\r\n THÀNH PHỐ HỒ CHÍ\r\n MINH | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 77/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Quận 8, ngày 06\r\n tháng 5 năm 2013 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN\r\n8 NĂM 2013
\r\n\r\nHiện nay, Quận 8 có khoảng\r\n423.129 dân với 97.792 hộ gia đình, trong đó số trẻ em dưới 16 tuổi là 68.637\r\ntrẻ (32,054 nữ); có 26.881 trẻ em dưới 6 tuổi (12,753 nữ). Trong số trẻ em dưới\r\n16 tuổi có 4,277 trẻ em (nữ 2,052 trẻ) theo cha mẹ từ các nơi khác đến tạm trú\r\nđể làm ăn, sinh sống trên địa bàn quận; trong đó có 1.336 trẻ có hoàn cảnh đặc\r\nbiệt và trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (601 nữ).
\r\n\r\nVới sự quan tâm của Quận ủy, Ủy\r\nban nhân dân Quận 8, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân\r\n16 phường và các tổ chức xã hội... đã huy động được sự quan tâm, chung tay, góp\r\nsức chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa\r\nbàn quận, tạo điều kiện cho việc chăm sóc trẻ em ngày càng tốt hơn, phát huy sự\r\ntham gia về quyền trẻ em.
\r\n\r\nVì vậy, số lượng trẻ em được hưởng\r\ncác dịch vụ công về giáo dục, học tập, chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động\r\nvui chơi giải trí miễn phí ngày càng nhiều; phần lớn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt\r\nđược chăm sóc và tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển; những trẻ có\r\nnguy cơ được bảo vệ tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt ngày càng tốt\r\nhơn; cơ sở vui chơi giải trí đã tăng lên đáng kể, qua đó giúp trẻ em rèn luyện và\r\nphát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. trẻ em ngày càng được\r\nchăm lo, được bảo vệ; nhận thức của người dân về chăm sóc bảo vệ trẻ em ngày được\r\nnâng lên, tỷ lệ trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ tử vong do tai nạn thương tích giảm\r\nđáng kể. Tính đến tháng 12/2012, Quận 8 đã cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho 28.241 trẻ\r\nem dưới 6 tuổi, đạt tỷ lệ trên 98%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn\r\n3,10%; trên 95% trẻ dưới 1 tuổi thuộc diện quản lý được chích ngừa; tỷ lệ huy động\r\ntrẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,3%; ở bậc tiểu học tỷ lệ học sinh đi học đúng\r\nđộ tuổi là 96,3%; tỷ lệ học sinh đi học 02 buổi/ngày đạt 39,76%; có 12/16 phường\r\nđạt chuẩn phường phù hợp trẻ em (tăng 02 phường so với năm 2011).
\r\n\r\nVới vai trò và vị trí quan trọng\r\ncủa công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em, ngày 05 tháng 11 năm 2012 Bộ chính trị đã\r\nban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công\r\ntác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Ban Thường vụ\r\nThành ủy ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 03 tháng 8 năm 2012 về tăng cường sự\r\nlãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng, phát huy vai\r\ntrò của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đây chính là cơ sở và điều kiện\r\nhết sức thuận lợi cho Quận 8 trong công tác triển khai các chương trình, kế hoạch\r\ncó liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\nCăn cứ Kế hoạch số\r\n4296/KH-LĐTBXH-TE ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Sở Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Quận 8 triển khai Kế hoạch thực hiện\r\nChương trình Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2013 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\nTạo môi trường sống an toàn,\r\nlành mạnh để tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại\r\nbỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; trợ giúp, can thiệp, hỗ trợ kịp thời nhằm\r\ngiảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ\r\nem bị bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích.
\r\n\r\nThực hiện hiệu quả các chủ\r\ntrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm\r\nsóc và giáo dục trẻ em; tạo sự chuyển biến về nhận thức của toàn thể hệ thống\r\nchính trị và người dân về trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục\r\ntrẻ em tập trung vào một số nội dung trọng tâm cụ thể như sau:
\r\n\r\n1. Chương trình Bảo vệ trẻ em giai\r\nđoạn 2011 - 2015 theo Quyết định Quyết định số 8901/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12\r\nnăm 2011 của Ủy ban nhân dân Quận 8 về phê duyệt Chương trình Bảo vệ, chăm sóc\r\ntrẻ em Quận 8 giai đoạn 2011 - 2015.
\r\n\r\n2. Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày\r\n11 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Quận 8 về triển khai tổ chức thực hiện\r\nQuyết định 84/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về\r\nphê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS năm\r\n2011 và tầm nhìn đến năm 2020.
\r\n\r\n3. Kế hoạch số 11134/KH-UBND\r\nngày 18 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Quận 8 về việc triển khai Quyết định\r\n37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn xây dựng\r\nxã, phường phù hợp với trẻ em.
\r\n\r\n4. Xây dựng và tổ chức thực hiện\r\nKế hoạch triển khai chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em 2012 - 2020 theo\r\nQuyết định 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch\r\nPhòng chống tai nạn thương tích trẻ em theo chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban\r\nnhân dân thành phố.
\r\n\r\n5. Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận\r\n8 triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của\r\nĐảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới\r\nvà Chỉ thị số 06-CT-TU ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Thành ủy thành phố Hồ Chí\r\nMinh về tăng cường sự lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và\r\nxây dựng, phát huy vai trò của Đội thiếu niên Tiền phong Thành phố Hồ Chí Minh.
\r\n\r\n6. Đảm bảo việc cấp thẻ Bảo hiểm\r\nY tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời triển khai đồng bộ và hiệu quả\r\ncác chương trình, kế hoạch chăm lo cho trẻ em trong các dịp lễ, tết, trung thu,\r\nngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tháng hành động vì trẻ em và các chương trình, dự\r\nán có liên quan theo tinh thần chỉ đạo của Quận 8 nói riêng và thành phố nói\r\nchung.
\r\n\r\nII. NỘI DUNG\r\nHOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
\r\n\r\n\r\n\r\na) Dự án 1: truyền thông,\r\ngiáo dục, vận động xã hội:
\r\n\r\n- Phòng Lao động - Thương binh\r\nvà xã hội Quận 8 chịu trách nhiệm tổ chức truyền thông cho các đối tượng là: trẻ\r\nem, cha mẹ, người giám hộ, Ban Điều hành các đoàn thể, khu phố, tổ dân phố,\r\ncông tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trẻ em tại 16 phường (dự kiến\r\ntrong năm 2013 sẽ tổ chức 6 cuộc tuyên truyền, tập huấn về nội dung bảo vệ,\r\nchăm sóc trẻ em).
\r\n\r\n- Nội dung truyền thông: Tập\r\ntrung tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về\r\nBảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ\r\nem; Luật Lao động, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về dịch vụ chăm sóc\r\ntrẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho gia đình, người giám hộ, cộng đồng nhằm\r\nnâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em...
\r\n\r\n- Hình thức truyền thông: Tổ chức\r\ntập huấn, tuyên truyền, hội thi, diễn đàn liên quan đến bảo vệ và chăm sóc trẻ\r\nem.... Cung cấp các sản phẩm truyền thông thông nhằm chuyển tải các kiến thức\r\n(tài liệu, tờ rơi...), từng bước giúp thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng\r\ntrong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\nb) Dự án 2: Nâng cao năng lực\r\ncho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên, tham\r\ngia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng\r\nkiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức các chương trình, kế hoạch, dự án; kiến\r\nthức cơ bản về hệ thống bảo vệ trẻ em; kiến thức phòng chống tai nạn thương\r\ntích trẻ em; xây dựng phường phù hợp với trẻ em; các văn bản pháp luật liên\r\nquan đến việc thực hiện quyền trẻ em; sự phát triển tâm lý của trẻ; kỹ năng cơ\r\nbản làm việc với trẻ em.
\r\n\r\n- Đối tượng: Cán bộ không\r\nchuyên trách Bình đẳng giới - Trẻ em và cộng tác viên DSKHHGĐTE 16 phường.
\r\n\r\nc) Dự án 3: Xây dựng và phát\r\ntriển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em:
\r\n\r\n- Tăng cường công tác tư vấn,\r\ntham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ bị xâm hại,\r\ntrẻ bị bạo lực; trợ giúp các em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, các\r\nphúc lợi khác khi có nhu cầu.
\r\n\r\n- Trợ giúp nâng cao năng lực\r\ncho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về Bảo vệ trẻ em; kỹ năng làm cha\r\nmẹ; kỹ năng tự bảo vệ trẻ em.
\r\n\r\nd) Dự án 4: Xây dựng và nhân\r\nrộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng:
\r\n\r\n- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến\r\nthức các giáo dục viên dạy trẻ khuyết tật tại các câu lạc bộ và phụ huynh trẻ\r\nkhuyết tật về chăm sóc trẻ khuyết tật; hỗ trợ trẻ em khuyết tật phẫu thuật chỉnh\r\nhình, phục hồi chức năng. Phối hợp trong việc chăm sóc, hỗ trợ học tập cho trẻ\r\nem khuyết tật tại các câu lạc bộ khuyết tật của quận và trẻ em mồ côi.
\r\n\r\n- Vận động gia đình có trẻ khuyết\r\ntật cho trẻ tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ trẻ khuyết tật tại quận. Trợ\r\ngiúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em\r\nkhuyết tật và trẻ mồ côi (không để bỏ sót trẻ em đủ điều kiện hưởng bảo trợ xã\r\nhội không được hưởng).
\r\n\r\n- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe, phục\r\nhồi tâm lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực và kết nối với các\r\ndịch vụ bảo vệ trẻ em khi cần thiết.
\r\n\r\n- Tuyên truyền, phổ biến các vấn\r\nđề có liên quan đến tư pháp cho trẻ em và người chưa thành niên, nhất là người\r\nchưa thành niên vi phạm pháp luật, trường giáo dưỡng về và người chưa thành\r\nniên có nguy cơ vi phạm pháp luật tại cộng đồng.
\r\n\r\ne) Dự án 5: Nâng cao hiệu quả\r\nquản lý nhà nước về Bảo vệ chăm sóc trẻ em:
\r\n\r\n- Rà soát, đánh giá tình hình\r\nthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ chăm sóc và giáo dục\r\ntrẻ em để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo hướng thân thiện\r\nvới trẻ em, tăng cường tính phòng ngừa, bảo vệ trẻ em một cách toàn diện.
\r\n\r\n- Củng cố cơ sở dữ liệu về Bảo\r\nvệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện pháp\r\nluật, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ\r\nsung trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đưa vào danh sách quản lý, phấn đấu có\r\n80% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đưa vào quản lý.
\r\n\r\n- Tổ chức truyền thông kiến thức\r\nHIV/AIDS, phòng chống phân biệt kỳ thị đối xử đối với trẻ em nhiễm trẻ em bị ảnh\r\nhưởng bởi HIV/AIDS tại trường học và cộng đồng dân cư.
\r\n\r\n- Tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật\r\nPhòng chống AIDS; kiến thức HIV/AIDS, phòng chống lây truyền, chăm sóc trẻ, quyền\r\ntrẻ em.
\r\n\r\n- Đối tượng: Trẻ em, cán bộ\r\nkhông chuyên trách Bình đẳng giới - Trẻ em và cộng tác viên DSKHHGĐTE 16 phường.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tăng cường tuyên truyền, vận\r\nđộng xã hội cùng tham gia các hoạt động xây dựng phường phù hợp với trẻ em.
\r\n\r\n- Tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm\r\n(2011 - 2013) về thực hiện kế hoạch triển khai Quyết định 37/2010/QĐ-TTg, kết hợp\r\nkhen thưởng các phường có nhiều thành tích trong xây dựng phường phù hợp với trẻ\r\nem; đề ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả việc thực hiện phường phù hợp với\r\ntrẻ em giai đoạn 2013 - 2015.
\r\n\r\n- Phấn đấu duy trì những phường\r\nđã được xét công nhận phù hợp với trẻ em.
\r\n\r\n- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện\r\nphường phù hợp với trẻ em theo quy định.
\r\n\r\n4. Cấp thẻ\r\nBảo hiểm Y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi:
\r\n\r\n- Tiếp tục phối hợp cấp thẻ Bảo\r\nhiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi theo chỉ đạo của thành phố. Thường xuyên rà soát,\r\nthống kê số thẻ Bảo hiểm Y tế cho trẻ 6 tuổi còn tồn đọng và những thẻ hết hạn\r\nsử dụng phối hợp Bảo hiểm xã hội làm thủ tục giảm nhằm bảo đảm không lãng phí\r\nngân sách của Nhà nước.
\r\n\r\n- Tăng cường thông tin, tuyên\r\ntruyền về những nội dung có liên quan đến cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho trẻ dưới 6\r\ntuổi đến người dân.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Triển khai thực hiện\r\nTháng hành động Vì trẻ em:
\r\n\r\n- Tổ chức lễ phát động Tháng\r\nhành động Vì trẻ em kết hợp với lễ khai mạc hè.
\r\n\r\n- Phối hợp với Phòng Giáo dục\r\nvà Đào tạo Quận 8 tổ chức Diễn đàn trẻ em.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động vui\r\nchơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho các em thông\r\nqua các hình thức Hội thi, hội thao với các trò chơi dân gian.... nhằm thu hút\r\nvà phát huy quyền tham gia của trẻ.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động giao\r\nlưu, tham quan... tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, nhất là đối với trẻ\r\nem có hoàn cảnh đặc biệt tạo điều kiện cho các em hòa nhập cộng đồng.
\r\n\r\n- Tăng cường rà soát tình hình\r\ntrẻ em lao động trên địa bàn để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những trường hợp tổ\r\nchức, cá nhân cố tình vi phạm.
\r\n\r\nb) Tổ chức các hoạt động\r\nchăm lo trong các dịp Lễ, Tết nguyên đán, Tết Trung thu, Hè:
\r\n\r\n- Tạo mọi điều kiện cho trẻ em\r\ncó hoàn cảnh đặc biệt được phát triển bình đẳng, được tham gia các ngày Lễ, Tết,\r\nHè trên cơ sở bảo đảm an toàn, lành mạnh, bình đẳng, thân thiện, bổ ích.
\r\n\r\n- Phối hợp với các đoàn thể quận\r\ntổ chức các hoạt động chăm lo, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong các ngày Lễ,\r\ntết, Hè, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác truyền\r\nthông bằng các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, bản tin, ... với\r\ncác nội dung thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về trách nhiệm\r\nbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tạo cơ hội cho trẻ em tiếp cận các thông\r\ntin phù hợp nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ, bảo đảm cho mọi trẻ em được\r\ntham gia và hưởng các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, bổ ích và thiết thực.
\r\n\r\n6. Công tác\r\nkiểm tra, giám sát:
\r\n\r\n- Kiểm tra, giám sát việc thực\r\nhiện Chương trình công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm, Quyết định số\r\n37/2010/QĐ-TTg, Chỉ thị 1408/CT-TTg; Chương trình phòng chống tai nạn thương\r\ntích trẻ em, Quyết định 84/2009/QĐ-TTg, Nghị định 13/NĐ-CP, Nghị định\r\n49/2010/NĐ-CP.
\r\n\r\n- Thường xuyên kiểm tra tình\r\nhình sử dụng lao động trẻ em và lao động chưa thành niên nhằm ngăn chặn kịp thời\r\ncác hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em; Rà soát trẻ ăn xin, trẻ bị chăn dắt để\r\nđưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc đưa về gia đình nếu có người thân; phối hợp\r\nkiểm tra các nhóm trẻ gia đình, các điểm nuôi trẻ trên địa bàn; phối hợp xử lý\r\nnghiêm các trường hợp ngược đãi, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phối hợp Tổ chức Tầm nhìn thế\r\ngiới thực hiện nhiều nội dung hoạt động cho trẻ em như: Tổ chức Truyền thông về\r\ngiảm kỳ thị và phân biệt đối xử, xâm hại tình dục trẻ em, sân chơi liên trường\r\nvà phường, giao lưu văn nghệ sỹ, giao lưu học tập chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn\r\nkiến thức, các kỹ năng, trò chơi... thu hút trẻ em trong độ tuổi từ 10 - 16 tuổi\r\ntham dự.
\r\n\r\n- Tiếp tục phối hợp thực hiện\r\nChương trình phát triển vùng đô thị, Dự án Hy vọng và Hành động (phòng tránh,\r\nchăm sóc trẻ em nhiễm và trẻ em ảnh hưởng bởi HIV/AIDS) do Tổ chức Tầm nhìn Thế\r\ngiới tài trợ.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tổ chức tập huấn đào tạo, nâng\r\ncao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác trẻ em - Bình đẳng\r\ngiới, cộng tác viên dân số kế hoạch hóa gia đình - trẻ em 16 phường.
\r\n\r\n- Phối hợp kiện toàn, củng cố lực\r\nlượng cộng tác viên dân số kế hoạch hóa gia đình - trẻ em ở địa bàn dân cư.
\r\n\r\n9. Nâng cao\r\nchất lượng báo cáo và hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo:
\r\n\r\nThực hiện nghiêm túc chế độ báo\r\ncáo định kỳ, đột xuất, bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ với cơ quan quản lý\r\nvà các ngành liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\nCăn cứ nội dung kế hoạch thực\r\nhiện công tác Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em năm 2013, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,\r\nỦy ban nhân dân 16 phường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện:
\r\n\r\n1. Phòng Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội Quận 8:
\r\n\r\nChủ trì, phối hợp với Phòng Tư\r\npháp Quận 8, Công an Quận 8, Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận 8, Hội Liên hiệp\r\nPhụ nữ Quận 8 và Ủy ban nhân dân 16 phường xây dựng kế hoạch thực hiện và điều\r\nphối các hoạt động của Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2013. Tăng cường\r\ncông tác kiểm tra, giám sát sử dụng lao động trẻ em và lao động chưa thành\r\nniên, rà soát trẻ ăn xin, trẻ bị chăn dắt; phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp\r\nbị ngược đãi, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em.
\r\n\r\n2. Phòng Tư pháp Quận 8:
\r\n\r\nChủ trì, phối hợp với Công an\r\nQuận 8 tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cho, nhận\r\ncon nuôi; đề xuất hình thức, mức xử lý đối với những trường hợp vi phạm. Tăng\r\ncường tuyên truyền pháp luật để ngăn ngừa tội phạm xâm hại trẻ em; tuyên truyền\r\nvề trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Phối hợp thực hiện mô hình một cửa liên thông\r\nhai nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, Bảo hiểm y tế và đăng ký cư\r\ntrú trên địa bàn Quận 8.
\r\n\r\n3. Phòng Giáo dục và Đào tạo\r\nQuận 8:
\r\n\r\nChỉ đạo khối trường học xây dựng\r\nmôi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực; tiếp tục triển khai thực hiện\r\ncó hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích\r\ncực”; chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp,\r\nứng xử cho học sinh trong nhà trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục\r\nvề bảo vệ chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
\r\n\r\n4. Phòng Văn hóa - Thông tin\r\nQuận 8:
\r\n\r\n- Tăng cường công tác kiểm tra\r\nvà quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho\r\ntrẻ em;
\r\n\r\n- Phối hợp với Phòng Lao động -\r\nThương binh và Xã hội Quận 8, Ủy ban nhân dân 16 phường tăng cường tuyên truyền\r\nvề chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em;\r\ntăng cường công tác kiểm tra xử lý kịp thời vi phạm trong sản xuất, phát hành\r\ncác ấn phẩm có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực.
\r\n\r\n- Nâng cao chất lượng tuyên\r\ntruyền, chất lượng bài viết, tăng số lượng tin về nội dung bảo vệ, chăm sóc trẻ\r\nem trên Tờ tin Quận 8.
\r\n\r\n5. Bệnh viện Quận 8:
\r\n\r\nTổ chức thực hiện có hiệu quả\r\nchính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi, trẻ em có nguy cơ cao\r\nrơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, trẻ em có\r\nhoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình nghèo.
\r\n\r\n6. Phòng Tài chính - Kế hoạch\r\nQuận 8:
\r\n\r\nCăn cứ vào định mức phân bổ\r\nkinh phí trong các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác bảo vệ, chăm\r\nsóc và giáo dục trẻ em theo quy định của Trung ương và thành phố, có kế hoạch\r\nphân bổ kinh phí và hướng dẫn phương thức thanh quyết toán kinh phí theo nội\r\ndung và thời gian quy định.
\r\n\r\n7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ\r\nquốc Việt Nam và các đoàn thể Quận 8:
\r\n\r\nĐẩy mạnh công tác tuyên truyền,\r\ngiáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tổ chức mình;\r\ngiám sát việc thực hiện pháp luật về Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n8. Ủy ban nhân dân 16 phường:
\r\n\r\nTổ chức triển khai thực hiện Kế\r\nhoạch bảo vệ chăm sóc trẻ em tại địa phương theo kế hoạch chung của quận; xây dựng\r\nvà tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động về bảo vệ chăm sóc trẻ em phù hợp với\r\nkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện\r\ncó hiệu quả Kế hoạch này với các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn; đẩy\r\nmạnh phối hợp với các ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em;\r\ntiếp tục xây dựng phường phù hợp với trẻ em; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực\r\nđể thực hiện Kế hoạch; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình Bảo vệ\r\ntrẻ em tại địa phương.
\r\n\r\nĐịnh kỳ 3 tháng (05/3), 6 tháng\r\n(05/6) và năm (05/11), các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường báo cáo\r\nđánh giá kết quả thực hiện gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận 8\r\nđể tổng hợp báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân Quận 8 và Sở Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội thành phố./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2013 thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 đang được cập nhật.
Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2013 thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Quận 8 |
Số hiệu | 77/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Thị Ngọc Bích |
Ngày ban hành | 2013-05-06 |
Ngày hiệu lực | 2013-05-06 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Không còn phù hợp |