\r\n BỘ\r\n Y TẾ | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 2593/QĐ-BYT \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
\r\n\r\nCăn cứ\r\nNghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg\r\nngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt\r\nChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững\r\ngiai đoạn 2021-2025;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức\r\nkhỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế.
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hoạt động\r\ntổng thể của Bộ Y tế thực hiện “Cải thiện dinh dưỡng” trong Chương trình mục\r\ntiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\nCác đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch\r\nđược duyệt nêu trên theo đúng các quy định tại Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày\r\n28/7/2022 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí\r\nsự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc\r\ngia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các quy định hiện hành đảm bảo mục\r\ntiêu, tiến độ, hiệu quả.
\r\n\r\nĐiều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban\r\nhành.
\r\n\r\nĐiều 3. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ:\r\nSức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Kế hoạch-Tài chính, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Thủ trưởng\r\ncác cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.\r\n BỘ TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
HOẠT ĐỘNG TỔNG THỂ CỦA BỘ Y TẾ THỰC HIỆN CẢI THIỆN DINH DƯỠNG TRONG\r\nCHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
\r\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 2593/QĐ-BYT,\r\nngày 23 tháng 9 năm 2022)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN\r\nCÁC CHƯƠNG TRÌNH DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
\r\n\r\nTrong những năm qua, Việt Nam đã đạt\r\nđược nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng\r\nnhân dân. Nhiều chương trình, dự án về dinh dưỡng đã được Nhà nước trực tiếp đầu\r\ntư, dự án hợp tác quốc tế và công tác xã hội hóa về dinh\r\ndưỡng được tăng cường. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em\r\nvà bà mẹ đã giảm đáng kể. Tình trạng SDD thấp còi của trẻ\r\ndưới 5 tuổi (chiều cao/tuổi, là một chỉ số đánh giá sự phát triển và mức độ\r\nbình đẳng của mỗi quốc gia) đang giảm dần, từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ lệ SDD\r\nthấp còi toàn quốc giảm từ 29,3% xuống 19,6%. Tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ học đường\r\n(5-19 tuổi) vẫn còn ở mức 14,8%.
\r\n\r\nTuy nhiên, một trong những quan tâm\r\nhàng đầu cho chiến lược giai đoạn mới là sự khác biệt lớn về tình hình dinh dưỡng\r\ngiữa các vùng, miền, nhất là giữa\r\nthành thị, vùng đồng bằng với miền núi, vùng khó khăn; giữa\r\nđồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), người nghèo/cận nghèo với người Kinh và người\r\nđảm bảo thu nhập. Theo các số liệu từ hệ thống giám sát dinh dưỡng 2019, vùng\r\nDTTS và miền núi, vùng khó khăn vẫn có tỷ lệ SDD cao so với trung bình cả nước,\r\nnhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Cụ thể, tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu\r\nsố vẫn cao gấp 2 lần và tỷ lệ SDD nhẹ cân cũng cao gấp 2,5\r\nlần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15,0% và 21% so với\r\n8,5%).
\r\n\r\nTỷ lệ thiếu Vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ dưới 5 tuổi đã\r\ncó nhiều cải thiện nhưng kết quả vẫn\r\nchưa đạt được theo mong muốn. Theo điều tra của Viện Dinh\r\ndưỡng đến 2020, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt\r\nNam là 19,6%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và không có thai tương ứng 25,6%\r\nvà 16,2%. Tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 9,5%. Tỷ lệ Vitamin A trong sữa mẹ thấp là 18,3%. Tỷ lệ thiếu kẽm đặc biệt rất cao ở trẻ dưới 5 tuổi là 58%\r\nnăm 2020; phụ nữ có thai là 63,5%. Tại các vùng núi, vùng khó khăn, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em còn rất cao,\r\nvà vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
\r\n\r\nMặc dù đã có hoạt\r\nđộng cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ trẻ em trong giai đoạn vừa qua,\r\nnhưng chương trình bữa ăn học đường và chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh chưa được\r\nquan tâm đúng, đủ. Bên cạnh đó, vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe cho nhóm đối tượng thu nhập thấp, hộ nghèo tại các vùng thành thị cũng chưa được quan tâm, bao gồm\r\ngiáo dục tư vấn và các mô hình can thiệp phù hợp. Đồng thời,\r\nviệc cắt giảm ngân sách đối với chương trình phòng, chống\r\nsuy dinh dưỡng trẻ em đã làm hạn chế các hoạt động dinh dưỡng.\r\nVấn đề thiếu nguồn lực triển khai các hoạt động can thiệp, thiếu đội ngũ cán bộ làm dinh dưỡng tuyến cơ sở sẽ là\r\nvấn đề còn tồn tại, là lỗ hổng cần phải\r\ngiải quyết để giúp cho mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng\r\ntrẻ em ở những vùng khó khăn, vùng miền núi, ven biển và hải đảo.
\r\n\r\nTình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ SDD cao ở\r\ntrẻ em vùng nghèo, khó khăn, miền núi và đồng bào DTTS sẽ gây hậu quả lâu dài đến\r\nchất lượng nguồn nhân lực, làm chậm quá trình giảm nghèo, phát triển kinh tế ở một\r\nsố vùng khó khăn. Do đó, cần phải đưa mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung hành động\r\ncụ thể về dinh dưỡng trong các chương trình dành cho 3 đối tượng ưu tiên của Đảng\r\nvà Chính phủ hiện nay là người nghèo/cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và\r\nnông dân; và điều này mới có thể rút ngắn khoảng cách về tỷ lệ suy dinh dưỡng\r\nvà tầm vóc, trí lực giữa trẻ em thành thị với trẻ em nông thôn, miền núi và\r\nvùng khó khăn.
\r\n\r\nII. CĂN CỨ XÂY DỰNG\r\nKẾ HOẠCH
\r\n\r\n- Luật trẻ em năm 2016.
\r\n\r\n- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày\r\n19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia;
\r\n\r\n- Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27\r\ntháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 -\r\n2025;
\r\n\r\n- Quyết định số 1705/QĐ-TTg, ngày\r\n12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số\r\n24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư\r\nChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
\r\n\r\n- Quyết định số 02/QĐ-TTg, ngày 05/01/2022\r\ncủa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn\r\n2021-2030 và tầm nhìn đến 2045;
\r\n\r\n- Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày\r\n18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm\r\nnghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
\r\n\r\n- Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg, ngày\r\n18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức\r\nphân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ\r\nlệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục\r\ntiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\n- Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày\r\n15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt\r\nkhó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025;
\r\n\r\n- Quyết định số 1768/QĐ-BYT, ngày\r\n30/6/2022 của Bộ Y tế về việc banh ban hành Hướng dẫn thực hiện nội dung “Cải\r\nthiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\nIII. KẾ HOẠCH HOẠT\r\nĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1. Mục tiêu chung
\r\n\r\nQuản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ\r\nthuật địa phương nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp\r\ncòi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của\r\ntrẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em\r\nsinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển\r\nvà hải đảo.
\r\n\r\n1.2. Mục tiêu cụ thể:
\r\n\r\n1.2.1. Rà soát, xây dựng, cập nhật,\r\nban hành các hướng dẫn chuyên môn cụ thể về cải thiện dinh dưỡng nhằm giúp địa\r\nphương triển khai thực hiện Chương trình đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, hiệu\r\nquả và chất lượng.
\r\n\r\n1.2.2. Nâng cao năng lực cho các địa\r\nphương thực hiện được các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu\r\nvi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, phụ nữ tuổi sinh đẻ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ\r\ngia đình nghèo và cận nghèo tại các xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn\r\nvùng ven biển, hải đảo.
\r\n\r\n1.2.3. Nâng cao năng lực tổ chức bữa\r\năn học đường đảm bảo chất lượng và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường\r\n(từ 5 đến dưới 16 tuổi) tại các xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng\r\nven biển, hải đảo.
\r\n\r\n1.2.4. Tăng cường công tác thông tin,\r\ntruyền thông và tư vấn cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc\r\ntrẻ về lợi ích của việc chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em 0-16 tuổi
\r\n\r\n1.2.5. Nâng cao năng lực cho cán bộ y\r\ntế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản; tăng cường nguồn\r\nlực và vai trò phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ\r\nem 0-16 tuổi.
\r\n\r\n1.2.6. Tăng cường công tác theo dõi,\r\ngiám sát, khảo sát, đánh giá và báo cáo nhằm nội dung cải thiện dinh dưỡng thực\r\nhiện đúng mục tiêu, kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1. Giải pháp về chính sách và\r\nđiều hành
\r\n\r\n- Thực hiện hiệu quả các văn bản quy\r\nphạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy định có liên quan/hỗ trợ cho dinh dưỡng\r\nđã ban hành.
\r\n\r\n- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống\r\nvăn bản chuyên môn về dinh dưỡng nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tế.
\r\n\r\n- Xây dựng các chính sách mới liên\r\nquan đến dinh dưỡng nhằm đáp ứng các vấn đề dinh dưỡng mới nổi và cấp thiết.
\r\n\r\n- Tăng cường phối hợp liên ngành\r\ntrong chỉ đạo, điều phối và hợp tác về dinh dưỡng.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác vận động xã hội\r\ncho các hoạt động về dinh dưỡng.
\r\n\r\n2.2. Giải pháp về nhân lực
\r\n\r\n- Đào tạo liên tục cho nhân viên y tế,\r\nđặc biệt là những địa bàn khó khăn
\r\n\r\n- Nâng cao năng lực cho cán bộ liên\r\nngành giáo dục, nông nghiệp, bảo trợ xã hội, phụ nữ.
\r\n\r\n2.3. Giải pháp về truyền thông
\r\n\r\n- Tổ chức các chiến dịch truyền\r\nthông.
\r\n\r\n- Triển khai các hoạt động truyền\r\nthông về nghiên cứu can thiệp thay đổi hành vi.
\r\n\r\n- Xây dựng các tài liệu truyền thông\r\nvà các công cụ hỗ trợ cho tư vấn, giáo dục truyền thông dinh dưỡng.
\r\n\r\n- Truyền thông vận động xã hội.
\r\n\r\n- Tăng cường truyền thông trên mạng\r\nxã hội.
\r\n\r\n- Tăng cường truyền thông đại chúng kết\r\nhợp với các hình thức truyền thông trực tiếp, phát huy lợi thế của các hình thức\r\ntruyền thông mang bản sắc văn hóa vùng miền.
\r\n\r\n2.4. Giải pháp về chuyên môn kỹ\r\nthuật
\r\n\r\n- Xây dựng, chuẩn hóa, phổ biến quy\r\ntrình, hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu.
\r\n\r\n- Đưa quy định và thực hiện việc đánh\r\ngiá chất lượng can thiệp vào tiêu chí đánh giá hàng năm của các cơ sở y tế.
\r\n\r\n- Thực hiện các can thiệp dinh dưỡng\r\nthiết yếu tại cộng đồng.
\r\n\r\n- Triển khai chương trình bữa ăn học\r\nđường và giáo dục dinh dưỡng tại trường học, kết hợp gia đình và nhà trường\r\ntrong đảm bảo dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý.
\r\n\r\n- Xây dựng và triển khai kế hoạch sẵn\r\nsàng ứng phó khẩn cấp hàng năm, chuẩn bị về nhân lực và vật tư thiết yếu.
\r\n\r\n2.5. Giải pháp về nghiên cứu\r\nkhoa học
\r\n\r\n- Nghiên cứu về dinh dưỡng cơ bản, thực\r\nphẩm, an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n- Nghiên cứu đánh giá biến động tình\r\ntrạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh và các giải pháp can thiệp phòng chống\r\nsuy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng trên địa bàn khó khăn.
\r\n\r\n2.6. Theo dõi, giám sát, đánh\r\ngiá
\r\n\r\n- Xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh\r\ngiá các lĩnh vực dinh dưỡng đặc thù.
\r\n\r\n- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ\r\nem thông qua điều tra hàng năm và theo định kỳ.
\r\n\r\n- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm\r\ntra, giám sát hoạt động các tuyến, liên ngành.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Tiểu dự\r\nán 2: Cải thiện dinh dưỡng (thuộc Dự án 3)
\r\n\r\nChủ Tiểu dự án: Bộ Y tế
\r\n\r\n3.1.1. Hoạt động 1: Rà soát,\r\nxây dựng, cập nhật, ban hành các hướng dẫn chuyên môn cụ thể về cải thiện dinh\r\ndưỡng
\r\n\r\n- Rà soát, bổ sung, cập nhật, xây dựng\r\ncác văn bản hướng dẫn chuyên môn cụ thể có liên quan, hướng dẫn về hàm lượng\r\ncác vi chất dinh dưỡng, các sản phẩm dinh dưỡng sử dụng phù hợp với các đối tượng\r\nvà độ tuổi của Chương trình đảm bảo hiệu quả, an toàn và đúng các quy định hiện\r\nhành.
\r\n\r\n- Xây dựng và ban hành văn bản hướng\r\ndẫn cụ thể chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật về dinh dưỡng học đường cho trẻ từ đủ\r\n5 đến 16 tuổi, cách thức tổ chức bữa ăn học đường.
\r\n\r\n3.1.2. Hoạt động 2: Tăng cường\r\nviệc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi\r\nchất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận\r\nnghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
\r\n\r\n- Tham vấn kỹ thuật để triển khai các\r\nmô hình, hoạt động can thiệp đặc thù về phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi\r\nchất dinh dưỡng theo từng vùng, từng nhóm đối tượng.
\r\n\r\n- Phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên\r\nmôn kỹ thuật cho cán bộ dinh dưỡng tuyến dưới của các tỉnh\r\nthuộc vùng nghèo, vùng khó khăn trong triển khai đánh giá, theo dõi, can thiệp\r\ntình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi
\r\n\r\n- Theo dõi, khảo sát, đánh giá, phân\r\nloại tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ ăn, thói quen\r\ntiêu thụ thực phẩm của trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ vùng nghèo, vùng đặc biệt khó\r\nkhăn.
\r\n\r\n- Nghiên cứu các giải pháp, mô hình\r\ncan thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, phục hồi dinh dưỡng cho các đối tượng trẻ em và phụ nữ vùng nghèo, vùng khó\r\nkhăn.
\r\n\r\n- Rà soát lại hiện trạng, thực hiện\r\ntheo đúng quy định việc mua sắm tối thiểu cần thiết, tiếp nhận, vận chuyển\r\ntrang thiết bị (đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ), sản phẩm dinh dưỡng,\r\ntài liệu, để triển khai các hoạt động đánh giá, can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng.
\r\n\r\n- Xây dựng và triển khai mô hình cải\r\nthiện dinh dưỡng, đảm bảo an ninh dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng, miền; xây dựng\r\nthực đơn dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi đặc thù cho vùng nghèo, vùng đặc biệt\r\nkhó khăn và áp dụng thực đơn tại các trường mầm non thuộc các vùng này.
\r\n\r\n- Xây dựng, cập nhật các tài liệu\r\nchuyên môn về dinh dưỡng phụ nữ tiền mang thai, phụ nữ mang thai, dinh dưỡng\r\n1.000 ngày đầu đời, dinh dưỡng trẻ 2-5 tuổi cho vùng\r\nnghèo, vùng đặc biệt khó khăn; các hướng dẫn kỹ thuật về triển khai can thiệp\r\ndinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đánh giá dinh dưỡng cho trẻ\r\nem hộ nghèo và cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; các hướng dẫn bảo đảm an ninh\r\nphòng chống suy dinh dưỡng, ứng phó về dinh dưỡng với tình\r\nhuống khẩn cấp cho trẻ em tại các khu vực khó khăn và bị ảnh hưởng bởi biến đổi\r\nkhí hậu và ứng dụng phần mềm công nghệ số trong tư vấn\r\ndinh dưỡng cho các vùng nghèo, vùng khó khăn.
\r\n\r\n3.1.3. Hoạt động 3: Tăng cường\r\nhoạt động chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ,\r\nchăm sóc cho trẻ học đường (trẻ từ 5-16 tuổi)
\r\n\r\n- Tham vấn chuyên môn kỹ thuật để triển\r\nkhai mô hình, hoạt động can thiệp cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo\r\ndục chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường.
\r\n\r\n- Tổ chức khảo sát, theo dõi, phân loại,\r\nđánh giá định kỳ tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ\r\năn, thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ học đường (từ 5 đến dưới 16 tuổi) vùng\r\nnghèo, vùng đặc biệt khó khăn, kết hợp tư vấn dinh dưỡng, đưa ra giải pháp cụ\r\nthể cùng với gia đình đối với học sinh bị suy dinh dưỡng.
\r\n\r\n- Xây dựng, cập nhật các tài liệu\r\nchuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật về dinh dưỡng trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi cho vùng\r\nnghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
\r\n\r\n- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng bữa ăn\r\nhọc đường (từ 5 đến dưới 16 tuổi) nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán\r\ntrú/nội trú vùng nghèo, vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và hướng dẫn, tổ chức\r\nthực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú.
\r\n\r\n- Giáo dục cho trẻ em về chăm sóc\r\ndinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng, đặc\r\nbiệt quan tâm dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì.
\r\n\r\n- Phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên\r\nmôn kỹ thuật cho cán bộ y tế trường học về xác định các vấn đề liên quan đến\r\ntình trạng dinh dưỡng của trẻ tuổi học đường, phương pháp đánh giá tình trạng\r\ndinh dưỡng của học sinh, bữa ăn học đường, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn\r\nthực phẩm.
\r\n\r\n3.2. Tiểu dự\r\nán 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều (thuộc Dự án 6)
\r\n\r\nChủ Tiểu dự án: Bộ Lao động -\r\nThương binh và Xã hội
\r\n\r\nNội dung hoạt động phần công việc\r\ncủa Bộ Y tế: Tăng cường công tác thông tin,\r\ntruyền thông và tư vấn cho phụ nữ có thai,\r\nbà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ về lợi ích của việc chăm sóc dinh dưỡng\r\ncho phụ nữ và trẻ em 0-16 tuổi:
\r\n\r\n- Xây dựng, cập nhật, biên tập, cung\r\ncấp tài liệu và công cụ truyền thông thiết yếu; phát hành và truyền thông dưới\r\nnhiều hình thức, ngôn ngữ phù hợp với các vùng, miền, dân tộc cho cơ sở y tế\r\ncác cấp về dinh dưỡng phụ nữ tiền mang thai, phụ nữ mang thai,\r\ndinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi; trẻ từ 5 đến\r\ndưới 16 tuổi.
\r\n\r\n- Tổ chức truyền thông phòng chống\r\nsuy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý theo nhiều hình thức khác nhau.
\r\n\r\n- Tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tư vấn, truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế\r\nlàm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em tuyến tỉnh,\r\nhuyện.
\r\n\r\n3.3. Tiểu dự\r\nán 1, 2: Nâng cao năng lực thực hiện, giám sát, đánh giá (thuộc Dự án 7)
\r\n\r\nChủ Tiểu dự án: Bộ Lao động -\r\nThương binh và Xã hội
\r\n\r\nNội dung hoạt động phần công việc\r\ncủa Bộ Y tế:
\r\n\r\n3.3.1. Hoạt động 1: Nâng cao\r\nnăng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học,\r\ngiáo viên cán bộ, nhân viên chăm sóc, bảo vệ\r\ntrẻ em cấp xã; tăng cường nguồn lực và vai trò phối\r\nhợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi.
\r\n\r\n- Tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh,\r\nhuyện về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu\r\nvi chất dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng cấp tính, dinh dưỡng khẩn cấp và bổ\r\nsung cập nhật kiến thức hằng năm.
\r\n\r\n- Xây dựng hệ thống quản lý và tăng\r\ncường năng lực của Nhóm hành động dinh dưỡng khẩn cấp1, theo dõi ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa lên\r\ntình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.
\r\n\r\n- Tổ chức hội nghị, hội thảo về nâng\r\ncao năng lực cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học,\r\ngiáo viên về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi.
\r\n\r\n3.3.2. Hoạt động 2: Thực hiện\r\ntheo dõi giám sát việc triển khai hoạt động dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; tổ chức\r\ngiám sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0-16 tuổi hàng năm tại địa phương; đánh giá hiệu quả của hoạt động cải\r\nthiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em hàng năm và sau 5 năm triển khai; báo\r\ncáo kết quả, định hướng, kế hoạch cho giai đoạn 2025-2030 về cải thiện tình trạng\r\ndinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.
\r\n\r\n- Ứng dụng công nghệ thông tin trong\r\ngiám sát dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng.
\r\n\r\n- Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả\r\ncủa hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em 0-16 tuổi hàng năm,\r\ngiữa kỳ và cả giai đoạn 2022-2025. Tổ chức các hoạt động đánh giá định kỳ theo\r\nkế hoạch nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với\r\nquyết định phê duyệt Chương trình. Đánh giá Chương trình bao gồm: Đánh giá đầu\r\nkỳ, đánh giá giữa kỳ, và đánh giá cuối kỳ.
\r\n\r\n- Giám sát định kỳ theo các cuộc giám\r\nsát chung của chương trình, giám sát theo lĩnh vực. Thiết lập quy trình kiểm\r\ntra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; mẫu báo cáo kiểm tra và giám\r\nsát, đánh giá thực hiện Chương trình, mẫu biểu thu thập thông tin Chương trình\r\nvà Tổ chức các hoạt động giám sát thường xuyên và định kỳ\r\ncập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện Chương trình; tổng hợp,\r\nphân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định\r\ncủa các cấp quản lý nhằm đảm bảo Chương trình thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến\r\nđộ, đạt chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
\r\n\r\n4. Thời gian thực\r\nhiện kế hoạch: từ năm 2022 đến năm 2025
\r\n\r\n5. Kinh phí và\r\nnguồn vốn giai đoạn 2022-2025: (chi tiết tại phụ\r\nlục)
\r\n\r\n- Tiểu dự án 2- thuộc Dự án 3, do Bộ\r\nY tế chủ trì: tổng cộng 100 tỷ đồng
\r\n\r\n- Tiểu dự án 2- thuộc Dự án 6: nội\r\ndung do Bộ Y tế thực hiện tổng cộng 07 tỷ đồng
\r\n\r\n- Tiểu dự án 1, 2- thuộc Dự án 7: nội\r\ndung do Bộ Y tế thực hiện tổng cộng 25 tỷ 100 triệu đồng.
\r\n\r\n- Nguồn vốn:
\r\n\r\n+ Ngân sách trung ương cấp: 132 tỷ\r\n100 triệu đồng.
\r\n\r\n+ Khả năng huy động vốn: chưa có
\r\n\r\n6. Phân công thực\r\nhiện kế hoạch
\r\n\r\n6.1. Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em: Chủ\r\ntrì, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai Kế hoạch tổng thể của\r\nBộ Y tế phân công cho các đơn vị thực hiện “Cải thiện dinh\r\ndưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn\r\n2021-2025.
\r\n\r\n6.2. Viện Dinh dưỡng
\r\n\r\n- Đầu mối, chủ trì, chịu trách nhiệm\r\ntổ chức, quản lý, triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động tổng thể của Bộ Y tế\r\nthực hiện “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm\r\nnghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\n- Phối hợp và hướng dẫn các địa\r\nphương triển khai thực hiện “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu\r\nquốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\n6.3. Vụ Kế hoạch - Tài chính
\r\n\r\n- Chủ trì phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà\r\nmẹ-Trẻ em, Viện Dinh dưỡng và các đơn vị liên quan, căn cứ kế hoạch hoạt động tổng\r\nthể được phê duyệt, kinh phí được phân bổ, tổ chức thẩm định, giao dự toán, phê\r\nduyệt dự toán các hoạt động theo quy định.
\r\n\r\n- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công\r\ntác quản lý tài chính, kế toán trong việc thực hiện Kế hoạch hoạt động tổng thể\r\nvà hàng năm.
\r\n\r\n6.4. Các Vụ, Cục, đơn vị liên quan:\r\nTheo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Viện\r\nDinh dưỡng để triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch hoạt động tổng thể\r\nvà hàng năm được phê duyệt.
\r\n\r\n6.5. Các Viện khu vực trực thuộc Bộ Y\r\ntế (Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Y tế công cộng\r\nTP. Hồ Chí Minh): Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ\r\nkỹ thuật cho tuyến dưới, thường xuyên tổ chức các lớp tập\r\nhuấn cập nhật kiến thức cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
KINH PHÍ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2022-2025
\r\n\r\n1. Tiểu dự án 2- thuộc Dự án 3
\r\n\r\nĐơn\r\nvị: triệu đồng
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Nội\r\n dung hoạt động \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí dự kiến năm 2022 \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí dự kiến năm 2023 \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí dự kiến năm 2024 \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí dự kiến năm 2025 \r\n | \r\n \r\n Tổng\r\n kinh phí dự kiến \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Hoạt động 1: Rà soát, xây dựng,\r\n cập nhật, ban hành các hướng dẫn chuyên môn cụ thể về cải thiện dinh dưỡng \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Hoạt động 2. Tăng cường việc tiếp\r\n cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi\r\n thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn \r\n | \r\n \r\n 7.500 \r\n | \r\n \r\n 20.000 \r\n | \r\n \r\n 20.000 \r\n | \r\n \r\n 17.500 \r\n | \r\n \r\n 65.000 \r\n | \r\n
\r\n 2.1 \r\n | \r\n \r\n Tham vấn kỹ thuật để triển khai các mô hình, hoạt động can thiệp đặc thù về phòng chống\r\n suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng theo từng vùng, từng nhóm đối tượng. \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 1.500 \r\n | \r\n \r\n 1.500 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 4.300 \r\n | \r\n
\r\n 2.2 \r\n | \r\n \r\n Phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên\r\n môn kỹ thuật cho cán bộ dinh dưỡng tuyến dưới của các tỉnh\r\n thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn trong triển khai đánh giá, theo dõi, can thiệp\r\n tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi. \r\n | \r\n \r\n 900 \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 6.900 \r\n | \r\n
\r\n 2.3 \r\n | \r\n \r\n Theo dõi, khảo sát, điều tra đánh\r\n giá, phân loại tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ\r\n ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ vùng nghèo,\r\n vùng đặc biệt khó khăn... \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 3.500 \r\n | \r\n \r\n 3.500 \r\n | \r\n \r\n 3.500 \r\n | \r\n \r\n 11.500 \r\n | \r\n
\r\n 2.4 \r\n | \r\n \r\n Nghiên cứu các giải pháp can thiệp\r\n nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, phục hồi dinh dưỡng\r\n cho các đối tượng trẻ em và phụ nữ vùng nghèo, vùng khó khăn. \r\n | \r\n \r\n 1.800 \r\n | \r\n \r\n 5.000 \r\n | \r\n \r\n 5.000 \r\n | \r\n \r\n 5.000 \r\n | \r\n \r\n 16.800 \r\n | \r\n
\r\n 2.5 \r\n | \r\n \r\n Rà soát, mua sắm, tiếp nhận, vận\r\n chuyển trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ gồm cân, thước\r\n đo (chiều cao đứng/chiều dài nằm), thước đo vòng cánh tay, biểu đồ theo dõi\r\n tăng trưởng trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng, tài liệu để triển khai các hoạt động\r\n đánh giá, can thiệp tại cộng đồng. \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 3.500 \r\n | \r\n
\r\n 2.6 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng và triển khai mô hình cải\r\n thiện dinh dưỡng, đảm bảo an ninh dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng, miền; xây\r\n dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi đặc thù cho\r\n vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn và áp dụng thực đơn tại các trường mầm non\r\n thuộc các vùng này \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 4.000 \r\n | \r\n \r\n 4.000 \r\n | \r\n \r\n 4.000 \r\n | \r\n \r\n 13.000 \r\n | \r\n
\r\n 2.7 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng các tài liệu chuyên môn về\r\n dinh dưỡng; các hướng dẫn kỹ thuật về triển khai can thiệp dinh dưỡng, phòng\r\n chống vi chất dinh dưỡng, đánh giá dinh dưỡng; các hướng dẫn bảo đảm an ninh\r\n thực phẩm, an ninh dinh dưỡng, ứng phó về dinh dưỡng với tình huống khẩn và ứng\r\n dụng phần mềm công nghệ số trong tư vấn dinh dưỡng cho các vùng nghèo, vùng\r\n khó khăn. \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 3.000 \r\n | \r\n \r\n 3.000 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 9.000 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hoạt động 3. Tăng cường hoạt động\r\n chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường\r\n (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi) \r\n | \r\n \r\n 2.500 \r\n | \r\n \r\n 10.000 \r\n | \r\n \r\n 10.000 \r\n | \r\n \r\n 12.500 \r\n | \r\n \r\n 35.000 \r\n | \r\n
\r\n 3.1 \r\n | \r\n \r\n Tham vấn chuyên môn kỹ thuật để\r\n triển khai mô hình, hoạt động can thiệp cải thiện chất lượng bữa\r\n ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường. \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 2.300 \r\n | \r\n
\r\n 3.2 \r\n | \r\n \r\n Tổ chức khảo sát, theo dõi, phân loại,\r\n đánh giá định kỳ tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ học đường (từ\r\n 5 đến dưới 16 tuổi) vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, kết hợp tư vấn dinh\r\n dưỡng, đưa ra giải pháp cụ thể cùng với gia đình đối với học sinh bị suy dinh\r\n dưỡng \r\n | \r\n \r\n 900 \r\n | \r\n \r\n 3.000 \r\n | \r\n \r\n 3.500 \r\n | \r\n \r\n 5.000 \r\n | \r\n \r\n 12.400 \r\n | \r\n
\r\n 3.3 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng, cập nhật các tài liệu\r\n chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật về dinh dưỡng trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi cho\r\n vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 6.500 \r\n | \r\n
\r\n 3.4 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng thực đơn dinh dưỡng bữa ăn\r\n học đường ((từ 5 đến dưới 16 tuổi)) nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán\r\n trú/nội trú vùng nghèo, vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và hướng dẫn, tổ chức\r\n thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 1.500 \r\n | \r\n \r\n 1.500 \r\n | \r\n \r\n 4.500 \r\n | \r\n
\r\n 3.5 \r\n | \r\n \r\n Giáo dục cho trẻ em về chăm sóc\r\n dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng,\r\n đặc biệt quan tâm dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n | \r\n \r\n 6.000 \r\n | \r\n
\r\n 3.6 \r\n | \r\n \r\n Phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên\r\n môn kỹ thuật cho cán bộ y tế trường học về xác định các vấn đề liên quan đến\r\n tình trạng dinh dưỡng của trẻ tuổi học đường, phương pháp đánh giá tình trạng\r\n dinh dưỡng của học sinh, bữa ăn học đường, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an\r\n toàn thực phẩm \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 3.300 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Tổng\r\n cộng \r\n | \r\n \r\n 10.000 \r\n | \r\n \r\n 30.000 \r\n | \r\n \r\n 30.000 \r\n | \r\n \r\n 30.000 \r\n | \r\n \r\n 100.000 \r\n | \r\n
2. Tiểu dự án 2 - thuộc Dự án 6 và Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 7
\r\n\r\nĐơn\r\nvị: triệu đồng
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n hoạt động \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí dự kiến năm 2022 \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí dự kiến năm 2023 \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí dự kiến năm 2024 \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí dự kiến năm 2025 \r\n | \r\n \r\n Tổng\r\n kinh phí dự kiến \r\n | \r\n
\r\n I \r\n | \r\n \r\n Tiểu dự án 2-Truyền thông về giảm\r\n nghèo đa chiều thuộc Dự án 6-Giảm nghèo về thông tin \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 2.500 \r\n | \r\n \r\n 2.500 \r\n | \r\n \r\n 1.500 \r\n | \r\n \r\n 7.000 \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng, cập nhật, biên tập, cung cấp\r\n tài liệu và công cụ truyền thông thiết yếu; phát hành và truyền thông dưới\r\n nhiều hình thức, ngôn ngữ phù hợp với các vùng, miền, dân tộc cho cơ sở y tế\r\n các cấp về dinh dưỡng phụ nữ tiền mang thai, phụ nữ mang thai, dinh dưỡng\r\n 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi; trẻ từ 5 đến dưới 16\r\n tuổi. \r\n | \r\n \r\n 450 \r\n | \r\n \r\n 1500 \r\n | \r\n \r\n 1500 \r\n | \r\n \r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n 4.450 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Tổ chức truyền thông phòng chống\r\n suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý theo nhiều hình\r\n thức khác nhau. \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1.550 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tư vấn,\r\n truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ,\r\n trẻ em tuyến tỉnh, huyện. \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n
\r\n II \r\n | \r\n \r\n Tiểu Dự án 1, 2- Nâng cao năng lực\r\n thực hiện, giám sát, đánh giá thuộc Dự án 7-Nâng cao năng lực và giám sát,\r\n đánh giá Chương trình \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 2.600 \r\n | \r\n \r\n 7.800 \r\n | \r\n \r\n 13.700 \r\n | \r\n \r\n 25.100 \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Hoạt động 1: Nâng cao năng lực\r\n cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo\r\n viên cán bộ, nhân viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em cấp xã; tăng cường nguồn lực và\r\n vai trò phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em\r\n 0-16 tuổi. \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 3.000 \r\n | \r\n
\r\n 1.1 \r\n | \r\n \r\n Tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh\r\n về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi\r\n chất dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng cấp tính, dinh dưỡng khẩn cấp và bổ\r\n sung cập nhật kiến thức hằng năm \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1.400 \r\n | \r\n
\r\n 1.2 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng hệ thống quản lý và tăng\r\n cường năng lực của nhóm điều phối liên tổ chức về hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp,\r\n theo dõi ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa lên tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và\r\n trẻ em. \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n
\r\n 1.3 \r\n | \r\n \r\n Tổ chức hội nghị, hội thảo về nâng\r\n cao năng lực cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học,\r\n giáo viên về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi. \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Hoạt động 2: Thực hiện theo dõi\r\n giám sát việc triển khai hoạt động dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; tổ chức giám\r\n sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0-16 tuổi hàng năm tại địa phương; đánh\r\n giá hiệu quả của hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em hàng\r\n năm và sau 5 năm triển khai; báo cáo kết quả, định\r\n hướng, kế hoạch cho giai đoạn 2025-2030 về cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà\r\n mẹ và trẻ em. \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 1.600 \r\n | \r\n \r\n 6.800 \r\n | \r\n \r\n 12.700 \r\n | \r\n \r\n 22.100 \r\n | \r\n
\r\n 2.1 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng công nghệ thông tin trong\r\n giám sát dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng. \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n
\r\n 2.2 \r\n | \r\n \r\n Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ\r\n em 0-16 tuổi hàng năm và cả giai đoạn 2022-2025. \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 6.000 \r\n | \r\n \r\n 12.000 \r\n | \r\n \r\n 19.600 \r\n | \r\n
\r\n 2.3 \r\n | \r\n \r\n Giám sát định kỳ theo các cuộc giám\r\n sát chung của chương trình, theo lĩnh vực. \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1.700 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Tổng (I+II) \r\n | \r\n \r\n 1.500 \r\n | \r\n \r\n 5.100 \r\n | \r\n \r\n 10.300 \r\n | \r\n \r\n 15.200 \r\n | \r\n \r\n 32.100 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n
1 Nhóm Hành động Dinh dưỡng Khẩn cấp\r\n(Nutrition In Emergency Working group - NIE-WG). Được Bộ Y\r\ntế thành lập năm 2016. Thành viên nhóm đến từ các các cơ quan liên quan của Bộ\r\nY tế, các cơ quan phát triển của Liên Hiệp Quốc, tổ chức phi chính phủ; các đơn\r\nvị chuyên ngành dinh dưỡng ở một số tỉnh.
\r\n\r\nFile gốc của Quyết định 2593/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hoạt động tổng thể của Bộ Y tế thực hiện “Cải thiện dinh dưỡng” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đang được cập nhật.
Quyết định 2593/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hoạt động tổng thể của Bộ Y tế thực hiện “Cải thiện dinh dưỡng” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y Tế |
Số hiệu | 2593/QĐ-BYT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thị Liên Hương |
Ngày ban hành | 2022-09-23 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-23 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |