BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3939/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2007 |
Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh
Trả lời công văn số 179/HQTP-NV ngày 12/04/2007 của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh về một số vướng mắc khi triển khai thực hiện Quyết định số 1840/QĐ-TCHQ ngày 28/09/2006 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của người xuất cảnh, nhập cảnh; hành lý ký gửi bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1) Vướng mắc 1: Tại Phần B, QĐ 1840/QĐ/TCHQ:
- Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nêu:
a) Bước 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin về tàu bay XC, NC, hàng hóa XK, NK của mỗi chuyến bay mà Tổ chức vận tải cung cấp, chậm nhất 03 giờ trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi tàu bay xuất cảnh thì theo Xí nghiệp Dịch vụ mặt đất sân bay Tân Sơn Nhất là không khả thi (có những chuyến bay đường ngắn).
b) Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thông quan tàu bay: việc này hiện nay chưa thực hiện được do phía Cảng Vụ hàng không chưa thực hiện phối hợp với Hải quan. Trong khi đó tại cảng biển thì việc thực hiện thông quan tàu biển rất tốt.
- Tổng cục có ý kiến như sau: Ngày 03/07/2007. Tổng cục đã có công văn số 3654/TCHQ-GSQL gửi Cục Hàng không Việt Nam đề nghị chỉ đạo các Đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp với Chi cục Hải quan sân bay để thực hiện tốt các quy định hiện hành (công văn trên Tổng cục có gửi Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh để theo dõi).
2) Vướng mắc 2: Tại điểm 2, mục I và điểm 2, mục II Phần C QĐ 1840:
- Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nêu: quy định người xuất cảnh có hành lý thuộc diện không phải khai hải quan và hành lý của người nhập cảnh đi cửa xanh không phải khai hải quan trên tờ khai NC/XC nhưng phải chịu sự giám sát hải quan. Do việc bố trí hệ thống máy soi hiện nay tại sân bay Tân Sơn Nhất (máy soi nổi) khác với sân bay Nội Bài (máy soi ngầm) và dự báo 07/2007 khi nhà ga mới Tân Sơn Nhất hoàn thành thì sẽ bố trí máy soi ngầm. Do vậy, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đề nghị:
02 phương án tại công văn số 179/HQTP-NV dẫn trên.
- Tổng cục có ý kiến như sau: Tổng cục chấp thuận đề xuất phương án 2, cụ thể là "trường hợp có dấu hiệu nghi vấn... thì tiến hành kiểm tra hành lý" và tổ chức thực hiện kiểm tra như sau:
+ Khi nhận được thông tin nghi vấn tại thời điểm người xuất cảnh, nhập cảnh làm thủ tục thì tiến hành kiểm tra qua máy soi hoặc nếu thấy phức tạp thì kiểm tra thủ công.
+ Tiến hành kiểm ngẫu nhiên qua máy soi không quá 5% đối với người xuất cảnh, nhập cảnh.
3) Vướng mắc 3: Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập là đồ dùng nghề nghiệp được quy định tại Điều 31 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.
- Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nêu: nếu thực hiện theo quy định trên thì khách mất rất nhiều thời gian làm thủ tục, khó quản lý, thanh khoản tờ khai, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đề xuất mở rộng nội hàm của cụm từ "hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh" phù hợp với mục đích của chuyến đi theo quy định tại điểm 1, Điều 4 Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 của Chính phủ.
- Tổng cục có ý kiến như sau: Tổng cục tiếp thu nội dung đề xuất của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh để đưa vào nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định mới thay thế Nghị định số 154/2005/NĐ-CP nêu trên. Đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện thủ tục đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập có thời hạn là đồ dùng nghề nghiệp theo đúng quy định hiện hành.
4) Vướng mắc 4: Tại mục 4, phần D QĐ 1840.
- Cục hải quan TP Hồ Chí Minh nêu: Quy định về hành lý thất lạc, từ bỏ, nhầm lẫn thì "đối với hành lý xuất khẩu ... lãnh đạo Chi cục có văn bản chấp thuận..." nếu thực hiện mất nhiều thời gian. Cần phân định trách nhiệm và để đơn giản thủ tục, nên có mẫu "văn bản xác nhận hành lý thất lạc, nhầm lẫn tuyến" của cơ quan Hàng không kèm Điện xác nhận của nước gửi hành lý. Nếu hành lý thất lạc đã được kiểm tra qua máy soi của Hàng không và của Hải quan đều có xác nhận không phát hiện hàng cấm NK, hàng NK có điều kiện, quản lý chuyên ngành thì giao cho công chức thừa hành nhiệm vụ kiểm tra và ký xác nhận mẫu này để cơ quan Hàng không làm thủ tục xuất trả hành lý thất lạc, nhầm lẫn.
- Tổng cục có ý kiến như sau: Tổng cục thống nhất nội dung đề xuất của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, cụ thể đối với hành lý xuất khẩu, nếu không có nghi vấn thì công chức thừa hành kiểm tra thực hiện xác nhận chấp thuận để Tổ chức Vận tải Hàng không được vận chuyển hành lý đó đến đích hoặc trả lại nơi khởi hành.
5) Vướng mắc 5: Quyết định số 30/2004/QĐ-BTC ngày 06/04/2004 của Bộ Tài chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với NK xăng dầu và tạm nhập tái xuất xăng dầu thì Hải quan làm thủ tục tái xuất có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng bên ngoài bồn bể, khoang chứa xăng dầu của phương tiện vận tải. Sau khi bơm xăng, niêm phong các bồn bề chứa, khoang chứa của phương tiện vận tải..."
- Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nêu: Hiện nay tần suất các chuyến bay xuất cảnh, nhập cảnh ngày càng tăng, số lượng tàu bay tiếp nhiên liệu tại sân bay cũng tăng, số lượng công chức hải quan làm nhiệm vụ tại sân đỗ có hạn (hiện tại có 2 công chức/ca/12 giờ) không đủ để thực hiện theo quy định, Do vậy, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đề nghị:
+ Cơ trưởng tàu bay phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số lượng xăng dầu thực nhận. Trên cơ sở ký xác nhận của Cơ trưởng tàu bay trên "Phiếu tiếp nhận nhiên liệu" Hải quan sẽ làm thủ tục thanh lý tờ khai tạm nhập.
+ Trên cơ sở xử lý, phân tích thông tin, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra xác suất trọng điểm việc tiếp nhiên liệu tại tàu bay.
+ Tăng cường giám sát bằng phương tiện kỹ thuật (camera).
- Tổng cục có ý kiến như sau: Yêu cầu Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh báo cáo cụ thể việc thực hiện nội dung quy định tại QĐ 30/2004/QĐ-BTC kể từ khi Quyết định có hiệu lực đến nay. Nếu nội dung đề xuất là hợp lý và các Đơn vị Hải quan khác cũng bị vướng mắc tương tự thì Tổng cục sẽ kiến nghị Bộ để xin chỉ đạo.
6) Vướng mắc 6:
- Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nêu: Hiện nay, theo quy định công chức giám sát hải quan phải ký xác nhận trên Phiếu theo từng chuyến cung ứng suất ăn máy bay mà đối tượng nhận cung ứng suất ăn là hãng Hàng hàng không Việt Nam bay quốc tế hoặc kết hợp quốc tế nội địa và các hãng Hàng không quốc tế với số lượng chuyến bay ngày càng tăng. Vì vậy, quy định này không còn phù hợp, số lượng công chức không đủ để thực hiện theo quy định này. Do vậy, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đề nghị:
+ Cơ trưởng tàu bay / người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số lượng suất ăn thực nhận. Trên cơ sở ký xác nhận của cơ trưởng tàu bay trên "Phiếu nhận suất ăn" Hải quan sẽ làm thủ tục thanh khoản.
+ Trên cơ sở xử lý, phân tích thông tin, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra xác suất, trọng điểm việc giao nhận suất ăn tại tàu bay.
+ Tăng cường giám sát bằng phương tiện kỹ thuật (camera).
- Tổng cục có ý kiến như sau: Yêu cầu Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh báo cáo cụ thể việc thực hiện công tác giám sát đối với việc cung ứng suất ăn cho tàu bay kể từ khi Quyết định số 1840/QĐ-TCHQ ngày 28/09/2006 có hiệu lực đến nay. Nếu nội dung đề xuất là hợp lý và các Đơn vị Hải quan khác cũng bị vướng mắc tương tự thì Tổng cục sẽ có ý kiến chỉ đạo.
7) Vướng mắc 7:
- Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nêu: Theo sơ đồ mặt bằng sân bay và thông báo của lực lượng An ninh hàng không thì hiện tại Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất có 22 cổng, cửa, đường liên thông (số lượng này sẽ thay đổi khi nhà ga mới hoàn thành) đang được An ninh hàng không chốt giữ, trong đó cổng số 5 là cổng dành riêng cho phương tiện vận tải, hàng hóa, trang thiết bị của các Đơn vị hoạt động tại sân đỗ tàu bay và cổng dành cho kho hàng TCS là cổng xuất, nhập hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ tàu bay. Do vậy, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đề nghị:
+ Hải quan bố trí giám sát thường xuyên tại 2 cổng nêu trên. Số cổng, cửa còn lại giao Chi cục HQ SB Tân Sơn Nhất có văn bản thỏa thuận là cơ quan Hàng không chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý. Hải quan và được quy định rõ "tất cả hàng hóa, hành lý, trang thiết bị, vật tư XNK, thực phẩm cung ứng cho tàu bay; phương tiện vận tải các loại khi ra vào sân đỗ tàu bay phải qua 2 cổng nêu trên".
+ Sớm trang bị phương tiện kỹ thuật giám sát tại sân đỗ tàu bay, tại 2 cổng trọng điểm nêu trên.
- Tổng cục có ý kiến như sau: Trên cơ sở nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ, đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh chủ động tổ chức, triển khai công tác giám sát, tuần tra, kiểm soát theo thẩm quyền quy định. Riêng về trang bị phương tiện kỹ thuật giám sát tại sân đỗ tàu bay, tại 2 cổng trọng điểm, đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm đề xuất cụ thể.
8) Vướng mắc 8: Về tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh.
- Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nêu: Theo Quyết định số 1840/QĐ-TCHQ thì người xuất nhập cảnh có hành lý thuộc diện không phải khai hải quan trên tờ khai. Tuy nhiên, tại Quyết định số 29/2006/QĐ-BTC (hướng dẫn sử dụng tờ khai nhập cảnh/xuất cảnh....) ngày 08/05/2006 của Bộ Tài chính thì Hải quan phải lưu trữ trang 1, 2, 3, 6 tờ khai. Như vậy, việc quy định tại QĐ 1840/QĐ-TCHQ người xuất nhập cảnh thuộc diện không phải khai thì không lưu tờ khai, nhưng QĐ 29/2006/QĐ-BTC lại quy định khách phải xuất trình trang 1,2,3,6 tờ khai cho Hải quan và hải quan phải tổ chức bố trí người thu tờ khai của khách. Do vậy, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đề nghị:
Trên trang 1,2,3,6 tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh không có nội dung liên quan đến khai báo hải quan (chỉ có trang 4,5) nên Hải quan không phải thu trang này, chỉ thu trang 4, 5 nếu khách có khai báo hải quan.
- Tổng cục có ý kiến như sau: Tại Quyết định số 1840/QĐ-TCHQ không quy định người xuất nhập cảnh thuộc diện không phải khai hải quan thì không lưu tờ khai. Mặt khác, nội dung đề nghị của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh sẽ gây khó khăn cho người xuất nhập cảnh trong các trường hợp cụ thể sau đây: trường hợp người xuất nhập cảnh phải khai báo hải quan về ngoại tệ, vàng, tiền đồng VN; về hành lý gửi không cùng chuyến đi ... tại trang 4, 5 trong khi Cục Hải quan TP đề nghị Hải quan thu trang 4, 5 thì người xuất Nhập cảnh sẽ không có tờ khai (trang 4, 5) để làm các thủ tục tiếp theo. Đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thực hiện đúng theo quy định hiện hành.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Công văn 3939/TCHQ-GSQL về giải quyết vướng mắc khi thực hiện quyết định 1840/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 3939/TCHQ-GSQL về giải quyết vướng mắc khi thực hiện quyết định 1840/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 3939/TCHQ-GSQL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Ngọc Túc |
Ngày ban hành | 2007-07-11 |
Ngày hiệu lực | 2007-07-11 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |