\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 174/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 23 tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Căn cứ Quyết định số 1258/QĐ-UBND\r\nngày 12/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch\r\ntriển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Bà Rịa -\r\nVũng Tàu giai đoạn 2021-2030;
\r\n\r\nKế hoạch số 176/KH-UBND ngày\r\n31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số\r\n1472/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch\r\ntriển khai thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của\r\nQuốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính\r\nsách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày\r\n26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực\r\nhiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em;
\r\n\r\nQuyết định số 1826/QĐ-UBND ngày\r\n07/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động về “Phòng, chống\r\nbạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020-2025”;
\r\n\r\nQuyết định số 3699/QĐ-UBND, ngày\r\n08/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện\r\nChương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu\r\ngiai đoạn 2021-2030;
\r\n\r\nQuyết định số 2667/QĐ-UBND, ngày\r\n06/09/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình\r\nphòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của\r\npháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
\r\n\r\nQuyết định số 1118/QĐ-UBND ngày\r\n06/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ\r\ntrẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng\r\nđồng giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
\r\n\r\nQuyết định số 1119/QĐ-UBND ngày\r\n06/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề\r\nán chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia\r\nđình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2019 - 2025;
\r\n\r\nQuyết định số 3139/QĐ-UBND ngày\r\n19/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án vận động\r\nnguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống\r\ntại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc\r\nhộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
\r\n\r\nCông văn số 7402/UBND/UBND-VP ngày 26/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Triển khai thực hiện\r\nQuyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định\r\ntiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ\r\nem;
\r\n\r\nQuyết định số 1881/QĐ-UBND ngày\r\n30/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện tiêu chí Ngôi\r\nnhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh;
\r\n\r\nỦy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng\r\nTàu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm\r\n2023 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục đích
\r\n\r\nTăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của\r\ncác cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ\r\nem. Tạo mọi điều kiện thuận lợi đê trẻ em có cơ hội phát triển một cách toàn diện\r\nvề mọi mặt, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em. Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện với trẻ em. Chủ\r\nđộng phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng\r\ntrẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trẻ\r\nem có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng\r\nvà có cơ hội phát triển.
\r\n\r\n2. Yêu cầu
\r\n\r\nPhát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi\r\ncơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.\r\nCác hoạt động phải cụ thể, khả thi, bám sát nội dung Kế hoạch.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\na) Nội dung truyền thông
\r\n\r\n- Các chủ trương, chính sách, pháp luật\r\ncủa Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (Luật Trẻ em năm\r\n2016; Bộ Luật Lao động năm 2019 (các quy định về lao động trẻ em)); Luật Phòng\r\nchống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới; Chỉ thị số 20-CT/TW\r\nvề “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo\r\nvệ trẻ em trong tình hình mới”; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường\r\ngiáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Thông\r\ntư số 09/2018/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi\r\nHIV/AIDS,...
\r\n\r\n- Tuyên truyền các quyền của trẻ em;\r\nkỹ năng phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích, sử dụng, bóc lột lao động\r\ntrẻ em; chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em, trẻ em khuyết tật, trẻ\r\nem bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác; kiến thức về\r\nchăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời và các nội dung\r\nthuộc chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em khác.
\r\n\r\n- Truyền thông về Tổng đài điện thoại\r\nquốc gia bảo vệ trẻ em số 111 và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa\r\nphương, Đường dây nóng 24/7 của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, nhà tạm lánh, địa\r\nchỉ tin cậy.
\r\n\r\nb) Hình thức truyền thông
\r\n\r\n- Tổ chức hội nghị, diễn đàn, tọa\r\nđàm, hội thi,...; lồng ghép kiến thức,\r\nkỹ năng bảo vệ trẻ em vào hoạt động của các cấp, các ngành (nói chuyện chuyên đề,\r\nhội thảo, tập huấn kỹ năng...).
\r\n\r\n- Tăng chuyên trang, chuyên mục,\r\nchuyên đề, phóng sự, thực hiện diễn đàn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với thời lượng\r\nvà khung giờ phù hợp với trẻ em, cha, mẹ, trên các phương tiện truyền thông như\r\nBáo Bà Rịa - Vũng Tàu, báo hình, trang điện tử và Đài phát thanh & truyền\r\nhình của tỉnh và Đài truyền thanh cấp huyện, thị, thành phố và các xã, phường,\r\nthị trấn; tăng cường thông tin, tuyên truyền trên môi trường mạng internet, các\r\ntrang mạng xã hội.
\r\n\r\n- Tài liệu, tờ rơi, pano, áp phích,\r\nbăng rôn, sổ tay, quạt, khẩu trang, bút... cấp phát cho trẻ em, phụ huynh, cộng\r\nđồng dân cư, cộng tác viên, cán bộ làm công tác trẻ em và các ban, ngành, đoàn\r\nthể liên quan.
\r\n\r\n- Chú trọng truyền thông trực tiếp\r\nthông qua đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng.
\r\n\r\n- Tổ chức các chiến dịch truyền\r\nthông, lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em” gắn với hoạt động hè\r\n2023, treo băng rôn tuyên truyền Tháng hành động, tập trung đẩy mạnh các hoạt động\r\ntuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức và vận động sự tham\r\ngia của toàn xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\nc) Đối tượng và phạm vi truyền thông
\r\n\r\n- Truyền thông cho trẻ em, phụ huynh,\r\ncộng đồng dân cư, cán bộ, cộng tác viên làm công tác liên quan đến trẻ em, các\r\nsở, ban, ngành, đoàn thể... Chú trọng vào đối tượng nam giới, người dân tạm\r\ntrú, lưu trú, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề thuộc khu\r\nvực kinh tế phi chính thức.
\r\n\r\n- Phạm vi truyền thông triển khai\r\ntrên toàn tỉnh, ưu tiên các khu vực nhiều nhà máy công nghiệp, khu nhà trọ, cảng\r\ncá...
\r\n\r\n\r\n\r\na) Củng cố hệ thống tổ chức,\r\nnhân lực
\r\n\r\n- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo bảo\r\nvệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các cấp, nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã\r\ntrở thành các tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em.
\r\n\r\n- Thường xuyên rà soát, kiện toàn,\r\nnâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên làm công tác trẻ em tại cơ sở (đáp ứng\r\nvề chuyên môn, tinh thần trách nhiệm) nhằm phát huy tối đa vai trò, hiệu quả\r\ntrong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n- Xây dựng nhóm nòng cốt trẻ em tại cấp\r\nxã để nhân rộng hiệu quả tuyên truyền, giúp các em phát huy vai trò tuyên truyền\r\ncho chính bạn bè trong lớp, trường, địa phương mình.
\r\n\r\nb) Nâng cao năng lực quản lý\r\nnhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em
\r\n\r\n- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng\r\nvề chuyên môn, nghiệp vụ; trong đó đặc biệt lưu ý đến hệ thống cán bộ cơ sở,\r\nchuyên trách, cộng tác viên.
\r\n\r\n- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng\r\ncao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo\r\nvệ, chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến cơ sở (tập huấn các chính sách, pháp luật liên\r\nquan đến trẻ em; kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, mô hình về\r\nbảo vệ chăm sóc trẻ em; kỹ năng cơ bản làm việc với trẻ em, kỹ năng điều tra\r\nthân thiện khi làm việc với trẻ em; kiến thức cơ bản về hệ thống bảo vệ trẻ em; hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ\r\nem; công tác tiếp cận trẻ em và gia đình, quản lý trường hợp, thống kê, quản\r\nlý, theo dõi, phân loại các nhóm trẻ em; phần mềm quản lý\r\nthông tin trẻ em và sổ theo dõi trẻ em trong gia đình; quy\r\ntrình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại; quy trình trợ giúp trẻ em\r\nbị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS...);
\r\n\r\n- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ,\r\ncông chức, viên chức,... làm công tác trẻ em tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn,\r\ndiễn đàn... do Trung ương, địa phương tổ chức hoặc đi học tập, trao đổi kinh\r\nnghiệm các mô hình tiêu biểu tại các tỉnh bạn.
\r\n\r\n- Tăng cường kiểm tra, giám sát, khảo\r\nsát nắm tình hình và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em, các\r\nchương trình, đề án về trẻ em và bảo đảm quyền trẻ em ở địa\r\nphương, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở\r\ngiáo dục mầm non về tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động, bảo đảm an toàn, phòng ngừa\r\nbạo lực, xâm hại và tai nạn thương tích trẻ em. Chú trọng vào các vấn đề nổi cộm như xâm hại trẻ\r\nem, tai nạn thương tích trẻ em, lao động trẻ em...kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n3. Duy trì và\r\nphát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
\r\n\r\n- Tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống\r\ncung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em kết nối với các dịch vụ công tác xã hội, bảo trợ\r\nxã hội, y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý nhằm đáp ứng việc bảo vệ trẻ em ở cả\r\n03 cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp), đặc biệt Trung tâm công tác xã hội\r\nvà Bảo trợ trẻ em tỉnh, Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện, Điểm tư vấn, tham vấn\r\nbảo vệ trẻ em tại cộng đồng, Văn phòng hoặc điểm tham vấn trong trường học\r\ntrong công tác tư vấn và thực hiện quyền trẻ em. Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh\r\ncộng đồng tại các địa phương.
\r\n\r\n\r\n\r\nHuy động các nguồn lực xã hội nhằm đảm\r\nbảo trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn được chăm sóc và bảo vệ một cách tốt\r\nnhất:
\r\n\r\n- Về giáo dục:\r\nthực hiện miễn giảm học phí theo quy định, tặng học bổng, phương tiện và dụng cụ\r\nhọc tập... tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn được đến\r\ntrường.
\r\n\r\n- Hỗ trợ học nghề và trợ giúp việc\r\nlàm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn theo quy định của pháp luật nhằm\r\ngiúp cho các em có thu nhập ổn định sớm hòa nhập cộng đồng.
\r\n\r\n- Hỗ trợ chăm\r\nsóc sức khỏe: hỗ trợ khám sàng lọc khuyết tật, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi\r\nchức năng, thẻ bảo hiểm y tế.. cho trẻ em khuyết tật và trẻ\r\nem có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn khác.
\r\n\r\n- Hỗ trợ dinh dưỡng: hỗ trợ sữa cho\r\ntrẻ em từ nguồn huy động; thực hiện đầy đủ, đúng chế độ nuôi dưỡng đối với trẻ\r\nem tại các cơ sở trợ giúp xã hội
\r\n\r\n- Hỗ trợ tâm lý:\r\nTư vấn, tham vấn tại chỗ hoặc chuyển trẻ em đến tư vấn, trị\r\nliệu tại các cơ sở chuyên sâu về tâm lý.
\r\n\r\n- Tìm gia đình chăm sóc thay thế, cho làm con nuôi, hoặc tạo điều kiện cho các em hòa nhập cộng đồng\r\nkhi đủ điều kiện đối với trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội; chuyển đến cơ sở\r\ndịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội (trường hợp trẻ em cần bảo vệ\r\nkhẩn cấp);
\r\n\r\n- Thực hiện đầy\r\nđủ, kịp thời các chính sách trợ cấp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,\r\nkhó khăn theo quy định.
\r\n\r\n- Kết nối các\r\nchương trình hỗ trợ sinh kế cho gia đình của trẻ em.
\r\n\r\n- Bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý:\r\nBao gồm các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại và hỗ trợ trẻ em và gia\r\nđình các thủ tục pháp lý.
\r\n\r\n- Bố trí ngân\r\nsách, vận động và sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn lực dành cho trẻ em; ưu tiên\r\nnguồn lực để bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu\r\nsố, trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em\r\ncó nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
\r\n\r\n5. Triển khai Kế\r\nhoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
\r\n\r\nTriển khai thực hiện có hiệu quả các\r\nnhiệm vụ tại Quyết định số 1826/QĐ-UBND ngày 07/7/2020 về Kế hoạch hành động về\r\n“Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em động tỉnh\r\nBà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020-2025”, cụ thể:
\r\n\r\n- Nâng cao nhận thức và vận động xã hội\r\nvề phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em;
\r\n\r\n- Phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ,\r\ncan thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong các cơ sở giáo dục;
\r\n\r\n- Cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng\r\ncao năng lực của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;
\r\n\r\n- Tiếp nhận khám, chữa bệnh, phòng ngừa\r\nvà hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục;
\r\n\r\n- Tăng cường công tác điều tra thân\r\nthiện đối với trẻ em;
\r\n\r\n- Thực hiện hiệu quả Kế hoạch phối hợp\r\ngiữa các sở, ngành, đoàn thể liên quan trong việc tiếp nhận thông tin, can thiệp,\r\ntrợ giúp kịp thời các trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại đảm bảo cho các\r\nem được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc phục hồi, hòa nhập với gia\r\nđình, cộng đồng và Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp đối với các trường hợp\r\ntrẻ em bị xâm hại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
\r\n\r\n6. Triển khai các\r\nhoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
\r\n\r\na) Tiếp tục triển khai thực hiện\r\ncác mô hình phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em
\r\n\r\n- Mô hình “Ngôi nhà an toàn phòng, chống\r\ntai nạn, thương tích cho trẻ em”:
\r\n\r\n+ Tổ chức kiểm định, đánh giá và công\r\nnhận việc thực hiện tiêu chí “Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương\r\ntích trẻ em”.
\r\n\r\n+ Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia\r\nđình có trẻ em khắc phục, sửa chữa, loại bỏ những nguy cơ gây tai nạn, thương\r\ntích trẻ em tại gia đình.
\r\n\r\n- Tiếp tục triển khai mô hình Trường\r\nhọc an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các trường mầm non,\r\ntrường tiểu học, trung học cơ sở:
\r\n\r\n+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa\r\ntrang bị kỹ năng sống cho học sinh phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
\r\n\r\n+ Thường xuyên kiểm tra, rà soát, cải\r\ntạo môi trường học tập, vui chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ\r\ntai nạn, thương tích trong trường học.
\r\n\r\n+ Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn\r\nTrường học an toàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các trường học\r\nđạt tiêu chuẩn Trường học an toàn phòng, chống tai nạn,\r\nthương tích trẻ em.
\r\n\r\n- Mô hình xã, phường, thị trấn đạt cộng\r\nđồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:
\r\n\r\n+ Thực hiện rà soát, kiểm tra phát hiện\r\nkịp thời các khu vực, địa điểm thường xảy ra hoặc có nguy cơ gây tai nạn,\r\nthương tích cho trẻ em (công trình xây dựng, ao, hồ, sông, suối...) nhằm chủ động\r\ncó biện pháp phòng ngừa, khắc phục như làm rào chắn, nắp đậy, cắm biển cảnh\r\nbáo.
\r\n\r\n+ Tăng cường tập huấn hướng dẫn kỹ\r\nnăng phòng ngừa tai nạn thương tích cho giáo viên, học sinh trên địa bàn tỉnh\r\nvà năng lực y tế cơ sở để tiếp nhận các trường hợp bị tai\r\nnạn thương tích, tổ chức tư vấn cho các gia đình và trẻ em kiến thức, kỹ\r\nnăng phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em.
\r\n\r\n+ Triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm\r\ntra, đánh giá mô hình xã, phường, thị trấn đạt cộng đồng an toàn phòng, chống\r\ntai nạn, thương tích trẻ em ngay khi có hướng dẫn cụ thể từ Trung ương.
\r\n\r\nb) Phòng, chống tai nạn giao\r\nthông đường bộ cho trẻ em
\r\n\r\nCác sở, ban, ngành, đoàn thể, địa\r\nphương phối hợp triển khai vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân sử dụng\r\ncác trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ như: mũ\r\nbảo hiểm, dây đai an toàn, ghế ngồi an toàn. Cung cấp kiến thức, kỹ năng, các\r\nquy định an toàn giao thông đường bộ cho cha mẹ, trẻ em tại trường học, cơ sở\r\nnuôi dưỡng trẻ em và cộng đồng. Nhân rộng các mô hình an toàn giao thông đường\r\nbộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn, các mô hình can thiệp giảm thiểu\r\nnguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại khu vực có tập trung đông trẻ\r\nem.
\r\n\r\nc) Phòng, chống đuối nước cho\r\ntrẻ em
\r\n\r\n- Tổ chức các lớp trang bị kỹ năng\r\nbơi an toàn, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng cứu đuối cho trẻ em\r\ntiểu học, trung học cơ sở.
\r\n\r\n- Thực hiện các can thiệp tạo môi trường\r\nan toàn: rà soát các khu vực thường xảy ra tai nạn thương tích hoặc có nguy cơ\r\nxảy ra tai nạn thương tích để có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời bảo đảm\r\nan toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ hè, mùa mưa bão cụ thể như làm rào chắn, biển\r\ncảnh báo tại hố nước, hố ga, hồ ao, sông suối, các khu vực\r\nnước sâu, nguy hiểm,...
\r\n\r\n- Tuyên truyền cho trẻ em sử dụng áo phao,\r\nphao bơi khi đi tắm ở biển, áo hồ sông, suối, khi tham gia giao thông đường thủy\r\nvà các hoạt động vui chơi trong môi trường nước. Thí điểm mô hình tuyên truyền\r\nbằng loa phát thanh không dây tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn,\r\nthương tích cho trẻ em.
\r\n\r\n- Tích cực vận động các nguồn kinh\r\nphí tài trợ cho các hoạt động phòng, chống đuối nước tại địa phương như trang bị\r\nhồ bơi di động, phổ cập bơi miễn phí...
\r\n\r\nd) Phòng chống các loại tai nạn,\r\nthương tích khác ở trẻ em
\r\n\r\n- Thực hiện các quy định, tiêu chuẩn,\r\ntiêu chí về an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng,\r\ntrường học đặc biệt tại các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng. Kiểm\r\ntra, thanh tra việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn phòng,\r\nchống rơi, ngã cho trẻ em nhất là tại các công trình xây dựng,\r\nchung cư, nhà cao tầng.
\r\n\r\n- Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ,\r\nnguyên nhân tự tử ở trẻ em. Thực hiện các quy định pháp luật, chính sách về cung\r\ncấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, giáo dục kỹ năng sống cho\r\ntrẻ em. Cung cấp, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và trẻ em\r\ncác kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa tự tử ở trẻ em; phát hiện sớm và theo dõi,\r\nhỗ trợ, các trường hợp trẻ em có nguy cơ tự tử.
\r\n\r\n7. Triển khai\r\nphòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em
\r\n\r\n- Tăng cường công tác phòng ngừa,\r\nphát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành\r\nlao động trẻ em. Đặc biệt rà soát chặt chẽ tình trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ\r\nlao động kiếm sống trên địa bàn, kịp thời can thiệp và có biện pháp hỗ trợ nếu\r\nphát hiện tình trạng trẻ em bị lợi dụng hoặc bị buộc phải lao động.
\r\n\r\n- Hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có\r\nnguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương\r\ntrình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề\r\nphù hợp.
\r\n\r\n- Nghiên cứu xây dựng và triển khai\r\ncác mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em phù hợp với tình hình thực tế\r\ntại địa phương.
\r\n\r\n8. Triển khai các\r\nhoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em
\r\n\r\n- Tổ chức các Diễn đàn trẻ em các cấp\r\nnhằm tạo điều kiện cho trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc để cơ\r\nquan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về những vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến\r\ntrẻ em.
\r\n\r\n- Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô\r\nhình “Câu lạc bộ quyền trẻ em” tại các huyện, thị xã, thành phố và trong trường\r\nhọc.
\r\n\r\n- Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho\r\ntrẻ em tổ chức các chương trình hoạt động tự khởi xướng và thực hiện nhằm giải\r\nquyết các nhu cầu của trẻ em, đồng thời nâng cao năng lực sử dụng, ứng dụng\r\ncông nghệ thông tin trong cuộc sống như mô hình “Công dân số tương lai”....
\r\n\r\n9. Triển khai xây\r\ndựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em
\r\n\r\nTiếp tục lồng ghép việc xây dựng xã,\r\nphường, thị trấn phù hợp trẻ em với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng\r\nđời sống văn hóa khu dân cư”, cuộc vận động “Xây dựng nông\r\nthôn mới” và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nhằm\r\ngiảm thiểu mức thấp nhất tình trạng trẻ em bị bóc lột, bị xâm hại và tai nạn\r\nthương tích, bảo đảm cho tất cả trẻ em đều được bảo vệ an toàn và có cơ hội\r\nphát triển một cách toàn diện cả về thể chất, nhận thức và nhân cách.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tiếp tục điều tra thu thập số\r\nliệu, phân loại, đánh giá nhu cầu của trẻ em khuyết tật từ đó xây\r\ndựng cơ sở dữ liệu về trẻ em khuyết tật.
\r\n\r\n- Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ bảo vệ,\r\nchăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và xây dựng mạng lưới kết nối\r\ndịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n- Trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp\r\ncận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng về\r\nchăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, phục hồi chức năng, giáo dục nghề nghiệp,\r\ntư vấn tâm lý, bảo vệ trẻ em và hòa nhập cộng đồng.
\r\n\r\n- Thí điểm triển khai các mô hình hỗ\r\ntrợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ\r\nem tại cộng đồng.
\r\n\r\n11. Triển khai\r\nhoạt động chăm sóc toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời
\r\n\r\n- Nghiên cứu, xây dựng và tham gia\r\ncác chính sách về chăm sóc và phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời.
\r\n\r\n- Tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho cha\r\nmẹ, người chăm sóc trẻ em các kiến thức kỹ năng chăm sóc\r\nphát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi. Xây dựng Chươmg trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những\r\nnăm đầu đời.
\r\n\r\n- Phát triển các dịch vụ chăm sóc\r\ntoàn diện trẻ em phù hợp với nhu cầu phát triển và độ tuổi của trẻ. Ưu tiên tư\r\nvấn, hướng dẫn việc chăm sóc trẻ em trong 03 năm đầu đời và phụ nữ mang thai, hỗ\r\ntrợ giáo dục sớm, chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh, bảo\r\nđảm phúc lợi xã hội và bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực.
\r\n\r\n- Xây dựng cơ chế phối hợp liên\r\nngành, mạng lưới kết nối chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn\r\ndiện trẻ em những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng. Thí điểm triển khai\r\ncác mô hình về chăm sóc toàn diện trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tăng cường công tác truyền thông, vận\r\nđộng các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp\r\nnhân dân đóng góp nguồn lực, cùng Nhà nước thực hiện các mục tiêu vì trẻ em,\r\nxây dựng các công trình phúc lợi, các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Tập\r\ntrung ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ\r\nnghèo, cận nghèo, trẻ em là người dân tộc thiểu số. Sử dụng nguồn lực một cách\r\ncông khai, minh bạch.
\r\n\r\n- Phát triển hoạt động của Quỹ\r\nbảo trợ trẻ em các cấp nhằm vận động nguồn lực thực hiện quyền trẻ\r\nem, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và giải quyết các vấn đề về trẻ em ở\r\nđịa phương.
\r\n\r\n13. Công tác kiểm\r\ntra, giám sát và duy trì vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em
\r\n\r\n- Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm\r\ntra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về trẻ em và thực hiện\r\ncác nội dung Kế hoạch thực hiện các chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;\r\nphòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích,...
\r\n\r\n- Duy trì, vận hành hệ thống cơ sở dữ\r\nliệu, thu thập và cập nhật thông tin và quản lý tình hình về trẻ em để cung cấp\r\nnguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, chăm\r\nsóc trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\nTừ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ;\r\nkinh phí địa phương trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên giao hàng năm\r\ntheo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá\r\nnhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
\r\n\r\nGiao sở Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội làm đầu mối tổng hợp chung kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài\r\nchính thẩm định bố trí kinh phí theo quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Lao động-Thương\r\nbinh và Xã hội
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các ngành\r\nliên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ,\r\nchăm sóc trẻ em và các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em.
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban\r\nngành tổ chức “Tháng hành động vì trẻ em năm 2023”.
\r\n\r\n- Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể\r\nliên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo\r\nvệ, chăm sóc trẻ em và triển khai các hoạt động, tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ\r\nem nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng được thực hiện đầy đủ\r\nquyền của trẻ em, được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý,\r\ncung cấp kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp,\r\ncác ngành, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em.
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,\r\nngành, đoàn thể tổ chức thanh tra, kiểm tra, khảo sát liên ngành, chuyên đề về\r\ntrách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc\r\ntrẻ em...
\r\n\r\n- Thực hiện tổng hợp báo cáo công tác\r\nbảo vệ, chăm sóc trẻ em định kỳ 06 tháng và 01 năm.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Xây dựng và tổ chức triển khai thực\r\nhiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành thuộc chương trình, đề án chăm sóc,\r\ngiáo dục và bảo vệ trẻ em.
\r\n\r\n- Triển khai các giải pháp nhằm giảm\r\nthiểu tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ\r\nem thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn; duy trì và mở rộng các trường bán\r\ntrú.
\r\n\r\n- Triển khai việc phối hợp giữa nhà\r\ntrường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục lối sống\r\nvăn hóa, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Tăng cường các\r\nchương trình giáo dục về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục giới\r\ntính... cho học sinh; giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho giáo viên,\r\ncha mẹ học sinh và học sinh.
\r\n\r\n- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,\r\nthân thiện, không có bạo lực; Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan\r\ntriển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ, can\r\nthiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong các cơ sở giáo dục; Xây\r\ndựng mô hình trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
\r\n\r\n- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng\r\ncao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh về\r\nquyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; thực hiện và phát triển mô\r\nhình đối thoại học đường để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong trường học;\r\nmô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường học.
\r\n\r\n- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa\r\nbàn tỉnh lồng ghép chương trình giáo dục về bảo vệ, chăm sóc và chống kỳ thị,\r\nphân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ giảng\r\ndạy và học sinh; giáo dục kỹ năng hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,\r\nkhó khăn; thực hiện các chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học\r\ntập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị khuyết tật.
\r\n\r\n- Chủ trì triển khai cung cấp các dịch\r\nvụ giáo dục phù hợp với trẻ em khuyết tật; hướng dẫn các dịch vụ giáo dục phù hợp\r\ncho trẻ em khuyết tật, triển khai mô hình giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng,\r\nmô hình hỗ trợ giáo dục cho trẻ em khuyết tật tại gia đình\r\ntheo chức năng của ngành.
\r\n\r\n- Chủ trì triển khai hỗ trợ giáo dục\r\nphù hợp cho trẻ em đến 8 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; giới thiệu các dịch\r\nvụ hỗ trợ cha mẹ chăm sóc, giáo dục toàn diện trẻ em, kỹ năng phát hiện các rối\r\nnhiễu tâm trí ở trẻ; hướng dẫn phát triển các trung tâm giáo dục đặc biệt dành\r\ncho trẻ em gặp các vấn đề về tâm lý, phát triển; tập huấn giáo viên về phát triển\r\ntoàn diện cho trẻ em; triển khai thí điểm các mô hình theo chức năng của ngành.
\r\n\r\n- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên\r\ntrách nhiệm bảo vệ trẻ em; phòng ngừa, xử lý kịp thời vụ việc bạo lực, xâm hại\r\ntình dục, tai nạn thương tích trẻ em trong trường học. Thanh tra, kiểm tra\r\nchuyên đề, liên ngành trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phòng chống\r\nbạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong cơ sở giáo dục.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Triển khai và cung cấp các dịch vụ\r\nchăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ em.
\r\n\r\n- Chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở, cơ sở\r\nkhám, chữa bệnh tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh\r\ncho trẻ em dưới sáu tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình\r\nnghèo, cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số; thực hiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ\r\nem bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cung cấp gói dịch vụ điều trị và chăm sóc cơ bản\r\ndành cho trẻ em nhiễm HIV và trẻ phơi nhiễm HIV, tư vấn xét nghiệm HIV...; dịch\r\nvụ hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại tình dục,\r\ntrẻ em bị bạo lực, tai nạn, thương tích. Tiếp nhận khám, chữa bệnh, phòng ngừa\r\nvà hỗ trợ, can thiệp của ngành y tế đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Phối hợp với ngành giáo dục và Đoàn thanh niên các cấp tăng cường\r\ncông tác tuyên truyền giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành\r\nniên.
\r\n\r\n- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ\r\ny tế về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
\r\n\r\n- Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với\r\ncác dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại cộng\r\nđồng; hướng dẫn các dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật\r\nvà công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật; triển khai mô\r\nhình dịch vụ phục hồi chức năng tại gia đình, mô hình tư vấn phát hiện sớm tình\r\ntrạng trẻ em khuyết tật do mắc bệnh hiếm, mắc các bệnh về thần kinh tâm thần\r\ntheo chức năng của ngành.
\r\n\r\n- Phối hợp với các ngành liên quan thực\r\nhiện phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, lồng ghép\r\nphòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trong xây dựng Cộng đồng an toàn của\r\nngành y tế. Thu thập số liệu về tai nạn, thương tích trẻ\r\nem trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền,\r\ngiáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, ứng xử trong gia đình và kỹ năng phòng,\r\nchống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong gia đình, chỉ đạo các địa phương\r\nphối hợp, triển khai công tác phòng, chống xâm hại trẻ em và can thiệp, xử lý kịp\r\nthời các vụ việc có hành vi xâm hại trẻ em trong gia đình.
\r\n\r\n- Nâng cao chất lượng gia đình văn\r\nhóa, gắn với tiêu chí xây dựng “Ngôi nhà an toàn” phòng, chống tai nạn thương\r\ntích cho trẻ em và lồng ghép phong trào “Toàn dân đoàn kết\r\nxây dựng đời sống văn hóa” với “Xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”.
\r\n\r\n- Tăng cường các điểm sinh hoạt, vui\r\nchơi; triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, thể thao\r\ncho trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng; Thanh tra, kiểm\r\ntra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí cho trẻ\r\nem đảm bảo cho trẻ em được tiếp cận môi trường văn hóa an toàn, lành mạnh.
\r\n\r\n- Phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo,\r\nSở Lao động -Thương binh và Xã hội và Tỉnh đoàn phát triển sâu, rộng và nâng\r\ncao chất lượng Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em trong trường\r\nhọc và ngoài cộng đồng.
\r\n\r\n- Hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ\r\nnăng cho gia đình về thực hiện quyền trẻ em; Xây dựng và phát triển mô hình\r\nnhóm gia đình đồng hành cùng trẻ em để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong\r\ngia đình.
\r\n\r\n5. Sở Thông tin\r\nvà Truyền thông
\r\n\r\n- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại\r\nchúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng thời lượng, chất\r\nlượng phát sóng, bài viết, chuyên trang, chuyên mục, đặc biệt trên các trang mạng\r\nxã hội nhằm vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật\r\ncủa Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\nTruyền thông tập trung vào nâng cao\r\nnhận thức, hiểu biết, kỹ năng về bảo vệ trẻ em; biện pháp phòng ngừa, can thiệp,\r\nxử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, pháp luật, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ\r\nem, hệ thống bảo vệ trẻ hiện hành; phổ biến các kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ\r\nem, phòng ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
\r\n\r\n- Thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ\r\nem, thiết lập các kênh thông tin để tiếp nhận, phản ánh thông tin về bảo vệ trẻ\r\nem trên môi trường mạng; bảo đảm quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em\r\ntrong hoạt động thông tin, truyền thông.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm\r\ntra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, các địa điểm cung cấp dịch vụ\r\ntrò chơi điện tử công cộng liên quan đến trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi sản\r\nxuất, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm thông tin dành cho trẻ em có nội dung đồi\r\ntrụy, kích động bạo lực.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrên cơ sở kế hoạch thực hiện được Ủy\r\nban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có\r\nliên quan thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh phí thực hiện trong\r\nkhả năng cân đối ngân sách và quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có\r\nliên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em;\r\nTăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em; Thực hiện chức năng quản lý\r\nNhà nước về công tác nuôi con nuôi, khai sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị\r\ntrong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bà Rịa\r\n- Vũng Tàu năm 2023.
\r\n\r\n- Về nhân sự làm\r\ncông tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã: Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị\r\nxã, thành phố, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã phường, thị trấn tiếp tục bố trí, sắp xếp, giao nhiệm vụ cho công chức Văn hóa - Xã hội\r\ncấp xã để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em”.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhối hợp với các sở, ngành liên quan để thống nhất đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo\r\ndục trẻ em vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -\r\nxã hội của tỉnh hàng năm và từng giai đoạn theo quy định của Trung ương.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Triển khai các hoạt động phòng chống\r\ntai nạn, thương tích trẻ em trong lĩnh vực quản lý như: Tăng cường công tác tuần tra, cứu hộ, cứu nạn tại các bãi biển, lưu ý cắm cờ, biển báo tại các vùng nước xoáy nhằm phát hiện và ứng cứu kịp thời\r\ncác tai nạn thương tích có thể xảy ra; Rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh\r\nlưu trú du lịch có hồ bơi, kinh doanh phương tiện vận chuyển\r\nhành khách du lịch đường thủy đảm bảo đầy đủ quy định an\r\ntoàn cho người sử dụng; Thông tin, cảnh báo cho du khách về các địa điểm nguy\r\ncơ xảy ra tai nạn, thương tích...
\r\n\r\n- Phối hợp triển khai các hoạt động tuyên\r\ntruyền nâng cao nhận thức cho nhân viên quản lý các cơ sở lưu trú, phòng trọ,\r\nkhách sạn nhận diện và cảnh giác với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
\r\n\r\n- Tuyên truyền trong các cơ sở hoạt động\r\nvề lĩnh vực du lịch không sử dụng lao động trẻ em (nhà hàng, khách sạn, khu vui\r\nchơi giải trí, điểm tham quan du lịch...). Phối hợp với các sở, ban ngành liên\r\nquan tăng cường giám sát nhằm phòng ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em trong hoạt động\r\ndu lịch, đặc biệt là nhóm trẻ em bán hàng rong, phục vụ nhà hàng, ăn uống và trẻ\r\nem tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phối hợp với các Sở, ngành, các cấp\r\nthực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, ngăn ngừa trẻ em bị bị xâm hại, trẻ\r\nem nghiện ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật,... công tác tiếp nhận thông tin, xử\r\nlý, can thiệp, hỗ trợ các trường hợp trẻ em bị xâm hại và xây dựng mạng lưới bảo\r\nvệ trẻ em trên môi trường mạng; tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử\r\nlý các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm môi trường an ninh mạng làm ảnh hưởng\r\nđến trẻ em.
\r\n\r\n- Chỉ đạo công an các đơn vị, địa\r\nphương phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên\r\ntruyền về tình hình có liên quan đến bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em hướng đến\r\ncác đối tượng là gia đình có trẻ em, học sinh, đặc biệt là hướng dẫn một số kỹ\r\nnăng nhận biết các dấu hiệu, thủ đoạn của tội phạm và cách thức xử lý tình huống\r\nđể giúp các em (nhất là trẻ em gái) phòng ngừa và nâng cao cảnh giác, tránh các\r\nnguy cơ bị xâm hại.
\r\n\r\n- Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa\r\nnghiệp vụ chuyên biệt đối với loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, mua bán, bắt\r\ncóc, đánh tráo trẻ em; tổ chức tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho lực lượng\r\ncông an các cấp về kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin và điều tra, xử lý tội phạm\r\nxâm hại tình dục, mua bán trẻ em.
\r\n\r\n- Thực hiện triển khai mô hình Phòng\r\nđiều tra thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên theo lộ trình của Bộ\r\nCông an.
\r\n\r\n- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện\r\ncó hiệu quả Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 12/4/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng\r\nTàu về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18\r\ntuổi giai đoạn 2021 - 2025”.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác quản lý nhà nước\r\nvề trật tự, an toàn xã hội. Kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các\r\nhành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, phòng\r\ncháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi\r\nphạm khác về trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
\r\n\r\n\r\n\r\nRà soát tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn\r\ncho trẻ em; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành tiêu chuẩn, tiêu\r\nchí an toàn cho trẻ em ở công trình xây dựng, chung cư, nhà cao tầng.
\r\n\r\n\r\n\r\nRà soát tiêu chuẩn an toàn, phòng ngừa\r\ntai nạn giao thông cho trẻ em; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành\r\ntiêu chuẩn an toàn cho trẻ em đối với các công trình, phương tiện giao thông\r\nđưa đón học sinh.
\r\n\r\n14. Sở Nông nghiệp\r\nvà Phát triển nông thôn
\r\n\r\nTriển khai lồng ghép công tác phòng,\r\nchống đuối nước trẻ em trong phòng, chống thiên tai, bão lũ. Hướng dẫn và quản\r\nlý bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, vật nuôi tại gia đình và cộng đồng để\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
\r\n\r\nTăng cường tuyên truyền nâng cao nhận\r\nthức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh\r\nbắt thủy, hải sản. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ việc thực hiện pháp luật về lao động trẻ em trong\r\nlĩnh vực của ngành phụ trách.
\r\n\r\n15. Sở Tài\r\nnguyên và Môi trường
\r\n\r\nChủ trì, phối hợp với các cơ quan\r\nliên quan tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản\r\n(cát, đá,...) trái phép, tự phát hình thành các ao, hồ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra\r\nđuối nước; tổ chức rà soát, cắm mới các biển cảnh báo nguy hiểm tại các ao, hồ,\r\nsông, suối; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, tránh để xảy ra những tai nạn đuối\r\nnước trẻ em. Chỉ đạo, kiến nghị các doanh nghiệp liên quan khẩn trương thực hiện\r\ncải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác tài nguyên theo\r\nquy định.
\r\n\r\n\r\n\r\nTổ chức các nội dung tuyên truyền, vận\r\nđộng nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số về trẻ\r\nem, nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết\r\nthống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
\r\n\r\nTriển khai thực hiện các chính sách\r\nchăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống\r\nngười dân trong đó có trẻ em; phối hợp với các địa phương trong việc đánh giá\r\nnhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ em để triển khai thực hiện.
\r\n\r\n17. Đề nghị Ban\r\nTuyên giáo Tỉnh ủy
\r\n\r\nChủ trì, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra,\r\ngiám sát việc tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị,\r\nquyết định của Đảng liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.\r\nTăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, đổi mới nội\r\ndung, phương thức trên các mảng hoạt động của công tác tuyên giáo liên quan đến\r\ncông tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n18. Đề nghị Ủy\r\nban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
\r\n\r\nPhối hợp với các tổ chức thành viên đẩy\r\nmạnh công tác tuyên truyền, giáo dục vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận\r\nthức về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt chú trọng vào nội dung\r\nphòng chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em;\r\nVận động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ\r\nem dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuyên truyền, vận động xây dựng\r\n“Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn”cho trẻ em. Lồng ghép các tiêu chí xây dựng\r\n“xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em” với các nội dung cuộc vận động “Toàn\r\ndân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Tuyên truyền tổng đài quốc\r\ngia bảo vệ trẻ em 111 đến cộng đồng dân cư; tham gia giám sát việc thực hiện\r\npháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tăng cường công tác tuyên truyền\r\ngiáo dục cho đoàn viên thanh niên luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em,\r\nnhất là nam giới; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ\r\nem các cấp, cán bộ phụ trách thiếu nhi trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng\r\nsản Hồ Chí Minh.
\r\n\r\n- Phối hợp với các Sở, ban ngành,\r\nđoàn thể, địa phương có liên quan tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh và tham gia\r\nDiễn đàn trẻ em cấp quốc gia; tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và\r\nKhai mạc Hè năm 2023; Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Đoàn, Đội xây dựng kế hoạch\r\nhoạt động cho trẻ em sinh hoạt trong kỳ nghỉ hè; thực hiện tuyên truyền, vận động\r\nđoàn viên, hội viên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tham\r\ngia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em,\r\nbảo vệ quyền trẻ em; Tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách có liên\r\nquan đến trẻ em.
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp triển khai thực\r\nhiện mô hình Hội đồng trẻ em tại các huyện, thị, thành phố.
\r\n\r\n- Phát huy vai trò của các thiết chế\r\nvăn hóa, thể thao do Đoàn quản lý (Nhà thiếu nhi, Nhà Văn hóa thanh niên...) để\r\ntăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu niên, nhi đồng,\r\nưu tiên các em ở địa bàn dân cư, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
\r\n\r\n- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục\r\nvà Đào tạo trong việc bàn giao, quản lý học sinh, tổ chức hoạt động hè an toàn;\r\nTổ chức các sân chơi cho trẻ em tại các khu vực công cộng (Trung tâm Văn hóa -\r\nHọc tập cộng đồng, Nhà văn hóa, Nhà thiếu nhi...) bảo đảm an toàn, lành mạnh; Tổ\r\nchức các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng tránh các nguy\r\ncơ bị bạo lực, xâm hại, bóc lột lao động, tệ nạn xã hội; phòng tránh tai nạn\r\nthương tích (đặc biệt tai nạn giao thông, đuối nước), tham gia giao thông an\r\ntoàn, tổ chức dạy bơi, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích...
\r\n\r\n- Vận động các nguồn lực hỗ trợ, giúp\r\nđỡ học sinh nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số.
\r\n\r\n20. Đề nghị Hội\r\nLiên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh
\r\n\r\n- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của\r\nmình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về\r\ncông tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng,\r\nngừa tai nạn thương tích và phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.\r\nTuyên truyền vận động Hội viên và gia đình và quần chúng nhân dân triển khai thực\r\nhiện mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn” phòng, chống tai nạn,\r\nthương tích cho trẻ em” với mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện,\r\nlành mạnh cho trẻ em, bảo đảm tất cả trẻ em có cơ hội phát\r\ntriển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
\r\n\r\n- Chỉ đạo tổ chức các diễn đàn, tọa\r\nđàm, nói chuyện chuyên đề về các kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Vận\r\nđộng hội viên và cộng đồng mạnh dạn lên tiếng, tố cáo các hành vi bạo lực, xâm\r\nhại tình dục trẻ em, chống lao động trẻ em.
\r\n\r\n- Phối hợp với các cơ quan có liên\r\nquan tổ chức cho trẻ em sinh hoạt hè, vui chơi giải trí, lao động phù hợp và\r\ntham gia các hoạt động xã hội thiết thực, an toàn.
\r\n\r\n21. Đề nghị Liên\r\nđoàn Lao động tỉnh
\r\n\r\nPhối hợp với các cơ quan, đơn vị liên\r\nquan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận\r\nthức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng ngừa\r\ngiảm thiểu lao động trẻ em cho công nhân và người lao động các khu công nghiệp;\r\nTăng cường công tác chăm lo đời sống cho con em của công nhân viên chức lao động,\r\nđặc biệt là các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
\r\n\r\n22. Đài Phát\r\nthanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
\r\n\r\nPhối hợp với các ngành liên quan tăng\r\ncường tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo\r\ndục trẻ em, đặc biệt chú trọng về công tác phòng chống xâm hại, tai nạn thương\r\ntích trẻ em; Đẩy mạnh tuyên truyền về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ\r\nem số 111 và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương; Nêu gương\r\nngười tốt, việc tốt trong thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n23. Ủy ban nhân\r\ndân các huyện, thị xã, thành phố
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch triển khai thực\r\nhiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm\r\nsóc trẻ em.
\r\n\r\n- Bố trí ngân sách thực hiện các mục\r\ntiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chương trình, kế\r\nhoạch hành động vì trẻ em ở địa phương; Đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện,\r\nnhân rộng các mô hình, giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong các chương\r\ntrình, kế hoạch do nguồn ngân sách cấp trung ương, cấp tỉnh hỗ trợ.
\r\n\r\n- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm\r\nnâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các tầng lớp nhân\r\ndân. Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ\r\nem (số 111). Có giải pháp quyết liệt trong công tác phòng chống xâm hại, tai nạn\r\nthương tích trẻ em, hỗ trợ can thiệp kịp thời các trẻ em bị xâm hại.
\r\n\r\n- Củng cố và nâng cao năng lực cho đội\r\nngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n- Quan tâm, bố trí nguồn lực cho công\r\ntác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng các khu, điểm vui chơi, giải trí dành cho\r\ntrẻ em; tổ chức triển khai các mô hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; từng bước hình thành và phát triển hệ thống cung cấp dịch\r\nvụ bảo vệ trẻ em trên địa bàn; tăng cường vận động nguồn lực của các tổ chức,\r\ncá nhân trong và ngoài nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n- Chỉ đạo địa phương tiếp tục triển\r\nkhai tốt việc thu thập thông tin số liệu trẻ em và cập nhật số liệu trẻ em vào phần mềm quản lý.
\r\n\r\n- Tổ chức đánh giá và công nhận xã,\r\nphường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo quy định hiện hành.
\r\n\r\n- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, rà\r\nsoát việc bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân\r\nthiện với trẻ em; phòng chống xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em; chỉ đạo xử\r\nlý nghiêm và kịp thời các vụ việc xâm hại trẻ em của địa phương.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐịnh kỳ ngày 20/05 và 20/11 trong năm\r\nbáo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch và báo cáo đột xuất các trường hợp trẻ em bị\r\nxâm hại, tử vong do tai nạn thương tích, những vấn đề, vụ việc nổi cộm về Sở\r\nLao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ\r\nLao động-Thương binh và Xã hội./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2023 đang được cập nhật.
Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2023
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Số hiệu | 174/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Lê Ngọc Khánh |
Ngày ban hành | 2022-09-23 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-23 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |