THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 15-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1963 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Các loại thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc, thuốc thú y là những loại hàng tiêu dùng rất thiết yếu cho đời sống của nhân dân và cho việc bảo vệ gia súc, đồng thời là những loại hàng bảo quản rất phức tạp. Có nhiều loại thuốc chỉ được để trong một thời gian nhất định, nếu quá hạn mà đem dùng thì không những không có tác dụng phòng, chữa bệnh, mà có khi còn hại đến sức khỏe và tính mệnh của người và của súc vật. Vì vậy, việc nắm tình hình tồn kho thuốc thường xuyên, kịp thời, cụ thể cả về số lượng và phẩm chất, là rất cần thiết.
Để giúp Chính phủ, các Bộ, các ngành có liên quan nắm được tình hình lực lượng và phẩm chất thuốc, trên cơ sở đó có kế hoạch sản xuất, dự trữ tồn kho và có phương thức phân phối, bán ra, sử dụng cho hợp lý nhằm phục vụ tốt cho việc phòng chữa bệnh của nhân dân và bảo vệ gia súc, Hội đồng Chính phủ quyết định tiến hành kiểm tra tồn kho thực tế thuốc bệnh, dược liệu, dụng cụ và hóa chất dùng vào mục đích y tế, thú y đến cuối tháng 03 năm 1963.
1. Nội dung điều tra: Điều tra số lượng và phẩm chất các mặt hàng sau đây:
- Những loại hàng chủ yếu của thuốc tây;
- Những loại hàng đầu vị của thuốc nam, thuốc bắc;
- Toàn bộ thuốc thú y;
- Toàn bộ dược liệu và hóa chất dùng vào mục đích y tế vá thú y.
- Những dụng cụ y tế, thú y chưa bán ra hoặc chưa cung cấp (còn tồn kho trong các kho dự trữ và đơn vị kinh doanh).
Danh mục hàng hóa cụ thể sẽ do Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Y tế và các ngành có liên quan nghiên cứu và quy định.
- Các xí nghiệp sản xuất của trung ương và địa phương (kể cả xí nghiệp phụ thuộc) thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường quản lý;
- Các đơn vị điều trị: Viện điều dưỡng, bệnh viện, bệnh xá dân y và quân y; các phòng khám bệnh, phát thuốc, trạm xá phục vụ các công trường, xí nghiệp, cơ quan, trường học có từ 1.000 cán bộ, công nhân, học sinh, sinh viên trở lên.
- Các kho và cửa hàng thuốc của quốc doanh, hợp tác xã mua bán công tư hợp doanh, kinh tiêu đại lý và tổ hợp tác tiểu thương, tập đoàn đông y thuộc các Bộ Y tế, Nội thương, Ngoại thương quản lý (kể cả kho của cấp I và cấp II, cửa hàng bán buôn và bán lẻ).
- Các kho thuốc và dược liệu thuộc Bộ Quốc phòng;
- Các kho dự trữ thuốc và dược liệu hóa chất của Nhà nước do Tổng cục Vật tư quản lý;
- Các phòng thuốc thú y của các Bộ Nông nghiệp, Nông trường, Nội thương, Ngoại thương (đối với Bộ Nông nghiệp, kiểm tra đến các phòng thuốc thú y huyện, trạm chăn nuôi lớn thường có dự trữ thuốc nhiều).
- Các Viện, trại thí nghiệm của các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Quốc phòng.
Thời gian tiến hành điều tra tồn kho từ 01-04-1963 đến 30-04-1963 phải làm xong, tổng hợp báo cáo kết quả lên Hội đồng Chính phủ vào giữa tháng 05-1963.
4. Tổ chức và chỉ đạo cuộc điều tra:
- Ở trung ương: việc chỉ đạo điều tra do Văn phòng Tài chính thương nghiệp Phủ Thủ tướng chủ trì và phối hợp với Tổng cục Thống kê, Ban Thanh tra Chính phủ và các Bộ, Tổng cục có liên quan (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Nội thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Vật tư, Tổng cục đường sắt) để làm.
Văn phòng Tài chính thương nghiệp Phủ Thủ tướng chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc chung. Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng và ban hành các biểu mẫu, phương án điều tra thống kê hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thi hành, tổng hợp và báo cáo kết quả kịp thời và chính xác đồng thời đề nghị phương hướng giải quyết cụ thể cho Hội đồng Chính phủ.
Các Bộ Y tế, Nội thương, Ngoại thương, Nông nghiệp, Quốc phòng, Nông trường, Tổng cục Vật tư, Tổng cục đường sắt chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp việc kiểm tra tồn kho, tổng hợp toàn bộ số liệu tình hình và báo cáo nhanh chóng kết quả tồn kho ở các cơ sở trong toàn ngành mình (cụ thể về số lượng hiện vật, phẩm chất và trị giá tiền mua, bán) cho Tổng cục Thống kê tổng hợp chung. Vì tính chất phức tạp của các loại thuốc, dược liệu, hóa chất, các Bộ, Tổng cục có liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê trong việc tổng hợp chung; Bộ Y tế cần cử cán bộ cùng với Tổng cục thống kê tiến hành công việc tổng hợp cho tốt.
- Ở các khu, thành phố, tỉnh: việc chỉ đạo điều tra do Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh phụ trách và sử dụng lực lượng cán bộ của Chi cục Thống kê, Ban Thanh tra, Sở, Ty, Tài chính,Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các Sở, Ty có liên quan khác để tiến hành công tác. Việc kiểm kê ở các cơ sở thuộc ngành nào do cơ quan chủ quản ngành đó ở địa phương phụ trách chỉ đạo trực tiếp và tổng hợp báo cáo kết quả do Ủy ban hành chính và Chi cục Thống kê.
- Nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban hành chính là chỉ đạo chung việc kiểm tra tồn kho thuốc và dược liệu của các ngành ở địa phương và thuộc địa phương quản lý. Các Chi cục Thống kê và các Sở, Ty Y tế chịu trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính tổng hợp tình hình chung và báo cáo kết quả điều tra tồn kho lên Tổng cục Thống kê. Lúc tổng hợp chung, các ngành liên quan cũng phải phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thống kê và Sở, Ty Y tế để làm cho chính xác. Việc kiểm tra tồn kho của các xí nghiệp, công ty và kho cấp I hoặc của các đơn vị thuộc trung ương quản lý do các Bộ và Tổng cục chủ quản trực tiếp phụ trách.
Riêng đối với các cơ sở của các đơn vị bộ đội và công an nhân dân vũ trang, của Tổng cục Vật tư, việc tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả tồn kho do Bộ Quốc phòng và Tổng cục Vật tư phụ trách trực tiếp, không qua Chi cục Thống kê địa phương.
- Ở các đơn vị cơ sở: Việc kiểm tra tồn kho do Thủ trưởng đơn vị phụ trách và các đại diện chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên lao động ở cở sở tham gia trực tiếp.
Các Bộ, Tổng cục và các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh cần thấy hết tính chất quan trọng và phức tạp của công tác kiểm kê đầy đủ số lượng (kể cả hiện vật và giá trị bằng tiền) và phẩm chất của tồn kho thuốc, dụng cụ, dược liệu, hóa chất dùng vào mục đích y tế, thú y, trên cơ sở đó chấn chỉnh công tác quản lý phân phối, cung cấp, dự trữ tồn kho cho hợp lý để phục vụ tốt cho sức khỏe của nhân dân và bảo vệ tốt gia súc.
Để đảm bảo thực hiện tốt thông tư này, cần chuẩn bị đầy đủ, bố trí tổ chức thực hiện cho chu đáo, chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đề cao ý thức trách nhiệm của cán bộ phụ trách từ trung ương đến cơ sở.
Nhận được thông tư này, các Bộ, Tổng cục có liên quan và các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh nghiên cứu kỹ và thi hành khẩn trương, đầy đủ.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
File gốc của Thông tư 15-TTg năm 1963 về việc tiến hành kiểm tra tồn kho thuốc bệnh, dược liệu, dụng cụ và hóa chất y tế, thú y đến cuối tháng 3 năm 1963 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 15-TTg năm 1963 về việc tiến hành kiểm tra tồn kho thuốc bệnh, dược liệu, dụng cụ và hóa chất y tế, thú y đến cuối tháng 3 năm 1963 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 15-TTg |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Duy Trinh |
Ngày ban hành | 1963-03-08 |
Ngày hiệu lực | 1963-03-23 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Đã hủy |