\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 222/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Phú\r\n Nhuận, ngày 01 tháng 4 năm 2015 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
- Căn cứ Quyết định số 820/QĐ-UBND\r\nngày 25 tháng 02 năm 2015 (gọi tắt Quyết định 820) của UBND Thành phố Hồ Chí\r\nMinh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg (gọi tắt Quyết định\r\n629) của Thủ tướng Chính phủ về việc "Phê duyệt Chiến lược phát triển gia\r\nđình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí\r\nMinh;
\r\n\r\n- Căn cứ kết quả thực hiện công tác\r\ngia đình trên địa bàn quận trong thời gian qua;
\r\n\r\nỦy ban nhân dân quận Phú Nhuận xây dựng\r\nKế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm\r\nnhìn 2030 (gọi tắt là Chiến lược) trên địa bàn quận, như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tổ chức quán triệt, triển khai Quyết\r\nđịnh 629 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 820 của UBND Thành phố đến cán bộ\r\nđảng viên, công chức, viên chức, người lao động (CC, VC, NLĐ); các tầng lớp\r\nnhân dân, tạo sự nhận thức chung về tầm quan trọng của gia đình trong sự phát\r\ntriển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tiếp cận các giải pháp chủ yếu thực hiện\r\nChiến lược nhằm phấn đấu thực hiện thành công các chỉ tiêu Chiến lược trên địa\r\nbàn quận.
\r\n\r\n2. Tham mưu Quận Ủy ban hành Nghị quyết\r\nlãnh đạo thực hiện Chiến lược trên địa bàn quận, trong đó xác định trách nhiệm\r\ncủa các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác gia đình, xem đây là một trong\r\nnhững nội dung quan trọng trong kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của\r\nđơn vị. Đưa các chỉ tiêu xây dựng, phát triển gia đình vào các chỉ tiêu phát\r\ntriển kinh tế - xã hội của từng cơ quan, đơn vị cấp quận và 15 phường.
\r\n\r\n3. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền,\r\nphổ biến Chiến lược, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động\r\ncủa cán bộ lãnh đạo, CC, VC, NLĐ và nhân dân về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, về\r\nvai trò, ý nghĩa của Chiến lược; vị trí, vai trò, trách nhiệm của các phòng,\r\nban và UBND 15 phường trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược.
\r\n\r\n4. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của\r\ncác phòng, ban chuyên môn có liên quan chủ động đề ra giải pháp tham mưu thực\r\nhiện các mục tiêu, chỉ tiêu, các đề án, chương trình Chiến lược trên địa bàn Quận,\r\nlồng ghép, phối hợp việc thực hiện Chiến lược với các Chương trình, kế hoạch có\r\nliên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để góp phần nâng cao hiệu quả thực\r\nhiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quận. Vận động các tổ chức chính trị, tổ\r\nchức chính trị - xã hội tham gia thực hiện các chỉ tiêu Chiến lược đề ra.
\r\n\r\nII. MỤC TIÊU VÀ\r\nCÁC CHỈ TIÊU:
\r\n\r\n1. Mục tiêu chung:
\r\n\r\nTạo sự chuyển biển mạnh mẽ về nhận thức\r\nvà nâng cao trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác\r\ngia đình, từng bước ngăn chặn, giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quận,\r\ngóp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và thực\r\nsự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
\r\n\r\n2. Các mục tiêu cụ thể:
\r\n\r\na) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức\r\nvề vai trò; vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện\r\ntốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình\r\nđẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập\r\nvào gia đình.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia\r\nđình được phổ biến, tuyên truyền tốt các chủ trương, đường lối, chính sách,\r\npháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia\r\nđình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% nam, nữ thanh\r\nniên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống\r\nbạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 3: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 4: Hằng năm, phấn đấu trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có người mắc\r\ntệ nạn xã hội.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 5: Hằng năm, trung bình giảm 15% hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi\r\npháp luật quy định.
\r\n\r\nb) Mục tiêu 2: Kế thừa, phát huy\r\ncác giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc\r\ncác giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ\r\ncác quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ\r\nem, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% trở lên và đến năm 2020 đạt 96% trở lên\r\nhộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời\r\ngian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn\r\ndiện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là\r\ntrai hay gái.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện\r\nchăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi\r\ncon nhỏ.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và năm 2020 đạt từ 98% trở lên hộ gia\r\nđình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính\r\nsách dân số- kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tính của thai nhi.
\r\n\r\nc) Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực của\r\ngia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế;\r\ntạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính\r\nsách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia\r\nđình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật phúc\r\nlợi an sinh xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình\r\nnghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia\r\nđình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế.
\r\n\r\n- Chỉ tiêu 3: Hằng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng\r\ncác dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục vả dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành\r\nviên gia đình.
\r\n\r\nIII. CÁC GIẢI PHÁP\r\nCHỦ YẾU.
\r\n\r\n1. Lãnh đạo, tổ\r\nchức, quản lý:
\r\n\r\na) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của\r\ncác cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác gia đình: xác định chỉ tiêu xây\r\ndựng, phát triển gia đình thuộc chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa\r\nphương theo từng giai đoạn, từng năm để đầu tư nguồn lực thực hiện có kết quả;\r\nthường xuyên thực hiện công tác kiểm tra giám sát, đảm bảo hiệu quả của chương\r\ntrình thực hiện các chỉ tiêu trên.
\r\n\r\nb) Nâng cao trách nhiệm quản lý, điều\r\nhành công tác gia đình, thực hiện Chiến lược trên địa bàn quận. Thủ trưởng các\r\ncơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác gia đình phải\r\nluôn đề cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công\r\ntác gia đình. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác gia đình là\r\ntiêu chuẩn để đánh giá người đứng đầu cơ quan về công tác gia đình.
\r\n\r\nc) Kiện toàn, đào tạo nâng cao năng lực\r\ncho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình quận và phường, nhất là cán bộ cấp phường\r\nđể bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động công tác\r\ngia đình tại cộng đồng dân cư.
\r\n\r\nd) Huy động và sử dụng có hiệu quả\r\ncác nguồn lực tài chính cho công tác gia đình; đảm bảo chi ngân sách nhà nước\r\ncho công tác gia đình theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên nguồn\r\nlực cho công tác gia đình ở cơ sở nơi có đồng người dân tộc thiểu số.
\r\n\r\nđ) Lồng ghép, phối hợp việc thực hiện\r\ncác mục tiêu, chỉ tiêu, đề án của Chiến lược với mục tiêu, chỉ tiêu, đề án tương\r\nđồng trong các kế hoạch thực hiện các chiến lược khác có cùng giai đoạn trong\r\ncông tác phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ,\r\ndân số - sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, phát triển thanh niên, bảo vệ chăm sóc\r\ntrẻ em, chăm lo người cao tuổi, chương trình giảm nghèo - tăng hộ khá, thực hiện\r\nchính sách bảo trợ xã hội, chính sách nhà ở... nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống\r\nnhất, góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội\r\ntrên địa bàn quận.
\r\n\r\ne) Tăng cường kiểm tra việc thi hành\r\nluật pháp, chính sách, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác gia đình,\r\nbình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp\r\npháp của các gia đình, thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ của các gia đình, xử lý\r\nnghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực gia đình.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Tăng cường công tác truyền thông\r\nnhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vị\r\ntrí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, trong\r\nsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về trách nhiệm của mỗi gia\r\nđình tham gia xây dựng thành phố Hồ Chí Minh nói chung, quận Phú Nhuận nói\r\nriêng văn minh, hiện đại, nghĩa tình, gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và bền\r\nvững; về chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia\r\nđình; về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các gia đình, các cơ quan; những người\r\nthi hành công vụ liên quan đến gia đình để bảo đảm, thúc đẩy việc thực hiện chủ\r\ntrương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình.
\r\n\r\nb) Tăng cường đội ngũ cán bộ tuyên\r\ntruyền viên quận và phường về số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng các yêu\r\ncầu thông tin - giáo dục - truyền thông, chú trọng đội ngũ tư vấn viên làm tốt\r\ncông tác tư vạn pháp luật và tham vấn các vấn đề xã hội liên quan đến gia đình,\r\nphòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ trẻ em, giáo dục tiền hôn nhân,... Đổi mới\r\nnội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về xây dựng gia đình, phòng, chống\r\nbạo lực gia đình. Tập trung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, theo các đối\r\ntượng thích hợp, chú trọng đối tượng tuyên truyền là nam giới, trẻ em trai.
\r\n\r\nc) Tích cực đẩy mạnh tuyên truyền nêu\r\ngương người tốt, việc tốt trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ,\r\nhạnh phúc gắn kết với phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “gia đình hiếu học”,\r\n“dòng họ hiếu học”, “cộng đồng dân cư khuyến học” đáp ứng yêu cầu nền kinh tế\r\ntri thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; khuyến khích việc\r\ntu dưỡng bản thân để làm gương sáng giáo dục trong gia đình như thông điệp “Ông\r\nbà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”; phê phán những biểu hiện không lành mạnh\r\nảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, cảnh báo các nguy cơ và hậu quả về mất cân bằng\r\ngiới tính khi sinh.
\r\n\r\n3. Giáo dục, cung\r\ncấp kiến thức về xây dựng gia đình:
\r\n\r\na) Đẩy mạnh giáo dục, cung cấp cho\r\ncác thành viên gia đình về chủ trương, chính sách, luật pháp liên quan đến gia\r\nđình; kỹ năng làm cha, mẹ, tổ chức đời sống gia đình, bảo vệ trẻ em, nâng cao\r\nchất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau; thực hiện\r\nbình đẳng giới trong gia đình; trách nhiệm thực hiện nếp sống văn minh, thực hiện\r\nquy chế dân chủ cơ sở; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ, nhắc nhở,\r\nđộng viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước;\r\nkế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, của dòng họ;\r\ntiếp thu các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
\r\n\r\nb) Tăng cường hoạt động tuyên truyền\r\nlồng ghép kiến thức xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phòng, chống bạo\r\nlực gia đình vào các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ở trường học trên địa bàn\r\nQuận; tổ chức tốt các hoạt động tham vấn trong trường học cho học sinh và cha mẹ\r\nhọc sinh nhằm giúp đỡ giải tỏa những khó khăn trong mối quan hệ giữa cha mẹ và\r\ncon cái trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thiết lập các góc truyền\r\nthông trong trường học, nhà trọ có đông người lao động trẻ nhập cư; tạo điều kiện\r\ncho các trẻ vị thành niên, thanh niên trẻ tiếp cận thông tin kiến thức về tiền\r\nhôn nhân, giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, phòng, chống\r\nbạo lực trong gia đình ...
\r\n\r\n4. Thực hiện\r\nchính sách, pháp luật:
\r\n\r\nTiếp tục thực hiện chủ trương, chính\r\nsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về gia đình và công tác gia đình:
\r\n\r\na) Đẩy mạnh triển khai thực hiện các\r\nchủ trương, chính sách liên quan đến gia đình, bảo đảm cho các gia đình trên địa\r\nbàn được tiếp cận, được thụ hưởng đầy đủ các chính sách, quy định của Đảng, Nhà\r\nnước, đặc biệt chú trọng gia đình thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội; tạo\r\nthuận lợi cho hộ gia đình tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển\r\ncủa địa phương.
\r\n\r\nb) Tham gia đóng góp ý kiến về các\r\nvăn bản, Bộ luật có liên quan đến bà mẹ và trẻ em, đề xuất đến các cấp lãnh đạo\r\nsửa đổi, bổ sung những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng.
\r\n\r\n5. Thực hiện các\r\nchính sách, chương trình về an sinh xã hội:
\r\n\r\na) Thực hiện có hiệu quả Chương trình\r\nmục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia về việc\r\nlàm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 và các hăm tiếp theo; đẩy mạnh việc triển\r\nkhai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về\r\nđịnh hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và các văn bản\r\ncủa Đảng, chính quyền về triển khai thực hiện trên địa bàn.
\r\n\r\nb) Rà soát tổng thể các chính sách để\r\ntổ chức thực hiện công tác chăm lo, trợ giúp xã hội thường xuyên cho những người\r\ncó hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trợ giúp đột xuất các hộ gia đình gặp rủi ro,\r\nthiên tai... theo quy định chung, tránh để sai sót, chậm trễ trong công tác\r\nchăm lo.
\r\n\r\nc) Bảo đảm cho các hộ gia đình tiếp cận\r\ndịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch,\r\nthông tin. Ưu tiên cho gia đình các dân tộc thiểu số và người lao động thu nhập\r\nthấp.
\r\n\r\nd) Triển khai thực hiện cơ chế chính\r\nsách để các doanh nghiệp, tổ chức xã hội trực tiếp tham gia thực hiện các\r\nchương trình, dự án tạo việc làm ưu tiên cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
\r\n\r\n6. Xây dựng mạng\r\nlưới cung cấp dịch vụ gia đình:
\r\n\r\na) Rà soát thực trạng, tăng cường kiểm\r\ntra tình hình hoạt động của các dịch vụ (bác sĩ gia đình, tư vấn, chăm sóc gia\r\nđình, giúp việc nhà, gia sư; các dịch vụ xã hội trợ giúp nạn nhân bạo lực gia\r\nđình...); kịp thời có biện pháp quản lý, tác động cần thiết bảo đảm cho việc\r\nnâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả của các dịch vụ.
\r\n\r\nb) Tập trung xây dựng, nâng cao chất\r\nlượng các dịch vụ tạo điều kiện, giúp cho các gia đình tiếp cận, tham gia vào\r\ncác hoạt động lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc\r\nsống, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia\r\nđình, góp phần nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất, xây dựng gia đình ngày\r\ncàng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
\r\n\r\n7. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác\r\ngia đình:
\r\n\r\na) Đề cao tính chủ động và trách nhiệm\r\ntham gia của từng các ban ngành, đoàn thể có liên quan trong việc thực hiện các\r\nnhiệm vụ công tác, việc hỗ trợ, xây dựng, phát triển gia đình, việc thực hiện\r\ncác chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực gia đình thuộc phạm vi trách nhiệm của ban\r\nngành, đoàn thể quận và UBND 15 phường.
\r\n\r\nb) Huy động sự tham gia của cộng đồng\r\ndân cư, các tổ chức xã hội, các dòng họ, cá nhân vào việc hỗ trợ hoặc tạo các\r\nđiều kiện giúp cho các gia đình nâng cao nhận thức và có thêm cơ hội, điều kiện\r\ntham gia vào các hoạt động xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
\r\n\r\nc) Khuyến khích đầu tư của các tổ chức,\r\ncá nhân trong việc hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng\r\ncuộc sống phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu, đặc điểm của địa phương và\r\nquy định của pháp luật.
\r\n\r\n8. Tổ chức thực\r\nhiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm\r\n2020 nhằm giải quyết\r\nnhững vấn đề trọng tâm của công tác gia đình trên địa bàn quận.
\r\n\r\n9. Tiếp tục thực\r\nhiện và nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử thông tin về gia đình,\r\nphòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trên địa bàn, nhằm có số liệu chính xác, thông tin có độ\r\ntin cậy cao phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo\r\nlực gia đình. Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng các chỉ số, chỉ báo về\r\ngia đình. Thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật đối với 15\r\nphường, đảm bảo chế độ bồi dưỡng cho người thu thập thông tin ở khu phố. Ứng dụng\r\ncông nghệ thông tin vào khâu tổng hợp, lưu trữ và chuyển tải báo cáo thông tin,\r\nsố liệu về các cấp quản lý, nhằm tạo chất lượng tốt nhất về thông tin, số liệu\r\nthu thập được, có hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước về gia đình và phòng,\r\nchống bạo lực gia đình.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Kinh phí thực hiện các mục tiêu,\r\nchỉ tiêu Chiến lược trên địa bàn Quận được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng\r\nnăm của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan có liên quan và quận, phường theo\r\nphân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Đối với các Chương trình, Đề án, Dự án\r\nphục vụ các nhiệm vụ Chiến lược trên địa bàn quận xem xét phê duyệt riêng.
\r\n\r\n2. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước,\r\ncác ban, ngành, đoàn thể, cơ quan có liên quan và các địa phương chủ động vận động\r\nsự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp\r\nluật.
\r\n\r\nV. CÁC GIAI ĐOẠN\r\nTHỰC HIỆN:
\r\n\r\n1. Giai đoạn I (năm 2015):
\r\n\r\n- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước\r\nvề công tác gia đình.
\r\n\r\n- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền,\r\ngiáo dục để nâng cao nhân thức về gia đình, xây dựng gia đình, phòng, chống bạo\r\nlực gia đình.
\r\n\r\n- Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động\r\ncủa 60 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và 112 địa chỉ tin cậy cộng đồng tại\r\n60 khu phố; xây dựng và tổ chức thực hiện một số mô hình mới về gia đình.
\r\n\r\n- Thực hiện cơ sở dữ liệu về gia\r\nđình, phòng, chống bạo lực gia đình; bộ chỉ số về gia đình, bộ chỉ số giám sát,\r\nđánh giá tình hình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực\r\ngia đình.
\r\n\r\n- Tham gia thực hiện các hoạt động hỗ\r\ntrợ gia đình (hỗ trợ kinh tế, mạng lưới dịch vụ gia đình).
\r\n\r\n- Tổ chức sơ kết, đánh giá giữa kỳ\r\ntình hình thực hiện Chiến lược.
\r\n\r\n2. Giai đoạn II (từ năm 2016 đến\r\nnăm 2020):
\r\n\r\n- Trên cơ sở sơ kết, đánh giá giữa kỳ\r\ntình hình thực hiện Chiến lược trong giai đoạn I, tham mưu góp ý điều chỉnh các\r\nnhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp; triển khai các giải pháp để thực hiện thành\r\ncông các mục tiêu của Chiến lược. Tập trung nguồn lực cho những hoạt động được\r\nxác định là gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Chiến lược ở giai đoạn\r\nI.
\r\n\r\n- Nhân rộng các mô hình tốt và tiếp tục\r\nxây dựng các mô hình mới về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, phổ biến đến\r\ncơ sở áp dụng tại cơ quan, đơn vị mình.
\r\n\r\n- Tổng kết, đánh giá tình hình thực\r\nhiện Chiến lược.
\r\n\r\n\r\n\r\nQuá trình hội nhập, công nghiệp hóa,\r\nhiện đại hóa sẽ tác động, ảnh hưởng mạnh đến gia đình, tạo nên những biến đổi\r\nsâu sắc đối với gia đình trên nhiều phương diện. Quá trình đó tạo ra các điều\r\nkiện, cơ hội thuận lợi để các gia đình tiếp cận kiến thức, giá trị tốt đẹp của\r\ndân tộc, kỹ năng tổ chức cuộc sống trong xã hội hiện đại. Mặt khác, cũng tiềm ẩn\r\nnhững thách thức như xung đột giữa việc bảo tồn các giá trị đạo đức, lối sống,\r\nthuần phong, mỹ tục tốt đẹp của gia đình, dân tộc với việc tiếp thu những yếu tố\r\nmới của xã hội hiện đại; xuất hiện tình trạng lỏng lẻo trong mối quan hệ ứng xử\r\ngiữa các thành viên của gia đình dẫn đến gia đình thiếu ổn định, thiếu bền vững.\r\nGia đình Việt Nam sẽ phải đối mặt với diễn biến phức tạp của bạo lực gia đình,\r\nly hôn, ly thân, quan hệ tình dục, buôn bán phụ nữ và trẻ em; xâm hại tình dục\r\ntrẻ em, bất bình đẳng giới ,v..v... trong gia đình.
\r\n\r\nTrong thời gian tới, công tác gia\r\nđình sẽ phải tập trung tăng cường hỗ trợ gia đình thực hiện các chức năng của\r\ngia đình, các giải pháp can thiệp nhằm giảm các yếu tố rủi ro đối với gia đình;\r\nxử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình, lựa chọn giới tính thai nhi; nâng\r\ncao chất lượng phục vụ của các dịch vụ xã hội sẵn có, nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ\r\ntrợ của các gia đình; thực hiện chính sách chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt\r\ntrong gia đình; tăng cường giáo dục, xử lý người vi phạm quy định của pháp luật\r\nvề chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực tự chủ\r\ncủa mỗi gia đình, đảm bảo cho các gia đình có cơ hội tiếp cận sự bảo trợ của\r\nNhà nước, ổn định cuộc sống, chăm lo giáo dục cho trẻ em và chăm sóc người cao\r\ntuổi.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Phòng Văn hóa và Thông tin quận:
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị\r\ncó liên quan (được phân công trong Kế hoạch này) cùng UB.MTTQVN, các đoàn thể,\r\nHội quần chúng và UBND 15 phường tổ chức triển khai thực hiện chiến lược trên địa\r\nbàn quận.
\r\n\r\nb) Phối hợp với các ban, ngành có\r\nliên quan tham mưu UBND quận phê duyệt các kế hoạch triển khai của quận về thực\r\nhiện Đề án nâng cao chất lượng các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng\r\ngia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020; thực hiện Đề án kiện toàn, đạo tạo\r\nnâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình quận và phường đến\r\nnăm 2020 và Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình, phòng chống bạo lực gia\r\nđình đến năm 2020 (theo chỉ đạo của Thành phố).
\r\n\r\nc) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền,\r\nphổ biến, giáo dục các giá trị đạo đức lối sống; cách ứng xử trong gia đình, giữa\r\ngia đình với cộng đồng; phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống các tệ nạn\r\nxã hội xâm nhập vào gia đình.
\r\n\r\nd) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình\r\nhình triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn và định kỳ hằng năm báo cáo\r\ncho Sở VH&TT, Thường trực Quận ủy, Ban Tuyên giáo Quận ủy. Tham mưu tổ chức\r\ntổng kết việc triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn quận vào cuối năm\r\n2020.
\r\n\r\nđ) Chủ trì, phối hợp với các ban\r\nngành, đoàn thể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược sau:
\r\n\r\n9. Phòng Nội vụ quận: phối hợp với UB.MTTQVN, các đoàn thể và UBND 15 phường xây dựng kế hoạch,\r\nĐề án để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cho\r\nđồng bào có đạo, dân tộc thiểu số trên địa bàn quận.
\r\n\r\n10. UBND 15 phường:
\r\n\r\n- Căn cứ kế hoạch này xây dựng và tổ\r\nchức thực hiện các kế hoạch hoạt động theo định kỳ hằng năm phù hợp với tình\r\nhình thực tế tại cơ sở.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác tuyên truyền,\r\ngiáo dục thực hiện chính sách, pháp luật về gia đình; tăng cường tuyên truyền\r\nphòng, chống bạo lực gia đình ở địa bàn có nhiều gia đình, thành viên gia đình\r\nthuộc 4 nhóm đối tượng cần được tư vấn về gia đình ở cơ sở; chú trọng đối tượng\r\nlà nam giới, trẻ em trai; khu vực có đông gia đình người nhập cư ở trọ và thanh\r\nniên, công nhân lao động sản xuất ở các nhà trọ.
\r\n\r\n- Kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm\r\nvề mê tín dị đoan, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, hành vi bạo lực\r\ntrong gia đình...
\r\n\r\n11. Đề nghị Ban Tuyên giáo Quận ủy: chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn\r\nquận.
\r\n\r\n12. Đề nghị UB.MTTQVN quận, các\r\nđoàn thể và Hội quần chúng: chỉ đạo UB.MTTQVN và các\r\nđoàn thể 15 phường tham gia thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược trong\r\nphạm vi hoạt động của giới mình; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết\r\nxây dựng đời sống văn hóa”; duy trì hoạt động các Câu lạc bộ “Ông, bà, cha, mẹ\r\nmẫu mực, con, cháu thảo hiền”, vận động đoàn viên, hội viên làm nồng cốt xây dựng\r\ngia đình theo tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”, hưởng ứng phong trào khuyến học,\r\nkhuyến tài với cuộc vận động xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học”,\r\n“cộng đồng dân cư khuyến học”, ngăn ngừa sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia\r\nđình.
\r\n\r\n- Hội LHPN quận chú trọng xây dựng,\r\nnhân rộng các mô hình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đặc\r\nbiệt là mô hình giáo dục kỹ năng làm cha, mẹ cho những người sắp làm cha, mẹ hoặc\r\ncho người có con trong độ tuổi chưa thành niên; chủ trì xây dựng và tổ chức thực\r\nhiện mô hình giáo dục tiền hôn nhân cho nam nữ chuẩn bị kết hôn; xây dựng Kế hoạch\r\nthực hiện Đề án nâng cao chất lượng quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng\r\ngia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 (theo chỉ đạo của Thành phố).
\r\n\r\n- Quận Đoàn chú trọng việc tổ chức\r\ncác hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nam, nữ thanh niên\r\nvề trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Nâng cao\r\nkhả năng, điều kiện hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên, các mô hình nhà trọ\r\ncó nhiều công nhân cư trú để tham gia hoạt động giáo dục tiền hôn nhân cho nam,\r\nnữ thanh niên chuẩn bị kết hôn.
\r\n\r\nVIII. TIẾN ĐỘ THỰC\r\nHIỆN VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO:
\r\n\r\n1. Tiến độ thực hiện:
\r\n\r\n- Từ ngày 01/4 - 10/4/2015: xây dựng Kế hoạch và triển khai đến cơ sở.
\r\n\r\n- Từ ngày 11/4 - 25/4/2015: Các đơn vị được phân công trong Kế hoạch này và UBND 15 phường xây dựng\r\nvà triển khai kế hoạch tại đơn vị.
\r\n\r\n- Tháng 12/2015: tổ chức tổng kết giai đoạn 1, triển khai giai đoạn 2 của kế hoạch.
\r\n\r\n2. Chế độ thông tin, báo cáo:
\r\n\r\nCác đơn vị gửi báo cáo kết quả thực\r\nhiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu Chiến lược trước ngày 10 tháng 6 (6 tháng đầu\r\nnăm); trước ngày 25 tháng 11 hàng năm (báo cáo năm) về Phòng VH&TT (Thường\r\ntrực Ban chỉ đạo công tác gia đình), để tổng hợp báo cáo cho UBND quận và Sở\r\nVH&TT trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
\r\n\r\nCăn cứ vào kế hoạch này, đề nghị các\r\nban, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân 15 phường triển khai thực hiện\r\ntheo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.\r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Quận Phú Nhuận |
Số hiệu | 222/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Đông Tùng |
Ngày ban hành | 2015-04-01 |
Ngày hiệu lực | 2015-04-01 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |