ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/KH-UBND | Thái Nguyên, ngày 26 tháng 3 năm 2021 |
TỔ CHỨC TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 GIAI ĐOẠN 2021 - 2022 CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
- Đảm bảo trên 80% dân số tỉnh Thái Nguyên có miễn dịch cộng đồng phòng bệnh COVID-19.
2. Mục tiêu cụ thể
- ≥ 90% người từ 18 tuổi trở lên của tỉnh Thái Nguyên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi có nguồn vắc xin từ Trung ương.
- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
1. Đối tượng
Các nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vắc xin cung cấp hạn chế tại Việt Nam. Tổng số dự kiến: 184.586 đối tượng, bao gồm:
- Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, tổ công tác tự quản phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...).
- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước; cung cấp dịch vụ cho các khu công nghiệp...
- Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
Tổng cộng: dự kiến 963.843 đối tượng.
(Số lượng chi tiết tại phụ lục kèm theo)
- Triển khai sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn tỉnh. Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch, đối tượng ở vùng có dịch.
+ Các khu vực trên địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng.
+ Các địa phương có đầu mối giao thông quan trọng.
Tổ chức tiêm đồng loạt hoặc cuốn chiếu tùy từng đơn vị, địa phương và theo lịch thống nhất với ngành y tế (không tiêm trùng với ngày tiêm chủng mở rộng thường xuyên của địa phương). Thời gian tổ chức tiêm có thể thay đổi tùy theo tình hình cung ứng vắc xin của Trung ương. Dự kiến tổ chức thành 04 đợt như sau:
- Đợt 2: Quý II, III/2021, tiếp tục triển khai tiêm cho các nhóm ưu tiên.
- Đợt 4: Quý I, II, III, IV năm 2022: Tổ chức tiêm mở rộng cho toàn dân của tỉnh từ 18 tuổi trở lên.
III. RÀ SOÁT HỆ THỐNG BẢO QUẢN VẮC XIN, NHÂN LỰC TIÊM CHỦNG
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận và bảo quản vắc xin COVID-19 tại kho của tỉnh và thực hiện cấp phát vắc xin COVID-19 cho Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã ít nhất 03 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng.
- Tuyến xã tiếp nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin cho các điểm tiêm chủng, vắc xin còn dư sau khi kết thúc buổi tiêm chủng tại trạm y tế xã sẽ được chuyển về kho huyện hoặc bảo quản ngay tại trạm y tế xã có tủ lạnh bảo quản vắc xin.
Hiện nay, trên toàn tỉnh tại các Trung tâm y tế tuyến huyện có khoa chuyên môn phụ trách tiêm chủng và cán bộ chuyên trách tiêm chủng mở rộng. Nhân lực tham gia công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh đều được tập huấn về tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm chủng. Tuy nhiên, vắc xin phòng COVID-19 là vắc xin mới, do vậy cán bộ tiêm chủng cần được tập huấn lại về việc sử dụng vắc xin và theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh rà soát hệ thống dây chuyền lạnh của các tuyến nhằm bảo đảm đủ khả năng bảo quản và vận chuyển vắc xin phòng COVID-19, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chuẩn bị các điều kiện dây chuyền lạnh đảm bảo, sẵn sàng tiếp nhận, điều phối và cấp phát cho các đơn vị theo kế hoạch.
Tất cả các kho bảo quản vắc xin tại tuyến tỉnh và tuyến huyện thực hiện quy định thực hành tốt bảo quản thuốc GSP theo Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Các kho hiện tại nằm trong khuôn viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã, được bảo quản và theo dõi bởi các cán bộ và nhân viên bảo vệ 24/24 giờ.
Ngoài ra sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các tuyến. Hệ thống này bao gồm chức năng quản lý đối tượng tiêm, tỷ lệ tiêm, quản lý vắc xin, bơm kim tiêm và hộp an toàn và sẽ được sử dụng hoặc điều chỉnh phù hợp để quản lý đối tượng, tỷ lệ tiêm, vắc xin và vật tư tiêu hao khi triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Tuyến tỉnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận và bảo quản vắc xin phòng COVID-19 tại kho của tỉnh và thực hiện cấp phát vắc xin như sau:
+ Cấp phát vắc xin cho bệnh viện tỉnh 01 ngày trước khi tiêm hoặc ngay trước buổi tiêm.
- Tuyến xã, phường, thị trấn: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, thành phố, thị xã, bảo quản vắc xin và vận chuyển về điểm tiêm trong buổi tiêm chủng.
6. Tập huấn cho cán bộ y tế về triển khai vắc xin phòng COVID-19
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Dự án tiêm chủng mở rộng Miền Bắc tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các tuyến trên địa bàn trước khi triển khai tiêm chủng ít nhất 07 ngày.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông về sử dụng vắc xin COVID-19 nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm chủng.
- Thời gian thực hiện: Trước, trong và sau khi triển khai tiêm phòng.
8.1. Xây dựng nhu cầu và kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương
(Xây dựng nhu cầu và kế hoạch tiêm theo tiến độ cung ứng vắc xin của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương).
Để thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong bối cảnh dịch COVID-19, yêu cầu các đơn vị thực hiện tiêm chủng như sau:
+ Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo không quá 20 người/điểm tiêm chủng trong cùng thời điểm và không quá 100 đối tượng/điểm tiêm chủng/buổi tiêm chủng.
+ Đối với những người đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đi tiêm chủng.
- Bố trí điểm tiêm chủng:
+ Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các bàn/vị trí tiêm chủng.
+ Lưu ý không sử dụng điều hòa trong buổi tiêm chủng.
* Điểm tiêm lưu động:
- Yêu cầu về địa điểm và cách bố trí điểm tiêm:
- Yêu cầu về nhân lực cho mỗi điểm tiêm chủng:
+ Khi tổ chức tiêm tùy tình hình thực tế có thể tổ chức tiêm cuốn chiếu hoặc triển khai tiêm đồng loạt các cơ sở y tế, nhưng phải bảo đảm các điều kiện an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Trung tâm Y tế tuyến huyện xây dựng phương án triển khai chi tiết của địa phương phụ trách.
+ Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.
8.3. Cơ sở thực hiện tiêm chủng phòng COVID-19
a) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
- Tổ chức tập huấn các quy định về an toàn tiêm chủng cho các cán bộ tham gia công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế chưa công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
- Phối hợp với các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (BV PHCN, BV Lao và bệnh Phổi, BV Tân Thần, BV Mắt và BV YHCT) thành lập các tổ tiêm chủng lưu động (mỗi tổ 06 cán bộ, đảm bảo 02 bàn tiêm) thực hiện cho các đối tượng là các cán bộ y tế, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện.
- Thực hiện tiêm cho các đối tượng là các cán bộ y tế của bệnh viện, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch yêu tiêm của Ban Chỉ đạo địa phương (ngoài ra Bệnh viện A thực hiện tiêm cho cán bộ y tế của Trung tâm Pháp Y và Giám định y khoa tỉnh).
c) Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã.
- Thực hiện tiêm cho các đối tượng là các cán bộ y tế của cơ sở, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch của địa phương.
d) Trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn:
- Thực hiện tiêm cho các đối tượng là nhân viên y tế, nhân viên tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng quốc phòng, công an, giáo viên trên địa bàn, người cung cấp các dịch vụ thiết yếu, người già trên 65 tuổi đang sinh sống trên địa bàn và các trường hợp mắc bệnh mãn tính không điều trị nội trú theo kế hoạch của địa phương, sau khi kết thúc chiến dịch phải tiến hành tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm tại bệnh viện.
e) Bệnh viện, bệnh xá, cơ sở y tế thuộc các ngành, bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn:
- Tổ chức các đội cấp cứu tại cơ sở tiêm.
- Thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế.
8.4. Giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
* Giám sát định kỳ: Các cơ sở tiêm chủng tiến hành theo dõi, giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã.
* Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin: các hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018 và Thông tư số 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
8.5. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm
- Các cơ sở tiêm thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế.
- Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).
- Kiểm tra, giám sát sau triển khai: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.
- Cung cấp, vận chuyển và bảo quản vắc xin cho các nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
9.2. Kinh phí địa phương (Bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện):
- Các hoạt động tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện, thành phố, thị xã, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
- In ấn các biểu mẫu, báo cáo.
(Ghi chú: Chưa bao gồm tiền điều tra, giám sát, công tiêm và mua vắc xin theo kế hoạch. Các chi phí trên sẽ được lập kế hoạch bổ sung khi có hướng dẫn từ Trung ương).
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức Hội nghị triển khai chiến dịch cho tuyến tỉnh, huyện. Chỉ đạo tập huấn về thực hiện an toàn tiêm chủng cho cán bộ thực hiện tiêm chiến dịch.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dây truyền lạnh sẵn sàng, đảm bảo yêu cầu cho xuất, nhập, bảo quản vật tư và vắc xin theo quy định.
- Căn cứ theo tiến độ cung cấp vắc xin của Bộ Y tế, Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch kinh phí cho chiến dịch tiêm chủng, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt thực hiện theo từng năm.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện tiêm chủng trên địa bàn; báo cáo kết quả triển khai chiến dịch về Bộ Y tế, UBND tỉnh theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Thông tin tỉnh thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về sử dụng vắc xin phòng COVID-19. Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác truyền thông.
- Triển khai kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 đến các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đủ điều kiện tiêm chủng tự nguyện cho các chuyên gia người lao động có yêu cầu tự chi trả phí tiêm chủng.
5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm cho các đối tượng thuộc đơn vị mình và hỗ trợ công tác tiêm chủng khi cần thiết.
- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai tiêm vắc xin vắc xin COVID-19 cho các nhóm ưu tiên tại địa phương.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai khai các hoạt động tập huấn, điều tra đối tượng và tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện./.
- Bộ Y tế (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Y tế dự phòng;
- Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm KSBT tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, KGVX.
Chiptq.KH.06/T3
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Đặng Xuân Trường
TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh)
STT | Đối tượng ưu tiên | Số đối tượng dự kiến | Tỷ lệ tiêm chủng | Số lượng đối tượng tiêm | |||
I |
1 |
7.665 | 95% | 7.280 | |||
3 |
7.226 | 95% | 6.960 | ||||
Cộng | 14.891 | 95% | 14.240 | ||||
II |
1 |
6.809 | 95% | 6.469 | |||
2 |
3.180 | 95% | 3.021 | ||||
3 |
26.889 | 95% | 25.544 | ||||
| Cộng | 36.878 | 95% | 35.034 | |||
III |
1 |
103.434 | 95% | 98.262 | |||
2 |
39.000 | 95% | 37.050 | ||||
| Cộng | 142.434 | 95% | 135.312 | |||
IV |
1 |
820.271 | 90% | 779.257 | |||
| Cộng | 820.271 | 90% | 779.257 | |||
| TỔNG CỘNG | 1.014.474 |
| 963.843 |
File gốc của Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2021 về tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 của tỉnh Thái Nguyên đang được cập nhật.
Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2021 về tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 của tỉnh Thái Nguyên
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Nguyên |
Số hiệu | 54/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Đặng Xuân Trường |
Ngày ban hành | 2021-03-26 |
Ngày hiệu lực | 2021-03-26 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng |