ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8226/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 07 tháng 10 năm 2020 |
PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN, KẾT HỢP Y DƯỢC CỔ TRUYỀN VỚI Y HỌC HIỆN ĐẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
Phát triển toàn diện y dược cổ truyền, tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
a) Phát triển toàn diện y dược cổ truyền:
- Đến năm 2025: 90% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa và trung tâm y tế các huyện, thành phố có khoa y, dược cổ truyền; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền.
- Tăng tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại ở tất cả các tuyến: đến năm 2025, tuyến tỉnh đạt 20%; tuyến huyện đạt 25% và tuyến xã đạt 30%; đến năm 2030, tuyến tỉnh đạt 25%; tuyến huyện đạt 30% và tuyến xã đạt 40%.
- Tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học về y dược cổ truyền được ứng dụng trong thực tiễn; chú trọng nghiên cứu chứng minh khoa học tác dụng chữa bệnh của y dược cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh y dược cổ truyền có giá trị.
- Phát triển y dược cổ truyền khối tư nhân, tăng cường vai trò của các hội, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y dược cổ truyền.
- Đến năm 2025: hai bệnh viện y học cổ truyền được đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh theo phân hạng của bệnh viện, được đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chế phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng trên địa bàn tỉnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả; 100% cán bộ được đào tạo, cập nhật kiến thức sử dụng trang thiết bị hiện đại (theo từng lĩnh vực chuyên khoa) phục vụ khám, chữa bệnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
a) Thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở đào tạo, dạy nghề y, dược cổ truyền; ưu đãi đầu tư phát triển nuôi trồng dược liệu, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên hợp lý, đảm bảo lưu giữ, tái sinh và phát triển nguồn dược liệu đa dạng ở các vùng sinh thái trong tỉnh.
c) Tiếp tục kiện toàn khoa y học cổ truyền trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2014/TT-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện Nhà nước và bộ phận khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường, thị trấn.
b) Phát hiện, chứng minh khoa học và thương mại hóa thuốc, bài thuốc cổ truyền; khuyến khích sử dụng thuốc, bài thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu được nuôi trồng trong nước trong khám chữa bệnh.
d) Nghiên cứu lựa chọn về các bài thuốc dân gian, bài thuốc kinh nghiệm được xác định theo y dược cổ truyền và y dược hiện đại có tác dụng trong điều trị một số chứng bệnh, bệnh.
e) Nghiên cứu tuyển chọn tạo các chế phẩm thuốc cổ truyền có hiệu quả tốt, an toàn, có ưu thế hơn thuốc hóa dược và có giá trị kinh tế cao.
h) Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong chẩn đoán bệnh.
b) Tăng cường kết hợp với các trường đại học, học viện tổ chức đào tạo theo nhiều loại hình: chính quy, đào tạo liên tục, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo, đào tạo theo cử tuyển đối với vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên, lương y, lương dược, y bác sỹ, dược sỹ trong các cơ sở hành nghề y, dược cổ truyền.
b) Quản lý chặt chẽ việc thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh y dược cổ truyền, đặc biệt là các cơ sở khám, chữa bệnh y dược cổ truyền có yếu tố nước ngoài và quản lý chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu lưu thông trong tỉnh đúng theo quy định của Bộ Y tế.
b) Tăng cường sự tham gia đóng góp ý kiến của các hiệp hội, hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực y dược cổ truyền trong việc phát triển dược liệu, thương mại hóa sản phẩm, thuốc cổ truyền nhất là Hội đồng y, Hội Châm cứu, Hội Dược liệu.
a) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về thuốc và các phương pháp điều trị của y dược cổ truyền, giúp nhân dân hiểu đúng về tác dụng, hiệu quả của thuốc và các phương pháp điều trị của y dược cổ truyền; về các thành tựu của y dược cổ truyền, tổ chức các hoạt động tôn vinh danh y, thầy thuốc y dược cổ truyền.
2. Khuyến khích việc xã hội hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí hợp pháp ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này và tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện của các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố và các cơ sở y tế; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh và Bộ Y tế theo quy định; định kỳ 5 năm, tổ chức sơ kết, nhằm đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém, nguyên nhân và đề ra các biện pháp thực hiện có hiệu quả, đông thời tham mưu cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân, các cơ sở y tế có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Tổ chức thực hiện các đề án, dự án về y dược cổ truyền của Bộ Y tế, các bộ, ngành và các tổ chức khác.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền và sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc đông y, thuốc dược liệu; đào tạo cán bộ y, dược cổ truyền.
- Hằng năm, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan; thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, tổng hợp trong dự toán chi sự nghiệp y tế của ngân sách địa phương, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn liên quan.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan và Hội đồng y tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phát triển vùng trồng bảo tồn dược liệu và xây dựng thương hiệu dược liệu, hình thành vùng nguyên liệu dược liệu theo tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO).
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ việc mua, bán, lưu thông, phân phối các sản phẩm y dược cổ truyền tại tỉnh; tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại các sản phẩm y dược cổ truyền.
- Chỉ đạo tăng cường nghiên cứu khoa học về y dược cổ truyền; phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ của địa phương để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực y dược cổ truyền.
- Có chính sách ưu tiên triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y, dược cổ truyền kết hợp y, dược cổ truyền với y dược hiện đại.
- Tăng cường thông tin, truyền thông về thuốc và các phương pháp điều trị của y dược cổ truyền, giúp nhân dân hiểu đúng về tác dụng, hiệu quả của thuốc và các phương pháp điều trị của y dược cổ truyền.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác hủy diệt và buôn bán dược liệu quý hiếm ra nước ngoài.
Chỉ đạo hướng dẫn, thực hiện thanh quyết toán bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh y dược cổ truyền theo quy định.
- Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức hội các cấp, chú trọng nâng cao y đức và chất lượng chuyên môn cho hội viên, vận động hội viên tích cực tham gia công tác kế thừa, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền, chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về y, dược cổ truyền.
12. Các Sở, ban, ngành và các hội, tổ chức đoàn thể tỉnh
- Phát huy vai trò các hiệp hội, hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực y dược cổ truyền, phát triển dược liệu, thương mại hóa sản phẩm, thuốc cổ truyền.
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai thực hiện phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại tại địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng y của địa phương hoạt động và phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Ban hành và triển khai Kế hoạch đến các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để tổ chức thực hiện.
2. Giai đoạn 2025 - 2030:
Trên đây là Kế hoạch phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030; trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở, ban ngành, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Y tế) để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- Bộ Y tế;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- Lưu: VT, VX3.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Văn Đa
File gốc của Kế hoạch 8226/KH-UBND năm 2020 về phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 đang được cập nhật.
Kế hoạch 8226/KH-UBND năm 2020 về phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Số hiệu | 8226/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Phan Văn Đa |
Ngày ban hành | 2020-10-07 |
Ngày hiệu lực | 2020-10-07 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng |