ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 238/KH-UBND | Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2020 |
ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHỤC VỤ TẾT DƯƠNG LỊCH, TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU VÀ LỄ HỘI XUÂN 2021
Để đảm bảo An toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý An toàn thực phẩm của các cấp, các ngành; triển khai các biện pháp bảo đảm An toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân năm 2021 của các cấp, các ngành từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm An toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân năm 2021.
- Công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các cơ sở kinh doanh tại các chợ và siêu thị, thanh kiểm tra liên ngành từ cấp Thành phố đến cấp xã, phường. Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm đúng quy định pháp luật. Thanh tra, kiểm tra đúng tiến độ, báo cáo đúng thời gian, theo sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm Thành phố.
- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định pháp luật về bảo đảm An toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm An toàn thực phẩm.
2. Công tác truyền thông (Phụ lục 1)
- Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo, đài đưa tin và phóng sự về công tác đảm bảo An toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác truyền thông về An toàn thực phẩm trên hệ thống truyền thông địa phương.
- Nội dung tuyên truyền (Phụ lục 1)
a) Đối tượng thanh tra, kiểm tra
- Đối tượng thanh tra, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm dược sử dụng nhiều trong dịp Tết Tân Sửu và các Lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo,... các cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó, các đoàn của Thành phố tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, Trung tâm Thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện thanh tra, kiểm tra.
* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, kiểm tra đánh giá
- Công tác lập kế hoạch và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra An toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về An toàn thực phẩm tại địa phương,
* Đối với các cơ sở thực phẩm
- Nội dung thanh tra, kiểm tra đối với từng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và phương pháp thanh tra, kiểm tra. (phụ lục 2b)
+ Các đoàn thanh tra, kiểm tra An toàn thực phẩm khi phát hiện vi phạm phải xử lý đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm An toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các sản phẩm quảng cáo sai quy định tiếp tục lưu hành; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm An toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.
c) Phân cấp thanh tra, kiểm tra
Tổ chức 04 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm Thành phố, trong đó:
+ Đoàn 2: do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra tại các quận, huyện: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.
+ Đoàn 4: do Lãnh đạo Cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn, thanh tra, kiểm tra tại các quận, huyện: Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Đình, Hoài Đức.
* Cấp quận, huyện, thị xã
- Kiểm tra Lễ hội, các cơ sở, dịch vụ, cơ sở sản xuất hộ gia đình, đại lý kinh doanh thực phẩm ... đã được phân cấp trên địa bàn quận, huyện quản lý.
* Cấp xã, phường, thị trấn
- Báo cáo nhanh kết quả thanh tra, kiểm tra đợt 1 trước Tết Nguyên Đán Tân Sửu trước ngày 30/01/2021. Tổng hợp báo cáo việc triển khai, thực hiện công tác bảo đảm An toàn thực phẩm Tết Nguyên Đán Tân Sửu trước ngày 01/3/2021. Báo cáo tổng hợp toàn đợt Tết và Lễ hội trước ngày 26/3/2021 (quận, huyện, thị xã theo mẫu phụ lục 3,4; đoàn liên ngành Thành phố theo mẫu phụ lục 5).
1. Sở Y tế
- Tổ chức, triển khai các hoạt động thanh tra liên ngành An toàn thực phẩm của Thành phố.
- Tăng cường các hoạt động đảm bảo An toàn thực phẩm tại các địa điểm tổ chức các hoạt động đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021.
- Chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo lực lượng chuyên môn, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để kịp thời ứng phó khi có sự cố về thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn Thành phố (chợ, siêu thị, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ). Duy trì và tăng cường kiểm tra tại các chốt kiểm dịch liên ngành đầu mối giao thông để kiểm soát động vật, sản phẩm động vật chuyển vào Thành phố.
- Kiểm tra sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi.
- Tuyên truyền chỉ đạo các đơn vị trong ngành các biện pháp đảm bảo An toàn thực phẩm.
- Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, kiểm tra, kiểm soát thị trường chú trọng nguồn gốc, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, nhãn mác sản phẩm. Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành.
- Tuyên truyền chỉ đạo các đơn vị trong ngành các biện pháp đảm bảo An toàn thực phẩm.
- Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, kiểm tra, kiểm soát thị trường chú trọng nguồn gốc, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, nhãn mác sản phẩm.
5. Công an Thành phố
6. Sở Thông tin và Truyền thông
7. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch
8. Sở Khoa học và Công nghệ
9. Sở Giáo dục và Đào tạo
10. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
11. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các Báo: Hànộimới, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể của Thành phố
13. UBND các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo tuyến xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo An toàn thực phẩm theo phân cấp.
- Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra giám sát theo phân cấp, kiên quyết xử lý vi phạm về An toàn thực phẩm,
14. Đề nghị Cục quản lý Thị trường thành phố Hà Nội
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức đoàn thể của Thành phố và yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện qua Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội) để tổng hợp./.
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Bộ Y tế;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- UBMTTQVN thành phố Hà Nội;
- Cục ATTP, Thanh tra BYT;
- Cục QLTT thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;
- Các báo: Hànộimới, KT&ĐT, ANTĐ;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP: Đ.H. Giang;
- Phòng: KGVX, KT, TKBT, TH;
- Lưu VT, KGVX.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU VÀ LỄ HỘI XUÂN 2021
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND Thành phố)
1. Người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình
3. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
2.1.1. Đối với Chính quyền các cấp, các nhà quản lý
- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý An toàn thực phẩm.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.
- Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cụ thể: rà soát lại kế hoạch thanh tra, kiểm tra để hạn chế, giảm các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời kỳ dịch bệnh, không thanh tra ngoài kế hoạch, chuyển từ phương pháp tiền kiểm sang hậu kiểm.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Tuyên truyền đảm bảo các điều kiện bảo quản, kinh doanh giò, chả, bánh trưng, bánh tét, bánh, mứt cổ truyền để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như: trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ các phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
2.1.3. Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
- Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm
- Tuyên truyền không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh không đảm bảo an toàn; Không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
- Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng.
2.2. Tuyên truyền trong Tết
Đưa tin kịp thời về các hoạt động bảo đảm An toàn thực phẩm trên địa bàn
- Tuyên truyền Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018
- Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...
2.2.3. Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
- Tuyên truyền không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
- Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết: Không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong; Không lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết; Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; Trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia.
- Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
2.3. Tuyên truyền sau Tết và mùa lễ hội:
- Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý An toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền công tác thanh kiểm tra bảo đảm An toàn thực phẩm tại tất cả các cấp từ tỉnh đến quận/huyện, xã/phường. Công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
2.3.2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm:
- Tuyên truyền các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...
- Hằng tuần công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
- Tiếp tục hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn,...
- Tiếp tục tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong mùa lễ hội.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như: chỉ ra ngoài khi thật cần thiết, đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiết xúc, không nên tích trữ đồ ăn, không chen lấn xô đẩy khi mua hàng, khuyến khích thanh toán bằng thẻ ngân hàng, hạn chế dùng tiền mặt để thanh toán.
- Kênh truyền thông đại chúng: Huy động đài phát thanh, truyền hình, báo chí dành nhiều thời gian, thời lượng phát sóng tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Đặc biệt phát huy hệ thống đài truyền thanh ở xã, phường, khu phố để tập trung chuyển tải Thông điệp “An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021”. Viết bài phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm Tết, lễ hội. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh về an toàn thực phẩm, phổ biến các nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn liên quan để nâng cao hiệu quả thực thi các nội dung của Luật.
- Các kênh truyền thông khác: Tùy từng địa phương, phong tục, tập quán, địa bàn dân cư triển khai các hình thức truyền thông phù hợp như băng - rôn, khẩu hiệu, triển lãm, hướng dẫn cụ thể bằng cách “cầm tay chỉ việc”.
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ATTP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND Thành phố)
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa 12;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/7/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
- Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu.
- Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 của liên Bộ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương về hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn;
- Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
- Thông tư số 11/2018/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 01/10/2018 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản sản - Yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2019 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam;
- Thông tư số 35/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm;
- Các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và của liên bộ về bảo đảm an toàn thực phẩm theo từng lĩnh vực cụ thể.
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 quy định về XPVPHC trong hoạt động thủy sản;
- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định XPVPHC trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
- Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt bị phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
- Nghị định sổ 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định XPVPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
NỘI DUNG CHÍNH THANH TRA, KIỂM TRA TẠI CƠ SỞ THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND Thành phố)
a. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung kiểm tra:
- Giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (đối với các cơ sở thuộc diện cấp bản cam kết)
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ và người lao động;
- Nhãn sản phẩm hàng hóa sản phẩm;
- Hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm;
- Quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm;
- Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm;
- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP theo quy định khi cần thiết;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với các cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP);
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ và người lao động;
- Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm;
- Việc lưu mẫu thức ăn;
- Các nội dung khác có liên quan;
c. Đối với cơ sở thức ăn đường phố, tập trung xem xét:
- Thức ăn có được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm ATTP;
- Kiểm tra dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm;
- Kiểm tra nguồn gốc phục vụ việc chế biến, kinh doanh thực phẩm;
- Các nội dung khác có liên quan;
2. Phương pháp thanh, kiểm tra, hậu kiểm:
- Thu nhập tài liệu liên quan;
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thực tế tại cơ sở sản xuất thực phẩm, với các cơ sở hậu kiểm sau công bố sản phẩm chỉ kiểm tra điều kiện bảo quản nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm.
- Lấy mẫu để kiểm nghiệm xác định các chỉ tiêu ATTP khi cần thiết;
- Phân tích, đánh giá hồ sơ; phân tích, đánh giá kết quả kiểm nghiệm;
- Phát hiện các vi phạm xử lý theo quy định.
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND Thành phố)
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG
…….(tên cơ quan chủ quản) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…./BC-…(chữ viết tắt tên CQ báo cáo) | Ngày tháng năm 20…… |
BÁO CÁO
Triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021
Xây dựng Kế hoạch và công văn chỉ đạo triển khai Kế hoạch tới các đơn vị trực thuộc (nêu cụ thể)
1. Các hoạt động truyền thông được triển khai:
TT | Hoạt động | Số lượng/buổi | Số người tham dự/phạm vi bao phủ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
6 |
7 |
|
|
8 |
9 |
2. Hoạt động kiểm tra, thanh tra: (theo Mẫu phụ lục 4)
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TT | Chỉ số | Từ - đến | Số cùng kỳ năm trước | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. |
2. |
3. |
Đánh giá: So sánh với tình hình ngộ độc thực phẩm cùng kỳ năm trước; nguyên nhân chủ yếu, giải pháp khắc phục. 1. Ưu điểm: ................................................................................................................................... 2. Hạn chế tồn tại: ................................................................................................................................... 3. Kiến nghị: ...................................................................................................................................
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND Thành phố) BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH KIỂM TRA CỦA TỪNG QUẬN HUYỆN
BÁO CÁO Kết quả thanh tra, kiểm tra trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu và mùa Lễ hội năm 2021 do địa phương thực hiện II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm (không bao gồm các cơ sở do Đoàn liên ngành Trung ương và Đoàn thành phố thực hiện và báo cáo): Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra: 1.1 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến quận, huyện: …………………. - Số đoàn kiểm tra: ………………………. - Số đoàn thanh tra: …………………….. 2. Kết quả thanh tra, kiểm tra:
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TT | Loại hình cơ sở thực phẩm | Xã, phường | Quận, huyện | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TS cơ sở | Số được th.t, KT | Số CS đạt | Tỷ lệ đạt (%) | TS cơ sở | Số được th.t, KT | Số CS đạt | Tỷ lệ đạt (%) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
|