ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 02 năm 2021 |
HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2021
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2020
1. Về công tác chỉ đạo, điều hành
2. Về công tác thông tin truyền thông giáo dục
3. Hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn.
- Cung cấp thông tin các Hội chợ, triển lãm nông nghiệp và thương mại đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu. Lựa chọn, giới thiệu và cung cấp các sản phẩm lợi thế, độc sản của địa phương như: Nước mắm, Nem chua, Nhung hươu, Bưởi Phúc Trạch, Cam chanh... đi tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2020 và Phiên chợ quảng bá, tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản, thực phẩm an toàn tại Hà Nội năm 2020. Hỗ trợ hàng trăm lượt cơ sở tham gia các Hội chợ thương mại được tổ chức ở các tỉnh bạn và trên địa bàn tỉnh.
Công tác giám sát ATTP nông lâm thủy sản được quan tâm duy trì, tập trung vào nhóm sản phẩm có rủi ro cao, các công đoạn có nhiều mối nguy tiềm ẩn (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến) và nhóm sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn như thịt, sản phẩm từ thịt, rau, củ, quả, thủy sản và sản phẩm từ thủy sản..., các đầu mối sản xuất, thu gom, kinh doanh, thực phẩm nông lâm thủy sản có quy mô lớn, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp vi phạm ATTP:
- Tổ chức cho 18.825 doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn (trong tổng số 21.439 cơ sở được thống kê, chiếm 87,81%); kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết đối với 5.098 cơ sở, phát hiện 52 cơ sở chưa đạt yêu cầu.
- Đối với VTNN: Lấy 101 mẫu VTNN các loại để kiểm nghiệm chất lượng. Qua kết quả kiểm nghiệm phát hiện 6/101 mẫu không đảm bảo chất lượng gồm: 03 mẫu giống lúa, 03 mẫu phân bón) tương ứng với tỷ lệ 5,94% (đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra là ≤ 6%).
- Về ATTP nông lâm thủy sản: Lấy 280 mẫu thực phẩm (gồm: 114 mẫu rau, củ, quả, hạt... và các sản phẩm chế biến có nguồn gốc từ thực vật; 98 mẫu có nguồn gốc từ động vật; 27 mẫu tôm nuôi; 24 mẫu sản phẩm thủy sản khai thác, tươi sống; 17 mẫu sản phẩm thủy sản chế biến để kiểm tra các chỉ tiêu ATTP theo quy định. Phát hiện 02 mẫu (gồm 01 mẫu mật ong và 01 mẫu nước mắm) không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn công bố, tỷ lệ 0,72%, (đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra ≤ 2%).
5. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm
- Công tác kiểm dịch ra ngoài tỉnh được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình. Trong năm 2020 thực hiện cấp 6.866 giấy chứng nhận kiểm dịch cho động vật và sản phẩm động vật gồm: cấp 6.663 giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, gồm: trâu bò 490 giấy/10.323 con, lợn thịt 5.059 giấy/297.325 con, lợn sữa 307 giấy/65.536 con, gia cầm 241 giấy/206.974 con, dê 5 giấy/609 con, chó 1 giấy/200 con , hươu 17 giấy/182 con, da 56 giấy/15.261 tấm, thịt lợn 10 giấy/1.684 kg, khác 14 giấy/101.784 kg và giống thủy sản 459 giấy/ 407 triệu post.
- Tình trạng vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa VTNN vẫn còn phức tạp, là mối nguy tiềm ẩn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: việc cung ứng giống lúa, phân bón không đảm bảo chất lượng; kinh doanh giống lạc không có dấu hợp quy, không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh thuốc BVTV quá hạn sử dụng, thuốc ngoài danh mục... vẫn còn xảy ra;
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, lũ lụt, đặc biệt tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ, hoạt động thanh tra, kiểm tra có giai đoạn phải tạm hoãn. Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón chưa được duy trì thường xuyên, liên tục.
1.1. Mục tiêu tổng quát
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt trên 98,5%; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP là 80%;
- Tỷ lệ mẫu hàng hóa VTNN vi phạm về chất lượng
2.1. Tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP), nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid còn tiếp diễn.
2.3. Chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất các loại cây trồng vật nuôi đảm bảo quy trình kỹ thuật, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, sử dụng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đảm bảo kỹ thuật, thời gian cách ly.
2.5. Gia tăng số lượng và đa dạng thông tin, tuyên truyền vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ pháp luật ATTP; phối hợp với Báo, đài, Hội nông dân, Hội phụ nữ phổ biến pháp luật, thông tin quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo ATTP và truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn.
2.7. Duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh ATTP nông lâm thủy sản; kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, tổ chức thanh tra đột xuất, xử phạt nghiêm vi phạm. Tăng cường quản lý giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.
2.9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đặc biệt trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị nông sản. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, thủy sản trong bối cảnh Covid-19.
3.1. Thời gian triển khai một số nội dung chính.
- Công tác tuyên truyền, tập huấn: Phấn đấu hoàn thành trước 30/6/2021.
- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản tại các địa phương: Đợt 1, tháng 6/2021; đợt 2, tháng 12/2021 - 01/2022.
3.2. Kinh phí:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất các loại cây trồng vật nuôi đảm bảo quy trình kỹ thuật, giám sát chặt chẽ diễn biết tình hình dịch hại trên cây trồng, vật nuôi; xây dựng và mở rộng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn và các sản phẩm chủ lực của tỉnh; nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp an toàn, hướng đến nông nghiệp hữu cơ và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo chất lượng, ATTP;
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai các Chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, đặc biệt tập trung tại các địa bàn trọng điểm, vùng nông thôn;
- Tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở có chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đầu tư do Trung ương hoặc cấp tỉnh cấp (bao gồm cả tàu cá có chiều dài trên 15m) theo Thông tư 38 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Công an và các Bộ, Ngành liên quan điều tra, thanh tra, triệt phá các đường dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;
- Định kỳ tổ chức kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với các hành vi buông lỏng quản lý, không hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
4.2. Các sở, ngành liên quan
Chủ động tăng cường công tác quản lý ATTP theo lĩnh vực được phân công theo Quyết định số 32/2019/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 ban hành Quy định quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong các trường hợp có yêu cầu của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc khi có đề nghị của các ngành, cơ quan chức năng.
Chủ động tăng cường công tác quản lý ATTP theo lĩnh vực được phân công theo Quyết định số 32/2019/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tăng cường công tác dự báo, dự tính thị trường; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm sản phẩm hàng hóa trên địa bàn; tham mưu đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tham gia các Hội chợ trong nước và quốc tế đảm bảo có hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, các lực lượng chức năng, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường; hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không đảm bảo ATTP.
Đôn đốc, hướng dẫn phối hợp các địa phương quản lý lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch; sở hữu công nghiệp và công tác kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hàng hóa phục vụ công tác đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Cân đối, tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2021.
Phối hợp với cơ quan liên quan xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh VTNN và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong sản xuất nông nghiệp; phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở dành thời lượng phù hợp để phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng VTNN, ATTP nông, lâm, thủy sản; đưa tin công khai các vụ việc phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hành vi phạm phạm pháp luật về chất lượng VTNN, ATTP; phản hồi các thông tin phản ánh thiếu khách quan, sai sự thật làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, xác minh, điều tra, làm rõ các vụ việc buôn lậu; sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy hại đến cộng đồng.
Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng hóa trái phép tại khu vực cửa khẩu, cảng biển và địa bàn kiểm soát của hải quan nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép thực phẩm nông, lâm, thủy sản, VTNN qua biên giới; chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các mặt hàng nhập khẩu, trong đó tập trung vào các mặt hàng là vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản.
Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo các cấp hội triển khai phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, trọng điểm là các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để xây dựng và ban hành kế hoạch hành động đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn; thực hiện đầy đủ, đồng bộ chức năng quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa, ATTP trên địa bàn theo phân công của UBND tỉnh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản. Đồng thời chỉ đạo các phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về lĩnh vực quản lý chất lượng, ATTP trong sản xuất, kinh doanh VTNN, thực phẩm nông lâm thủy sản; tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, hoàn thành trước 30/6/2021;
+ Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ các loại hàng hóa vật tư nông nghiệp, sân phẩm nông, lâm, thủy sản cung ứng trên địa bàn; kịp thời nắm bắt thông tin, thông báo và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành chức năng để lấy mẫu phân tích chất lượng, ATTP trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, đối với các loại phân bón, giống cây trồng... do các HTX, các hiệp hội đưa về cung ứng trực tiếp cho người dân (không qua kênh cung ứng chính thống trên địa bàn) thì cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp với chính quyền cấp xã chủ động kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, bao bì nhãn mác, hồ sơ quản lý chất lượng (đối với các loại giống cây trồng nông nghiệp phải tiến hành lấy mẫu thử tỷ lệ nẩy mầm) trước khi đưa vào sản xuất;
+ Chủ động thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa VTNN, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật, cập nhật, công khai danh sách các cơ sở vi phạm;
- Hướng dẫn, củng cố, nhân rộng các mô hình áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, GMP, HACCP, ISO... Lựa chọn, xây dựng các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn có xác nhận, đảm bảo truy xuất gắn với phát triển mô hình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”; phối hợp với các sở, ngành liên quan kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm an toàn cho người dân.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đặc biệt trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị nông sản;
Trên đây là Kế hoạch “Hành động bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021” của tỉnh, yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả, đúng quy định; định kỳ báo cáo quý trước ngày 20 tháng cuối quý, báo cáo 6 tháng trước ngày 15/6/2021, báo cáo năm trước ngày 05/12/2021 hoặc đột xuất khi có yêu cầu (theo mẫu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn), gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định./.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh, các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ngành: NNPTNT, Y tế, Công thương, Tài chính, KHĐT, TTTT, KHCN, Công an tỉnh, KBNN tỉnh, Cục Hải quan, Cục QLTT;
- Hội BVQL người tiêu dùng tỉnh;
- Đài PT và TH tỉnh, Báo Hà Tĩnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chánh, các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm TT-CB - TH tỉnh;
- Lưu VT, VX, NL.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Sơn
File gốc của Kế hoạch 37/KH-UBND về hành động bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 37/KH-UBND về hành động bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Số hiệu | 37/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Đặng Ngọc Sơn |
Ngày ban hành | 2021-02-09 |
Ngày hiệu lực | 2021-02-09 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng |