ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CĐ-UBND | Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2022 |
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI điện:
| - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị xã hội Thành phố; |
Thực hiện Công điện số 664/CĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19; các công văn: số 3896/BYT-DP ngày 22/7/2022, số 4018/BYT-DP ngày 29/7/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19; công văn số 3860/BYT-DP ngày 21/7/2022 của Bộ Y tế về việc phối hợp tăng cường truyền thông và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05 các biến chủng này đã xuất hiện tại thành phố Hà Nội... Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Để bảo đảm mục tiêu kép và đặt sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn khẩn trương, thần tốc triển khai các công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trong nước và Thành phố để có phương án triển khai kịp thời trên địa bàn. Kiên quyết, kiên trì và kiên định đảm bảo kiểm soát tình hình dịch bệnh để phát triển kinh tế, xã hội. Phòng bệnh từ sớm, từ xa và từ cơ sở, mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh bùng phát trở lại trên địa bàn.
- Phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8 năm 2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chú trọng hoàn thành sớm việc tiêm vắc xin cho các lực lượng y tế, công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, người làm việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; giao chỉ tiêu và tiến độ thực hiện đến cấp xã.
- Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng; đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để lập danh sách, tuyên truyền, tổ chức tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người dân. Chỉ đạo các ngành, các cấp, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quyết liệt triển khai thực hiện với tiêu chí tiêm chủng là nghĩa vụ, là trách nhiệm và quyền lợi của từng người dân.
- Tăng cường công tác thông tin truyền thông về lợi ích, hiệu quả của vắc xin. Cảnh báo về các biến thể mới của Omicron và hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe sau nhiễm COVID-19; tập trung truyền thông về tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác; xây dựng nội dung truyền thông trước, trong và sau chiến dịch tiêm chủng; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vắc xin đến từng địa bàn dân cư. Công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tiếp tục đây nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh tại các trường học thuộc cấp quản lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường tuyên truyền, chỉ đạo các nhà trường mời các chuyên gia, nhà tư vấn chuyên môn để tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng vắc xin, trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh, người chăm sóc trẻ đưa con em đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, kịp thời; đặc biệt quan tâm đến các em mắc bệnh lý nền, béo phì... để phối hợp với ngành y tế thực hiện phương án tiêm chủng bảo đảm an toàn cho trẻ em, học sinh.
- Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát và tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COViD-19 trên địa bàn, không để tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí. Lãnh đạo cấp ủy, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về kết quả tiêm vắc xin trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài, UBND các quận, huyện, thị xã tăng đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tiêm vắc xin, lợi ích, hiệu quả của vắc xin. Tăng cường truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có trọng điểm, có bằng chứng khoa học, tập trung vào tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và đặc biệt tập trung tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, đối tượng nguy cơ cao; Cảnh báo về các biến thể mới của Omicron và hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe sau nhiễm COVID-19; tập trung truyền thông về tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác.
- Phát động chiến dịch tiêm chủng “Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8 năm 2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế”.
- Căn cứ kết quả rà soát đối tượng, dự trù nhu cầu sử dụng vắc xin phòng COVID-19 của các quận, huyện, thị xã và các đơn vị, lực lượng liên quan và tiến độ phân bổ, bàn giao vắc xin của Bộ Y tế để có kế hoạch bảo đảm cung ứng, phân bổ đầy đủ, phù hợp, kịp thời vắc xin phòng COVID-19 cho các quận, huyện, thị xã, không để tình trạng thiếu vắc xin.
- Theo dõi tiến độ, kịp thời đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các địa phương; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo, chỉ tiêu tiến độ của Chính phủ, Bộ Y tế.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trong ngành và các đơn vị, lực lượng liên quan triển khai công tác truyền thông, tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn Thành phố an toàn, hiệu quả, đảm bảo tiến độ.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cơ sở giáo dục trực thuộc khẩn trương rà soát, lập danh sách học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng từ 5 đến dưới 18 tuổi, tình trạng tiêm chủng (đã tiêm đủ, tiêm chưa đầy đủ, chưa tiêm chủng); phối hợp với chính quyền các cấp, ngành y tế chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo, mời đối tượng và tổ chức triển khai các điểm tiêm chủng tại các trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác (khi trường học không đảm bảo điều kiện tổ chức điểm tiêm lưu động), đảm bảo an toàn và hoàn thành tiêm chủng trong tháng 8 năm 2022 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, tăng nhanh độ bao phủ mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố về tỷ lệ tiêm chủng của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tăng cường truyền thông, vận động cán bộ, công nhân viên trong ngành tham gia tiêm chủng đầy đủ, kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan báo, đài, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tiêm vắc xin, lợi ích, hiệu quả của vắc xin. Cảnh báo về các biến thể mới của Omicron và hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe sau nhiễm COVID-19; tập trung truyền thông về tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác.
- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng chiến lược truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có trọng điểm, có bằng chứng khoa học, tập trung vào tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, đối tượng nguy cơ cao; phát động chiến dịch tiêm chủng “Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8 năm 2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế”.
- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan theo dõi, kịp thời phát hiện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tiêm vắc xin phòng COVID-19 và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
5. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; Sở Công Thương
Chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách công nhân các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố chưa tiêm mũi 3, mũi 4 để tuyên truyền, vận động đi tiêm chủng vắc xin COVID-19; phối hợp với chính quyền các cấp, ngành y tế chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo, mời đối tượng và tổ chức triển khai các điểm tiêm chủng tại nhà máy, xí nghiệp..., đảm bảo tiến độ và an toàn tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
7. Các Sở, ban, ngành Thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chú trọng hoàn thành sớm việc tiêm vắc xin cho các lực lượng công an, quân đội, công chức, viên chức, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, người làm việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Tăng cường vận động cán bộ, nhân viên, hội viên, đoàn viên thanh niên, người dân chủ động phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, đặc biệt chú trọng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch vì lợi ích của bản thân, cộng đồng và tránh nguy cơ bùng phát dịch trở lại.
- Thành đoàn tiếp tục tổ chức các đội tình nguyện tham gia hỗ trợ các lực lượng chức năng trong việc tiêm vắc xin cho người dân.
- Hội Chữ thập đỏ Thành phố tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế; hỗ trợ hậu cần, truyền thông tại các điểm tiêm vắc xin.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chỉ đạo giám sát công tác tiêm vắc xin.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, người dân trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện Công điện này. Thủ trưởng cơ quan đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm về số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân của đơn vị mình được tiêm chủng theo đúng lịch./.
| CHỦ TỊCH |
File gốc của Công điện 03/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 đang được cập nhật.
Công điện 03/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Số hiệu | 03/CĐ-UBND |
Loại văn bản | Công điện |
Người ký | Trần Sỹ Thanh |
Ngày ban hành | 2022-08-09 |
Ngày hiệu lực | 2022-08-09 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |