ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1937/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 31 tháng 3 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
Phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số.
- Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%.
- Sàng lọc sơ sinh: Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70% đến năm 2025 và 90% vào năm 2030.
- Giảm số cặp hôn nhân cận huyết thống, đến năm 2025 còn 3% và đến năm 2030 còn 2%.
+ Tỷ lệ, cơ sở y tế tuyến huyện, thành phố trở lên có đủ năng lực cung cấp định vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70% năm 2025.
II. THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
a) Thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2030 chia thành 02 giai đoạn.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2026 - 2030.
2. Đối tượng
- Đối tượng tác động: Người dân trong toàn tỉnh; các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; cán bộ y tế, dân số, tổ chức, cá nhân tham gia.
III. NHIỆM VỤ
2. Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tới cộng đồng.
4. Thực hiện xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
1. Về cơ chế chính sách
b) Có cơ chế chính sách cho đơn vị y tế công lập và ngoài công lập tham gia xã hội hóa trong cung ứng các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
a) Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực và huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
c) Ban hành các chính sách xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn theo thẩm quyền; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
đ) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục; nâng cao hiệu quả truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet và mạng xã hội; phát huy vai trò gia đình và dòng họ, già làng, trưởng bản; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp, nhất là các hoạt động truyền thông tại nhà, tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, nhân viên y tế thôn bản.
a) Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất
- 100% các huyện, thành phố thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nhiễm chất độc dioxin và vùng có tỷ lệ cao mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia được bổ sung trang thiết bị đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán 04 bệnh tật trước sinh và 05 bệnh tật sơ sinh.
b) Xây dựng và hoàn thiện các quy định về chuyên môn và quản lý dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
- Xây dựng và triển khai phần mềm thông tin tích hợp với hệ thống thông tin của ngành y tế - dân số để quản lý dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh từ tỉnh đến cơ sở; bao gồm quản lý đối tượng mắc bệnh và điều trị.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; theo dõi và quản lý đối tượng; đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ dân số, y tế các cấp về thống kê báo cáo dịch vụ, bao gồm khu vực tư nhân.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội; đặc biệt là kiến thức, tư vấn về dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh và theo dõi, quản lý đối tượng vào nhiệm vụ, hoạt động của các ngành, đơn vị.
d) Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đảm bảo chất lượng cho các cơ sở y tế ở các tuyến.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế các tuyến về thực hiện các kỹ thuật tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh tật trước kết hôn, trước sinh và sơ sinh đáp ứng mở rộng danh mục bệnh.
- Triển khai nghiên cứu dịch tễ học, xây dựng bản đồ dịch tễ đối với các bệnh cần tầm soát bệnh tật trước khi kết hôn, trước sinh và sơ sinh tại Lâm Đồng.
e) Cơ chế chính sách và tổ chức thí điểm xã hội hóa cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
- Xây dựng cơ chế chính sách huy động tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
a) Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng dân số (tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh) và từng bước tăng mức đầu tư.
- Tranh thủ những hỗ trợ, chuyển giao và công nghệ của các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ; hỗ trợ, khuyến khích tư nhân và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư, cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với những hình thức phù hợp; các nhà đầu tư được bảo đảm lợi ích hợp pháp cả về vật chất và tinh thần.
b) Huy động nguồn nhân lực tham gia
- Toàn bộ mạng lưới y tế, dân số từ trung ương tới cơ sở, bao gồm cộng tác viên dân số và nhân viên y tế thôn bản thực hiện các hoạt động của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được huy động từ các nguồn vốn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn đầu tư của khu vực tư nhân và cộng đồng, phí dịch vụ và các nguồn vốn hợp pháp khác trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo; trong đó:
- Ngân sách địa phương, là nguồn trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động của Đề án của địa phương; nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ, chính sách chế độ theo đặc thù của địa phương trong thực hiện đề án.
3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá
- Sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình, nhất là đánh giá giai đoạn đầu của Chương trình để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn tiếp theo.
1. Sở Y tế là cơ quan thường trực, chủ trì, tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh phù hợp với chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp sơ kết, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện; định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế (Tổng cục Dân số - KHHGĐ) theo quy định.
3. Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động lồng ghép các chương trình đề án, dự án có liên quan để thực hiện có hiệu quả nội dung Đề án.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ và các tổ chức đoàn thể phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, động viên cán bộ, hội viên, đoàn viên tích cực và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động của Kế hoạch và triển khai Kế hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tại địa phương chủ trì, phối hợp với các phòng, cơ quan chức năng và UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, đảm bảo phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể của địa phương.
- Lồng ghép các hoạt động của Chương trình với các chương trình Dân số - KHHGĐ trên địa bàn triển khai thực hiện.
- Văn phòng Chính phủ; | KT. CHỦ TỊCH |
File gốc của Kế hoạch 1937/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang được cập nhật.
Kế hoạch 1937/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Số hiệu | 1937/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Đặng Trí Dũng |
Ngày ban hành | 2021-03-31 |
Ngày hiệu lực | 2021-03-31 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng |