ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7748/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 21 tháng 9 năm 2020 |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
2. Mục tiêu cụ thể:
b) Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao.
d) Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.
3.1. Nhóm chỉ tiêu tác động, chỉ tiêu về dự phòng, chỉ tiêu về xét nghiệm, chỉ tiêu về điều trị: Theo phụ lục kèm theo văn bản này.
a) Năm 2021, ban hành kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch AIDS và phân bổ ngân sách địa phương hằng năm cho phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch được phê duyệt.
c) Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
2. Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
4. Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lây truyền của HIV và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe người bệnh AIDS.
6. Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.
1. Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội
- Các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng;
- Tăng cường hơn nữa vài trò của HĐND các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thông qua hoạt động giám sát trực tiếp và báo cáo định kỳ của các sở, ban, ngành, đoàn thể và HĐND các cấp.
- Các sở, ban, ngành chủ động lập kế hoạch, bố trí kinh phí và phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị; thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành phù hợp để tăng hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS;
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra các biện pháp can thiệp giảm hại phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là trong các cơ sở dịch vụ giải trí, cơ sở lưu trú và có biện pháp chế tài đối với những cơ sở không thực hiện các biện pháp này;
- Tạo môi trường chính sách và cơ chế tài chính thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội, vận động để các tổ chức xã hội tham gia có hiệu quả trong cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm; phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Tiếp tục triển khai chính sách trợ cấp xã hội cho trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
a) Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan;
c) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
a) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
- Truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ: sản xuất các video clip, phim ngắn, thông tin để tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội như Facebook, Youtube, zalo, viber, lotus..
- Truyền thông qua các hoạt động khác: lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục, trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa cơ sở. Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản; giáo dục gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững;
b) Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV
- Nâng cao kiến thức về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại gia đình, cộng đồng, nơi học tập, nơi làm việc. Triển khai các giải pháp đồng bộ để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các Cơ sở y tế;
c) Mở rộng, đổi mới các biện pháp can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV
- Đa dạng hóa các mô hình cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí phù hợp với nhu cầu của người sử dụng;
- Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho các nhóm nguy cơ cao qua hệ thống y tế nhà nước và tư nhân. Triển khai điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PEP);
- Cung cấp dịch vụ khám và điều trị phối hợp các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV toàn diện, liên tục, kết nối với các dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội khác.
a) Xét nghiệm sàng lọc HIV
- Triển khai các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp với từng nhóm nguy cơ, nhất là nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao như: người sử dụng ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới, phụ nữ bán dâm, phạm nhân; mở rộng triển khai xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV; xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai;
b) Mở rộng các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV; đảm bảo việc chuyển gửi xét nghiệm khẳng định cho kết quả xét nghiệm không quá 24 giờ; thường xuyên cập nhật các phương pháp xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.
d) Đẩy mạnh các biện pháp để chuyển gửi thành công người nhiễm HIV từ dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đến dịch vụ chăm sóc, điều trị bằng thuốc kháng virút HIV.
a) Mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị HIV/AIDS
- Lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS trong hệ thống khám, chữa bệnh chung; phân cấp điều trị HIV/AIDS tại tuyến y tế cơ sở; mở rộng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại tuyến xã, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS tại nhà, tại cộng đồng;
- Tăng cường dự phòng, phát hiện và điều trị các bệnh đồng nhiễm với HIV/AIDS, gồm lao, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Cập nhật kịp thời hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS theo các khuyến cáo mới, phù hợp với điều kiện của Việt Nam; thực hiện tối ưu hóa phác đồ điều trị HIV/AIDS, đảm bảo điều trị an toàn, hiệu quả; cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS phù hợp với tình trạng của người bệnh; tăng cường quản lý, theo dõi và hỗ trợ tuân thủ điều trị HIV/AIDS;
- Tăng cường các hoạt động dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc; theo dõi, đánh giá và ngăn chặn các phản ứng có hại của thuốc của thuốc ARV trong điều trị HIV/AIDS; lồng ghép theo dõi cảnh báo sớm HIV kháng thuốc vào quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS.
a) Triển khai thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS định kỳ; nâng cao chất lượng và sử dụng số liệu cho lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
c) Triển khai các nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS. Đánh giá hiệu quả hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường chia sẻ và sử dụng dữ liệu trong phòng, chống HIV/AIDS.
a) Rà soát, tích hợp, lồng ghép các phần mềm, hệ thống thông tin liên quan đến quản lý HIV/AIDS; đồng bộ dữ liệu về điều trị HIV/AIDS với hệ thống quản lý thông tin bệnh viện.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS tập trung, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cảnh báo sớm, kiểm soát và đáp ứng y tế công cộng trong phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người nhiễm HIV, điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
8. Nhóm giải pháp về đảm bảo tài chính
b) Trong năm 2021, phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 và đảm bảo phân bố đủ kinh phí hàng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt.
d) Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS.
g) Tăng cường điều phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương chi phòng, chống HIV/AIDS theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng, chống AIDS và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng; sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phù hợp với nhiệm vụ của các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao.
c) Đẩy mạnh triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để củng cố và tăng cường năng lực mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, đặc biệt là tuyến tỉnh và tuyến huyện.
10. Nhóm giải pháp về cung ứng
b) Tăng cường năng lực của các nhà cung ứng thuốc, vật dụng can thiệp, trang thiết bị trên địa bàn tỉnh để chủ động đáp ứng nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS của địa phương.
11. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế
b) Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế đồng thời huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho phòng, chống HIV/AIDS.
1. Tổ chức điều hành
b) Sở Y tế là cơ quan Thường trực tham mưu, giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng, chống AIDS và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2.1. Sở Y tế:
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực và kế hoạch phân bổ ngân sách hằng năm cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
a) Chỉ đạo công an các cấp tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt chú trọng hoạt động phối hợp và hỗ trợ triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, các hoạt động dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
2.3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
b) Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng HIV/AIDS; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nghề và tuyển dụng người lao động bị nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, vợ hoặc chồng người nhiễm HIV.
a) Hàng năm, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, thẩm định, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong dự toán chi sự nghiệp ngành Y tẻ; báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn liên quan;
2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
b) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện các điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
2.7. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục và chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh.
2.9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ và chiến sĩ phù hợp với đặc thù của đơn vị; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế mở rộng hoạt động Quân dân y kết hợp nhằm tuyên truyền, phố biển kiến thức phòng, chống HIV/AIDS.
2.11. Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Y tế nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế và các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm khuyến khích người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế.
2.13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Kế hoạch này trên địa bàn quản lý; xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ triển khai thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả, hiệu lực các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV; tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.
- Văn phòng Chính phủ; | KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 7748/KH-UBND ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh)
STT | Chỉ tiêu cụ thể | Đơn vị tính | Số liệu năm 2019 | Đến 2025 | Đến 2030 | ||
|
|
| |||||
1 |
Trường hợp/năm | 59 |
|
| |||
2 |
/100.000 Người | 1,4 |
|
| |||
3 |
% | 5,5 |
|
| |||
|
|
| |||||
4 |
% | 90 | 90 | 90 | |||
5 |
% | 10 | ≥ 40 | ≥ 50 | |||
6 |
% | 0 | ≥ 30 | ≥ 40 | |||
7 |
% | - | ≥ 70 | ≥ 80 | |||
8 |
% | - | ≥ 70 | ≥ 80 | |||
|
|
| |||||
9 |
% | 80,1 | ≥ 90 | ≥ 95 | |||
10 |
% | - | ≥ 70 | ≥ 80 | |||
|
|
| |||||
11 |
% | 85,9 | ≥ 90 | ≥ 95 | |||
12 |
% | 70,2 | 95 | 95 | |||
13 |
% | 100 | 92 | 95 | |||
14 |
% | Chưa triển khai | ≥ 50 | ≥ 75 | |||
|
|
| |||||
15 |
% | 94,4 | 100 | 100 | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
File gốc của Kế hoạch 7748/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do tỉnh Lâm Đồng ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 7748/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Số hiệu | 7748/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Phan Văn Đa |
Ngày ban hành | 2020-09-21 |
Ngày hiệu lực | 2020-09-21 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Hết hiệu lực |