\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 6703/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành phố Hồ Chí\r\n Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2012 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
VỀ\r\nPHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ LỆ THUỘC MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012\r\n- 2015”
\r\n\r\nCHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN\r\nDÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban\r\nnhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng\r\n6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa người vào các cơ\r\nsở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm\r\nhành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, tự nguyện vào cơ sở\r\nchữa bệnh;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng\r\n9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình,\r\ncai nghiện ma túy tại cộng đồng;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng\r\n7 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số\r\n135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 về chế độ áp dụng biện pháp đưa người\r\nvào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính về chế độ áp dụng đối\r\nvới người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày\r\n31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn\r\nquy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo\r\ndục - Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA\r\nngày 10 tháng 02 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ\r\nCông an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số\r\n94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của chính phủ quy định về tổ chức cai\r\nnghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư liên tịch số\r\n27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ\r\náp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ\r\nđối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia\r\nđình và cộng đồng;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 1842/QĐ-LĐTBXH ngày 31\r\ntháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đề\r\nán “Nâng cao năng lực điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện, dự phòng lây nhiễm\r\nHIV/AIDS ở Việt Nam”;
\r\n\r\nCăn cứ Công văn số 16/PCTNXH-Dự án CDC ngày 11\r\ntháng 01 năm 2012 của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh\r\nvà Xã hội về việc xây dựng mô hình “thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng\r\nđồng”;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 1775/1998/QĐ-UB-NC ngày 04\r\ntháng 4 năm 1998 về việc thành lập Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy và Quyết\r\nđịnh số 1261/QĐ-UB ngày 27 tháng 3 năm 2002 về việc bổ sung nhiệm vụ cho Trung\r\ntâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội\r\ncủa Ủy ban nhân dân thành phố;
\r\n\r\nCăn cứ Công văn số 4295/UBND-VX ngày 29 tháng 8\r\nnăm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc cho phép tham gia dự án “Nâng\r\ncao năng lực điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện, HIV/AIDS tại Việt Nam”;
\r\n\r\nXét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội tại Tờ trình số 4402/TTr-LĐTBXH-PCTNXH ngày 14 tháng 5 năm 2012, Tờ trình số\r\n8303/TTr-LĐTBXH-PCTNXH ngày 20 tháng 8 năm 2012, Tờ trình số 10045/TTr-LĐTBXH ngày\r\n08 tháng 10 năm 2012 và ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 12314/STC-HCSN\r\nngày 11 tháng 12 năm 2012,
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Thí điểm điều\r\ntrị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012 - 2015”.
\r\n\r\nĐiều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các\r\nSở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai, tổ chức thực\r\nhiện Đề án trên địa bàn thành phố; phối hợp với Cục Phòng chống tệ nạn xã hội -\r\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của Đề án; tổng\r\nhợp, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Đề án, định kỳ hàng quý, năm cho Ủy\r\nban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
\r\n\r\nĐiều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
\r\n\r\nĐiều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy\r\nban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan,\r\nđơn vị liên quan và Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy chịu trách\r\nnhiệm thi hành Quyết định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
THÍ\r\nĐIỂM ĐIỀU TRỊ LỆ THUỘC MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
\r\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 6703/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của\r\nChủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ\r\nCỦA ĐỀ ÁN
\r\n\r\n1. Sự cần thiết:
\r\n\r\nThành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh\r\ntế, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, thu hút các doanh nghiệp trong và\r\nngoài nước đến đầu tư, cũng như người dân nhập cư từ các địa phương trong cả nước\r\nđến mưu sinh, tìm kiếm việc làm. Bên cạnh mặt tích cực của sự phát triển, thành\r\nphố phải đối mặt với tình hình phức tạp của các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là\r\ntệ nạn ma túy.
\r\n\r\nTính đến ngày 15 tháng 12 năm 2012, thành phố hiện\r\nđang quản lý 9.437 đối tượng, trong đó có 853 nữ (tăng 13,71% so với cùng kỳ\r\nnăm 2011. Từ ngày 15 tháng 12 năm 2011 đến ngày 15 tháng 12 năm 2012, toàn\r\nthành phố đã lập hồ sơ đưa 4.987 đối tượng nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh\r\n(tăng 19,16% so với cùng kỳ), trong đó có 1.705 người thành phố (tái nghiện 589\r\nngười); 1.391 người các tỉnh (tái nghiện 113 người) và 1.891 người lang thang\r\n(tái nghiện 576 người).
\r\n\r\nTrong năm 2012, thành phố và các quận - huyện ban\r\nhành 2.803 quyết định quản lý sau cai nghiện (tăng 14,78%), trong đó, quản lý\r\nsau cai nghiện tại nơi cư trú 2.637 người (1.743 người quản lý tại thành phố).\r\nSố lũy kế tính từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống\r\nma túy có hiệu lực đến ngày 30 tháng 11 năm 2012 là 7.861 quyết định; trong đó\r\ncó 6.713 quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú (4.648 quyết định quản\r\nlý tại thành phố).
\r\n\r\nThành phố đã quyết liệt triển khai các biện pháp\r\nphòng, chống tệ nạn ma túy, đẩy mạnh công tác cai nghiện phục hồi, giải quyết\r\ncác vấn đề xã hội phát sinh nhằm kéo giảm tỷ lệ tái nghiện, hạn chế số người\r\nnghiện mới, bảo đảm môi trường sống bình yên cho người dân và sự phát triển bền\r\nvững của thành phố.
\r\n\r\nNgoài các cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thành phố hiện\r\ncó 3 trung tâm được phép tổ chức cai nghiện tự nguyện và các cơ sở cai nghiện\r\ntư nhân tổ chức điều trị nghiện cho những người tự nguyện đăng ký cai nghiện.\r\nThực hiện chủ trương của Chính phủ về công tác cai nghiện ma túy tại gia đình\r\nvà cộng đồng, Ủy ban nhân dân thành phố đã tích cực chỉ đạo các địa phương tập\r\ntrung triển khai Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2010 của Chính\r\nphủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng\r\nđồng và Thông tư số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 của\r\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an quy định chi tiết và\r\nhướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 09\r\nnăm 2010 của Chính phủ.
\r\n\r\nTuy nhiên, công tác tổ chức cai nghiện tại gia đình\r\nvà cộng đồng chưa được triển khai sâu rộng ở các quận, huyện và cộng đồng dân\r\ncư do ý thức tự nguyện, tự giác của người nghiện và gia đình người nghiện chưa\r\ncao, đội ngũ cán bộ y tế địa phương còn thiếu\r\nkinh nghiệm, chưa qua đào tạo các kiến thức kĩ năng liên quan đến điều trị cai\r\nnghiện phục hồi, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo\r\ntheo yêu cầu đối với một cơ sở điều trị theo quy định, thiếu các\r\nhình thức và dịch vụ điều trị phù hợp, hiệu quả, chưa thực hiện các dịch vụ\r\nchuyển gửi và chăm sóc liên tục nên việc điều trị nghiện ma túy tại gia\r\nđình, cộng đồng chỉ tiến hành ở mức độ cắt cơn và quản lý, giáo dục,\r\nvì vậy tỉ lệ sử dụng tái sử dụng các chất ma\r\ntúy khá cao.
\r\n\r\nViệc xây dựng Đề án “Thí điểm điều trị\r\nnghiện ma túy tại cộng đồng” tại Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy trực\r\nthuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là bước thực nghiệm, từ đó rút ra những\r\nkinh nghiệm thực tế để nhân rộng mô hình cai nghiện tại địa phương trong thời\r\ngian tới, cũng như thực hiện chủ trương đa dạng hóa mô hình cai\r\nnghiện, giúp cho người nghiện tự nguyện chọn quy trình, biện pháp cai nghiện ma\r\ntúy phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và sức khỏe của mình.
\r\n\r\nĐề án hướng tới mô hình điều trị\r\nnghiện ma túy áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị, gồm điều trị cai nghiện\r\nbắt buộc tại cộng đồng theo quy định pháp luật và điều trị cai nghiện trên cơ sở\r\ntự nguyện, có bằng chứng hiệu quả trên thế giới, tổ chức cắt cơn, giải độc, điều\r\ntrị ngoại trú, bán trú hoặc nội trú tùy theo nhu cầu bệnh nhân, kết hợp với các\r\ndịch vụ hỗ trợ xã hội cho người nghiện ma túy. Kết quả thực hiện đề án sẽ được\r\nđánh giá, nhân rộng với mục tiêu góp phần đáp ứng nhu cầu điều trị nghiện ma\r\ntúy tại gia đình và cộng đồng, giảm thiểu tình trạng sử dụng ma túy, nâng cao\r\nchất lượng cuộc sống và giảm lây nhiễm HIV ở người sử dụng ma túy tại thành phố\r\nHồ Chí Minh.
\r\n\r\n2. Cơ sở pháp lý:
\r\n\r\n- Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008;
\r\n\r\n- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm\r\n2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa người vào các cơ sở chữa\r\nbệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành\r\nchính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, tự nguyện vào cơ sở chữa\r\nbệnh;
\r\n\r\n-\r\nNghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của\r\nChính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy\r\ntại cộng đồng;
\r\n\r\n- Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm\r\n2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số\r\n135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 về chế độ áp dụng biện pháp đưa người\r\nvào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính về chế độ áp dụng đối\r\nvới người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
\r\n\r\n- Thông tư số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31\r\ntháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn\r\nquy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo\r\ndục - Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
\r\n\r\n- Thông tư số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10\r\ntháng 02 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an\r\nquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 94/2010/NĐ-CP\r\nngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại\r\ngia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
\r\n\r\n- Thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH\r\nngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội\r\nquy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào\r\ncơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong\r\ncơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;
\r\n\r\n- Quyết định số 1842/QĐ-LĐTBXH ngày 31 tháng 12 năm\r\n2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đề án “Nâng\r\ncao năng lực điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện, dự phòng lây nhiễm\r\nHIV/AIDS ở Việt Nam”;
\r\n\r\n- Công văn số 16/PCTNXH-Dự án CDC ngày 11 tháng 01\r\nnăm 2012 của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,\r\nvề việc xây dựng mô hình “Thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng”;
\r\n\r\n- Quyết định số 1775/1998/QĐ-UB-NC ngày 04 tháng 4\r\nnăm 1998 về việc thành lập Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy và Quyết định\r\nsố 1261/QĐ-UB ngày 27 tháng 3 năm 2002 về việc bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm\r\nTư vấn và Cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của Ủy\r\nban nhân dân thành phố;
\r\n\r\n- Công văn số 4295/UBND-VX ngày 29 tháng 08 năm\r\n2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc cho phép tham gia dự án “Nâng cao\r\nnăng lực điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện, HIV/AIDS tại Việt Nam”.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu chung:
\r\n\r\n- Thực hiện chủ trương đa dạng hóa\r\ncác mô hình cai nghiện ma túy và xã hội hóa hoạt động cai nghiện phục hồi, tạo\r\nđiều kiện để những người cai nghiện ma túy được điều trị hiệu quả dựa trên bằng\r\nchứng tại cộng đồng nhưng không bị gián đoạn việc học tập hay việc làm.
\r\n\r\n- Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức\r\nxã hội, các cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác theo\r\nquy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy,\r\nkết hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở y tế, các tổ chức xã hội của nhà\r\nnước lồng ghép các dịch vụ giúp đỡ người cai nghiện ma túy điều trị hiệu quả.
\r\n\r\n- Thí điểm xây dựng mô hình điều trị\r\nmở với các hình thức điều trị nội trú, bán trú và ngoại trú do người cai nghiện\r\ntự nguyện lựa chọn. Tại Trung tâm, người cai nghiện tự nguyện được hưởng các dịch\r\nvụ giới thiệu chuyển gửi đến các cơ sở dịch vụ y tế, xã hội để điều trị\r\nHIV/AIDS, giới thiệu học nghề, việc làm, giúp vay vốn giải quyết việc làm ổn định\r\nđời sống.
\r\n\r\n- Trung tâm sẽ phối hợp với chính quyền, các ban\r\nngành, đoàn thể tại địa phương nơi cư trú theo dõi, quản lý, giúp đỡ người nghiện\r\ntrong quá trình điều trị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể: (từ năm 2012 - 2015)
\r\n\r\na) Giai đoạn 1 - quý IV/2012: điều trị\r\nnội trú cho 30 người (đây là giai đoạn ban đầu sẽ thực hiện việc điều trị tại\r\nTrung tâm là chính, sau đó sẽ triển khai thực hiện tại cộng đồng).
\r\n\r\nb) Giai đoạn 2 - năm 2013: điều trị cho 120 người,\r\ntrong đó điều trị nội trú 40 người, ngoại trú 80 người (20 người được cắt cơn,\r\ngiải độc tại nhà).
\r\n\r\nc) Giai đoạn 3 - năm 2014: điều trị cho 240 người,\r\ntrong đó điều trị nội trú 60 người, ngoại trú 180 người (80 người được cắt cơn,\r\ngiải độc tại nhà).
\r\n\r\nd) Giai đoạn 4 - năm 2015: điều trị cho 300 người, trong\r\nđó điều trị nội trú 60 người, ngoại trú 240 người (110 người được cắt cơn, giải\r\nđộc tại nhà).
\r\n\r\nTính đến hết giai đoạn 4, Trung tâm sẽ cung cấp dịch\r\nvụ điều trị nghiện ma túy cho khoảng 700 bệnh nhân (điều trị nội trú cho khoảng\r\n190 bệnh nhân, ngoại trú cho khoảng 510 bệnh nhân).
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tên Đề án: “Thí\r\nđiểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012 - 2015”.
\r\n\r\n- Địa điểm thực hiện : Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện\r\nma túy.
\r\n\r\n- Địa chỉ: 15/11 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh,\r\nquận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
\r\n\r\n- Điện thoại: 08.37.266.706 - 08.37.268.691
\r\n\r\n- Email: [email protected]
\r\n\r\n- Website : tuvancainghien.gov.vn
\r\n\r\n2. Nội dung thực hiện thí điểm:
\r\n\r\n- Tổ chức cắt cơn, giải độc, điều trị nội trú, ngoại\r\ntrú và chuyển gửi dịch vụ chăm sóc cho người bệnh với các bước như: sàng lọc; đánh giá người bệnh; chăm sóc y tế; lập kế\r\nhoạch điều trị; tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm; tập huấn về kỹ năng sống; xét nghiệm chất ma túy; huấn\r\nluyện dự phòng tái nghiện; định hướng tới các nhóm hỗ trợ\r\nxã hội; điều trị các rối loạn tâm thần; cung cấp các dịch vụ tư vấn và liệu pháp gia đình; thuốc\r\nđiều trị; chăm sóc liên tục và chăm sóc sau cai.
\r\n\r\n- Thực hiện miễn phí công tác tư vấn tâm lý và truyền\r\nthông cung cấp thông tin, kiến thức cho người nghiện và gia đình các quy định\r\npháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của các loại ma túy, các biện pháp\r\ncai nghiện; cung cấp danh sách và địa chỉ các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục -\r\nLao động xã hội, các cơ sở cai nghiện dịch vụ có thu phí; hướng dẫn các thủ tục\r\ntiếp nhận và thủ tục cần thiết khác.
\r\n\r\n- Hỗ trợ các địa phương trong công\r\ntác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng. Sau khi hoàn thành thời gian cắt\r\ncơn và điều trị Trung tâm sẽ phối hợp với các quận, huyện, phường, xã, thị trấn\r\nđể tiếp tục theo dõi, quản lý, thực hiện các hoạt động hỗ trợ như: học văn hóa,\r\nhọc nghề, giải quyết việc làm, vay vốn làm ăn ổn định cuộc sống hoặc các dịch vụ\r\nchăm sóc sức khỏe khác.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Người nghiện ma túy tự nguyện\r\ncai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng và cai nghiện ma túy bắt buộc tại\r\ncộng đồng theo Điều 8, Điều 12, Điều 16 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09\r\ntháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia\r\nđình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
\r\n\r\nb) Người nghiện ma túy từ 18 tuổi\r\ntrở lên tự nguyện vào Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội theo Điều 23 Nghị định\r\nsố 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng\r\nbiện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo\r\nPháp lệnh Xử lý vi phạm chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên,\r\nngười tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Tiếp nhận, phân loại:
\r\n\r\n- Tư vấn về phương pháp cai nghiện, vai trò, trách\r\nnhiệm của gia đình.
\r\n\r\n- Khám sức khỏe ban đầu và lập hồ sơ bệnh án theo mẫu.
\r\n\r\n- Kiểm tra đồ dùng cá nhân; loại trừ các chất ma\r\ntúy.
\r\n\r\n- Xét nghiệm, phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm\r\nkhác.
\r\n\r\n- Hướng dẫn người nghiện ma túy thực hiện Quy chế\r\nquản lý người nghiện theo Quyết định số 60/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 7 năm\r\n2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành các quy chế\r\nmẫu về quản lý học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
\r\n\r\n- Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, phân loại đối tượng,\r\ntình trạng sức khỏe để tiếp nhận và bố trí vào các khu điều trị.
\r\n\r\n- Lập kế hoạch cai nghiện cho từng người nghiện ma\r\ntúy.
\r\n\r\nb) Cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng\r\ncơ hội (thời gian thực hiện từ 10 - 20 ngày):
\r\n\r\n- Áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược\r\nliệu đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành.
\r\n\r\n- Thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu,\r\ngiúp người nghiện ma túy giảm bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai.
\r\n\r\n- Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe.
\r\n\r\n- Tổ chức điều trị cho người nghiện ma túy nhiễm HIV,\r\nbị bệnh lao hoặc các bệnh thông thường khác.
\r\n\r\n- Tư vấn cho người nghiện ma túy về điều trị nghiện\r\nma túy; đồng thời thảo luận với từng người nghiện ma túy về kế hoạch điều trị\r\nphù hợp và điều kiện của từng người.
\r\n\r\nc) Chăm sóc, điều trị nội trú:
\r\n\r\nChăm sóc và điều\r\ntrị nội trú (ngắn hạn - tối đa 30 ngày hoặc dài hạn - tối đa 90 ngày) bao gồm\r\ncác can thiệp thực hiện tại cơ sở điều trị cũng như các dịch\r\nvụ chuyển gửi tới các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài cộng đồng, gồm:
\r\n\r\n- Các can thiệp:
\r\n\r\n+ Tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm;
\r\n\r\n+ Đào tạo kỹ năng sống;
\r\n\r\n+ Xét nghiệm phát hiện ma túy;
\r\n\r\n+ Giáo dục và tư vấn gia đình;
\r\n\r\n+ Định hướng tham gia các nhóm tự\r\ngiúp đỡ;
\r\n\r\n+ Điều trị và chăm sóc về y tế;
\r\n\r\n- Các dịch vụ chuyển gửi:
\r\n\r\n+ Các bệnh viện\r\nđể được điều trị các bệnh vượt quá khả năng của cơ sở;
\r\n\r\n+ Các chương\r\ntrình dạy văn hóa, dạy nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm trong thời gian điều\r\ntrị nội trú tại trung tâm. Các khóa học văn hóa, học nghề có thể tiếp tục sau\r\nkhi học viên được hồi gia hoặc chuyển sang giai đoạn điều trị và chăm sóc ngoại\r\ntrú.
\r\n\r\n- Đánh giá liên tục kết quả điều\r\ntrị.
\r\n\r\nd) Chăm sóc, điều trị ngoại trú (bao gồm cả\r\nđiều trị ngoại trú tích cực thời gian từ 6 - 12 tháng):
\r\n\r\n- Chăm sóc và điều\r\ntrị ngoại trú được cung cấp cho khách hàng dựa trên tình trạng lạm dụng ma túy\r\nvà nhu cầu của khách hàng. Điều trị ngoại trú được dành cho các người bệnh\r\ncó mức độ lạm dụng ma túy ít nghiêm trọng so\r\nvới người bệnh điều trị nội trú, có sự cam\r\nkết, hỗ trợ mạnh mẽ từ gia đình và người bệnh đang đi học\r\nhoặc có việc làm ổn định.
\r\n\r\n- Điều trị bằng Methadone (nếu có), sẽ\r\nđược cung cấp như một dịch vụ ngoại trú.
\r\n\r\n- Các dịch vụ tương tự như những dịch\r\nvụ cung cấp cho người bệnh điều trị nội trú nhưng ở mức độ,\r\ncường độ thấp hơn và có thể kéo dài tới 6\r\ntháng (5 ngày/tuần và 4 giờ/ngày).
\r\n\r\n- Người bệnh ở\r\ngiai đoạn cuối của điều trị ngoại trú được khuyến khích\r\ntham gia vào một nhóm tự giúp đỡ dành cho người hồi gia hiện đang có tại địa\r\nphương nơi cư trú.
\r\n\r\n- Đánh giá liên tục kết quả điều\r\ntrị.
\r\n\r\nđ) Công tác phối hợp giữa Trung tâm Tư vấn và Cai\r\nnghiện ma túy với chính quyền và các ban ngành, đoàn thể (Tổ công tác cai nghiện\r\nma túy) tại địa phương nơi người bệnh cư trú trong công tác tiếp nhận, quản lý\r\nđối với người cai nghiện ma túy tại cộng đồng và xử lý các trường hợp người cai\r\nnghiện không tuân thủ quy trình điều trị:
\r\n\r\n-\r\nTuyên truyền vận động, cung cấp những thông tin, giới thiệu về mô hình\r\nsẽ được thực hiện tại Trung tâm, vận động người nghiện ma túy, gia đình\r\nngười nghiện ma túy tự giác khai báo với địa phương để thực hiện chương trình\r\ncai nghiện tại cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị tại Trung tâm.
\r\n\r\n-\r\nPhối hợp với Tổ công tác cai nghiện ma túy tại phường, xã, thị trấn thực hiện kế\r\nhoạch tư vấn về tâm lý cho gia đình người nghiện, theo dõi quản\r\nlý người cai nghiện; hỗ\r\ntrợ, giúp đỡ người cai nghiện được tiếp cận các dịch vụ tư vấn,\r\nchăm sóc y tế;\r\nthông tin và phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết cụ thể\r\nđối với các trường hợp người cai nghiện vi phạm quy trình điều trị và quy định\r\ncủa Trung tâm.
\r\n\r\n-\r\nKhi người cai nghiện về gia đình, cộng đồng Trung tâm sẽ tiến hành cung cấp hồ\r\nsơ quản lý, bệnh án,… cho tổ công tác cai nghiện ma túy tiếp tục theo dõi, quản\r\nlý giúp đỡ.
\r\n\r\n-\r\nSau quá trình điều trị, Trung tâm sẽ phối hợp với Tổ công tác cai nghiện ma túy\r\ntại địa phương tiếp tục công tác tư vấn tâm lý, tìm kiếm nguồn hỗ trợ về việc\r\nlàm, vay vốn, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, đội nhóm tại địa phương… cho người\r\ncai nghiện nhằm hạn chế tối đa tình trạng tái sử dụng ma túy.
\r\n\r\n-\r\nPhối hợp với chính quyền địa phương trong việc đánh giá chất lượng, hiệu quả mô\r\nhình cai nghiện thí điểm theo định kỳ 6 tháng một lần; đồng thời gắn kết mô\r\nhình điều trị Methadone tại các địa phương.
\r\n\r\n5. Cung cấp các dịch vụ điều trị\r\nnghiện ma túy:
\r\n\r\na) Sàng lọc: sử dụng công cụ phiếu khảo\r\nsát đặc điểm nhân thân của người bệnh.
\r\n\r\nb) Đánh giá người bệnh: sử dụng công\r\ncụ Bộ chỉ số đánh giá mức độ nghiện Addiction Severity Index (ASI).
\r\n\r\nc) Chăm sóc y tế:\r\nđội ngũ bác sỹ, y tá chăm sóc y tế thường xuyên cho người bệnh điều trị theo\r\nhình thức ngoại trú hoặc nội trú dài hạn. Chăm sóc y tế thường xuyên bao gồm\r\nsàng lọc và điều trị HIV/AIDS, viêm gan, lao và các vấn đề sức khỏe khác (các bệnh\r\nphụ khoa đối với nữ).
\r\n\r\nd) Lập kế hoạch điều trị:
\r\n\r\nKế hoạch điều trị\r\nlà bản hướng dẫn bao gồm mục tiêu điều trị của người bệnh, giúp người bệnh và\r\nnhân viên chương trình tập trung điều trị theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Kế hoạch\r\nđiều trị được điều chỉnh theo thời gian để đảm bảo phù hợp, đáp ứng nhu cầu của\r\nngười bệnh.
\r\n\r\nđ) Tư vấn cá nhân\r\nvà tư vấn nhóm:
\r\n\r\n- Tư vấn cá nhân\r\ntập trung vào việc tạo động lực cho người bệnh ngừng sử dụng ma túy, giúp người\r\nbệnh nhìn nhận vấn đề và có động lực thay đổi hành vi, tạo dựng lối sống đẹp và\r\nxây dựng cuộc sống mới thành công.
\r\n\r\n- Tư vấn nhóm:\r\ncác thành viên hỗ trợ và giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn; chia sẻ kinh nghiệm,\r\ntrao đổi tâm tư, tình cảm, cũng như tìm hiểu và cùng giải quyết những vấn đề\r\nkhó khăn của các thành viên, hướng đến cuộc sống không sử dụng ma túy. Các nhóm\r\ncũng có thể tìm hiểu, khám phá vấn đề tâm linh và vai trò của nó trong quá\r\ntrình phục hồi.
\r\n\r\ne) Tập huấn về kỹ\r\nnăng sống: bao gồm học và thực hành các kỹ năng làm việc, hoạt động giải trí, kỹ\r\nnăng xã hội, kỹ năng giao tiếp, quản lý cơn nóng giận, quản lý sự căng thẳng,\r\ngiải quyết mâu thuẫn, đặt mục tiêu, quản lý tài chính và quản lý thời gian.
\r\n\r\ng) Xét nghiệm\r\nphát hiện sử dụng ma túy: thường xuyên lấy mẫu nước tiểu của người bệnh để xét\r\nnghiệm.
\r\n\r\nh) Huấn luyện dự\r\nphòng tái nghiện: hướng dẫn cho người bệnh cách xác định những tác nhân dẫn đến\r\nsử dụng ma túy của bản thân, cách vượt qua các cơn thèm nhớ ma túy, cách xây dựng\r\nkế hoạch giải quyết các tình huống căng thẳng và biết cần phải làm gì khi họ\r\ntái nghiện.
\r\n\r\ni) Định hướng tới\r\ncác nhóm hỗ trợ xã hội:
\r\n\r\nThành viên của\r\ncác nhóm hỗ trợ xã hội giúp đỡ nhau ngừng sử dụng ma tuý và duy trì cuộc sống\r\nkhông ma túy. Thông qua quá trình sinh hoạt, các thành viên xây dựng các mối\r\nquan hệ tốt đẹp, giúp họ có niềm tin vào cuộc sống cũng như thành công trong\r\nquá trình phục hồi. Các nhóm tự lực rất quan trọng đối với quá trình phục hồi của\r\nđa số người bệnh.
\r\n\r\nCác nhóm hỗ trợ\r\nxã hội có thể tổ chức các buổi họp cho những người có những nhu cầu nhất định\r\nnhư các buổi sinh hoạt cho thành viên là thanh niên, phụ nữ, người đồng tính nữ,\r\nđồng tính nam, người có xu hướng tình dục lưỡng giới, những người mới tham gia\r\nchương trình hay buổi sinh hoạt của các thành viên là người dân tộc thiểu số,\r\ngia đình của người bệnh.
\r\n\r\nk) Điều trị các rối\r\nloạn tâm thần: rất nhiều người sử dụng ma túy gặp các vấn đề về rối loạn cảm\r\nxúc như: trầm cảm, lo lắng hoặc căng thẳng sau sang chấn. Trẻ vị thành niên\r\ntham gia điều trị còn có thể có các vấn đề về hành vi, rối loạn cư xử, hay rối\r\nloạn tăng, giảm khả năng chú ý. Điều trị cả lạm dụng ma túy và các rối loạn tâm\r\nthần sẽ làm tăng khả năng phục hồi của người bệnh. Quá trình điều trị cung cấp\r\ncác dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hoặc có thể chuyển gửi người bệnh tới\r\ncác cơ sở khác để được chăm sóc. Chăm sóc sức khỏe tâm thần thường bao gồm cả\r\nviệc sử dụng thuốc điều trị.
\r\n\r\nl) Các dịch vụ tư\r\nvấn và liệu pháp gia đình: giúp gia đình hiểu được căn\r\nbệnh nghiện ma túy, nguyên nhân, hậu quả và việc điều trị, vai trò của gia đình\r\ntrong điều trị phục hồi của bệnh nhân. Các chương trình thực hiện giáo dục theo\r\nnhiều cách thông qua các bài giảng, thảo luận, các hoạt động và các buổi sinh\r\nhoạt nhóm. Tư vấn gia đình đặc biệt quan trọng trong điều trị cho trẻ vị thành\r\nniên, cha mẹ cần tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch điều trị và đưa ra\r\ncác kế hoạch chăm sóc tiếp theo sau khi trẻ vị thành niên rời chương trình.
\r\n\r\nm) Chăm sóc\r\nliên tục:
\r\n\r\nKhi người bệnh\r\nđã hoàn thành chương trình điều trị thì nguy cơ tái sử dụng ma túy vẫn còn. Khi\r\nngười cai nghiện ma túy kết thúc các dịch vụ điều trị cơ bản, Trung tâm sẽ giới\r\nthiệu một chương trình chăm sóc sau cai nghiện (chăm sóc liên tục) và chuyển gửi\r\nngười bệnh về địa phương hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác; khuyến nghị người bệnh\r\ncần có quá trình chăm sóc, giám sát sau cai nghiện từ ít nhất là một năm, trẻ vị\r\nthành niên thì cần giai đoạn chăm sóc liên tục dài hơn.
\r\n\r\nn) Chăm sóc\r\nsau cai nghiện:
\r\n\r\nChăm sóc sau cai\r\nnghiện rất quan trọng đối với sự thành công của chương trình điều trị. Khi người\r\nbệnh tái hòa nhập cộng đồng, trở lại trường học hay công việc sẽ đối đầu với\r\ncác cơn thèm nhớ. Trong giai đoạn chăm sóc sau cai nghiện, thành viên gia đình\r\nsẽ định kỳ gặp tư vấn viên hoặc nhóm dành cho gia đình để xác định người bệnh\r\nđã vượt qua sự cám dỗ, cơn thèm muốn ma túy như thế nào để tìm cách giúp người\r\nsau cai nghiện vượt qua các khó khăn.
\r\n\r\n6. Giám sát, đánh giá và chiến\r\nlược đảm bảo sự bền vững của mô hình:
\r\n\r\na) Báo cáo giám sát việc thí điểm thực hiện theo\r\nquyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
\r\n\r\n- Về chuyên môn, nghiệp vụ: Trung tâm Tư vấn và Cai\r\nnghiện ma túy chịu sự quản lý, giám sát và hướng dẫn về chuyên môn của Sở Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động -\r\nThương binh và Xã hội.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện thí điểm, Trung tâm Tư vấn\r\nvà Cai nghiện ma túy tiến hành đánh giá định kỳ 6 tháng một lần; đồng thời báo\r\ncáo cụ thể tình hình hoạt động của mô hình trong khuôn khổ chương trình thí điểm\r\ncho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Cục phòng, chống tệ nạn xã hội để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh\r\nvà Xã hội có hướng chỉ đạo.
\r\n\r\nb) Chiến lược đảm bảo tính bền vững của mô hình:
\r\n\r\n- Cơ sở triển khai thực hiện mô hình thí điểm điều\r\ntrị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng dựa trên sự tự nguyện của người bệnh đúng\r\ntheo quy định của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính\r\nphủ. Khi kết thúc, chương trình thí điểm sẽ được tổng kết, đánh giá, rút kinh\r\nnghiệm để có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong việc nhân\r\nrộng những kết quả đạt được của mô hình tại các địa phương.
\r\n\r\n- Mô hình thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng\r\nđồng là mô hình gắn kết với các địa phương với hình thức cắt cơn tại Trung tâm\r\nhoặc tại nhà, điều trị nội trú, ngoại trú trên cơ sở tự nguyện của người bệnh,\r\nđáp ứng được mong muốn của gia đình và bản thân người bệnh trong quá trình lựa\r\nchọn hình thức điều trị phù hợp với hoàn cảnh thực tế của họ, từ đó nâng cao\r\ntính cam kết và tính hợp tác trong quá trình điều trị. Đây là một yếu tố quan\r\ntrọng dẫn đến sự thành công của mô hình điều trị mới và góp phần đáng kể trong\r\nviệc hạn chế tỷ lệ người tái nghiện trong cộng đồng.
\r\n\r\n- Để\r\nquá trình điều trị cho khách hàng đạt hiệu quả cao, mô hình thí điểm luôn cần sự\r\nhỗ trợ đắc lực từ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tại địa phương trong vai\r\ntrò phối hợp, là cầu nối giữa người bệnh với Trung tâm trong suốt quá trình điều\r\ntrị.
\r\n\r\n- Thực hiện mô hình thí điểm điều trị lệ thuộc ma\r\ntúy tại cộng đồng kết hợp với việc triển khai điều trị thay thế nghiện các chất\r\ndạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, điều trị ARV giảm hại\r\nvề sức khỏe liên quan đến HIV/AIDS, đảm bảo tính sẵn có các dịch vụ của mô hình\r\nthí điểm, phát huy khả năng của Trung tâm trong quá trình điều trị cho bệnh\r\nnhân.
\r\n\r\n- Qua quá trình thí điểm thực hiện mô hình\r\n(đến hết năm 2015) sẽ đào tạo được một đội ngũ cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm\r\nthực tế trong điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng theo mô hình mở, sẵn sàng\r\ntham gia truyền đạt kinh nghiệm cho các địa phương trong bước đầu áp dụng mô\r\nhình mới.
\r\n\r\n- Các tài liệu hướng dẫn thực hiện như quy trình chữa\r\ntrị, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, các thỏa thuận hợp tác, các mối liên kết, phối\r\nhợp, điều phối với các đối tác được thiết lập cũng như trong hoạt động của\r\nTrung tâm và dịch vụ cung cấp cho người bệnh là cơ sở bền vững cho sự vận hành\r\ncủa mô hình cũng như nhân rộng ra các địa phương.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Nhân sự:
\r\n\r\n- Nhân sự Trung tâm Tư vấn và Cai\r\nnghiện ma túy hiện có 31 cán bộ, công nhân viên, trong đó:
\r\n\r\nBiên chế: 25 người
\r\n\r\nHợp đồng: 06 người
\r\n\r\nTrình độ:
\r\n\r\nĐại học: 21 người
\r\n\r\nCao đẳng: 02 người
\r\n\r\nTrung cấp: 05 người
\r\n\r\nKhác: 03 người
\r\n\r\n- Nhân sự khi thực hiện thí điểm: thực hiện trong\r\nchỉ tiêu biên chế sự nghiệp giao cho Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy (38\r\nbiên chế), được phân bổ cụ thể theo các chức danh:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n danh \r\n | \r\n \r\n Số\r\n lượng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Cán bộ quản lý, giám sát \r\n | \r\n \r\n 02 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Ban Giám đốc (có 01 bác sĩ) \r\n | \r\n \r\n 02 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Phòng Y tế \r\n | \r\n \r\n 07 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Cán bộ tiếp nhận, sàng lọc \r\n | \r\n \r\n 02 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Cán bộ tư vấn \r\n | \r\n \r\n 07 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Cán bộ quản lý trường hợp và chăm\r\n sóc sau cai \r\n | \r\n \r\n 05 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Nhân viên tiếp cận cộng đồng \r\n | \r\n \r\n 03 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Cán bộ hành chính - kế toán, bảo vệ,\r\n lái xe, phục vụ \r\n | \r\n \r\n 08 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Tổng\r\n cộng: \r\n | \r\n \r\n 36\r\n người \r\n | \r\n
b) Cơ sở\r\nvật chất:
\r\n\r\nTiến hành nâng cấp hệ thống điện nước, cơ sở hạ tầng,\r\nsửa chữa khuôn viên của Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy, đưa vào hoạt động\r\nvới 20 phòng gồm: phòng tiếp nhận (01 phòng), phòng chờ (01 phòng), phòng khám\r\nvà chăm sóc y tế (05 phòng), phòng Tư vấn cá nhân (03 phòng), phòng Tư vấn nhóm\r\n(01 phòng), phòng Quản lý trường hợp (01 phòng), phòng ở cho học viên (06\r\nphòng), phòng làm việc chuyên môn (02 phòng), nhà ăn cho bệnh nhân, sân chơi thể\r\nthao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ cho bệnh nhân, đảm bảo đủ điều kiện điều trị\r\nnghiện ma túy theo khoản 1, Điều 7 Thông tư số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA\r\nngày 10 tháng 02 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ\r\nCông an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số\r\n94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai\r\nnghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
\r\n\r\nc) Đào tạo:
\r\n\r\nCác lớp tập huấn, tập huấn lại để củng cố, cập nhật\r\nkiến thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên được tổ chức hàng năm do Cục Phòng, chống\r\ntệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách về nội dung, tài\r\nliệu tập huấn, kinh phí đào tạo cho cán bộ tham gia Đề án.
\r\n\r\nd) Chi phí điều trị:
\r\n\r\nThực hiện theo Thông tư\r\nliên tịch số 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài\r\nchính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh\r\nphí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp\r\nvà miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai\r\nnghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng và vận dụng Quyết định\r\nsố 24/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc\r\nđiều chỉnh mức thu chi phí cai nghiện ma túy theo Đề án tiếp nhận người\r\ncai nghiện ma túy tự nguyện có đóng phí trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n- Đối với đối tượng tự nguyện cai\r\nnghiện tại gia đình, cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo quy định\r\ncủa Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người\r\nthuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật (theo khoản 2, điều 7, Nghị định số\r\n94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ) được hỗ trợ một lần tiền\r\nthuốc điều trị cắt cơn nghiện. Các chi phí phát sinh khác người nghiện và gia\r\nđình phải đóng góp 100%.
\r\n\r\n- Đối với người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng thuộc hộ nghèo,\r\ngia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người\r\nchưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật (theo Điều\r\n29, Nghị định số 94/2010/NĐ-CP) được hỗ trợ tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện\r\nma túy, tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung (thời gian tối đa không\r\nquá 15 ngày).
\r\n\r\nĐối với người cai nghiện ma túy diện\r\ntự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng không thuộc diện hỗ trợ\r\nnêu trên, bản thân và gia đình có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí trong\r\nthời gian cai nghiện theo mức quy định tại Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày\r\n15 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố.
\r\n\r\nIV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN\r\n
\r\n\r\n- Kinh phí hoạt động được phân bổ từ ngân sách nhà\r\nnước cấp hàng năm cho Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy, gồm các khoản như\r\nlương cán bộ, viên chức, bảo hiểm xã hội, chi phí điện nước, chi phí phục vụ\r\ncông tác chuyên môn…
\r\n\r\n- Kinh phí thực hiện Đề án trong\r\ngiai đoạn 2012 - 2015 do ngân sách thành phố\r\ncấp cho đơn vị để sửa chữa cơ sở vật chất ban đầu, mua sắm\r\ntrang thiết bị, hỗ trợ bệnh nhân là 403.210.000 đồng, trong đó:
\r\n\r\n- Năm 2012 (thực hiện trong quý 4): 367.210.000 đồng,\r\ntrong đó:
\r\n\r\n+ Kinh phí đầu tư sửa chữa ban đầu: 169.950.000 đồng
\r\n\r\n+ Kinh phí mua sắm trang thiết bị: 158.260.000 đồng
\r\n\r\n+ Kinh phí hỗ trợ bệnh nhân: 39.000.000 đồng
\r\n\r\n- Năm 2013: 7.200.000 đồng (hỗ trợ bệnh nhân)
\r\n\r\n- Năm 2014: 13.200.000 đồng (hỗ trợ bệnh nhân)
\r\n\r\n- Năm 2015: 15.600.000 đồng (hỗ trợ bệnh nhân).
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
\r\n\r\n- Chủ trì phối hợp với các Sở - ngành liên quan, Ủy\r\nban nhân dân các quận, huyện triển khai, tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn\r\nthành phố.
\r\n\r\n- Hỗ trợ Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy xây\r\ndựng cơ chế phối hợp với các cơ sở, đơn vị cung cấp các dịch vụ về dạy văn hóa,\r\ndạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở y tế, cơ sở điều trị Methadone… để thực hiện\r\nchuyển gửi học viên cai nghiện ma túy.
\r\n\r\n- Phối hợp với Cục Phòng chống tệ nạn xã hội kiểm\r\ntra, giám sát hoạt động của Đề án, đình kỳ tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện\r\nĐề án.
\r\n\r\n- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Đề án của\r\nTrung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy, định kỳ hàng quý, năm báo cáo kết quả thực\r\nhiện cho Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
\r\n\r\n- Tổ chức tổng kết việc thực hiện Đề án, tham mưu Ủy\r\nban nhân dân thành phố việc nhân rộng thí điểm trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n2. Sở Tài chính:
\r\n\r\nPhối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng\r\ndẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động của Đề án; phối hợp kiểm tra\r\nviệc thực hiện Đề án.
\r\n\r\n3. Sở Y tế, Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố:
\r\n\r\n- Hỗ trợ về chuyên môn cho Trung tâm Tư vấn và Cai\r\nnghiện ma túy trong hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc; phối hợp kiểm tra việc\r\nthực hiện Đề án.
\r\n\r\n- Chỉ đạo các Bệnh viện liên quan (Bệnh viện Bệnh\r\nNhiệt Đới, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định…) hỗ trợ\r\nTrung tâm trong việc tiếp nhận điều trị đối với các học viên bị bệnh vượt quá\r\nkhả năng điều trị của Trung tâm.
\r\n\r\n- Hỗ trợ, triển khai các hoạt động điều trị bằng\r\nthuốc ARV, Methadone tại Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy theo lộ trình mở\r\nrộng điều trị Methadone đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, trên cơ sở\r\nxem xét nhu cầu và điều kiện của Trung tâm.
\r\n\r\n4. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể\r\nthao và Du lịch:
\r\n\r\nPhối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực\r\nhiện công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án “Thí điểm cai nghiện ma túy tại\r\ncộng đồng” tại Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy, tạo sự đồng tình và hưởng\r\nứng của nhân dân và xã hội.
\r\n\r\n5. Ủy ban nhân dân quận, huyện:
\r\n\r\n- Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm điều trị lệ\r\nthuộc ma túy tại cộng đồng” cho người nghiện ma túy trên địa bàn.
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí cho công tác\r\ncai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng của địa phương; tổ chức tập huấn, bồi\r\ndưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy.
\r\n\r\n- Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường - xã,\r\nthị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; chỉ đạo Ủy\r\nban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện\r\nma túy trong theo dõi, quản lý, hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại Trung tâm,\r\ncư trú trên địa bàn.
\r\n\r\n6. Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn:
\r\n\r\n- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong\r\nnhân dân về ý nghĩa và mục tiêu của Đề án.
\r\n\r\n- Định kỳ tổ chức cập nhật tình hình người nghiện\r\nma túy, người sau cai nghiện tại địa phương; thống kê, cập nhật danh sách người\r\ntái nghiện có nhu cầu cai nghiện tại cộng đồng và gia đình để tư vấn, giới thiệu\r\ncác đối tượng tiếp cận với các chính sách, chủ trương của thành phố.
\r\n\r\n- Chỉ đạo Tổ công tác cai nghiện ma túy phối hợp với\r\nTrung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy phối hợp thực hiện cai nghiện ma túy tại\r\ngia đình, cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hóa,\r\nvăn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai\r\nnghiện ma túy phục hồi sức khỏe, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
\r\n\r\n- Tạo điều kiện cho người đã cai nghiện được học\r\nnghề, giải quyết việc làm, vay vốn, sản xuất, kinh doanh và tiếp cận với các dịch\r\nvụ y tế, xã hội, phòng, chống tái nghiện ma túy với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các\r\ntổ chức, cá nhân.
\r\n\r\n7. Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy:
\r\n\r\n- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm điều\r\ntrị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng” đã được phê duyệt theo đúng quy định; đảm bảo\r\nthực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
\r\n\r\n- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án cho Sở\r\nLao động - Thương binh và Xã hội, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội.
\r\n\r\n- Phối hợp chặt chẽ với địa phương nơi người cai\r\nnghiện cư trú để theo dõi, quản lý, hỗ trợ học viên trong suốt quá trình cai\r\nnghiện; kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý\r\ncác đối tượng học viên vi phạm về sử dụng trái phép chất ma túy trong quá trình\r\nđiều trị.
\r\n\r\n- Phối hợp tốt với các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch\r\nvụ để thực hiện chuyển gửi học viên đạt hiệu quả cao./.
\r\n\r\nFile gốc của Quyết định 6703/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012-2015” do thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 6703/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012-2015” do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 6703/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành | 2012-12-28 |
Ngày hiệu lực | 2012-12-28 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Còn hiệu lực |