ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 4 năm 1979 |
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC DƯỢC LIỆU NĂM 1979 - 1980
Năm 1978, công tác dược liệu của thành phố đã đạt những kết quả quan trọng. Phần lớn bệnh viện và các phòng y tế, phòng khám khu vực, trạm y tế đã trồng và sử dụng nhiều dược phẩm lấy từ dược liệu trong nước. Các xí nghiệp dược phẩm, các phòng bào chế ở các bệnh viện đã thí nghiệm và đưa vào sản xuất nhiều mặt hàng Đông Nam dược có giá trị kinh tế và trị liệu. Phong trào trồng thuốc Nam đang được phát triển rộng rãi ở một số quận, huyện, phường, xã. Ý thức sử dụng thuốc Nam dần dần hình thành trong nhân dân.
Tuy nhiên còn một số quận, huyện, ban, ngành, đoàn thể chưa thấy được vị trí và tầm quan trọng của công tác dược liệu; diện tích trồng dược liệu chưa hợp lý; công tác thu mua chưa được mở rộng, phong trào kế hoạch nhỏ, việc thu nhặt, nuôi trồng dược liệu chưa được triển khai rộng trong nhà trường, khu phố, hộ gia đình,…
Thực hiện nghị quyết số 200-CP ngày 21-8-1978 của Hội đồng Chính phủ về việc “phát triển dược liệu trong nước”, nghị quyết 266-CP ngày 19-10-1978 của Hội đồng Chính phủ về việc “phát triển y học dân tộc cổ truyền kết hợp chặt chẽ với y học hiện đại nhằm xây dựng nền y học Việt Nam” và Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kinh tế kế hoạch năm 1979, nhất là trong tình hình hiện nay, công tác nuôi, trồng, chế biến và sử dụng dược liệu trong nước càng có ý nghĩa hết sức to lớn.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các quận, huyện, ban, ngành, sở đoàn thể đẩy mạnh công tác dược liệu năm 1979 -1980 nhằm đạt các yêu cầu sau đây:
1) Tuyên truyền cho mọi người thấy được vị trí và tác dụng quan trọng của các nguồn dược liệu trong nước để sản xuất thuốc phòng bệnh, chữa bệnh và thuốc bổ cho nhân dân. Trên cơ sở đó, các xín nghiệp dược phẩm, các bệnh viện, các phòng y tế, phòng khám khu vực, trạmy tế,… xem xông tác nuôi trồng, chế biến và sử dụng dược liệu trong nước làm công tác mũi nhọn của mình để dần dần thay thế những dược phẩm đã nhập khẩu.
2) Vận động trồng 35 cây thuốc trị bệnh thông thường trong nhân dân, những hộ gia đình, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, trường học ý tế cơ quan,.. phục vụ cho việc điều trị tại chỗ, đồng thời có kế hoạch trồng quy mô lớn một số cây cung cấp cho các xí nghiệp dược phẩm như sâm đại hành, xuyên tâm liên, bạc hà, sen, nghệ, gừng,…
3) Cải tiến công tác tổ chức và giá cả nhằm mở rộng mạng lưới thu mua những dược liệu sẵn có như tô mộc, hà thủ ô, vàng đắng, vỏ quýt, vỏ măng cụt, v.v..vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất dược phẩm và một phần cho xuất khẩu, vừa tăng thêm thu nhập cho cán bộ, gia đình.
Những biện pháp tổ chức thực hiện:
1) Ngành y tế cùng ngành nông nghiệp phối hợp với các ban ngành hữu quan như giáo dục, tài chánh, kế hoạch,.. và các đoàn thể phụ nữ, nộng hội, liên hiệp công đoàn thành phố họp bàn kế hoạch thực hiện thu nhặt, nuôi trồng dược liệu quy mô nhỏ (hộ gia đình, trường học) và quy mô lớn trong các tập đoàn sản xuất, các nông trường,.. đảm bảo kế hoạch trồng 200ha được liệu trong năm 1979 (có phụ lục danh mục kèm theo).
2) Củng cố và mở rộng các cơ sở gây giống tại các vườn thuốc của trạm duợc liệu quận Tân Bình, quận 8, quận 11, huyện Củ Chi, huyện Thủ đức, huyện Bình Chánh.
Giúp đỡ một số vườn của tư nhân sẵn có để tạo thêm nguồn giống.
3) Sở Nông nghịep hướng dẫn cách sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có và kỹ thuật trồng trọt để đạt năng suất cao, đồng thời cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho việc trồng với quy mô lớn.
4) Sở Y tế tổ chức lại mạng lưới thu mua và chế biến dược liệu tận cơ sở, ký hợp đồng thu mua với các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã và hộ gia đình có trồng cây thuốc.
5) Trong dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5-1979, tổ chức đợt trồng cây thuốc Nam để nhớ ơn Bác, làm đà cho đợt vận động trồng cây vào mùa mưa năm nay.
6) Uỷ ban Vật giá thành phố có chánh sách giá hợp lý nhằm khuyến khích thu nhặt, nuôi trồng và tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu mua dược liệu.
7) Ủy ban nhân dân các quận, huyện phải tăng cường chỉ đạo công tác thu nhặt, nuôi trồng dược liệu, có chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thành phố.
Trong tình hình nước ta còn gặp nhiều khó khăn, việc phát huy tinh thần nỗ lực chủ quan, sử dụng cao nhất những nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước để tự giải quyết một phần khó khăn trong việc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, tiết kiệm ngoại tệ, tăng nguồn xuất khẩu, v.v. càng có nhiều ý nghĩa chính trị và kinh tế. Các ban, ngành, đoàn thể và quận, huyện phải nghiêm chỉnh thực hiện nội dung chỉ thị này.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
File gốc của Chỉ thị 58/CT-UB năm 1979 về đẩy mạnh công tác dược liệu năm 1979 – 1980 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 58/CT-UB năm 1979 về đẩy mạnh công tác dược liệu năm 1979 – 1980 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 58/CT-UB |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Lê Quang Chánh |
Ngày ban hành | 1979-04-02 |
Ngày hiệu lực | 1979-04-02 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Hết hiệu lực |