BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3400/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2019 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA TRONG NGÀNH Y TẾ
BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; | BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA TRONG NGÀNH Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3400/QĐ-BYT ngày 01 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Mục đích
b) Xác định trách nhiệm của các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật trên phạm vi cả nước.
a) Bảo đảm sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật.
c) Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật.
đ) Thường xuyên kịp thời, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật.
1. Phổ biến, tuyên truyền Luật và các văn bản quy định chi tiết
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Cục Y tế dự phòng, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức quán triệt việc thi hành luật; tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của các Vụ, Cục; Bản tin Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật y tế; thông qua các chuyên mục, chương trình, tập huấn, biên soạn tài liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Cục Y tế dự phòng hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu, bia trong lĩnh vực y tế dự phòng.
- Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Gia đình - Xã hội mở các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật; tích cực phát hiện, tuyên truyền, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có sáng kiến và thành tích xuất sắc trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và các văn bản quy định chi tiết Luật bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và từng đối tượng, địa bàn (thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật);
- Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch truyền thông hằng năm và thường xuyên, chủ động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật.
2. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp chế và các Vụ, Cục, Tổng cục có liên quan trực tiếp thực hiện việc rà soát, gửi kết quả rà soát đến Vụ Pháp chế.
+ Kết quả rà soát của các Vụ, Cục, Tổng cục có liên quan trực tiếp gửi về Vụ Pháp chế trong tháng 9 năm 2019;
3. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung được giao trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
(Khoản 2 Điều 9; Khoản 7 Điều 10; Điểm c Khoản 3 Điều 12; Khoản 6 Điều 12; Khoản 3 Điều 16; Khoản 3 Điều 26)
- Cơ quan phối hợp: Cục Y tế dự phòng, các Vụ, Cục, đơn vị và bộ, ngành có liên quan.
3.2. Nghị định sửa đổi Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia)
- Cư quan phối hợp: Cục Y tế dự phòng, các Vụ, Cục, đơn vị và bộ, ngành có liên quan.
3.3. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng, ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm (Khoản 3 Điều 20).
- Cơ quan phối hợp: Cục Quản lý dược, Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Cục An toàn thực phẩm, Vụ Pháp chế và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan.
3.4. Chỉ thị của Bộ trưởng về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành y tế
- Cơ quan phối hợp: Viện Sức khỏe tâm thần, Viện Dinh dưỡng, Vụ Pháp chế và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan.
3.5. Các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong phòng, ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe
Điểm a Khoản 1 Điều 22)
- Cơ quan phối hợp: Viện Sức khỏe tâm thần và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan.
3.5.2. Hướng dẫn sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe ở cộng đồng (các điểm b và c Khoản 1 Điều 22)
- Cơ quan phối hợp: Viện Sức khỏe tâm thần và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan.
3.5.3. Hướng dẫn can thiệp giảm tác hại của rượu, bia cho phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc ở thai nhi (Điểm c Khoản 1 Điều 22)
- Cơ quan phối hợp: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Viện Sức khỏe tâm thần và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan.
3.5.4. Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy trình chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia; phòng, chống nghiện, tái nghiện rượu, bia (các điểm c và d Khoản 1 Điều 22)
- Cơ quan phối hợp: Viện Sức khỏe tâm thần và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan.
3.6 Đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khác trên cơ sở kết quả rà soát tại mục II.2
- Cơ quan phối hợp: các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan.
3.7 Đề xuất, xây dựng các văn bản, quy định khác về phòng chống tác hại của rượu, bia thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực hiện Luật hiệu quả.
- Cơ quan phối hợp: các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan.
3.8 Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.
- Thời gian ban hành: Năm 2020 và các năm tiếp theo.
a) Tổ chức xây dựng, duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 5 năm một lần (tỷ lệ uống, tỷ lệ uống ở mức nguy hại, tỷ lệ yếu tố nguy cơ, rối loạn có liên quan đến sử dụng rượu, bia trong số người có uống...)
- Đơn vị phối hợp: Viện Chiến lược và Chính sách y tế, các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan, Sở Y tế.
b) Phối hợp tham gia tổ chức thống kê, đánh giá thực trạng tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam theo chu kỳ 5 năm một lần (mức tiêu thụ rượu bia/năm/người từ 15 tuổi quy đổi ra lít cồn nguyên chất) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện
- Đơn vị phối hợp: Viện Chiến lược và Chính sách y tế, các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan, Sở Y tế.
c) Phối hợp tham gia tổ chức thống kê, đánh giá thực trạng bạo lực gia đình liên quan đến rượu bia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện
- Đơn vị phối hợp: Viện Chiến lược và Chính sách y tế, các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan, Sở Y tế.
d) Phối hợp tham gia tổ chức thống kê, đánh giá thực trạng tai nạn giao thông do người khác uống rượu bia gây ra do Bộ Công an thực hiện
- Đơn vị phối hợp: Viện Chiến lược và Chính sách y tế, các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan, Sở Y tế.
5. Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện công tác tư vấn, sàng lọc, phát hiện sớm, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia
- Đơn vị chủ trì: Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2020.
- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2020.
- Đơn vị chủ trì: Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2020.
- Đơn vị chủ trì: Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2020.
Viện Chiến lược và chính sách y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu khoa học và các đơn vị liên quan chủ động tổ chức triển khai, tham gia nghiên cứu khoa học về phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chuyên môn.
10. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành kế hoạch, hướng dẫn, quy định quy chế áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện luật, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và khen thưởng, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
1. Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
b) Ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Luật của cơ quan, đơn vị và thực hiện lồng ghép các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào kế hoạch hoạt động hằng năm của đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động.
a) Thực hiện các nhiệm vụ tại các điểm a, b mục 1.III của Kế hoạch này.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật của các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
a) Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
c) Đối với các hoạt động trong Kế hoạch được triển khai trong năm 2019, các cơ quan, đơn vị được phân công thực hiện có trách nhiệm lập dự toán bổ sung và sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách nhà nước năm 2019 để tổ chức thực hiện.
4. Cục Y tế dự phòng có trách nhiệm làm đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia, tổ chức thực hiện Luật và theo dõi, đôn đốc các Vụ, Cục, Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này theo đúng nội dung, tiến độ; tổ chức đánh giá, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và định kỳ hằng năm báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện./.
File gốc của Quyết định 3400/QĐ-BYT năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 3400/QĐ-BYT năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 3400/QĐ-BYT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành | 2019-08-01 |
Ngày hiệu lực | 2019-08-01 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |