BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1347/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Tổng cục Dân số chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Điều 4. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- Như Điều 4;
- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;
- Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCDS (10b)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1347/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc[1]. Điều chỉnh mức sinh trong bối cảnh mức sinh chênh lệch giữa các vùng, đối tượng cần “tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp”[2]. Như vậy, KHHGĐ không chỉ để điều chỉnh mức sinh mà còn giúp người dân thực hiện biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn, dự phòng vô sinh, giảm phá thai, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
[3], thấp hơn rất nhiều so với 3-4 thập kỷ trước đây là trên dưới 3%/năm. Tốc độ gia tăng dân số của nước ta ở mức rất thấp so với nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới[4]. Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 6,3 con/phụ nữ vào năm 1960 xuống 2,09 con năm 2006 và duy trì ở mức sinh thay thế trong hơn một thập kỷ qua. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Việt Nam đạt ở mức cao so với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên thế giới[5].
Tuy nhiên, Chương trình Kế hoạch hóa gia đình nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, mỗi năm quy mô dân số vẫn tăng tương ứng dân số một tỉnh.
[6] ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc của hàng triệu gia đình.
Nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập nêu trên, ngày 19/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1848/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.
- Giai đoạn 1: từ năm 2021 đến 2025,
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
a) Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Khảo sát, đánh giá tác động của các quy định có liên quan đến việc cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng;
- Tổ chức hội thảo, hội nghị để phổ biến các văn bản pháp luật và các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
b) Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình
- Nghiên cứu, phân tích thị trường kịp thời ban hành chính sách phù hợp về phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số
c) Hướng dẫn ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương.
- Xây dựng và ban hành các văn bản của cấp ủy, chính quyền, thống nhất nhận thức, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình;
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số
d) Thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Thử nghiệm lâm sàng các biện pháp tránh thai mới và các kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình tiên tiến;
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
2. Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi
Các hoạt động:
- Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm trên truyền hình, trên các báo và các cơ quan liên quan với sự tham gia của các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân quan tâm nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực cho Chương trình và tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Đơn vị phối hợp: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
Các hoạt động:
- Tăng cường truyền thông về phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên các trang tin có nhiều người truy cập cụ thể với từng nhóm đối tượng đích;
- Hướng dẫn tổ chức tuyên truyền, vận động về phương tiện tránh thai, thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các chương trình khác tại địa phương.
Đơn vị phối hợp: Vụ Truyền thông, Thi đua - Khen thưởng; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị có liên quan.
Các hoạt động:
- Xây dựng chương trình và tài liệu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi.
- Sơ kết, đánh giá và hoàn chỉnh chương trình và tài liệu đào tạo.
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và các đơn vị có liên quan.
Các hoạt động:
- Tập huấn tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
Các hoạt động:
- Tập huấn hướng dẫn cho địa phương về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở dịch vụ (cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho tuyến y tế cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Trang thiết bị và công trình y tế; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
Các hoạt động:
- Đào tạo chuyên gia và giảng viên quốc gia, giảng viên tuyến tỉnh về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số
c) Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn.
- Xây dựng, thí điểm triển khai và từng bước mở rộng các mô hình: Cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS di động tại khu công nghiệp, khu chế xuất; Cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS qua mạng (viễn thông, internet) và các mô hình khác có liên quan; Tiếp tục triển khai và mở rộng mô hình Cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho vị thành niên, thanh niên;
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
d) Thí điểm mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng.
- Xây dựng, thí điểm và từng bước mở rộng các mô hình Tổ chức triển khai các mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân sổ trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng, can thiệp giảm phá thai tại cộng đồng;
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
đ) Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (LMIS);
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
- Quản trị hệ thống (thuê máy chủ, cập nhật và nâng cấp hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật của hệ thống quản lý LMIS);
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
[1] Pháp lệnh Dân số 2013.
[2] Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017.
[3] Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1.4.2019.
[4] Theo Cục Dân số Hoa kỳ thì tốc độ tăng dân số tự nhiên của Việt Nam hiện nay thấp hơn khu vực Châu Á và trên Thế giới, xếp thứ 8/11 quốc gia Đông Nam á (sau Singapore và Thái Lan).
[5] Cục Dân số Hoa Kỳ, 2017.
[6] TCTK: Điều tra đánh giá các chỉ tiêu về phụ nữ và trẻ em MICS năm 2014.
File gốc của Quyết định 1347/QĐ-BYT năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1347/QĐ-BYT năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 1347/QĐ-BYT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Đỗ Xuân Tuyên |
Ngày ban hành | 2021-02-22 |
Ngày hiệu lực | 2021-02-22 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |