THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2016 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều địa phương chưa quan tâm và thiếu tập trung trong quản lý an toàn thực phẩm, chậm phát hiện và không kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, nhất là thông tư chưa kịp thời. Chưa có cơ chế tài chính phù hợp giải quyết kinh phí, lực lượng kiểm tra còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm. Việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, chưa chú ý xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức. Việc tuyên truyền mới tập trung phản ánh vi phạm mà chưa chú trọng biểu dương, khuyến khích những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp làm tốt an toàn thực phẩm. Chưa phát huy được vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, công luận và người dân tham gia giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là tại cơ sở.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo đúng quy định từ Điều 61 đến Điều 70 Luật An toàn thực phẩm và quy định của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm được giao.
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng Điểm về vi phạm an toàn thực phẩm, Điều tra, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Trước mắt, ứng trước 90% dự toán chi ngân sách trung ương năm 2016 đã bố trí cho dự án an toàn thực phẩm thuộc Chương trình Mục tiêu y tế - dân số để các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2016.
- Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, Điều hành; ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, trước mắt chủ động bố trí kinh phí tương ứng với số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn thực phẩm
Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương thực hiện hiệu quả chương trình truyền thông về an toàn thực phẩm.
4. Tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2016 một số vấn đề sau đây:
Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các lực lượng hải quan, biên phòng, quản lý thị trường cùng các địa phương tăng cường lực lượng và gia tăng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh các loại thực phẩm tươi sống không an toàn, không rõ nguồn gốc.
b) Việc nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các chất, thuốc trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm
c) Bộ Y tế siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm chức năng, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm và chỉ đạo các địa phương tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, nhất là tại các khu công nghiệp, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KGVX (3b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
Từ khóa: Chỉ thị 13/CT-TTg, Chỉ thị số 13/CT-TTg, Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 13 CT TTg của Thủ tướng Chính phủ, 13/CT-TTg
File gốc của Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 13/CT-TTg |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 2016-05-09 |
Ngày hiệu lực | 2016-05-09 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |