thức giao dịch tại các chợ bán buôn và chợ tổng hợp bán buôn bán lẻ quy mô lớn ở khu vực nông thôn.
Phát triển chủ yếu các công trình thương mại quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh tổng hợp, trong đó chợ truyền thống và cửa hàng thương mại (truyền thống, hiện đại) sẽ là các loại hình phổ biến.
4.1. Phân bố theo không gian
Phát triển hệ thống chợ đầu mối bán buôn, chợ hạng I tại các vùng sản xuất nông sản thực phẩm tập trung, có tính chuyên canh, quy mô lớn và ổn định hoặc tại vùng ngoại vi các thành phố, thị xã (đô thị hạng III trở lên) để cung ứng phát luồng hàng hóa cho mạng lưới bán lẻ (chủ yếu ở chợ dân sinh) ở nội đô.
b) Mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại
Tổng số trung tâm thương mại phát triển mới trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong Vùng đến năm 2025 là 89 trung tâm, trong đó giai đoạn 2017 - 2020 là 65 trung tâm; giai đoạn 2021 - 2025 phát triển mới 25 trung tâm và xóa bỏ 01 trung tâm. Giai đoạn sau năm 2025, xem xét bổ sung thêm khoảng 5-7 trung tâm thương mại tại các đô thị trung tâm của một số tỉnh, thành trong Vùng có nhu cầu.
Quy hoạch mạng lưới trung tâm logistics cấp quốc gia và cấp vùng có lợi thế về vị trí địa lý, gần nguồn cung cấp hàng hóa như khu công nghiệp, hệ thống cảng, cửa khẩu... hoặc gần thị trường, gần khách hàng tiêu thụ. Trong đó, ưu tiên lựa chọn xác định các trung tâm logistics có lợi thế gần thị trường, gần địa bàn tiêu dùng tập trung, có sức tiêu thụ lớn và ổn định, gần các đô thị đông dân cư, thương mại phát triển, hoạt động mua bán sôi động, có mạng lưới phân phối rộng lớn và được phân bố với mật độ cao.
d) Mạng lưới trung tâm hội chợ triển lãm
e) Mạng lưới kho, bãi hàng hóa
Giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục thực hiện di dời và xây dựng mới các kho bãi, chú trọng bổ sung các kho bãi cho đồng bộ về loại hình theo công năng và mục đích sử dụng, nhất là các kho bãi chuyên dụng, có yêu cầu riêng về kỹ thuật và công nghệ trong lưu giữ và bảo quản hàng hóa. Đồng thời, triển khai trong thực tế quá trình tập trung hóa, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa mạng lưới kho bãi tại các khu, cụm công nghiệp, hệ thống bến cảng và cửa khẩu trên địa bàn, từ đó hoàn thiện tổng thể hệ thống kho bãi, tương thích với nhu cầu của quá trình bảo quản, lưu thông hàng hóa.
Xây dựng 01 Trung tâm thông tin thương mại cấp Vùng tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đầu tư phát triển các chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trong Vùng nhằm cung cấp những thông tin về thương mại, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Các trung tâm này nằm trong 1 hệ thống liên kết trực tiếp, chia sẻ thông tin và sử dụng chung cơ sở dữ liệu với nhau.
Danh mục các công trình thương mại trọng điểm, ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung vào các dự án có quy mô lớn, có tính lan tỏa và có ảnh hưởng quan trọng đến diện mạo phát triển thương mại của các tỉnh, thành phố trong Vùng và của cả Vùng, bao gồm:
Nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng 05 trung tâm logistics cấp vùng.
(Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư tại Phụ lục đính kèm).
5.1. Giải pháp chung
- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới và hạ giá thành sản phẩm phù hợp hơn. Đây là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa trong Vùng, thông qua các nội dung:
+ Chú trọng công tác dự báo trước nhu cầu và những biến động của thị trường. Việc nghiên cứu cải tiến, nâng cấp sản phẩm cần phải đi trước một bước.
- Phát triển (đầu tư) một hoặc một vài dự án hạ tầng thương mại, có quy mô lớn, cơ sở vật chất hiện đại, có sức lan tỏa rộng đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong phát triển thương mại bán buôn, từ đó đưa ra các điều kiện ưu đãi để thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho các địa phương, các vùng có mối quan hệ liên kết thương mại với Vùng.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc trao đổi, ký kết các thỏa thuận cấp Vùng với các vùng hoặc địa phương khác để phát triển thương mại. Hỗ trợ và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để các doanh nghiệp của Vùng đầu tư ra các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Bên cạnh đó, triển khai trên diện rộng mô hình liên kết theo chuỗi giữa những nhà sản xuất, nhất là sản xuất hàng nông sản thực phẩm với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
- Phát huy tối đa vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong liên kết sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Vùng. Bên cạnh việc liên kết, điều tiết cung cầu của một mặt hàng cụ thể, các hiệp hội cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại một cách hệ thống và có quy mô nhằm quảng bá cho sản phẩm của hiệp hội; tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các mặt hàng xuất khẩu với sản lượng lớn, các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, thế mạnh và có hàm lượng công nghệ cao của Vùng như điện tử, công nghệ phần mềm, thực phẩm chế biến... từ đó có hướng đầu tư phù hợp cả trong việc thúc đẩy sản xuất và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực này. Ngoài ra, cùng với việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, sẽ tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi cả về vốn và công nghệ, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và phân phối, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường cấp Vùng để cung cấp cho các doanh nghiệp: Giới thiệu, phổ biến và liên tục cập nhật thông tin thị trường, đặc biệt là những thị trường truyền thống, có tính ổn định, về những cảnh báo sớm đối với một số hàng hóa nhằm phù hợp với yêu cầu của thị trường, từ đó doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị với những thay đổi hay biến động của thị trường nhập khẩu.
c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại
Khuyến khích hoạt động của các cơ sở dạy nghề, mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lực lượng lao động thương mại chuyển đổi từ lao động nông nghiệp; tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.
d) Giải pháp phát triển khoa học công nghệ
Khuyến khích các cơ sở khoa học công nghệ, các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ, tranh thủ tối đa việc tiếp nhận công nghệ hiện đại; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất các mặt hàng có thể mạnh của Vùng, nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu... xem đây là nhân tố quan trọng, yếu tố then chốt góp phần làm tăng năng suất và hiệu quả lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo quản, kiểm định chất lượng hàng hóa, đảm bảo yêu cầu, tiếp cận trình độ công nghệ thiết bị trong khu vực và quốc tế.
Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh. Hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng và triển khai các thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.
Phát triển cổng thông tin chung của 8 tỉnh, thành phố trong Vùng: Xây dựng và khai thác hiệu quả cổng thông tin chung, bao gồm các thông tin xúc tiến thương mại, đầu tư, hội chợ triển lãm... của Vùng, trên cơ sở cập nhật và liên kết với thông tin của các địa phương trong Vùng, có cơ chế phối hợp để cung cấp thông tin một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân có thể tìm kiếm, tra cứu một cách thuận tiện nhất, với những thông tin chính thống và đa dạng.
Đầu tư phát triển một (hoặc một vài) công trình hạ tầng thông tin thương mại hiện đại, chuyên nghiệp, tầm quốc tế. Đồng thời, có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài Vùng, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin vào hoạt động trên địa bàn, qua đó nâng cao hiệu quả xã hội hóa hoạt động thông tin phục vụ phát triển kinh tế tại các tỉnh, thành phố trong Vùng.
Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, từng bước tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công, giảm thiểu thời gian, chi phí tiếp cận các dịch vụ công của doanh nghiệp; phấn đấu Vùng trở thành Vùng dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng; hạn chế và tiến tới xóa bỏ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực hiện một cách thường xuyên, liên tục kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực thương mại ở các Sở, ngành, cơ quan quản lý ở các địa phương trong Vùng.
g) Giải pháp liên kết phát triển thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng và các vùng khác trong cả nước
+ Các địa phương có thể liên kết trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin thương mại, các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến khích đầu tư, ưu đãi đầu tư,... cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp cả trong Vùng có được những thông tin cần thiết trước và trong quá trình đầu tư.
+ Các địa phương trong Vùng tăng cường tổ chức cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, giao thương giữa các tỉnh, thành phố trong vùng.
+ Chú trọng công tác liên kết với lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trong và ngoài Vùng. Các thông tin, vướng mắc phát sinh, biến động giá cả trên thị trường thường xuyên được lực lượng quản lý thị trường trao đổi, học hỏi lẫn nhau, qua đó giúp phối hợp chặt chẽ trong việc thực thi công vụ, kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là các tuyến quốc lộ, địa bàn giáp ranh... ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
+ Trong mối quan hệ thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng với các địa phương khác, trước hết tập trung vào việc cung ứng các hàng hóa là những sản phẩm đặc thù và có lợi thế phát triển của từng địa phương. Việc phát huy tốt lợi thế này sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của Vùng.
+ Tổ chức nghiên cứu thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường trọng điểm để xác định lợi thế so sánh và khả năng giao lưu thương mại để có hướng điều chỉnh phù hợp cơ cấu sản xuất và thương mại của Vùng. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong Vùng có thể tiếp cận được thị trường trong và ngoài nước, cung cấp thông tin và các dịch vụ về thị trường, chất lượng và giá cả các sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
5.2. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại của Vùng
Các tỉnh, thành phố trong Vùng dành quỹ đất hợp lý cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, công bố kịp thời và công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn.
Đầu tư phát triển hạ tầng về giao thông, hạ tầng xử lý chất thải, cấp thoát nước... theo quy hoạch nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có năng lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.
b) Giải pháp về vốn
+ Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương: Theo quy định tại Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (mức hỗ trợ tùy theo quy mô của từng dự án) đối với các chợ đầu mối, chợ trung tâm huyện và hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ biên giới, chợ dân sinh trên địa bàn các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trong Danh mục được nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ (nay được thay thế bằng Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư).
- Giải pháp huy động vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa:
+ Đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm logistics... minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình kêu gọi đầu tư.
c) Giải pháp về tín dụng
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại được tiếp cận các nguồn tài chính một cách bình đẳng, nhanh chóng, đảm bảo nguồn vốn để tiến hành dự án đầu tư được cấp phép như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác.
Đối với hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại tại khu vực nông thôn, xem xét áp dụng Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó đặc biệt là đầu tư phát triển mạng lưới chợ nông thôn.
Xem xét, giảm các loại thuế, phí cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh đầu tư xây dựng các công trình thương mại tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt đối với chợ (bao gồm cả nâng cấp, cải tạo, mở rộng quy mô của các loại hình và cấp độ chợ) theo nguyên tắc: mức giảm thuế, phí phụ thuộc vào mức độ khó khăn về kinh tế - xã hội của địa bàn đầu tư, nhằm khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư.
e) Một số chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, theo đó đối với các dự án đầu tư vào khu vực nông thôn việc cơ cấu lại thời hạn nợ, cho vay mới; hồ sơ, trình tự thủ tục khoanh nợ, xóa nợ; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm của khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.
Đẩy mạnh tăng cường quan hệ hợp tác giữa chính quyền địa phương với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Tìm kiếm các nguồn công nghệ mới, trước mắt là công nghệ sinh học và công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp để giới thiệu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tìm kiếm các chương trình dự án trong và ngoài nước hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Điều 12 của “Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia” ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh trong Vùng triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó có các dự án kết cấu hạ tầng thương mại thuộc danh mục ưu tiên đầu tư đến năm 2025.
Phối hợp với các tỉnh trong Vùng tổ chức phổ biến, tuyên truyền về cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển thương mại cho các cán bộ quản lý nhà nước và thương nhân trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân tỉnh) trong Vùng chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Đối với các địa phương chưa có quy hoạch phát triển thương mại cần khẩn trương xây dựng quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch này.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc xây dựng, thẩm định và hướng dẫn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn theo quy hoạch và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- Như Điều 4;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An;
- Bộ Công Thương: Các Thứ trưởng, Cổng thông tin điện tử, các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, TTTN (6b).
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số: 1022/QĐ-BCT ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT | Tên công trình | Địa chỉ | Quy mô /hạng | Nhu cầu sử dụng đất | Tính chất đầu tư | |||
I |
1 |
ĐM | 03 ha | Xây dựng mới | ||||
2 |
ĐM | 1,5 ha | Xây dựng mới | |||||
3 |
ĐM | 10 ha | Xây dựng mới | |||||
4 |
I | 0,65 ha | Xây dựng mới | |||||
5 |
I | 0,42 ha | Xây dựng mới | |||||
6 |
I | 0,36 ha | Xây dựng mới | |||||
II |
1 |
II | 40-50 ha (giai đoạn 1) và 70 ha (giai đoạn 2) | Xây dựng mới | ||||
2 |
II | 40-50 ha (giai đoạn 1) và 70 ha (giai đoạn 2) | Xây dựng mới | |||||
3 |
I | 60-70 ha (giai đoạn 1) và trên 100 ha (giai đoạn 2) | Xây dựng mới | |||||
4 |
II | 20 ha (giai đoạn 1) và trên 50 ha (giai đoạn 2) | Xây dựng mới | |||||
5 |
Chuyên dụng | 3-4 ha (giai đoạn 1) và 7-8 ha (giai đoạn 2) | Xây dựng mới | |||||
III |
1 |
|
| Nâng cấp, mở rộng | ||||
2 |
| 70 ha | Xây dựng mới | |||||
3 |
| 2-3 ha | Xây dựng mới | |||||
4 |
| 2-3 ha | Xây dựng mới | |||||
5 |
| 2-3 ha | Xây dựng mới | |||||
6 |
| 25 ha | Xây dựng mới | |||||
IV |
1 |
| 1.000 m2 | Xây dựng mới |
File gốc của Quyết định 1022/QĐ-BCT năm 2017 phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1022/QĐ-BCT năm 2017 phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Số hiệu | 1022/QĐ-BCT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành | 2017-03-24 |
Ngày hiệu lực | 2017-03-24 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Còn hiệu lực |