\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 540/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Đắk\r\n Nông, ngày 21 tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thực hiện Quyết định số\r\n1384/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về\r\nviệc phê duyệt Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm\r\nvà thủy sản giai đoạn 2021-2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Đảm bảo an toàn thực\r\nphẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai\r\nđoạn 2022-2030, cụ thể như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục đích
\r\n\r\n- Nhằm cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của\r\nTrung ương, đồng thời tích hợp với nội dung các Đề án, Chương trình, Dự án của\r\ntỉnh về sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n- Góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi\r\ncủa nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông,\r\nlâm và thủy sản của tỉnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
\r\n\r\n- Góp phần thực hiện hiệu quả Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng đạt kết quả cao, đảm bảo\r\nchất lượng, bền vững, hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra hàng năm và\r\ngiai đoạn.
\r\n\r\n- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở,\r\nngành, địa phương trên địa bàn tỉnh để chủ động triển khai, thực hiện.
\r\n\r\n2. Yêu cầu
\r\n\r\n- Tạo được sự thống nhất trong các cấp\r\nủy Đảng, chính quyền và nhân dân về nhận thức và hành động trong việc đảm bảo\r\nan toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản.
\r\n\r\n- Các Sở, ngành, địa phương phải thường\r\nxuyên tập trung chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm,\r\nthủy sản. Các tổ chức, cá nhân và mỗi người dân phải có trách nhiệm sản xuất,\r\nkinh doanh thực phẩm nông, lâm và thủy sản bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n- Xây dựng, triển khai, đánh giá kế\r\nhoạch phải gắn với Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh về thực\r\nhiện Chương; trình phát triển kênh sản xuất, phân phối, tiêu thụ nông sản theo\r\nquy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (viết tắt: GAP) giai đoạn 2020 -\r\n2025, định hướng đến 2030.
\r\n\r\n- Bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao\r\nchất lượng gắn với truy xuất nguồn gốc theo chuẩn mực quốc tế được thực hiện từ\r\ngốc, tại từng công đoạn và toàn bộ trong chuỗi giá trị ngành hàng nông, lâm và\r\nthủy sản.
\r\n\r\n- Huy động các nguồn lực xã hội nâng\r\ncấp cơ sở hạ tầng, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ, ứng dụng\r\ncông nghệ cao, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm nông,\r\nlâm và thủy sản.
\r\n\r\n- Tập trung nguồn lực thực hiện tốt\r\ncơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường năng lực thực\r\nthi pháp luật; đổi mới, chuẩn hóa, đẩy mạnh áp dụng biện pháp quản lý tiên tiến\r\nphù hợp tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành\r\nnông nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế.
\r\n\r\n- Căn cứ nhiệm vụ được phân công,\r\nhàng năm các Sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Giai đoạn 2022 - 2025
\r\n\r\n- Diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy\r\nsản và số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như\r\nVietGAP hoặc tương đương) tăng 10%/năm tương ứng mỗi loại.
\r\n\r\n- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh\r\nnông, lâm và thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và\r\n50% trở lên số cơ sở/hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện ký cam kết\r\ntuân thủ quy định an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực\r\nphẩm nông, lâm và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương)\r\ntăng tương ứng 10%/năm.
\r\n\r\n- Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn,\r\năn liền) tăng 5%/năm.
\r\n\r\n- 100% các cơ sở tham gia chuỗi sản\r\nxuất, kinh doanh nông, lâm và thủy sản được tuyên truyền, phổ biến các quy định\r\npháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm của\r\nViệt Nam và thị trường nhập khẩu.
\r\n\r\n- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm và thủy\r\nsản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm.
\r\n\r\n- 8/8 huyện, thành phố Gia Nghĩa\r\n(100%) kiện toàn tổ chức và thực hiện quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản\r\nphù hợp với phân công, phân cấp.
\r\n\r\n- 100% cán bộ quản lý chất lượng, an\r\ntoàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm\r\nvề chuyên môn nghiệp vụ.
\r\n\r\n2. Giai đoạn 2026 - 2030
\r\n\r\n- Diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy\r\nsản và số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như\r\nVietGAP hoặc tương đương) tăng 15%/năm tương ứng mỗi loại.
\r\n\r\n- Duy trì 100% cơ sản xuất, kinh doanh\r\nnông, lâm và thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và\r\n100% cơ sở/hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện ký cam kết tuân thủ\r\nquy định an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực\r\nphẩm nông, lâm và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương)\r\ntăng tương ứng 15%/năm
\r\n\r\n- Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn,\r\năn liền) tăng 10%/năm.
\r\n\r\n- 100% các cơ sở tham gia chuỗi sản\r\nxuất, kinh doanh nông, lâm và thủy sản được tuyên truyền, phổ biến, cập nhật\r\ncác quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn\r\nthực phẩm của Việt Nam và thị trường nhập khẩu.
\r\n\r\n- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản\r\nđược giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm.
\r\n\r\n- Duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng,\r\nan toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng\r\nnăm về chuyên môn nghiệp vụ.
\r\n\r\nIII. NỘI DUNG, NHIỆM\r\nVỤ THỰC HIỆN
\r\n\r\nKế hoạch gồm 06 nội dung chính, mỗi nội\r\ndung có các nhiệm vụ cụ thể và được phân công rõ ràng các đơn vị chủ trì, phối\r\nhợp thực hiện (Chi tiết tại phụ lục kèm theo).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n- Kịp thời cập nhật, phổ biến thông\r\ntin thị trường; quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm\r\ncủa thị trường tiêu thụ nông, lâm và thủy sản trong và ngoài nước.
\r\n\r\n- Phối hợp với cơ quan truyền thông\r\ntrong và ngoài tỉnh tổ chức các chương trình, chiến dịch thông tin, truyền\r\nthông quảng bá, kết nối cung cầu nông sản chất lượng, an toàn.
\r\n\r\n- Tổ chức xác minh, xử lý, phản hồi kịp\r\nthời các thông tin sai lệch về chất lượng, an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n2. Giải pháp về\r\nphát triển sản xuất theo tiêu chuẩn GAP
\r\n\r\n- Tuyên truyền trên các phương tiện\r\nthông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông... về\r\ncác nội dung: Giới thiệu sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, 4C...,\r\ntrên sàn thương mại điện tử tỉnh, trên các diễn đàn, hội nghị kết nối cung cầu...\r\nđể thúc đẩy sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao giá trị nông\r\nsản của tỉnh.
\r\n\r\n- Thúc đẩy thành lập các tổ nhóm/Hợp\r\ntác xã sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trên nguyên tắc tự nguyện tham gia. Trên cơ\r\nsở đó, định kỳ rà soát điều chỉnh, bổ sung phát triển mở rộng vùng sản xuất\r\nnông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, ổn định\r\ntrong giai đoạn 2020- 2025 và định hướng các năm tiếp theo, đặc biệt các vùng sản\r\nxuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, dịch vụ sản xuất nông nghiệp đáp\r\nứng nhu cầu phát triển của tỉnh.
\r\n\r\n- Tổ chức các khóa, lớp đào tạo nâng\r\ncao năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý sản xuất cho doanh nghiệp tham gia hoặc\r\nDoanh nghiệp tự tổ chức thuê đơn vị, chuyên gia đến đào tạo các khóa, lớp đào tạo\r\ncho người lao động.
\r\n\r\n- Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật\r\ncơ bản về giao thông kết nối giữa các vùng nguyên liệu lớn đạt tiêu chuẩn GAP đến\r\ncác tuyến giao thông chính của tỉnh và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp\r\ntrên địa bàn.
\r\n\r\n- Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất nông\r\nsản, doanh nghiệp chế biến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong khu công\r\nnghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số hạng mục như đường giao\r\nthông, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.
\r\n\r\n- Hỗ trợ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp\r\nđầu tư nhà xưởng, hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
\r\n\r\n3. Giải pháp\r\nphát triển chế biến nông, lâm và thủy sản
\r\n\r\n- Định hướng cho chủ cơ sở, chủ doanh\r\nnghiệp chế biến xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến\r\nnhư: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản\r\nlý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn\r\ntoàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm\r\n(FSSC 22000).
\r\n\r\n- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút\r\ncác doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu, tạo sản phẩm ăn liền, uống\r\nliền cung cấp đến tay người tiêu dùng.
\r\n\r\n4. Giải pháp\r\nnâng cao công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm
\r\n\r\n- Duy trì đường dây nóng, phân công\r\ncán bộ trực thường xuyên để người dân có thể đóng góp và phản hồi nhanh chóng\r\ncác thông tin về sản phẩm kém chất lượng, cơ sở làm ăn gian dối, có dấu hiệu vi\r\nphạm về an toàn thực phẩm: Người dân cũng có thể đặt các câu hỏi và thắc mắc\r\nliên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn\r\nthực phẩm chất lượng, ....
\r\n\r\n- Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị\r\nchuyên môn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát về điều kiện đảm bảo vệ\r\nsinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm và thủy\r\nsản theo phân công, phân cấp.
\r\n\r\n- Rà soát, thống kê, từng bước số hóa\r\ncác cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm và thủy sản.
\r\n\r\n- Tổ chức thành lập các đoàn giám sát\r\nvề an toàn thực phẩm đối với các loại sản phẩm nông, lâm và thủy sản tiêu thụ\r\nnhiều, hàng ngày trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Thực hiện kế hoạch, đề án, chương\r\ntrình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới 2021-2025, Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu Quốc gia\r\nphát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lồng\r\nghép nâng cấp cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy lợi, điện lưới, đường giao thông,\r\nkho bãi...); các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khu giết mổ,\r\nsơ chế, chế biến tập trung, chợ đầu mối/đấu giá...đủ điều kiện sản xuất kinh\r\ndoanh nông, lâm và thủy sản theo quy định của quốc gia về chất lượng, an toàn\r\nthực phẩm.
\r\n\r\n- Ưu tiên ngân sách đầu tư nâng cấp\r\nđiều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm vùng trồng trọt, chăn nuôi,\r\nnuôi trồng thủy sản, khu giết mổ, sơ chế, chợ đầu mối/đấu giá, chợ dân sinh tại\r\nmột số vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.
\r\n\r\n- Tổ chức cấp mã số vùng trồng, vùng\r\nnuôi, cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản trên diện rộng đảm bảo\r\nchất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tăng cường phối hợp giữa các cơ\r\nquan, đơn vị trong Sở, giữa các Sở ngành, giữa cơ quan tỉnh, huyện, xã trong đảm\r\nbảo chất lượng, an toàn thực phẩm; kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn lực theo\r\nphân công, phân cấp theo hướng đủ tổ chức, nguồn lực triển khai nhiệm vụ được\r\nphân công phân cấp.
\r\n\r\n- Nâng cao vai trò của tổ chức kinh tế\r\nhợp tác, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành hàng trong xây dựng,\r\nhoàn thiện, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về chất lượng an toàn\r\nthực phẩm.
\r\n\r\n- Triển khai hiệu quả Chương trình phối\r\nhợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh....trong phổ biến, giáo dục,\r\nvận động và giám sát sản xuất kinh doanh nông, lâm và thủy sản chất lượng an\r\ntoàn.
\r\n\r\n- Phối hợp với các tổ chức chính trị\r\nxã hội, các hiệp hội ngành hàng trong đào tạo, tập huấn cho hộ nông dân, tổ chức\r\nkinh tế hợp tác trong tự kiểm soát và giám sát cộng đồng về chất lượng, an toàn\r\nthực phẩm; về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truyền thông quảng bá sản phẩm\r\nchất lượng, an toàn.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Áp dụng Chương trình nghiên cứu\r\nkhoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm\r\nnông, lâm và thủy sản.
\r\n\r\n- Hợp tác với các tổ chức chuyên\r\nngành trong nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quản lý chất lượng, an\r\ntoàn thực phẩm (chương trình đại học, sau đại học).
\r\n\r\n- Phối hợp với các tổ chức nghiên cứu\r\nkhoa học cập nhật, tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ\r\n(như sử dụng giống chất lượng cao; phân, thức ăn chăn nuôi, chất xử lý môi trường,\r\nthuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hữu cơ...) cũng như tiến bộ khoa học quản lý\r\n(như áp dụng hệ thống tự kiểm soát, giám sát cộng đồng, truy xuất nguồn gốc\r\ntheo tiêu chuẩn tiên tiến GAP, ISO, HACCP...) trong sản xuất nông, lâm và thủy\r\nsản chất lượng, an toàn.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Ưu tiên đầu tư mua sắm trang thiết\r\nbị kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển\r\nđổi số trong thực thi 100% các thủ tục hành chính được thực hiện trên môi trường\r\nmạng; hệ thống thống kê, thông tin báo cáo trực tuyến; cấp chứng nhận, chứng\r\nthư điện tử kết nối với các đối tác thương mại....
\r\n\r\n- Xây dựng vận hành hệ thống truy xuất\r\nnguồn gốc kết nối, liên thông với Cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển\r\nnông thôn và Cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, quốc gia.
\r\n\r\nV. CÁC NHIỆM VỤ ƯU\r\nTIÊN THỰC HIỆN
\r\n\r\n\r\n\r\na) Mục tiêu: Điều tra, thống kê thu thập số liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu về số lượng\r\nvà các chỉ số liên quan đến cơ sở sản xuất và sản phẩm nông, lâm và thủy sản\r\ntrên thị trường phục vụ công tác quản lý, đồng thời, phục vụ người dân, doanh\r\nnghiệp trong việc tiếp cận thông tin đầy đủ, minh bạch.
\r\n\r\nb) Các hoạt động
\r\n\r\n- Điều tra, thống kê về tình hình cơ\r\nsở sản xuất kinh doanh nông, lâm và thủy sản, sản phẩm nông, lâm và thủy sản, tổng\r\nhợp thông tin, báo cáo về UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\r\ntheo quy định.
\r\n\r\n- Tổng hợp xây dựng hệ thống cơ sở dữ\r\nliệu và tích hợp phần mềm quản lý theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển\r\nnông thôn.
\r\n\r\n- Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm\r\nkhai thác dữ liệu cho cán bộ quản lý, người dân, doanh nghiệp theo hướng dẫn của\r\nBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
\r\n\r\n- Duy trì cơ sở dữ liệu, quản lý phần\r\nmềm, cập nhật thông tin định kỳ.
\r\n\r\nc) Đơn vị chủ trì thực hiện
\r\n\r\n- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát\r\ntriển nông thôn chủ trì thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi toàn tỉnh.
\r\n\r\n- Cấp huyện: UBND các huyện, thành phố\r\nGia Nghĩa chủ trì thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cấp huyện.
\r\n\r\nd) Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước cấp tỉnh và huyện bố trí cho đơn vị chủ trì thực hiện\r\nhàng năm theo dự toán và tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Mục tiêu: Tăng cường năng lực nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh\r\nnông, lâm và thủy sản và cán bộ cơ quan quản lý về các kiến thức, kỹ năng cần\r\nthiết trong đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
\r\n\r\nb) Các hoạt động
\r\n\r\n- Tập huấn, hướng dẫn cho người sản\r\nxuất, doanh nghiệp, Hợp tác xã trong chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm thuộc\r\ntỉnh về sản xuất thực phẩm đa dạng, an toàn.
\r\n\r\n- Tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp, Hợp\r\ntác xã trên địa bàn tỉnh theo từng chuỗi sản xuất, chế biến áp dụng các chương\r\ntrình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000,\r\n...).
\r\n\r\n- Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về an\r\ntoàn thực phẩm trong lĩnh vực nông, lâm và thủy sản của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh,\r\nhuyện, xã về các nghiệp vụ (thẩm định, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành\r\nchính, quản lý hoạt động khoa học công nghệ, đánh giá sự phù hợp...) trong quá\r\ntrình quản lý.
\r\n\r\nc) Đơn vị chủ trì thực hiện
\r\n\r\n- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và phát\r\ntriển nông thôn chủ trì thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi toàn tỉnh.
\r\n\r\n- Cấp huyện: UBND các huyện, thành phố\r\nGia Nghĩa chủ trì thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cấp huyện.
\r\n\r\nd) Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước cấp tỉnh và huyện bố trí cho đơn vị chủ trì thực hiện\r\nhàng năm theo dự toán và tiến độ triển khai, thực hiện các hoạt động cụ thể.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Mục tiêu: phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn áp dụng tiêu\r\nchuẩn sản xuất bền vững (như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, sinh thái, tuần\r\nhoàn..) nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu với số lượng đủ lớn, chất lượng an toàn\r\nđể tạo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ ổn định, bền vững\r\nvà gia tăng giá trị nông sản; số hóa vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở sơ chế, chế\r\nbiến, bán buôn, bán lẻ nông, lâm và thủy sản để thuận lợi cho công tác quản lý;\r\nkết nối vùng sản xuất với chế biến, thị trường tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc\r\nsản phẩm.
\r\n\r\nb) Các hoạt động
\r\n\r\n- Khảo sát, đánh giá, thiết lập vùng\r\ntrồng, vùng nuôi tập trung, quy mô lớn ưu tiên đối với các sản phẩm nông nghiệp\r\nchủ lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với thiết lập cơ sở sơ chế, chế biến,\r\nbán buôn, bán lẻ nông, lâm và thủy sản.
\r\n\r\n- Số hóa vùng trồng, vùng nuôi và các\r\ncơ sở sơ chế, chế biến, bán buôn, bán lẻ nông, lâm và thủy sản; đồng thời xây dựng\r\nbản đồ quy hoạch các vùng trồng, vùng nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản\r\nphẩm nông nghiệp chủ lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
\r\n\r\n- Hỗ trợ củng cố, thành lập Hợp tác\r\nxã, kết nối doanh nghiệp cho vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn được\r\nthiết lập.
\r\n\r\n- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho\r\nngười dân, Hợp tác xã và doanh nghiệp nâng cấp điều kiện đảm bảo chất lượng, an\r\ntoàn thực phẩm; thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu\r\ncơ, sinh thái, tuần hoàn...); thiết lập, vận hành hệ thống tự kiểm soát chất lượng,\r\nan toàn thực phẩm tại cơ sở cùng với sự tham gia giám sát của cộng đồng.
\r\n\r\n- Hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã\r\ntrong vùng đánh giá, cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng, an toàn\r\nthực phẩm tiên tiến (GAP và tương đương trong sản xuất và HACCP, ISO 22000, ...\r\ntrong chế biến).
\r\n\r\n- Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã\r\ntham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
\r\n\r\nc) Đơn vị chủ trì thực hiện
\r\n\r\n- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và phát\r\ntriển nông thôn chủ trì thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi toàn tỉnh.
\r\n\r\n- Cấp huyện: UBND các huyện, thành phố\r\nGia Nghĩa chủ trì thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cấp huyện.
\r\n\r\nd) Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước cấp tỉnh và huyện bố trí cho đơn vị chủ trì thực hiện\r\nhàng năm theo dự toán và tiến độ triển khai, thực hiện các hoạt động cụ thể.
\r\n\r\n4. Nâng cao hiệu\r\nquả chương trình giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản
\r\n\r\na) Mục tiêu: kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng,\r\nan toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản.
\r\n\r\nb) Các hoạt động
\r\n\r\n- Duy trì triển khai các chương trình\r\ngiám sát chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản theo quy định hàng\r\nnăm và theo phân công, phân cấp; lấy mẫu sản phẩm nông, lâm và thủy sản, các sản\r\nphẩm OCOP để đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n- Xây dựng hệ thống cảnh báo an toàn\r\nthực phẩm nông, lâm và thủy sản.
\r\n\r\n- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ,\r\nđột xuất theo phân công, phân cấp.
\r\n\r\nc) Đơn vị chủ trì thực hiện
\r\n\r\n- Sở Nông nghiệp và phát triển nông\r\nthôn chủ trì các hoạt động thuộc cấp tỉnh theo phân công, phân cấp.
\r\n\r\n- UBND cấp huyện, cấp xã chủ trì các\r\nhoạt động thuộc cấp huyện, xã theo phân công, phân cấp.
\r\n\r\nd) Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước cấp tỉnh và huyện bố trí cho đơn vị chủ trì thực hiện\r\nhàng năm theo dự toán và tiến độ triển khai, thực hiện các hoạt động cụ thể.
\r\n\r\nVI. NGUỒN KINH PHÍ\r\nTHỰC HIỆN
\r\n\r\n- Ngân sách nhà nước: bảo đảm theo khả\r\nnăng cân đối ngân sách và theo phân cấp ngân sách hiện hành; bố trí lồng ghép\r\ntrong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình, Đề án, Dự án, Kế hoạch\r\ncó các nhiệm vụ liên quan đã được phê duyệt.
\r\n\r\n- Vốn ngoài ngân sách: Vốn của doanh\r\nnghiệp, tổ chức, cá nhân tự đầu tư hoặc đối ứng theo quy định trong thực hiện\r\nChương trình, Đề án, Dự án, Kế hoạch có liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Nông nghiệp và Phát triển\r\nnông thôn
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban,\r\nngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị liên quan tổ chức thực\r\nhiện các nhiệm vụ, nội dung theo phân công tại Kế hoạch này.
\r\n\r\n- Đôn đốc, giám sát việc thực hiện Kế\r\nhoạch, định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông\r\nthôn theo quy định.
\r\n\r\n- Theo dõi, tổng hợp tình hình thực\r\nhiện Kế hoạch này, tham mưu báo cáo sơ kết và tổng kết kết quả thực hiện theo\r\ngiai đoạn.
\r\n\r\n2. Sở Công Thương
\r\n\r\n- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát\r\ntriển nông thôn và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu\r\nquả các nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Kế hoạch này.
\r\n\r\n- Hàng năm, xây dựng Kế hoạch khuyến\r\ncông để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của\r\npháp luật (trong đó có hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến cho các tổ chức, cá\r\nnhân chế biến nông sản).
\r\n\r\n3. Sở Khoa học và Công nghệ
\r\n\r\n- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát\r\ntriển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả\r\ncác nhiệm vụ cụ thể được phân công.
\r\n\r\n- Hàng năm ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ\r\nnghiên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt ưu tiên\r\ncác tiến bộ kỹ thuật liên quan đến nâng cao chất lượng giống, áp dụng các công\r\nnghệ sản xuất xanh, sạch theo hướng nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, nông nghiệp\r\ntuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị\r\nsản phẩm nông, lâm và thủy sản.
\r\n\r\n4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
\r\n\r\nThu hút các doanh nghiệp đầu tư vào\r\nlĩnh vực chế biến nông sản, đặc biệt đầu tư công nghệ biến sâu để liên kết sản\r\nxuất với tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n5. Sở Tài chính
\r\n\r\nTrên cơ sở đề xuất về hỗ trợ kinh phí\r\nthực hiện nhiệm vụ của các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố\r\ntổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí thực hiện theo\r\nquy định.
\r\n\r\n6. Sở Thông tin và Truyền thông
\r\n\r\n- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát\r\ntriển nông thôn thực hiện để đảm bảo đồng bộ triển khai từ Trung ương đến địa\r\nphương (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai) việc đưa\r\ncác chủ thể sản xuất, kinh doanh nông sản có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng\r\n(GAP, OCOP, truy xuất nguồn gốc..) lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Thực\r\nhiện công tác chuyển đổi số nông nghiệp.
\r\n\r\n- Hướng dẫn các cơ quan truyền thông\r\ntăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại\r\nchúng về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản\r\ntrên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n7. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội\r\nliên hiệp Phụ nữ tỉnh
\r\n\r\nPhối hợp với các Sở, ngành, đơn vị\r\nliên quan thực hiện tuyên truyền Kế hoạch này đến các hội viên.
\r\n\r\n8. Văn phòng điều phối xây dựng\r\nNông thôn mới tỉnh
\r\n\r\n- Lồng ghép nhiệm vụ hàng năm, thực\r\nhiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo hiệu quả.
\r\n\r\n- Phối hợp tổ chức kiểm tra giám sát,\r\nthẩm tra, thẩm định xét công nhận các địa phương đạt chỉ tiêu về an toàn thực\r\nphẩm đảm bảo chất lượng.
\r\n\r\n9. UBND các huyện, thành phố Gia\r\nNghĩa
\r\n\r\nXây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp với\r\ntình hình của địa phương đối với từng nhiệm vụ được giao để thực hiện đảm bảo\r\nthiết thực hiệu quả.
\r\n\r\n10. Các cơ sở sản xuất, chế biến,\r\nkinh doanh thực phẩm nông, lâm và thủy sản
\r\n\r\nThực hiện nghiêm túc các quy định của\r\nViệt Nam, thị trường nhập khẩu, hướng dẫn của cơ quan quản lý về đảm bảo an\r\ntoàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản; chủ động nâng cấp cơ\r\nsở vật chất, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực và ứng dụng tiến bộ khoa học công\r\nnghệ, hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến trong sản xuất,\r\nchế biến, kinh doanh thực phẩm nông, lâm và thủy sản.
\r\n\r\nChủ động đẩy mạnh hoạt động liên kết,\r\nliên doanh để tạo nguồn nguyên liệu ổn định và nguồn sản phẩm đa dạng, phong\r\nphú, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài; chủ động thực hiện và\r\nứng dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, chế biến; đẩy mạnh hoạt động\r\ntruy xuất nguồn gốc điện tử.
\r\n\r\nTrên đây là Kế hoạch Đảm bảo an toàn\r\nthực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông\r\ngiai đoạn 2022-2030. Yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện. Định kỳ hàng\r\nnăm (trước ngày 30 tháng 11) các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện,\r\nthành phố Gia Nghĩa và các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch\r\nvề UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp).\r\nTrong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị\r\nkịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo\r\ncáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.\r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
NỘI DUNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO\r\nAN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK\r\nNÔNG ĐẾN NĂM 2030
\r\n(Kèm theo Kế hoạch số 540/QĐ-UBND ngày 219/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
\r\n Stt \r\n | \r\n \r\n Nội dung, nhiệm vụ \r\n | \r\n \r\n Mục tiêu \r\n | \r\n \r\n Sản\r\n phẩm \r\n | \r\n \r\n Cơ\r\n quan chủ trì \r\n | \r\n \r\n Cơ\r\n quan phối hợp \r\n | \r\n \r\n Thời\r\n gian thực hiện \r\n | \r\n \r\n Nguồn\r\n kinh phí thực hiện \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n\r\n \r\n | \r\n|||||||
\r\n 1.1 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa\r\n tập trung, quy mô lớn áp dụng tiêu chuẩn sản xuất bền vững (như VietGAP,\r\n GlobalGAP, hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn, an toàn sinh học...). Trong đó, ưu tiên\r\n các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh \r\n | \r\n \r\n Diện\r\n tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực\r\n hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP hoặc tương đương) tăng 10%/năm/loại. \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo kết quả hàng năm \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n UBND\r\n các xã, phường, thị trấn; các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh\r\n nông, lâm và thủy sản \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 1.2 \r\n | \r\n \r\n Số hóa vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở\r\n sơ chế, chế biến, bán buôn, bán lẻ nông lâm thủy sản và xây dựng bản đồ theo\r\n dõi \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n vùng trồng, vùng nuôi tập trung; 100% cơ sở sơ chế, chế biến, bán buôn, bán lẻ\r\n nông lâm thủy sản được số hóa \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo kết quả hàng năm và bản đồ theo dõi \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n UBND\r\n các huyện, thành phố Gia Nghĩa; các xã, phường, thị trấn; các cơ sở sản xuất,\r\n sơ chế, chế biến, kinh doanh nông, lâm và thủy sản \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép nguồn vốn và Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp \r\n | \r\n
\r\n 1.3 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ củng cố/thành lập Hợp tác xã\r\n trong vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn hoạt động hiệu quả và kết nối doanh\r\n nghiệp phân phối, xuất khẩu các sản phẩm nông sản tham gia liên kết \r\n | \r\n \r\n Mỗi\r\n vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn có ít nhất 01 Hợp tác xã hoạt động hiệu\r\n quả và 01 doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu tham gia liên kết \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân\r\n tỉnh; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Các Sở\r\n ngành, đoàn thể liên quan \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 1.4 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông nội\r\n vùng, đường điện, nhà xưởng/kho lạnh sơ chế, bảo quản) vùng sản xuất tập trung,\r\n quy mô lớn đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng,\r\n an toàn, gia tăng giá trị \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n vùng thiết lập được đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng cơ bản \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo kết quả hàng năm \r\n | \r\n \r\n UBND\r\n các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Doanh nghiệp, Hợp tác xã \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở giao thông vận tải; Sở\r\n Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n đầu tư phát triển và vốn doanh nghiệp, Hợp tác xã \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép với các Chương trình, Đề án, Dự án có liên quan \r\n | \r\n
\r\n 1.5 \r\n | \r\n \r\n Khuyến khích, kêu gọi đầu tư để\r\n phát triển mô hình chợ đầu mối/trung tâm thương mại gắn kết với vùng nguyên\r\n liệu, hợp tác xã và liên kết với siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh\r\n đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n vùng nguyên liệu, Hợp tác xã được hình thành có gắn kết với các chợ đầu mối/trung\r\n tâm cung ứng và liên kết với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán\r\n lẻ, chợ dân sinh \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở Kế\r\n hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n đầu tư phát triển và vốn doanh nghiệp/ Hợp tác xã \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép với các Chương trình, Đề án, Dự án có liên quan \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n\r\n \r\n | \r\n|||||||
\r\n 2.1 \r\n | \r\n \r\n Rà soát, thống kê và tổ chức kiểm\r\n tra, thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất,\r\n kinh doanh nông, lâm, thủy sản (các cơ sở có Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy\r\n thành lập doanh nghiệp, chứng nhận đầu tư) \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n cơ sở được thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP vào năm 2025 và\r\n được duy trì bền vững \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa (Thực\r\n hiện theo phân công, phân cấp tại Quyết định số 360/QĐ-UBND, ngày 22/3/2019) \r\n | \r\n \r\n UBND\r\n các xã, phường, thị trấn; các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh\r\n nông, lâm và thủy sản \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Bố\r\n trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 2.2 \r\n | \r\n \r\n Rà soát, thống kê các cơ sở/hộ gia\r\n đình sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện\r\n an toàn thực phẩm và tổ chức ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện sau khi ký\r\n cam kết sản xuất, kinh doanh an toàn \r\n | \r\n \r\n Tỷ lệ\r\n cơ sở/hộ gia đình sản xuất, kinh doanh được thống kê, ký cam kết, kiểm tra\r\n sau khi ký cam kết đạt 50% trở lên vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n UBND\r\n các huyện, thành phố gia Nghĩa; UBND các xã, phường, thị trấn (Thực hiện\r\n theo phân công, phân cấp) \r\n | \r\n \r\n Các\r\n cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông, lâm và thủy sản \r\n | \r\n \r\n 2022-\r\n 2030 \r\n | \r\n \r\n Vốn sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Bố\r\n trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 2.3 \r\n | \r\n \r\n Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các\r\n cơ sở chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn\r\n quản lý chất lượng tiên tiến như: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm\r\n soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn\r\n thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng\r\n nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000). \r\n | \r\n \r\n Tỷ lệ\r\n cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản được chứng nhận\r\n HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng bình quân 12,5%/năm \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố gia Nghĩa (theo\r\n phân công, phân cấp) \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Công Thương; Sở Y tế; Các đoàn thể cấp tỉnh; UBND các xã, phường, thị trấn \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 2.4 \r\n | \r\n \r\n Thu hút và hỗ trợ chính sách cho\r\n các cơ sở/doanh nghiệp sơ chế, chế biến nông sản đầu tư công nghệ vào lĩnh vực\r\n chế biến sâu, tạo sản phẩm ăn liền, uống liền cung cấp đến tay người tiêu\r\n dùng. \r\n | \r\n \r\n Tỷ lệ\r\n sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng bình quân 7,5%/năm \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở Kế\r\n hoạch và Đầu tư \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố\r\n Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp và đầu tư phát triển \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép với các Chương trình, Đề án, Dự án có liên quan và bố trí theo chính\r\n sách quy định \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n\r\n \r\n | \r\n|||||||
\r\n 3.1 \r\n | \r\n \r\n Tuyên truyền, phổ biến các quy định\r\n pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm của\r\n Việt Nam và thị trường nhập khẩu cho các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất,\r\n kinh doanh nông lâm thủy sản \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n các cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được tuyên\r\n truyền cập nhật các quy định, tiêu chuẩn \r\n | \r\n \r\n Tờ\r\n rơi/tài liệu; phóng sự/bản tin/bài viết tuyên truyền; báo cáo kết quả \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Công thương, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị truyền thông. \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 3.2 \r\n | \r\n \r\n Tổ chức giám sát nguy cơ an toàn thực\r\n phẩm phục vụ quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân và\r\n doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n Tỷ lệ\r\n mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực\r\n phẩm giảm bình quân 10%/năm \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo kết quả thực hiện \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n UBND\r\n các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Bố\r\n trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 3.3 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng, vận hành phần mềm cơ sở dữ\r\n liệu thống kê báo cáo chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh phù hợp\r\n theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n Các\r\n số liệu được điều tra, thống kê đầy đủ, chính xác; cập nhật cơ sở dữ liệu và\r\n vận hành, quản lý hệ thống đảm bảo \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Thông tin truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Bố\r\n trí ưu tiên theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 3.4 \r\n | \r\n \r\n + Tuyên truyền, tập huấn cho chủ thể\r\n sản xuất, chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, các quy trình, tiêu chuẩn\r\n tiên tiến trong sản xuất. \r\n+ Tăng cường công tác thông tin,\r\n tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về đảm bảo an toàn thực phẩm,\r\n nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. \r\n | \r\n \r\n Các\r\n cơ sở trồng trọt, chăn nuôi tập trung, các cơ sở trong vùng ứng dụng công nghệ\r\n cao được tuyên truyền, tập huấn \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Thông tin truyền thông; Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; UBND\r\n các xã, phường, thị trấn \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn sự\r\n nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 3.5 \r\n | \r\n \r\n Công khai tổ chức, cá nhân vi phạm\r\n pháp luật bị xử lý theo quy định \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n tổ chức, cá nhân vi phạm \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Các\r\n đơn vị truyền thông \r\n | \r\n \r\n Sau\r\n khi phát hiện vi phạm và bị xử lý theo quy định \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n\r\n \r\n | \r\n|||||||
\r\n 4.1 \r\n | \r\n \r\n Hướng dẫn kỹ thuật cho người dân và\r\n doanh nghiệp nâng cấp điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; thiết\r\n lập, vận hành hệ thống tự kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở cùng\r\n với sự tham gia giám sát của cộng đồng; thực hiện cấp mã số vùng trồng. \r\n | \r\n \r\n 90%\r\n doanh nghiệp được hướng dẫn và tự nâng cấp, vận hành theo hệ thống \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n UBND\r\n xã và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 4.2 \r\n | \r\n \r\n Nghiên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng\r\n dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đảm bảo năng suất, chất lượng; an toàn\r\n thực phẩm và truy xuất nguồn gốc \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n doanh nghiệp có sản phẩm bao gói, dán nhãn được thiết lập hệ thống truy xuất\r\n nguồn gốc \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo kết quả \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n 2022-\r\n 2030 \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 4.3 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, tập\r\n huấn ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt ưu tiên các tiến bộ kỹ thuật liên quan\r\n đến nâng cao chất lượng giống, áp dụng các công nghệ sản xuất “xanh, sạch”\r\n theo hướng nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, tiết kiệm\r\n tài nguyên và giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông lâm\r\n thủy sản \r\n | \r\n \r\n Tạo\r\n ra những ứng dụng mới để áp dụng vào thực tiễn \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Khoa học và Công nghệ \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n 2022-\r\n 2030 \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n\r\n Truy xuất\r\n nguồn gốc sản phẩm. Phát triển thị trường nông lâm thủy sản chất lượng, an\r\n toàn \r\n | \r\n |||||||
\r\n 5.1 \r\n | \r\n \r\n Phổ biến thông tin thị trường, quy\r\n định về chất lượng an toàn thực phẩm các thị trường trong và ngoài nước để\r\n người sản xuất, người tiêu dùng nắm rõ, hiểu đúng, làm đúng \r\n | \r\n \r\n Các\r\n thông tin thị trường được cập nhật trên các trang thông tin điện tử \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương \r\n | \r\n \r\n Các\r\n Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 5.2 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh\r\n nghiệp xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý; Xây dựng, hướng\r\n dẫn vận hành và quản lý Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n doanh nghiệp có sản phẩm bao gói được thiết kế nhãn theo quy định. \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Khoa học và Công nghệ; \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp Khoa học và Công nghệ \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối. hàng năm \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Tổ chức cho các doanh nghiệp tham\r\n gia các hoạt động Xúc tiến thương mại (Hội chợ, kết nối cung cầu,...) để quảng\r\n bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh \r\n | \r\n \r\n Ít\r\n nhất 10 doanh nghiệp kết nối và xúc tiến thương mại \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Công Thương \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 5.3 \r\n | \r\n \r\n Đưa các chủ thể sản xuất, kinh doanh\r\n nông sản có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng (GAP, OCOP, truy xuất nguồn gốc…)\r\n lên sàn giao dịch thương mại điện tử \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng, có truy xuất nguồn gốc được đưa lên sàn giao\r\n dịch điện tử \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n\r\n \r\n | \r\n|||||||
\r\n 6.1 \r\n | \r\n \r\n Đào tạo, bồi dưỡng cập nhật thường\r\n xuyên pháp luật, kiến thức, kỹ năng thực thi pháp luật cho cán bộ thực thi\r\n pháp luật; chuẩn hóa các hoạt động quản lý Nhà nước: giám sát, thẩm định, chứng\r\n nhận, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm...về an toàn thực phẩm. \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm các cấp được cập nhật\r\n kiến thức, kỹ năng thực thi quản lý nhà nước. \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n Các\r\n Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Lồng\r\n ghép thực hiện và bố trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 6.2 \r\n | \r\n \r\n Tăng cường công tác thanh tra, kiểm\r\n tra xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm\r\n thủy sản \r\n | \r\n \r\n 100%\r\n cơ sở vi phạm được xử lý nghiêm theo đúng quy định \r\n | \r\n \r\n Báo\r\n cáo \r\n | \r\n \r\n Sở\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n UBND\r\n các huyện, thành phố Gia Nghĩa \r\n | \r\n \r\n Hàng\r\n năm \r\n | \r\n \r\n Vốn\r\n sự nghiệp \r\n | \r\n \r\n Bố\r\n trí theo dự toán cân đối hàng năm \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 540/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030 đang được cập nhật.
Kế hoạch 540/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Số hiệu | 540/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Lê Trọng Yên |
Ngày ban hành | 2022-09-21 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-21 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng |