BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XIII | Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2014 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
“a) Cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế trong thời gian qua khiến dư luận bức xúc, như tiêm vắc-xin gây tử vong trẻ sơ sinh, nhiều sản phụ chết tại bệnh viện, vụ nhập khẩu thiết bị y tế đã qua sử dụng mà không sử dụng được,...
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
- Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Khoản 1 Điều 99, Khoản 1 Điều 112, Khoản 2 Điều 113, Khoản 2 Điều 114), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003 (Khoản 5 Điều 12, Khoản 1 và Khoản 1 Điều 90), Luật Tổ chức Chính phủ (Điều 23), Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Điều ), Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Điều 6), trách nhiệm của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực y tế được phân công rõ ràng như sau:
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai các chính sách y tế tại địa phương và xử lý các vấn đề liên quan đến y tế trên địa bàn.
(1) Trách nhiệm của cá nhân cán bộ y tế:
+ Không được có hành vi tiêu cực, lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình phục vụ, chăm sóc người bệnh, như: biểu hiện ban ơn, có thái độ, cử chỉ gợi ý nhận tiền, quà biếu của người bệnh và gia đình người bệnh.
+ Không được làm trái quy chế chuyên môn trong thi hành nhiệm vụ.
(2) Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở y tế:
- Quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ y tế trong đơn vị;
- Chịu trách nhiệm thưởng, phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
2. Về trách nhiệm xử lý đối với một số vụ việc liên quan đến y tế trong thời gian qua:
Ngày 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị đã xảy ra 03 trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng. Ngay khi xảy ra vụ việc, ngoài các biện pháp chấn chỉnh về chuyên môn, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Sở Y tế, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị và đề nghị Bộ Công an cùng vào cuộc xác định nguyên nhân tử vong.
Trách nhiệm chỉ đạo quản lý và xử lý các vi phạm này thuộc Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, Trung tâm y tế dự phòng huyện Hướng Hóa, Sở Y tế Quảng Trị và chính quyền tỉnh Quảng Trị; người chịu trách nhiệm trực tiếp là y tá Thuận; cơ quan công an đã bắt tạm giam y tá Thuận để tiếp tục điều tra và sẽ đưa ra xét xử. Những cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê công bố, tỷ suất tử vong bà mẹ đã giảm mạnh từ 233/100.000 trẻ đẻ sống xuống còn 130/100.000 trẻ đẻ sống năm 2000 và tiếp tục giảm còn 69/100.000 trẻ đẻ sống năm 2009. Theo ước tính của Liên hợp quốc, tỷ suất tử vong mẹ ở Việt Nam hiện nay khoảng 59/100.000 trẻ đẻ sống, thấp hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người như Indonesia (220/100.000), Philippine (99/100.000) và chỉ bằng khoảng 1/3 mức trung bình của khu vực ASEAN.
Mặc dù tỷ suất tử vong mẹ đã giảm mạnh như đã nêu trên nhưng hàng năm ở nước ta vẫn có hàng trăm trường hợp xảy ra, trong đó phần lớn xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi vẫn còn tồn tại tập quán đẻ tại nhà, không được cán bộ y tế chăm sóc.
Tuy nhiên, bên cạnh những trường hợp bất khả kháng như đã nêu trên, vẫn còn một số trường hợp tử vong bà mẹ và tử vong sơ sinh xảy ra do những yếu kém về năng lực chuyên môn của cán bộ y tế hoặc do thiếu thốn trang thiết bị cấp cứu tại một số cơ sở. Một số trường hợp, khi xảy ra vụ việc cán bộ y tế đã không làm tốt công tác giải thích cho gia đình, động viên chia sẻ kịp thời hoặc có thái độ giao tiếp không đúng mực gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế, Bộ Y tế đã rà soát, điều chỉnh lại các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em; đồng thời chỉ đạo các Bệnh viện đầu ngành Sản khoa tổ chức và hướng dẫn tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ y tế làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, tăng cường giám sát hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong việc dự phòng, phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến sản khoa. Đồng thời, Bộ Y tế cũng chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện những hạn chế, yếu kém của các cơ sở y tế cả trong và ngoài công lập để kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ. Bộ Y tế cũng tổ chức nhiều đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, giám sát thực hiện Luật khám chữa bệnh tại các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo Hội đồng thẩm định tử vong mẹ các cấp tăng cường công tác thẩm định tử vong mẹ để phân tích nguyên nhân và có giải pháp phòng ngừa.
(3) Về vụ nhập khẩu và sử dụng thiết bị y tế không đúng quy định ở một số cơ sở y tế thuộc Sở Y tế Hà Nội:
a. Các quy định liên quan đến quản lý trạm thiết bị y tế:
Các văn bản như Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các quy định của pháp luật có liên quan, đã quy định rõ trách nhiệm, phân cấp thực hiện và vai trò của chủ đầu tư và chủ quản đầu tư, trường hợp này là Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín và Sở Y tế Hà Nội.
Theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Sở Y tế cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện theo đúng các quy định, quy trình, quy chế chuyên môn và các quy định của pháp luật có liên quan về quản lý trang thiết bị y tế.
(1) Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng phục vụ yêu cầu chuyên môn, có ý kiến của Hội đồng khoa học kỹ thuật của đơn vị về chủ trương đầu tư, xây dựng cấu hình, tính năng kỹ thuật các TTBYT và phải căn cứ theo phân tuyến kỹ thuật chuyên môn, năng lực đội ngũ cán bộ sử dụng để có thể phát huy hiệu quả sử dụng các TTBYT được đầu tư.
(3) Có trách nhiệm bố trí kinh phí từ 5-7% tổng kinh phí được cấp hàng năm để đầu tư mua sắm tài sản cố định để thực hiện công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT của đơn vị.
Theo thông tin phản ánh về Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín: Khi máy xét nghiệm hỏng không thông báo cho đơn vị cung cấp thiết bị mà thông báo cho nhà cung cấp hóa chất, tự ý đưa thiết bị khác vào sử dụng không rõ nguồn gốc thiết bị, bóng hỏng, tốc độ xét nghiệm chậm, không đúng với tính năng kỹ thuật của máy... Bộ Y tế thấy rằng cần làm rõ nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về ai để kịp thời chấn chỉnh và rút kinh nghiệm. Nếu tổ chức quản lý, sử dụng tốt làm hết trách nhiệm, sẽ phát huy được hiệu quả đầu tư trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội rà soát, chấn chỉnh trong vấn đề quản lý đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế Hà Nội và có báo cáo về Bộ Y tế.
Trong những năm qua, thực hiện chính sách xã hội hóa một phần các hoạt động trong ngành Y tế của Chính phủ, nhiều đơn vị đã liên doanh, liên kết, lắp đặt, khai thác sử dụng trang thiết bị y tế kỹ thuật cao và có nhu cầu sử dụng lớn nhưng kinh phí chưa đáp ứng được. Hoạt động này đã có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân và góp phần giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trên.
Liên quan trong lĩnh vực xét nghiệm ngoài việc phụ thuộc vào máy, nguồn gốc máy còn phụ thuộc rất nhiều vào quy trình thực hành xét nghiệm, kỹ thuật của người thực hiện xét nghiệm, chất lượng hóa chất... Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Thông tư 01/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám chữa bệnh, trong đó đã quy định rất rõ các nội dung, trách nhiệm các bên khi tham gia thực hiện xét nghiệm.
- Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ tại các cơ sở y tế công lập.
Ngoài ra, để tăng cường quản lý và bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả TTBYT được đầu tư bằng hình thức xã hội hóa, Bộ Y tế đã có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện: Công văn số 5106/BYT-KH-TC ngày 16/8/2013 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc liên doanh, liên kết TTBYT; Công văn 2062/BYT-TB-CT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế đề nghị báo cáo số liệu và hiệu quả sử dụng các trang thiết bị y tế đầu tư làm tài sản liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh.
Trong khi ngân sách còn hạn chế thì xã hội hóa vẫn phải tiến hành, vấn đề là cần quản lý chặt chẽ hơn, quy rõ trách nhiệm của các đơn vị, minh bạch trong xét nghiệm, công khai chủ trương xã hội hóa. Ngoài ra, cần rà soát, bổ sung và chấn chỉnh về mặt quản lý nhà nước; tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan chức năng quản lý sử dụng trang thiết bị tại bệnh viện và các cơ sở Y tế, việc quản lý trang thiết bị y tế phải khai thác sử dụng tốt, trách nhiệm không chỉ thuộc về Bộ Y tế hoặc các cơ quan y tế.
Tại thời điểm cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế năm 2010, căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Theo thông tin phản ánh, công văn cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế của Bộ Y tế cho Công ty TNHH Bình Mai có cùng một số giấy phép nhưng được cấp vào hai thời điểm khác nhau.
Bộ Y tế thấy rằng nếu có sự việc trên, đây là hành vi gian lận thương mại, giả mạo giấy phép của Cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Y tế đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hà Nội phối hợp điều tra và làm rõ các thông tin theo phản ánh, không để dư luận hiểu lầm và làm ảnh hưởng uy tín của Cơ quan quản lý Nhà nước.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm tăng cường quản lý trang thiết bị y tế như:
- Các Quy chế quản lý bệnh viện.
- Công văn số 7100/BYT-TB-CT ngày 19/10/2012 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác quản lý trang thiết bị y tế, Công văn số 135/BYT-TB-CT ngày 13/01/2014 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, cấp phép các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trang thiết bị y tế (TTBYT).
Sự việc nêu trên liên quan đến công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế. Theo phân cấp và quy định của Luật đấu thầu, các khâu từ phê duyệt dự án, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, xây dựng hồ sơ mời thầu, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị, công tác nghiệm thu bàn giao đưa thiết bị vào sử dụng đến việc quản lý, sử dụng thiết bị thuộc trách nhiệm của Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín và Sở Y tế Hà Nội.
(1) Việc cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 08/2006/TT-BYT ngày 13/6/2006 của Bộ Y tế, Thông tư số 09/2006/TT-BYT ngày 11/7/2006 của Bộ Y tế và Quyết định số 2512/QĐ-BYT ngày 14/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình thẩm định, cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Thông tin phản ánh rằng công văn cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế của Bộ Y tế cho Công ty TNHH Bình Mai có cùng một số giấy phép nhưng được cấp vào hai thời điểm khác nhau là không chính xác.
- Ngày 28/7/2014, Bộ Y tế có công văn số 4913/BYT-TB-CT gửi Sở Y tế Hà Nội yêu cầu làm rõ các nội dung được phản ánh trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam, yêu cầu Sở thành lập các đoàn kiểm tra tình hình mua sắm, sử dụng các trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh trong các cơ sở Y tế Hà Nội và báo cáo về Bộ Y tế.
- Để tăng cường công tác quản lý trang thiết bị y tế trên địa bàn và trong phạm vi cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế đã khẩn trương có công văn số 4976/BYT-TB-CT ngày 30/7/2014 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và các cơ quan chức năng địa phương chú trọng triển khai một số nội dung sau:
+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư mua sắm, đấu thầu, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế của địa phương để bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả, đồng thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm kịp thời những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ Y tế.
(1) Để tăng cường công tác quản lý trang thiết bị y tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn hiện nay, trong chương trình công tác năm 2013 của Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng và đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý TTBYT vào tháng 12/2013, trong đó đề xuất áp dụng hình thức đăng ký lưu hành đối với TTBYT thay hình thức cấp giấy phép nhập khẩu như hiện nay và quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ pháp lý, yêu cầu về nhân sự chuyên môn, hồ sơ kỹ thuật, yêu cầu và trách nhiệm trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa và cung cấp vật tư, phụ kiện thay thế trang thiết bị y tế theo hướng tăng cường cam kết và trách nhiệm của tổ chức đứng tên đăng ký lưu hành và nhà sản xuất khi đưa TTBYT lưu hành trên thị trường Việt Nam.
- Hệ thống tổ chức quản lý, nhân lực kỹ thuật TTBYT trong cả nước
- Quản lý đấu thầu, đầu tư mua sắm TTBYT, xã hội hóa TTBYT
(3) Trong thời gian chờ xây dựng và ban hành Chỉ thị của Bộ trưởng, để kịp thời chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra hoạt động đầu tư, sử dụng trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế của tỉnh, thành phố trong cả nước, Bộ Y tế đề nghị tổ chức cuộc họp với sự tham dự của các Bộ, ngành liên quan để bàn các nội dung về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư mua sắm, đấu thầu, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế để bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả, đồng thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm kịp thời những
hành vi vi phạm, hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật
(5) Tiếp tục triển khai thực hiện nội dung tại quy chế phối hợp theo Kế hoạch số 101/KH-BCA-BYT ngày 03/4/2014 giữa Bộ Y tế và Bộ Công an trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.
Trên đây là phần trả lời của Bộ Y tế về kiến nghị của cử tri các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Dương, Gia Lai, Phú Yên, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Long An. Bộ Y tế xin kính gửi Văn phòng Chính phủ và các Đoàn Đại biểu để tổng hợp và trả lời cho cử tri./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Dân nguyện - UBTVQH;
- Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP;
- Chủ nhiệm VPQH;
- Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh/tp: Đà Nẵng, Hải Dương, Gia Lai, Phú Yên, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An;
- Lưu: VT, VPB1.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến
Từ khóa: Công văn 5857/BYT-VPB1, Công văn số 5857/BYT-VPB1, Công văn 5857/BYT-VPB1 của Bộ Y tế, Công văn số 5857/BYT-VPB1 của Bộ Y tế, Công văn 5857 BYT VPB1 của Bộ Y tế, 5857/BYT-VPB1
File gốc của Công văn 5857/BYT-VPB1 năm 2014 giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XIII do Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Công văn 5857/BYT-VPB1 năm 2014 giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XIII do Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 5857/BYT-VPB1 |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành | 2014-08-29 |
Ngày hiệu lực | 2014-08-29 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |