\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN\r\n | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 198/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Lạng Sơn, ngày 19\r\n tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN\r\nĐẾN NĂM 2030” GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
\r\n\r\nCăn cứ Chương trình hành động số\r\n23-CTr/TU, ngày 27/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại\r\nhội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng\r\nbộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; triển khai Quyết định số\r\n825/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt “Đề án phát\r\ntriển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030”. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch\r\ntriển khai thực hiện “Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030” giai\r\nđoạn 2022 - 2025 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục đích
\r\n\r\n- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả\r\ncác nội dung, nhiệm vụ của Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030\r\ntrong giai đoạn 2022 - 2025, thực hiện hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 du lịch\r\ntrở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn\r\ntheo như mục tiêu đề ra tại Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 27/8/2021\r\ncủa Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ\r\ncấu kinh tế, giảm nghèo bền vững cho Nhân dân, bảo tồn các giá trị văn hóa địa\r\nphương; đồng thời phát triển du lịch làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế\r\nphát triển.
\r\n\r\nTăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,\r\nđiều hành và phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cấp ủy, chính quyền\r\nđịa phương, sự tham gia của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư góp phần đưa\r\ndu lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2025 theo đúng tiến độ;
\r\n\r\nĐẩy mạnh huy động và sử dụng có\r\nhiệu quả tổng hợp các nguồn lực từ Nhà nước và toàn xã hội để tập trung đầu tư,\r\ntổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, con\r\nngười để phát triển du lịch nhanh và bền vững. Thúc đẩy xã hội hóa về du lịch,\r\nkhuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
\r\n\r\n2. Yêu cầu
\r\n\r\nChủ động triển khai kế hoạch một\r\ncách đồng bộ, đảm bảo công tác phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, UBND\r\ncác cấp, doanh nghiệp và người dân để hỗ trợ và tạo thuận lợi nhất cho du lịch\r\nphát triển;
\r\n\r\nCác nội dung hoạt động đảm bảo\r\nthiết thực, hiệu quả; khai thác, phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch để phát\r\ntriển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng du lịch nghỉ dưỡng, du\r\nlịch sinh thái, du lịch văn hóa - tâm linh gắn với phát huy giá trị văn hóa bản\r\nđịa, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển du lịch bền vững.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu chung
\r\n\r\nĐẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng\r\nhạ tầng du lịch đồng bộ hiện đại, các dự án phát triển khu, điểm du lịch. Xây dựng\r\ncác sản phẩm du lịch đặc trưng, có thương hiệu và sức cạnh tranh, tạo bước đột\r\nphá với chất lượng dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo, chuyên nghiệp và giàu bản\r\nsắc văn hóa.
\r\n\r\nPhát huy được tiềm năng, lợi thế\r\ncủa địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo, tạo việc làm,\r\ntăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các ngành kinh tế\r\nkhác phát triển, xây dựng Lạng Sơn trở thành điểm đến an toàn, văn minh, thân\r\nthiện, mến khách.
\r\n\r\nTạo môi trường kinh doanh thuận\r\nlợi, lành mạnh, cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp du lịch. Thủ tục hành\r\nchính trong lĩnh vực du lịch được đơn giản hóa, tạo điều kiện tốt nhất cho các\r\ntổ chức cá nhân đầu tư kinh doanh, phát triển sản phẩm du lịch,thúc đẩy mạnh mẽ\r\nsự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể
\r\n\r\nĐến năm 2025 du lịch Lạng Sơn\r\nphấn đấu hoàn thành các mục tiêu trở thành ngành kinh tế quan trọng:
\r\n\r\n- Thu hút 4,4 triệu lượt khách\r\ntrong đó có 900 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 3,5 triệu lượt khách du lịch\r\nnội địa.Tổng thu từ du lịch đạt 5.200 tỷ đồng, đóng góp 6,8% GRDP của tỉnh.
\r\n\r\n- Về cơ sở lưu trú du lịch,\r\ntoàn tỉnh có 5.400 buồng lưu trú, trong đó có 1.100 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng\r\ntừ 3 - 5 sao. Đến năm 2025 thu hút được 15.200 lao động làm việc trong lĩnh vực\r\ndu lịch, trong đó có 7.000 lao động trực tiếp.
\r\n\r\n- Khu, điểm du lịch: có\r\n01 khu du lịch quốc gia (khu du lịch Mẫu Sơn); 03 khu du lịch cấp tỉnh[1]; có 09 điểm du lịch mới[2]; có 06 điểm du lịch cộng\r\nđồng mới[3].
\r\n\r\nIII. NỘI\r\nDUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
\r\n\r\n1. Công tác\r\ntuyên truyền, nâng cao nhận thức; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về\r\ndu lịch
\r\n\r\nĐẩy mạnh công tác tuyên truyền,\r\nnâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và Nhân dân về vị trí,\r\nvai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã\r\nhội của tỉnh; xác định kinh tế du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có\r\ntính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao và nội dung văn hoá sâu sắc, có khả\r\nnăng tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động\r\nlực cho ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế,\r\nxã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
\r\n\r\nNâng cao hiệu quả hoạt động Ban\r\nChỉ đạo phát triển du lịch cấp tỉnh và cấp huyện. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà\r\nnước về du lịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành phố theo hướng tinh gọn, đồng\r\nbộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý du lịch.
\r\n\r\nQuan tâm chỉ đạo, đẩy nhanh tiến\r\nđộ các dự án đầu tư về du lịch đã và đang đầu tư tại tỉnh. Tăng cường công tác\r\nphối hợp, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, công tác quy hoạch, phát triển\r\ndu lịch. Tập trung cao cho công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch, tuyên\r\ntruyền, quảng bá, áp dụng công nghệ du lịch thông minh, xây dựng sản phẩm du lịch\r\nmang biểu trưng, độc đáo, hấp dẫn của tỉnh.
\r\n\r\nNâng cao năng lực, trình độ, chất\r\nlượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; hiệu lực,hiệu quả công tác quản lý\r\nnhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh;xây dựng các cơ chế, chính sách để thúc đẩy\r\nphát triển du lịch; bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về quản lý hoạt động\r\ndu lịch. Yêu cầu đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá, quản\r\nlý chất lượng sản phẩm du lịch, quản lý môi trường… để tăng khả năng cạnh tranh\r\ncủa du lịch Lạng Sơn.
\r\n\r\n2. Xây dựng\r\ncơ chế chính sách thu hút, đầu tư phát triển du lịch
\r\n\r\nNghiên cứu xây dựng và ban hành\r\nmột số cơ chế, chính sách ưu đãi như: khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp tham\r\ngia đầu tư, kinh doanh du lịch (về đất đai, thuế, tín dụng...); hỗ trợ phát triển\r\ncác khu, điểm du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ các cơ sở sản\r\nxuất sản phẩm, sản vật đặc trưng của tỉnh, sản phẩm quà tặng lưu niệm.
\r\n\r\nTiếp tục triển khai thực hiện\r\ncó hiệu quả Nghị quyết số 17/2020/NQ- HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh quy định\r\nchính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai\r\nđoạn 2021 - 2025. Triển khai Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh\r\nLạng Sơn trong lĩnh vực du lịch: hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá,\r\nphân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP (đạt từ 3 - 5 sao). Tổ chức giới\r\nthiệu quảng bá các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tại các khu, điểm du lịch,\r\ncác trạm dừng nghỉ, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực\r\nhiện hiệu quả đề án đô thị thông minh.
\r\n\r\nTiếp tục cải thiện môi trường đầu\r\ntư, kinh doanh. Chú trọng cải cách hành chính, từng bước nâng cao chỉ số năng lực\r\ncạnh tranh cấp tỉnh của Lạng Sơn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng,\r\nthuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh phát triển du lịch. Xây dựng và\r\ntriển khai hiệu quả, thực chất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nói chung\r\nvà doanh nghiệp du lịch nói riêng. Chủ động nghiên cứu và cung cấp thông tin\r\ncho các doanh nghiệp về tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn, thông tin thị trường\r\nlao động…định kỳ tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho\r\ndoanh nghiệp.
\r\n\r\nTăng cường công tác thanh tra,\r\nkiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi phạm về lĩnh vực du lịch.
\r\n\r\n3. Đào tạo,\r\nnâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
\r\n\r\n- Tập trung đào tạo, phát triển\r\nnguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; nguồn nhân lực tại các địa phương phát\r\ntriển du lịch cộng đồng. Thu hút nguồn nhân lực du lịch trình độ cao về làm việc\r\ntại tỉnh, đảm bảo về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày\r\ncàng cao trong hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.
\r\n\r\n- Đẩy mạnh mô hình liên kết đào\r\ntạo, đào tạo lại nghề du lịch giữa đơn vị kinh doanh du lịch với các trường đào\r\ntạo có chuyên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, coi trọng chất lượng đào tạo cả\r\nvề chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng mềm, đáp ứng kịp thời nguồn nhân\r\nlực cho các dự án du lịch đang và sẽ hình thành trong thời gian tới. Xây dựng\r\nchính sách thu hút đầu tư, liên kết và hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát\r\ntriển nguồn nhân lực du lịch.
\r\n\r\n- Thường xuyên tổ chức các cuộc\r\nthi về chuyên môn nghiệp vụ du lịch nhằm tôn vinh, nâng cao trình độ chuyên môn\r\nnghiệp vụ như lễ tân, buồng, hướng dẫn viên,…; Chú trọng hình thành đội ngũ hướng\r\ndẫn viên du lịch người địa phương; đào tạo các kỹ năng cho người dân tham gia\r\nhoạt động du lịch cộng đồng.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhát triển hệ thống các sản phẩm\r\ndu lịch Lạng Sơn đa dạng, phong phú dựa trên cơ sở khai thác các giá trị tài\r\nnguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh của tỉnh. Các sản phẩm du lịch phải\r\ncó chất lượng cao,có khả năng cạnh tranh; đáp ứng nhu cầu và xu thế phát triển\r\nthị trường du lịch trong nước và quốc tế; các sản phẩm du lịch mang tính đồng bộ\r\nđể kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách; hạn chế ảnh\r\nhưởng của tính mùa vụ du lịch, bảo đảm tính ổn định, lâu dài, bền vững.
\r\n\r\nƯu tiên phát triển các sản phẩm\r\ndu lịch đặc trưng, thế mạnh của tỉnh như:
\r\n\r\n- Duy trì và nâng cao chất lượng\r\ncác sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội đặc trưng, lợi thế của tỉnh như:\r\nĐền Kỳ Cùng - Tả Phủ, Chùa Tam Thanh, Chùa Tân Thanh, Đền Bắc Lệ, Chùa Bắc Nga,\r\nĐền Mẫu Đồng Đăng… làm mới sản phẩm nhằm tăng sức hấp dẫn, kéo dài thời gian\r\nlưu trú của khách như bổ sung các dịch vụ bổ trợ, hoạt động trải nghiệm, cải tạo\r\ncảnh quan, hiệu ứng ánh sáng nghệ thuật,… phục vụ khách tham quan, chụp ảnh, trải\r\nnghiệm.
\r\n\r\n- Tập trung xây dựng các loại\r\nhình du lịch sinh thái, tham quan hang động, du lịch thể thao, vui chơi giải\r\ntrí, cắm trại gắn với các khu du lịch, điểm du lịch như: Hang Gió, thảo nguyên\r\nKhau Slao (Chi Lăng), Mẫu Sơn (Cao Lộc, Lộc Bình), Nhị Thanh - Tam Thanh, Thành\r\nnhà Mạc (Thành phố Lạng Sơn); thảo nguyên Đồng Lâm, điểm du lịch leo núi thể\r\nthao Yên Thịnh (Hữu Lũng); khu nhà trình tường Háng Ngầu (Cao Lộc), nông trường\r\nChè Thái Bình (Đình Lập)…
\r\n\r\n- Tiếp tục hình thành và đầu tư\r\ncác điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Chương trình\r\nphát triển sản phẩm OCOP tại Thác Xăng - Thác Mây (huyện Văn Lãng); Hải Yến,\r\nHáng Ngầu (huyện Cao Lộc); Lân Luông, Mông Ân (huyện Bình Gia)…phấn đấu hình\r\nthành các homestay, các điểm du lịch cộng đồng đạt chuẩn theo tiêu chí của\r\nASEAN. Đầu tư xây dựng điểm du lịch văn hóa tại các khu di tích, khu, điểm du lịch,\r\nphố đi bộ gắn với hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian như: hát sli, hát lượn,\r\nhát then, hát páo dung, hát sắng cọ, hát chầu văn… phát triển các loại hình biểu\r\ndiễn nghệ thuật trong hang động.
\r\n\r\n- Xây dựng và phát triển công\r\nviên địa chất Lạng Sơn, phấn đấu đến năm 2025 được tổ chức UNESCO công nhận là\r\ncông viên địa chất toàn cầu và hình thành các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc\r\ntrong vùng công viên địa chất như: leo núi mạo hiểm, khám phá hang động, văn\r\nhóa - lịch sử - tâm linh, sinh thái cộng đồng,… góp phần đưa du lịch Lạng Sơn\r\nphát triển.
\r\n\r\nXây dựng điểm dừng, nghỉ phục đạt\r\nchuẩn phục vụ khách du lịch gắn với điểm thông tin tư vấn và hỗ trợ khách du lịch,\r\nkết hợp trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng của địa\r\nphương. Khuyến khích sản xuất các mặt hàng lưu niệm, đặc sản của địa phương có\r\nthương hiệu, tiện lợi trong việc giới thiệu và mua sắm của khách du lịch.
\r\n\r\nNâng cao hiệu quả công tác xúc\r\ntiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ\r\nthể, sáng tạo; xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Lạng Sơn với hình ảnh biểu\r\ntrưng, khẩu hiệu và các sản phẩm tuyên truyền quảng bá như em bé đào, túi sách,\r\náo mũ, logo cài áo, đồng hồ,…
\r\n\r\nTăng cường ứng dụng khoa học\r\ncông nghệ thông tin hiện đại, thực hiện chuyển đổi số đảm bảo tính chuyên nghiệp\r\nnhằm phục vụ phát triển du lịch như: số hóa cơ sở dữ liệu du lịch ứng dụng trợ\r\nlý ảo trong quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh hỗ trợ du khách tra cứu các điểm\r\ndu lịch, danh lam thắng cảnh; ứng dụng tổng đài nhắn tin tự động cho khách du lịch\r\nkhi đặt chân đến địa phận tỉnh Lạng Sơn để giới thiệu trang thông tin quảng bá\r\ndu lịch tỉnh, phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm kiếm thông tin; tổ chức và tham gia\r\ncác hội nghị trực tuyến, bán sản phẩm du lịch qua mạng, E-Marketing …
\r\n\r\nTiếp tục hoàn thiện hệ thống du\r\nlịch thông minh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 - 2026 với các hạng mục xây dựng cổng\r\ndu lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động bao gồm các nội\r\ndung: bản đồ du lịch, số hóa 3D cho các điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh,\r\ncập nhật dữ liệu du lịch tỉnh Lạng Sơn thường xuyên, tiện ích phục vụ nhu cầu\r\ntìm hiểu thông tin của du khách về Lạng Sơn.
\r\n\r\nDuy trì và phát triển chuyên mục\r\ndu lịch Lạng Sơn trên Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn, Báo Lạng Sơn…\r\ntăng cường công tác quảng bá du lịch trực quan tại nhà ga, bến xe, điểm dừng\r\nchân dọc quốc lộ và cửa ngõ vào Lạng Sơn, các khu, điểm du lịch.
\r\n\r\nTổ chức và tham gia các sự kiện\r\ndu lịch, hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế…\r\nđể quảng bá, kêu gọi đầu tư, đồng thời tranh thủ kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát\r\ntriển chính thức (ODA); vốn của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ bảo vệ môi trường,\r\nđào tạo nguồn nhân lực du lịch... Tăng cường sự tham gia của Hiệp hội du lịch,\r\ncác doanh nghiệp, đơn vị tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong hoạt\r\nđộng tuyên truyền quảng bá xúc tiến.
\r\n\r\n5. Đầu tư\r\ncơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ
\r\n\r\n5.1. Đầu tư nâng cấp hệ\r\nthống đường giao thông kết nối các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh
\r\n\r\n- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự\r\nán hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, mạng lưới giao thông quốc gia: Tuyến\r\ncao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km1+800 - Km44+749 (Hữu Nghị - Chi Lăng), dự\r\nán thành phần 2; Cải tạo nâng cấp QL.4B (đoạn Km3+700 đến Km18)... .
\r\n\r\n- Xây dựng, nâng cấp, cải tạo,\r\nsửa chữa các tuyến đường kết nối đến các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh\r\nđáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tạo điều\r\nkiện thuận lợi trong việc thu hút hành khách góp phần hỗ trợ và tạo động lực\r\ncho phát triển du lịch địa phương.
\r\n\r\n5.2. Đầu tư cơ sở vật chất\r\nkỹ thuật phục vụ du lịch
\r\n\r\n- Tại Thành phố Lạng Sơn
\r\n\r\n+ Thành phố Lạng Sơn là trung\r\ntâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư của cả tỉnh sẽ giữ vai trò là\r\ntrung tâm du lịch tỉnh Lạng Sơn với vai trò thu hút, kết nối và lan tỏa các luồng\r\nkhách đi các không gian du lịch khác trên địa bàn toàn tỉnh. Tại trung tâm du lịch\r\ncủa tỉnh cần thiết phát triển các công trình dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí\r\nchất lượng cao, cung cấp các dịch vụ về thông tin du lịch, xúc tiến quảng bá\r\nhình ảnh du lịch tỉnh Lạng Sơn trong nước và quốc tế.
\r\n\r\n+ Đầu tư xây dựng hệ thống kết\r\ncấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao; bao gồm các\r\nkhách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, khu vực mua sắm,\r\ncác trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, các cơ sở dịch vụ du lịch\r\nkhác. Trong đó, đặc biệt ưu tiên xây dựng những khách sạn cao cấp 3- 5 sao có đủ\r\nkhả năng đón tiếp và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế ở thành phố Lạng\r\nSơn.
\r\n\r\n+ Đầu tư phát triển sản phẩm du\r\nlịch trong đó ưu tiên sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao: Đầu tư khôi\r\nphục, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích danh thắng như: phát triển các lễ\r\nhội (đặc biệt lễ hội Đền Cùng - Tả Phủ), các giá trị văn hóa cộng đồng các dân\r\ntộc (hát Then đàn tính - hát Sli…), khu vực ẩm thực chuyên biệt dành riêng phục\r\nvụ khách du lịch những món ăn đặc trưng và phục vụ phát triển du lịch; triển\r\nkhai đầu tư triển khai Dự án khách sạn - sân golf Hoàng Đồng; Khu du lịch sinh\r\nthái Emer Hill Quảng Lạc, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn một cách đồng bộ.
\r\n\r\n+ Đầu tư tạo cảnh quan, môi trường\r\ndu lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm (khu vực động Tam Thanh, Nhị\r\nThanh, Thành nhà Mạc…), đặc biệt là xử lý các chất thải, nước thải khu vực di\r\ntích và bảo vệ môi trường.
\r\n\r\n- Tại huyện Bắc Sơn, Bình Gia,\r\nVăn Quan:
\r\n\r\n+ Nghiên cứu, thiết kế, triển\r\nkhai đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp nghỉ\r\ndưỡng vườn cam, quýt, bưởi, hồ nước; dòng suối hoa thuộc địa bàn xã Long Đống -\r\nBắc Quỳnh tại thung lũng Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn); Du lịch leo núi, chinh phục đỉnh\r\ncao (đỉnh núi Nà Lay, Khau Kiêng, Bắc Sơn); Du lịch tham quan, dã ngoại, vui\r\nchơi giải trí cuối tuần (Suối Mỏ Mắm, hang Hú, thung lũng hoa …); Du lịch sinh\r\nthái, nghỉ dưỡng hồ, câu cá, dã ngoại, chèo thuyền (hồ Vũ Lăng, hồ Pác Mỏ - Bắc\r\nSơn);
\r\n\r\nKhu du lịch sinh thái Nghỉ dưỡng\r\nhồ Bản Nầng - huyện Văn Quan.
\r\n\r\n+ Triển khai dự án Khu di tích\r\nquốc gia đặc biệt khởi nghĩa Bắc Sơn; đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các điểm du lịch\r\ngắn với văn hóa, lịch sử cách mạng: Tham quan hệ thống di tích lịch sử cách mạng,\r\nbảo tàng tại Bắc Sơn, hệ thống hang động gắn với các di chỉ khảo cổ ở Bình Gia\r\n(hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng, Bình Gia) nghiên cứu, du lịch cộng đồng,\r\ntìm hiểu văn hóa lối sống của các dân tộc, ẩm thực, lễ hội độc đáo như Ná Nhèm\r\n(Bắc Sơn), Phài Lừa (Bình Gia)…
\r\n\r\n- Tại huyện Cao Lộc, Văn Lãng,\r\nTràng Định.
\r\n\r\n+ Đầu tư phát triển các điểm du\r\nlịch tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử Chiến thắng đường số 4 (huyện Tràng Định),\r\nkhu lưu niệm Hoàng Văn Thụ (huyện Văn Lãng); triển khai Dự án tôn tạo và phát\r\nhuy giá trị di tích Địa điểm Thủy Môn Đình, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc...
\r\n\r\n+ Triển khai đầu tư dự án khu\r\ndu lịch Xứ Lạng Thủy Vân Sơn; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch\r\nphục vụ tham quan cảnh quan hồ (Thác Xăng, Văn Lãng; Bắc La, Tràng Định), hang\r\nđộng, thể thao leo núi.
\r\n\r\n- Tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng.
\r\n\r\n+ Triển khai đầu tư dự án Xây dựng\r\nđền thờ Chi Lăng giai đoạn 1; nghiên cứu, thiết kế, đầu tư triển khai dự án Khu\r\ndu lịch sinh thái vườn na và các sản phẩm nông nghiệp kết hợp tham quan Di tích\r\nlịch sử Quốc gia đặc biệt Chi Lăng (huyện Chi Lăng).
\r\n\r\n+ Triển khai đầu tư điểm du lịch\r\ncộng đồng Hữu Liên (huyện Hữu Lũng) đạt tiêu chuẩn điểm du lịch cộng đồng\r\nASEAN.
\r\n\r\n+ Thu hút đầu tư dự án Khu du lịch\r\nsinh thái cộng đồng thảo nguyên Khau Slao (huyện Chi Lăng)
\r\n\r\n+ Đầu tư các điểm du lịch gắn với\r\ntài nguyên văn hóa (Khu di tích quốc gia đặc biệt Chi Lăng và hệ thống các\r\nđình, đền, chùa, lễ hội...); Du lịch gắn với tài nguyên tự nhiên (khu bảo tồn tự\r\nnhiên Hữu Liên, leo núi Yên Thịnh, Hữu Lũng...).
\r\n\r\n- Tại huyện Lộc Bình và Đình Lập.
\r\n\r\n+ Đầu tư dự án khu du lịch sinh\r\nthái Bản Khiếng - huyện Lộc Bình; triển khai, hoàn thiện dự án quần thể du lịch\r\nsinh thái, cáp treo Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng\r\nhồ Khuổi In, huyện Đình Lập.
\r\n\r\n+ Thu hút đầu tư xây dựng và\r\nphát triển điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Bản Lải; Du lịch tham quan thắng\r\ncảnh núi, đường biên, vui chơi giải trí, thể thao cuối tuần (Mẫu Sơn, suối Háng\r\nCáu, thác Khuôn Van, Bản Khiếng, suối Long Đầu...)Tham quan, tìm hiểu di tích lịch\r\nsử, văn hóa ở Đình Lập, Lộc Bình...
\r\n\r\n6. Tăng cường\r\nliên kết phát triển du lịch
\r\n\r\nTăng cường liên kết, khai thác\r\ntối đa lợi thế tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng\r\n- Quảng Ninh. Duy trì, tăng cường kết nối và mở rộng hợp tác về phát triển du lịch\r\nvới các đối tác: Quảng Tây và một số địa phương khác của Trung Quốc, Hàn Quốc,\r\nNhật Bản, Pháp...; kêu gọi, tận dụng các nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc\r\ntế đang hợp tác với tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng các mô\r\nhình điểm du lịch và đào tạo nhân lực. Tổ chức các chương trình giới thiệu về\r\ndu lịch Lạng Sơn ở nước ngoài đặc biệt là ở những thị trường mục tiêu như Trung\r\nQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp,... trong chương trình hoạt động đối\r\nngoại của tỉnh và các hoạt động đối ngoại của Trung ương.
\r\n\r\nTăng cường hợp tác với các tỉnh\r\ntham gia liên kết trong khuôn khổ Chương trình du lịch “Qua những miền di sản\r\nViệt Bắc”; tiếp tục triển khai thỏa thuận hợp tác, mở rộng liên kết phát triển\r\ndu lịch giữa tỉnh Lạng Sơn với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh, thành\r\nphố trong cả nước; hình thành các tuyến “du lịch xanh”, “du lịch đỏ”, kết nối\r\ntour với các đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế, các địa phương có thị trường\r\nlớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh… để đưa khách đến với Lạng\r\nSơn. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương; giữa các khu, điểm du lịch; giữa\r\ncác doanh nghiệp du lịch trong tỉnh Lạng Sơn để xây dựng các chương trình du lịch,\r\nsản phẩm chung của toàn tỉnh. Việc hợp tác này sẽ làm đa dạng hóa các sản phẩm\r\ndu lịch và tăng thêm khả năng cạnh tranh của du lịch Lạng Sơn trên thị trường\r\ntrong nước và quốc tế.
\r\n\r\nPhát huy vai trò của Hiệp hội\r\ndu lịch tỉnh để đảm bảo là cầu nối giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các\r\ncơ quan quản lý nhà nước.
\r\n\r\n7. Bảo tồn\r\ntài nguyên, môi trường; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
\r\n\r\nKhuyến khích, hỗ trợ các cơ sở\r\nhoạt động du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (năng lượng mặt\r\ntrời, năng lượng gió, sử dụng công nghệ sạch…). Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường,\r\ncần thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại các khu điểm\r\ndu lịch trên địa bàn; thu phí, xử phạt... về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở\r\nhoạt động trong khu du lịch theo đúng quy định của Nhà nước.
\r\n\r\nĐầu tư xây dựng các cơ sở thu\r\ngom rác thải đồng bộ và phù hợp với quy hoạch. Song song với việc đầu tư xây dựng\r\ncơ sở vật chất kỹ thuật, cần tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử\r\nlý chất thải tại Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơnvà các khu, điểm du lịch khác đã\r\nđược định hướng phát triển nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần làm gia\r\ntăng giá trị tài nguyên du lịch và phát triển bền vững.
\r\n\r\nTuyên truyền, giáo dục đến cộng\r\nđồng, đến các doanh nghiệp và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du\r\nlịch (cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội), qua đó nâng cao ý\r\nthức của người dân, doanh nghiệp và khách du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên\r\nvà môi trường.
\r\n\r\nTăng cường công tác thanh tra,\r\nkiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên đất,\r\nnước, bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú du lịch, tại các khu điểm du lịch...\r\nXây dựng bổ sung nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch.
\r\n\r\nXây dựng các kế hoạch: ứng phó\r\nthảm họa môi trường; ứng phó với thảm họa trong các sự kiện văn hóa - lễ hội, sự\r\nkiện thể thao lớn và hoạt động du lịch... theo kế hoạch phòng thủ dân sự của tỉnh\r\nđể chủ động ứng phó hiệu quả với các thảm họa xảy ra trên địa bàn tỉnh…
\r\n\r\nQuán triệt và triển khai thực\r\nhiện tốt chủ trương kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng trong lĩnh vực du lịch;\r\nxác định rõ khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn tại các khu vực\r\ncông trình quốc phòng và khu dân sự; lấy ý kiến thẩm định về quốc phòng trong\r\nquy hoạch, đề án, dự án đầu tư về du lịch; xây dựng các dự án du lịch (nhất là\r\ndự án cải tạo, sử dụng hang động tự nhiên đang sử dụng vào mục đích du lịch),\r\ncó tính lưỡng dụng sẵn sàng sử dụng mục đích quốc phòng khi có tình huống.
\r\n\r\nBảo đảm an ninh, an toàn cho du\r\nkhách và trật tự an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch, các sự kiện lớn của\r\nngành du lịch; tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của\r\nngười nước ngoài trên địa bàn; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về\r\nan ninh, trật tự hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
\r\n\r\n\r\n\r\nKinh phí thực hiện từ các nguồn:
\r\n\r\n- Nguồn Ngân sách Nhà nước theo\r\nphân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước hiện hành (theo từng giai đoạn và từng\r\nnăm);
\r\n\r\n- Nguồn xã hội hóa huy động từ\r\ncác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
\r\n\r\n- Các nguồn thu hợp pháp khác\r\n(nếu có);
\r\n\r\n- Phối hợp lồng ghép các nguồn\r\nvốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án triển khai trên địa\r\nbàn để phát triển du lịch.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể\r\ntỉnh; UBND các huyện, thành phố căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong kế hoạch,\r\nnghiên cứu, quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện\r\nđảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả; định kỳ hàng năm các đơn vị lập báo cáo đánh\r\ngiá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng\r\nhợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/12.
\r\n\r\n2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch\r\nlà cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh theo dõi, có trách nhiệm tổng hợp, đôn đốc\r\ncác cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại kế hoạch này; chủ\r\ntrì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu\r\nquả kế hoạch; tổng hợp các ý kiến tham gia, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét điều\r\nchỉnh, bổ sung kế hoạch trong quá trình thực hiện.
\r\n\r\n3. Trên cơ sở dự toán do các cơ\r\nquan đơn vị được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch xây dựng, Sở Tài chính chủ trì, phối\r\nhợp với cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, thẩm định, căn cứ khả năng ngân sách\r\ntham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo Kế hoạch được phê duyệt.
\r\n\r\n(Có\r\nphụ lục các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch kèm theo)
\r\n\r\nTrong quá trình triển khai thực\r\nhiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị tổng hợp, đề xuất giải pháp gửi Sở\r\nVăn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN TỈNH | \r\n
\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n
[1]\r\nKhu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Emer Hill, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng\r\nthác Bản Khiếng, Khu du lịch sinh thái, cộng đồng Hữu Liên;
\r\n\r\n[2]\r\nDu lịch gắn với sông Kỳ Cùng (TP. Lạng Sơn); điểm du lịch sinh thái Tát Pai, xã\r\nĐồng Ý, điểm du lịch sinh thái Tiến Hậu, xã Nhất Tiến, điểm du lịch sinh thái\r\nTân Hương (huyện Bắc Sơn); điểm du lịch sinh thái văn hóa dân tộc Hồ Nong Dùng\r\n(xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng); Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xã Hồ Bản Nầng\r\n(huyện Văn Quan); Điểm du lịch hồ Thác Xăng (huyện Văn Lãng); điểm du lịch hồ Bắc\r\nKhê (huyện Tràng Định); Khu nghỉ dưỡng cánh đồng hoa Nhung Ngọc Linh (huyện Cao\r\nLộc)
\r\n\r\n[3]\r\nHoan Trung 1, Đông Đằng (huyện Bắc Sơn); Thác Xăng - Thác Mây (huyện Văn Lãng),\r\nHải Yến (huyện Cao Lộc), Pò Kít (huyện Lộc Bình), Lân Luông (huyện Bình Gia);\r\nLiên Hội (Văn Quan).
\r\n\r\nFile gốc của Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2022 thực hiện “Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030” giai đoạn 2022-2025 đang được cập nhật.
Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2022 thực hiện “Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030” giai đoạn 2022-2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Số hiệu | 198/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành | 2022-09-19 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-19 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |