\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 35/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Quận\r\n 11, ngày 05 tháng 02\r\n năm 2018 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Căn cứ Quyết định số 6524/QĐ-UBND\r\nngày 21 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực\r\nhiện Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm\r\n2020 trên địa bàn Thành phố.
\r\n\r\nỦy ban nhân dân Quận 11 đề ra Kế hoạch\r\nthực hiện Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động\r\nquốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020\r\ntrên địa bàn Quận 11 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n- Triển khai thực hiện Quyết định số\r\n6524/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban\r\nhành Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động quốc\r\ngia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020. Giảm sự\r\nchồng chéo, tăng cường phối hợp triển khai trong công tác phòng, chống bạo lực\r\ngia đình.
\r\n\r\n- Thu thập và quản lý thông tin về\r\nphòng, chống bạo lực gia đình; xác định các mục tiêu ưu\r\ntiên và hỗ trợ cần thiết để giải quyết các vấn đề trong quá trình thực hiện\r\nChương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Theo dõi và đánh giá đúng tình hình\r\nthực hiện phòng, chống bạo lực gia đình gắn với quá trình thực hiện kế hoạch tổng\r\nthể và kế hoạch hàng năm của cơ quan,\r\nđơn vị; đưa ra những cảnh báo sớm để\r\ncó các điều chỉnh phù hợp. nhằm đảm bảo Chương trình hành động quốc gia về\r\nphòng, chống bạo lực gia đình đạt được kết quả tốt nhất.
\r\n\r\nII. NGUYÊN TẮC\r\nTHEO DÕI, ĐÁNH GIÁ
\r\n\r\n- Theo dõi, đánh giá phải căn cứ vào\r\nkế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chương trình hành động\r\nquốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Theo dõi, đánh\r\ngiá phải triển khai đồng thời và thực hiện liên tục với sự tham gia của tất cả các bên liên quan đến các hoạt động Chương trình\r\nhành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của công tác theo dõi và đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin\r\ntrong hoạt động theo dõi và đánh giá. Công thức sử dụng trong báo cáo đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của người thực hiện theo dõi và đánh giá.
\r\n\r\nIII. CÁC CƠ QUAN,\r\nĐƠN VỊ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ ĐẶC THÙ NHƯ SAU:
\r\n\r\n1. Tỷ lệ phần\r\ntrăm lượt nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ an toàn (mã số M6d).
\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực\r\nđược bảo vệ an toàn là số lượt nạn nhân được cơ quan Công an bảo vệ (trong và\r\nsau khi bạo lực gia đình xảy ra) của một địa bàn trong kỳ báo cáo.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Số lượng lượt nạn nhân được bảo vệ\r\nan toàn là số lượt nạn nhân được Công an bảo vệ trong và sau khi xảy ra bạo lực\r\ngia đình.
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo giới tính, độ\r\ntuổi (dưới 16 tuổi, từ 16 đến 59 tuổi và 60 tuổi trở lên),\r\nthành phần dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa và dân tộc thiểu số khác) và hình thức bảo\r\nvệ (cấm tiếp xúc...).
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Số\r\n lượt nạn nhân bạo lực gia đình của một khu vực trong kỳ báo cáo được bảo vệ\r\n an toàn trong và sau khi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số lượt nạn nhân bạo lực gia đình của khu vực đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp\r\nsố liệu: Công an Quận.
\r\n\r\n2. Tỷ lệ phần\r\ntrăm người gây bạo lực gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính (mã số M7b).
\r\n\r\n* Định nghĩa: Là tỷ lệ phần trăm lượt\r\nngười gây bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính của một khu vực trong kỳ báo\r\ncáo.
\r\n\r\n* Giải thích: Thu thập số liệu theo\r\ngiới tính, độ tuổi (dưới 16 tuổi, từ 16 đến 59 tuổi và 60\r\ntuổi trở lên), thành phần dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa và dân tộc thiểu số khác),\r\nhình thức bị xử phạt hành chính.
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Số lượt\r\n người gây bạo lực gia đình của một khu vực trong kỳ báo cáo bị xử phạt hành\r\n chính \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số lượt người gây bạo lực gia đình của khu vực đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Công an Quận.
\r\n\r\n3. Tỷ lệ phần\r\ntrăm vụ bạo lực gia đình đề nghị khởi tố, truy tố (mã số M7c).
\r\n\r\n* Định nghĩa: Là\r\nsố vụ bạo lực gia đình của một địa bàn trong kỳ báo cáo bị\r\nkhởi tố hình sự hoặc bị truy tố hình sự (vụ bạo lực gia đình bị khởi tố, truy tố).
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Tổng số vụ bạo lực gia đình, tổng số người, lượt người gây bạo lực gia đình bị Công an khởi tố, Viện\r\nKiểm sát nhân dân truy tố.
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số vụ, tổng\r\nsố người, lượt người; giới tính; độ tuổi (dưới 16 tuổi, từ 16 đến 59 tuổi và 60\r\ntuổi trở lên); thành phần dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa và\r\ndân tộc thiểu số khác).
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Tổng\r\n số vụ bạo lực gia đình của một khu vực trong kỳ báo cáo bị khởi tố hình sự \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số vụ bạo lực gia đình của khu vực đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n Tổng\r\n số vụ bạo lực gia đình của một khu vực trong kỳ báo cáo bị truy tố hình sự \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng số vụ bạo lực gia đình của khu vực đó trong\r\n cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Công an Quận\r\ncung cấp số liệu vụ án đề nghị khởi tố, Viện Kiểm sát nhân dân Quận cung cấp số\r\nliệu vụ án đề nghị truy tố liên quan đến bạo lực gia đình. Viện Kiểm sát nhân dân Quận làm đầu mối phối hợp, chịu trách nhiệm tổng hợp các\r\nsố liệu vụ án bạo lực gia đình bị khởi tố, truy tố.
\r\n\r\n4. Tỷ lệ phần\r\ntrăm vụ bạo lực gia đình đề nghị xét xử (mã số M7d).
\r\n\r\n* Định nghĩa: Là số vụ án bạo lực gia\r\nđình bị Tòa án xét xử của một địa bàn trong kỳ báo cáo.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Tổng số vụ án liên quan đến bạo lực\r\ngia đình Tòa án xét xử.
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số vụ\r\nán, tổng số người, lượt người, giới tính, độ tuổi (dưới 16 tuổi, từ 16 đến 59\r\ntuổi và 60 tuổi trở lên), thành phần dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa và dân tộc thiểu\r\nsố khác) và hình thức xét xử (xét xử tại Tòa án, xét xử lưu động...).
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Tổng\r\n số lượt người gây bạo lực gia đình của một khu vực trong kỳ báo cáo bị đưa ra\r\n xét xử \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số lượt người gây bạo lực gia đình của khu vực đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Tòa án\r\nnhân dân Quận
\r\n\r\n5. Tỷ lệ phần\r\ntrăm vụ bạo lực gia đình đưa ra xét xử (mã số M7e).
\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ vụ án bạo lực gia\r\nđình được đưa ra xét xử là số vụ bạo lực gia đình đã được đưa ra xét xử của một\r\nkhu vực trong cùng kỳ báo cáo tính trên 100 vụ bạo lực của địa bàn đó trong\r\ncùng kỳ báo cáo.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Là số vụ bạo lực gia đình đã bị\r\ntruy cứu trách nhiệm hình sự và được Tòa án tổ chức xét xử.
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số vụ án, tổng số người gây bạo lực, số lượng nạn\r\nnhân; phân chia theo giới tính, độ tuổi (dưới 16 tuổi, từ 16 đến 59 tuổi và 60\r\ntuổi trở lên), thành phần dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa và dân tộc thiểu số khác)\r\nvà hình thức xét xử (xét xử tại Tòa, xét xử lưu động...).
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Tổng\r\n số vụ án liên quan đến bạo lực gia đình được đưa ra xét xử của một khu vực\r\n trong kỳ báo cáo \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng số vụ bạo lực gia đình của khu vực đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Tòa án\r\nnhân dân Quận
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ phần trăm đôi nam\r\nnữ khi đăng ký kết hôn của một địa bàn trong kỳ báo cáo được\r\ncung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về gia đình và phòng, chống bạo lực gia\r\nđình.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Là số đôi nam nữ trước khi kết hôn\r\nđược trang bị kiến thức về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tính trên\r\n100 đôi nam nữ trước khi kết hôn của một địa bàn trong kỳ báo cáo.
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số đôi\r\nnam nữ, hình thức cung cấp thông tin (tờ rơi, tờ gấp, sinh hoạt chuyên đề, truyền\r\nthanh, hội thảo, hội nghị...).
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Số lượng\r\n đôi nam nữ đăng ký kết hôn được cung cấp thông tin, kiến\r\n thức, kỹ năng về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình của một địa bàn\r\n trong kỳ báo cáo \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số đôi nam nữ đăng ký kết hôn của địa bàn đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Tư\r\npháp Quận.
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ phần trăm lượt nạn nhân bạo lực gia đình của một địa bàn trong cùng kỳ báo\r\ncáo được tiếp cận hoạt động tư vấn pháp lý (bao gồm cả trợ\r\ngiúp pháp lý).
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Tỷ lệ nạn nhân bạo lực gia đình được\r\ntiếp cận dịch vụ tư vấn pháp lý là số lượt nạn nhân được tiếp cận hỗ trợ dịch vụ\r\ntư vấn pháp lý tính trên 100 lượt nạn nhân bị bạo lực của một địa bàn trong kỳ\r\nbáo cáo (bao gồm cả tư vấn miễn phí và tư vấn trả tiền).
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số vụ, tổng\r\nsố người, lượt người; giới tính; độ tuổi; thành phần dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa\r\nvà dân tộc thiểu số khác); hình thức trợ giúp pháp lý (đường\r\ndây nóng...).
\r\n\r\n- Chỉ thống kê số liệu trợ giúp pháp\r\nlý của ngành Tư pháp (tư vấn về pháp luật). Không thống kê số liệu các đơn vị:\r\nHội Liên hiệp Phụ nữ, Ngành Y tế, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc\r\nViệt Nam Quận.
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Số\r\n lượt nạn nhân bạo lực gia đình được tư vấn pháp lý của một địa bàn trong kỳ\r\n báo cáo \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số lượt nạn nhân bạo lực gia đình của địa bàn đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Tư\r\npháp Quận.
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ phần trăm lượt nạn\r\nnhân bạo lực gia đình được chăm sóc y tế của một khu vực trong kỳ báo cáo.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Số lượt nạn nhân bạo lực gia đình\r\nđược chăm sóc y tế là số lượt nạn nhân được thầy thuốc khám lâm sàng hoặc kết hợp\r\ncận lâm sàng hay các thủ thuật thăm dò khác để chẩn đoán và điều trị tại các cơ\r\nsở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố. Chỉ thống kê số liệu\r\ndịch vụ chăm sóc sức khỏe của ngành Y tế
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số người,\r\nlượt người, giới tính, độ tuổi (dưới 16 tuổi, từ 16 đến 59 tuổi và 60 tuổi trở\r\nlên), thành phần dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa và dân tộc thiểu số khác); mức độ tổn\r\nthương.
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Số\r\n lượt nạn nhân bạo lực gia đình của một địa bàn trong kỳ báo cáo được khám chữa\r\n bệnh tại các cơ sở y tế \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng số lượt nạn nhân bạo lực gia đình có nhu cầu\r\n được chăm sóc y tế của một địa bàn đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Y tế\r\nQuận.
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ phần trăm cơ sở\r\ngiáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và ngoài quốc dân của một khu vực\r\ntrong kỳ báo cáo có thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi\r\nvề gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n* Giải thích: Thu thập số liệu theo tổng\r\nsố người, lượt người; giới tính; độ tuổi; đối tượng (giáo dục tiểu học, trung học\r\ncơ sở, trung học phổ thông), trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng.
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Số\r\n lượng cơ sở giáo dục của một địa bàn trong kỳ báo cáo có thực hiện giáo dục\r\n chuyển đổi hành vi về gia đình và phòng, chống bạo lực\r\n gia đình \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số cơ sở giáo dục của địa bàn đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Giáo\r\ndục và Đào tạo Quận cung cấp số liệu thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về\r\ngia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tại các cơ sở bậc giáo dục Tiểu học,\r\nTrung học cơ sở và Trung học phổ thông.
\r\n\r\nIV. CÁC CƠ QUAN,\r\nĐƠN VỊ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ NHƯ SAU:
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ cán bộ các cấp,\r\ncác ngành tham gia phòng, chống bạo lực gia đình của một địa bàn/ngành trong kỳ\r\nbáo cáo được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Cán bộ tham gia phòng, chống bạo lực\r\ngia đình là những cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các ban, ngành cấp Quận,\r\nPhường được tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn, hòa giải, hỗ trợ, thu thập thông\r\ntin về bạo lực gia đình...
\r\n\r\n- Thời gian được tính cho một lớp tập\r\nhuấn ít nhất là 01 ngày.
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số người,\r\nlượt người, độ tuổi, giới tính, cấp hành chính (cấp quận, phường).
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Số\r\n cán bộ tham gia phòng, chống bạo lực gia đình cấp Quận, Phường được tập huấn\r\n nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số cán bộ tham gia phòng, chống bạo lực gia đình cấp Quận, Phường của đơn vị\r\n đó trong cùng năm \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Văn\r\nhóa và Thông tin Quận.
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ lãnh đạo chính\r\nquyền đoàn thể cấp phường được tập huấn là số lượng lãnh đạo chính quyền, đoàn\r\nthể của đơn vị đó đã được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia\r\nđình.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp\r\nphường là Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; Trưởng, Phó Trưởng Công an;\r\nChủ tịch và Phó Chủ tịch các đoàn thể: Phụ nữ, Thanh niên, Hội Người cao tuổi,\r\nHội Cựu chiến binh...
\r\n\r\n- Thời gian được tính cho một lớp tập\r\nhuấn ít nhất là 01 ngày.
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số người, lượt người, độ tuổi, giới tính.
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Tổng\r\n số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp phường được tập huấn phòng, chống bạo lực\r\n gia đình của một vùng trong năm \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể của vùng trong cùng năm \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Văn\r\nhóa và Thông tin Quận.
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ phần trăm phường đã\r\ntổ chức hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình là số lượng phường\r\nnằm trong chiến dịch truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do quận tổ\r\nchức tại địa bàn.
\r\n\r\n* Giải thích: Thu thập số liệu theo số\r\ncuộc và cấp hành chính (cấp quận; cấp phường); các hình thức truyền thông (nói\r\nchuyện chuyên đề; hội nghị; hội thảo; phát thanh; tờ rơi, tờ gấp; tin, bài...),\r\nsố lượt người tham dự, trong đó thống kê cụ thể lượt phụ nữ\r\nvà trẻ em tham dự.
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Tổng\r\n số phường tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình\r\n của một đơn vị tính đến thời điểm báo cáo \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số phường của khu vực trong cùng thời điểm \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Văn\r\nhóa và Thông tin Quận.
\r\n\r\n4. Số lượng báo\r\ncáo viên cấp Quận, Phường về phòng, chống bạo lực gia đình (mã số M5a)
\r\n\r\n* Định nghĩa: Là số lượng báo cáo\r\nviên về phòng, chống bạo lực gia đình đã được Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết\r\nđịnh công nhận báo cáo viên pháp luật Quận hoặc đã qua các lớp tập huấn và được\r\nchứng nhận hoàn thành lớp tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình cấp Thành\r\nphố, Quận.
\r\n\r\n* Giải thích: Thu thập số liệu theo tổng\r\nsố báo cáo viên phân chia theo cấp báo cáo viên (báo cáo viên cấp thành phố;\r\nbáo cáo viên cấp quận); trình độ chuyên môn (cử nhân, sau\r\nđại học); độ tuổi; giới tính, thành phần dân tộc.
\r\n\r\n* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Tư\r\npháp Quận.
\r\n\r\n5. Mô hình\r\nphòng, chống bạo lực gia đình (mã số M8a).
\r\n\r\n* Định nghĩa: Là số lượng mô hình\r\nphòng, chống bạo lực gia đình đã triển khai áp dụng có hiệu quả trên một địa\r\nbàn trong kỳ báo cáo.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Mô hình phòng, chống bạo lực gia\r\nđình theo Công văn số 1467/BVHTTDL-GĐ ngày 13 tháng 5 năm 2011 của Bộ Văn hóa,\r\nThể thao và Du lịch về tổ chức hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia\r\nđình, gồm 07 nội dung trọng tâm: Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp; Câu lạc\r\nbộ gia đình; Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; Tổ hòa giải cơ sở; Địa chỉ tin\r\ncậy ở cộng đồng; Công tác tư vấn về gia đình ở cơ sở và tủ sách ở phường.
\r\n\r\n- Thống kê số lượng mô hình đã áp dụng\r\nhiệu quả.
\r\n\r\n* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Văn\r\nhóa và Thông tin, Phòng Tư pháp Quận.
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Là số lượng văn bản pháp\r\nluật về phòng, chống bạo lực gia đình là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm\r\nquyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Số lượng văn bản liên quan đến\r\nphòng, chống bạo lực gia đình bao gồm các văn bản hành chính thông thường, văn\r\nbản hành chính cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống\r\nbạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Thống kê văn bản quy phạm pháp luật\r\ndo cấp quận và cấp phường ban hành (Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp quận,\r\nphường; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp quận, phường) có liên quan đến\r\nphòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tên loại văn\r\nbản, số lượng văn bản (số lượng văn bản hành chính thông thường, văn bản hành\r\nchính cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật) và cấp ban hành văn bản (cấp Quận,\r\ncấp Phường).
\r\n\r\n* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Tư\r\npháp Quận
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ phần trăm lượt nạn\r\nnhân bạo lực gia đình của một địa bàn trong kỳ báo cáo được tiếp cận một trong\r\ncác loại hình hỗ trợ phòng ngừa bạo lực gia đình (đường dây nóng, địa chỉ tin cậy,\r\ncâu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, tổ tư vấn, tổ hòa giải...).
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Số lượng nạn nhân được tiếp cận các\r\nhoạt động hỗ trợ là số nạn nhân được tiếp cận phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn\r\npháp lý (ngành Tư pháp), chăm sóc sức khỏe (ngành Y tế), bảo vệ sự an toàn về\r\ntính mạng (ngành Công an), hỗ trợ tư vấn, tạm lánh (Phòng Văn hóa và Thông\r\ntin)...
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo tổng số lượt\r\nnạn nhân theo độ tuổi, giới tính và loại hình dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa.
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Số\r\n lượt nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ phòng,\r\n chống bạo lực gia đình của một đơn vị trong năm \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng số lượt nạn nhân bạo lực gia đình của đơn vị đó trong năm \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Văn\r\nhóa và Thông tin, Phòng Tư pháp, Phòng Y tế, Công an Quận.
\r\n\r\n\r\n\r\n* Định nghĩa: Tỷ lệ lượt người gây bạo\r\nlực gia đình của một khu vực trong kỳ báo cáo được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ\r\ncộng đồng thông qua việc tham gia Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, Câu\r\nlạc bộ dành cho người gây bạo lực gia đình hoặc nhận sự hỗ trợ của Tổ tư vấn, Tổ\r\nhòa giải.
\r\n\r\n* Giải thích:
\r\n\r\n- Số lượt người có hành vi bạo lực\r\ngia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi\r\nhành vi, tư vấn pháp lý, hỗ trợ việc làm (nếu chưa có việc làm)...
\r\n\r\n- Thu thập số liệu theo số vụ bạo lực\r\ngia đình, tổng số lượt người gây bạo lực, phân chia theo\r\ngiới tính, độ tuổi (dưới 16 tuổi, từ 16 đến 59 tuổi và 60 tuổi trở lên), thành\r\nphần dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa và dân tộc thiểu số khác).
\r\n\r\n* Công thức tính:
\r\n\r\n\r\n Tổng số lượt người gây bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ\r\n trợ phòng, chống bạo lực gia đình của một đơn vị trong kỳ báo cáo \r\n | \r\n \r\n x 100 \r\n | \r\n
\r\n Tổng\r\n số người gây bạo lực gia đình của khu vực đó trong cùng kỳ \r\n | \r\n
* Đơn vị cung cấp số liệu: Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động-Thương\r\nbinh xã hội Quận.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Phòng Văn\r\nhóa và Thông tin Quận:
\r\n\r\n- Là cơ quan chủ trì, đầu mối phối hợp\r\nvới các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân phường triển\r\nkhai thực hiện thu thập, quản lý thông tin theo Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá\r\nthực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trên\r\nđịa bàn quận, đảm bảo mỗi kết quả thu thập, đo lường (có tính đến đầu vào) phải\r\nđược theo dõi chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác thực để làm căn cứ đối chiếu\r\nhàng năm.
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ Chỉ\r\nsố theo dõi và đánh giá Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực\r\ngia đình định kỳ hằng năm và dự toán kinh phí ngân sách trình cấp có thẩm quyền\r\nphê duyệt thực hiện.
\r\n\r\n- Tổ chức triển khai thực hiện Bộ Chỉ\r\nsố theo dõi và đánh giá Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực\r\ngia đình; hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát việc thực\r\nhiện Kế hoạch, tổng hợp thông tin số liệu, báo cáo Ủy ban nhân dân Quận và Sở\r\nVăn hóa, Thể thao theo quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ tại mục\r\nIII.6 (mã số M1b), mục III.7 (mã số M6b), mục IV.4 (mã số\r\nM5a) và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ tại mục IV.5\r\n(mã số M8a), mục IV.6 (mã số M0d), mục IV.7 (mã số M6a), mục\r\nIV.8 (mã số M7a) theo kế hoạch này.
\r\n\r\n- Hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng nâng\r\ncao kiến thức, kỹ năng hòa giải về hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực\r\ngia đình cho đội ngũ làm công tác tư pháp quận, phường. Thường xuyên kiểm tra đối\r\nvới tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, hướng dẫn dịch vụ pháp lý phù hợp hỗ\r\ntrợ nạn nhân bạo lực gia đình.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có\r\nliên quan thực hiện nhiệm vụ tại mục IV.7 (M6a) theo kế hoạch này.
\r\n\r\n- Phối hợp Bệnh viện Quận, Trung tâm\r\ny tế Quận tổng hợp báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia\r\nđình.
\r\n\r\n4. Phòng Giáo dục\r\nvà Đào tạo Quận:
\r\n\r\n- Phối hợp với các đơn vị có liên\r\nquan thực hiện nhiệm vụ tại mục III.9 (mã số M1c).
\r\n\r\n- Triển khai lồng ghép thực hiện Bộ\r\nChỉ số theo dõi và đánh giá chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo\r\nlực gia đình bằng nhiều hình thức thiết thực, bổ ích.
\r\n\r\n5. Phòng Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội Quận:
\r\n\r\n- Tổ chức giới thiệu việc làm cho đối\r\ntượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình (nếu chưa có việc làm) tại mục IV.8\r\n(mã số M7a)
\r\n\r\n- Triển khai lồng ghép nội dung phòng\r\nchống bạo lực gia đình vào nội dung tuyên truyền về Bình đẳng giới.
\r\n\r\n6. Phòng Tài\r\nchính và Kế hoạch Quận:
\r\n\r\n- Phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin\r\ntham mưu cho Ủy ban nhân dân Quận lồng, ghép các chính\r\nsách về công tác gia đình, các chỉ số theo dõi và đánh giá Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo\r\nlực gia đình đến năm 2020 vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng\r\nnăm của quận.
\r\n\r\n- Phối hợp các cơ quan, đơn vị có\r\nliên quan thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch, dự\r\ntoán, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch, nhất là đối với 16 phường trên\r\nđịa bàn quận.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân\r\nQuận, Tòa án nhân dân Quận thực hiện các nhiệm vụ tại mục III.1 (mã số M6d),\r\nIII.2 (mã số M7b), III.3 (mã số M7c). Thực hiện các nhiệm vụ tại mục IV.7 (mã số\r\nM6a) theo kế hoạch này.
\r\n\r\n- Chỉ đạo Công an phường, phối hợp với\r\nỦy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn\r\nnhân bị bạo lực gia đình, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và\r\nxử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp,\r\ntạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực\r\ngia đình thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n8. Viện Kiểm\r\nsát nhân dân Quận:
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Công an Quận\r\nthực hiện nhiệm vụ tại mục III.3 (mã số M7c). Tạo điều kiện cho cơ quan quản lý\r\nnhà nước về gia đình cùng cấp thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực\r\ngia đình.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Công an Quận\r\nvà Viện Kiểm sát nhân dân Quận thực hiện các nhiệm vụ tại mục III.4 (mã số M7d)\r\nvà mục III.5 (mã số M7e) theo kế hoạch này.
\r\n\r\n- Phối hợp với cơ quan Công an Quận\r\nvà Viện Kiểm sát nhân dân Quận phát hiện điều tra, truy tố, xét xử lưu động các\r\nvụ án về bạo lực gia đình tại địa bàn xảy ra vụ án, xử lý nghiêm minh. Tạo điều\r\nkiện cho cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cùng cấp thực hiện nhiệm vụ thống\r\nkê về phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n10. Ủy ban nhân\r\ndân phường:
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục\r\ntiêu, chỉ tiêu cụ thể thuộc Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực\r\ngia đình thuộc phạm vi quản lý, bám sát vào mục tiêu, chỉ tiêu của Bộ Chỉ số và\r\nđặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, phân bổ kinh phí và chỉ đạo các ban\r\nngành đoàn thể thuộc địa phương triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi và đánh\r\ngiá Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Hướng dẫn các ban ngành đoàn thể địa phương thực hiện thu thập, quản lý thông tin theo Bộ\r\nchỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng,\r\nchống bạo lực gia đình trên địa bàn.
\r\n\r\n- Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện\r\ncác chỉ số trên vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và ngắn hạn của\r\nđịa phương. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động theo định kỳ\r\nhàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
\r\n\r\n- Phân công lãnh đạo và cán bộ phụ\r\ntrách công tác gia đình chịu trách nhiệm chính hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ\r\nChỉ số theo dõi và đánh giá Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo\r\nlực gia đình; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung trên theo\r\nđịnh kỳ hàng năm.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Kinh phí thực hiện Bộ Chỉ số theo dõi\r\nvà đánh giá Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình\r\ntrích từ nguồn ngân sách của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách hàng\r\nnăm.
\r\n\r\n- Căn cứ nhiệm vụ được giao, hàng năm\r\ncác cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch,\r\nnội dung công việc cụ thể triển khai thực hiện Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá\r\nChương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; lập dự toán\r\nkinh phí thực hiện và tổng hợp cùng với dự toán chi ngân\r\nsách nhà nước của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính tổng hợp trình cấp có\r\nthẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Các cơ quan, đơn vị có liên quan và\r\nỦy ban nhân dân 16 phường thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Bộ Chỉ số theo\r\ndõi và đánh giá Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia\r\nđình về Phòng Văn hóa và Thông tin quận ( cơ quan Thường\r\ntrực Ban Chỉ đạo Công tác gia đình), định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6) và\r\n1 năm (trước ngày 10 tháng 11).
\r\n\r\n- Giao Phòng Văn hóa và Thông tin tổng\r\nhợp thông tin, số liệu báo cáo trình Ủy ban nhân dân Quận và Sở Văn hóa &\r\nThể thao theo quy định. Thực hiện các hoạt động sơ kết, tổng kết Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của\r\nThành phố./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n Nơi nhận: | \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2018 thực hiện Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2018 thực hiện Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Quận 11 |
Số hiệu | 35/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Trần Phi Long |
Ngày ban hành | 2018-02-05 |
Ngày hiệu lực | 2018-02-05 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Không còn phù hợp |