BỘ Y TẾ | VIỆT ******** |
Số: 012-BYT/I1 | Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 1961 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤM DỨT TIÊM THUỐC VÀ ĐỠ ĐẺ LẤY TIỀN CÔNG Ở NÔNG THÔN, CHẤM DỨT TIÊM THUỐC LẤY TIỀN CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢM NHẸ VIỆC LẤY TIỀN CÔNG ĐỠ ĐẺ Ở THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
Hòa bình lập lại, Bộ đã có chủ trương xây dựng y tế dân lập, kể đến năm 1959 công tác y tế dân lập đã được Phủ Thủ tướng ban hành theo Thông tư số 259-TTg ngày 02-07-1959, tiếp đó, Bộ có Thông tư hướng dẫn số 21-BYT ngày 29-07-1959: Thông tư số 077-TTg ngày 25-03-1960 (ở điểm 5) và công văn số 3205-BYT/I1 ngày 27-05-1961, nội dung Thông tư trên đều toát lên tinh thần dựa vào sức đóng góp của toàn thể nhân dân (không riêng gì người sản phụ, người bệnh) để xây dựng trạm, mua sắm dụng cụ, thuốc men, đài thọ sinh hoạt phí cán bộ y tế, nữ hộ sinh phục vụ ở trạm. Ngoài ra, từ tháng 6-1959 đến cuối năm 1960, Bộ đã có nhiều lần tổng kết phổ biến kinh nghiệm việc xây dựng quỹ y tế dân lập. Đến nay đã có một số tỉnh như Thái Bình, Bắc Giang, Hà
Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư số 259-TTg, Thông tư số 21-BYT, Thông tư số 077-TTg và những kinh nghiệm phổ biến hướng dẫn của Bộ, hiện nay một số nơi chưa thi hành triệt để như Tuyên Quang, Lào Cai, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông… Những nơi này vẫn còn duy trì hình thức tiêm thuốc lấy tiền công, đỡ đẻ lấy tiền công để trả thù lao cho y tế, nữ hộ sinh. Riêng ở Hà Nội lấy tiền công đỡ đẻ quá cao, mỗi ca từ 08 đồng đến 15 đồng.
Trong khi chờ đợi có một quy định thống nhất về ngân sách xã, khu phố của trung ương, Bộ chỉ thị cho các Khu, Sở, Ty:
1. Phải triệt để chấm dứt tiêm thuốc lấy tiền công, đỡ đẻ lấy tiền công ở nông thôn đồng bằng, miền núi.
2. Chấm dứt tiêm thuốc lấy tiền công: hạn chế và giảm nhẹ việc lấy tiền công đỡ đẻ ở thị xã, thành phố.
Thị xã, thành phố nào còn tạm thời duy trì hình thức đỡ đẻ lấy tiền công thì tùy theo hoàn cảnh ở từng nơi có kế hoạch hạ thấp mức đóng góp của sản phụ.
3. Đi đôi với việc chấp hành chỉ thị, cần phải xúc tiến mạnh hơn nữa về những kinh nghiệm, chủ trương dựa vào toàn thể nhân dân, toàn thể xã viên các hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp để xây dựng quỹ, lập trạm, trả phụ cấp cho cán bộ y tế, nữ hộ sinh, muốn làm được điều đó phải:
- Tích cực tranh thủ trình bày cho được các Thông tư về xây dựng y tế dân lập, chú trọng Thông tư số 556-TCVX ngày 15-05-1961 với tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh và đề nghị tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh giúp đỡ và có biện pháp lãnh đạo thực hiện.
- Phổ biến sâu rộng ý nghĩa, mục đích của chủ trương xây dựng quỹ, phát triển trạm y tế dân lập (cả vấn đề thù lao cấp phí cho cán bộ y tế) trong các cuộc họp đoàn thể, nhân dân làm cho mọi tầng lớp đều nhận rõ trách nhiệm đóng góp xây dựng quỹ, phát triển trạm là nhiệm vụ của mỗi người.
- Về mức độ lãnh đạo cần chú trọng hơn, phải có kế hoạch cụ thể phân công người chuyên trách, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các xã thực hiện, không nên san bằng như những công tác khác.
- Đối với cán bộ y tế, nữ hộ sinh xã, cần tăng cường giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân hơn nữa để tạo sự tín nhiệm của cán bộ trong nhân dân.
Các Khu, Sở, Ty cần nghiên cứu chỉ thị này, kiểm điểm nhận thức, quan điểm về việc lãnh đạo công tác xây dựng y tế dân lập của địa phương mình để có kế hoạch bổ khuyết kịp thời và báo cáo kết quả cho Bộ biết.
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
File gốc của Chỉ thị 012-BYT/I1 năm 1961 về việc chấm dứt tiêm thuốc và đỡ đẻ lấy tiền công ở nông thôn, chấm dứt tiêm thuốc lấy tiền công, hạn chế và giảm nhẹ việc lấy tiền công đỡ đẻ ở thị xã, thành phố do Bộ Y Tế ban hành. đang được cập nhật.
Chỉ thị 012-BYT/I1 năm 1961 về việc chấm dứt tiêm thuốc và đỡ đẻ lấy tiền công ở nông thôn, chấm dứt tiêm thuốc lấy tiền công, hạn chế và giảm nhẹ việc lấy tiền công đỡ đẻ ở thị xã, thành phố do Bộ Y Tế ban hành.
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 012-BYT/I1 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Phạm Ngọc Thạch |
Ngày ban hành | 1961-06-23 |
Ngày hiệu lực | 1961-07-08 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Đã hủy |