\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 1458/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Cần\r\n Giờ, ngày 01 tháng 4\r\n năm 2020 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Căn cứ\r\nThông tư số 28/2019/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động -\r\nThương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số\r\n29/2019/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và\r\nXã hội về việc hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em;
\r\n\r\nCăn cứ Công văn số 7821/LĐTBXH-TE\r\nngày 12 tháng 03 năm 2020 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn\r\ncông tác trẻ em và bình đẳng giới năm 2020;
\r\n\r\nCăn cứ Kế hoạch số 963/KH-UBND ngày 12 tháng 03 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện về triển\r\nkhai thực hiện Thông tư số 42-TT/HU ngày 11 tháng 2 năm 2020 của Huyện ủy về tiếp tục tăng cường sự\r\nlãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em;
\r\n\r\nCăn cứ Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện về triển\r\nkhai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2020;
\r\n\r\nỦy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch\r\ntriển khai “Tháng hành động Vì trẻ em” năm 2020 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục đích:
\r\n\r\n- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy,\r\nchính quyền, sự tham gia của các ngành, đoàn thể, của các gia đình và toàn xã hội\r\nchăm lo cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt\r\ntrên địa bàn huyện.
\r\n\r\n- Thực hiện hiệu quả các chính sách,\r\nchương trình và vận động xã hội để giảm khoảng cách về cơ hội phát triển và tiếp\r\ncận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các dịch vụ\r\nphúc lợi xã hội... bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em\r\nnghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em là người dân tộc thiểu số...
\r\n\r\n- Quan tâm, tạo điều kiện để mọi trẻ\r\nem có môi trường sống, học tập và vui chơi an toàn, lành mạnh.
\r\n\r\n2. Yêu cầu:
\r\n\r\nTổ chức các hoạt động “Tháng hành động\r\nVì trẻ em” với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, đảm bảo thiết thực, hữu ích đối\r\nvới trẻ em, không phô trương, hình thức, lãng phí.
\r\n\r\nII. CHỦ ĐỀ VÀ THỜI\r\nGIAN THỰC HIỆN:
\r\n\r\n1. Chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ\r\nem, phòng, chống xâm hại trẻ”.
\r\n\r\n2. Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 8\r\nnăm 2020.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số.
\r\n\r\n2. Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía\r\nsau.
\r\n\r\n3. Tạo cơ hội phát triển bình đẳng\r\ncho mọi trẻ em.
\r\n\r\n4. Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo\r\nvệ trẻ em bằng hành động.
\r\n\r\n5. Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi\r\ntrẻ em.
\r\n\r\n6. Hãy gọi 111 Bảo vệ trẻ em.
\r\n\r\n7. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo\r\nlực, xâm hại trẻ em.
\r\n\r\nIV. CÁC HOẠT ĐỘNG\r\nTRỌNG TÂM:
\r\n\r\n1. Tổ chức Lễ\r\nPhát động “Tháng hành động Vì trẻ em”:
\r\n\r\n- Cấp huyện: Tổ chức phát động “Tháng\r\nhành động Vì trẻ em” gắn với Lễ khai mạc Hè năm 2020 tại các xã, thị trấn.
\r\n\r\n- Cấp xã, thị trấn: Ủy ban nhân dân\r\ncác xã, thị trấn tổ chức lồng ghép với các hoạt động chăm lo cho trẻ em trong\r\nviệc tổ chức khai mạc hè; triển khai các hoạt động theo điều kiện thực tế của địa\r\nphương.
\r\n\r\n- Tùy vào tình hình diễn biến của dịch\r\nbệnh Covid-19 Ủy ban nhân dân huyện có thông báo cụ thể về thời gian tổ chức\r\ncác hoạt động.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tiếp tục tuyên truyền về Luật Trẻ\r\nem năm 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ\r\nquy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16\r\ntháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng, chống\r\nbạo lực, xâm hại trẻ em.
\r\n\r\n- Triển khai thực hiện Thông tư số\r\n36/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và\r\nXã hội về hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng\r\nchương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế\r\nhoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.
\r\n\r\n- Tăng cường truyền thông về đường\r\ndây nóng tư vấn và hỗ trợ trẻ em, dịch vụ miễn cước cuộc gọi, phím số 111 - Tổng\r\nđài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để mọi trẻ em, cá nhân, cơ quan, tổ chức\r\nliên hệ khi có nhu cầu.
\r\n\r\n- Tổ chức tập huấn kỹ năng phòng\r\ntránh xâm hại, phòng, chống tai nạn thương tích và quyền nghĩa vụ của trẻ em\r\ncho học sinh tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên\r\nđịa bàn huyện. Phối hợp Hội Bảo trợ quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức\r\ncác hoạt động truyền thông đến học sinh tại các trường thuộc huyện.
\r\n\r\n- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn các\r\nchính sách hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9, học sinh bỏ học\r\ntrung học cơ sở, trung học phổ thông và học sinh không trúng tuyển kỳ thi tuyển\r\nsinh vào lớp 10 năm học 2019-2020.
\r\n\r\n- Phát thanh hàng tuần trên Đài Truyền\r\nthanh huyện xã, thị trấn tuyên truyền về các chủ trương của\r\nĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em,\r\nvận động xã hội nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Thực hiện băng\r\nrôn khẩu hiệu, tờ rơi tuyên truyền “Tháng hành động Vì trẻ em” tại trung tâm\r\nhuyện và các xã, thị trấn.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tiếp tục rà soát, xác định mức độ\r\nkhuyết tật đối với trẻ em đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội theo Nghị định số\r\n136/2013/NĐ-CP, khảo sát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc 14 nhóm theo quy định\r\ncủa Luật Trẻ em.
\r\n\r\n- Các ngành, đoàn thể huyện, Ủy ban\r\nnhân dân các xã, thị trấn vận động chăm lo, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt\r\nvà trẻ em bị bệnh nặng, bị xâm hại, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo; chăm lo cho trẻ\r\nem ở các cơ sở bảo trợ trên địa bàn huyện trong “Tháng hành động Vì trẻ em” và\r\nNgày Quốc tế Thiếu nhi (01/6).
\r\n\r\n- Triển khai thực hiện các chính sách\r\nhỗ trợ y tế, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em; khám, chữa bệnh\r\ncho trẻ em khi có nhu cầu.
\r\n\r\n4. Vận động các\r\nnguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em:
\r\n\r\n- Vận động các tổ chức, cá nhân quan\r\ntâm chăm lo, hỗ trợ cho trẻ em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; trẻ em dân tộc\r\nthiểu số; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc sức\r\nkhỏe, có điều kiện đến trường.
\r\n\r\n- Tổ chức vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em\r\nhuyện từ ngày 25/5 đến tháng 12 năm 2020.
\r\n\r\n- Hỗ trợ về tư pháp, tư vấn, tham vấn\r\ncác vấn đề về trẻ em như tâm lý trẻ em khi bị xâm hại tình dục, hỗ trợ trẻ có\r\nkhó khăn, vướng mắc trong việc lập các thủ tục khai sinh, bảo hiểm y tế...
\r\n\r\n- Theo dõi, hỗ trợ, quản lý và giáo dục\r\ntrẻ em vi phạm pháp luật và trẻ em vướng vào tệ nạn xã hội.
\r\n\r\n5. Tổ chức các hoạt\r\nđộng có sự tham gia của trẻ em:
\r\n\r\n- Triển khai thực hiện Kế hoạch liên\r\ntịch số 6584/KH-GDĐT-LĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Sở\r\nGiáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về phối hợp phòng, chống\r\nbạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến\r\nnăm 2025.
\r\n\r\n- Tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng\r\nnói trẻ em” năm 2020 tại huyện và 07 xã, thị trấn để phát huy quyền tham gia của\r\ntrẻ em, về xây dựng các chính sách hỗ trợ cho trẻ em nghèo, giúp trẻ em có điều\r\nkiện tiếp cận và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
\r\n\r\n- Duy trì, phát triển các mô hình hoạt\r\nđộng tại các trường học và cộng đồng dân cư; hướng dẫn trẻ em kiến thức, kỹ\r\nnăng tham gia, làm việc nhóm, bày tỏ ý kiến phù hợp với lứa tuổi.
\r\n\r\n6. Tổ chức các hoạt\r\nđộng, kỳ nghỉ an toàn, lành mạnh cho trẻ em:
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải\r\ntrí; câu lạc bộ, đội, nhóm liên quan đến trẻ em; các\r\nchương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương để\r\ngiúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em dân tộc\r\nthiểu số.
\r\n\r\n- Tổ chức các khóa học kỹ năng cho trẻ\r\nem đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích: tiếp tục tổ chức các lớp dạy\r\nbơi để bổ sung các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, các lớp kỹ năng an\r\ntoàn khi tham gia giao thông, kỹ năng cứu hộ và sơ cứu khi\r\nbị tai nạn, thương tích, các lớp năng khiếu, võ thuật, âm nhạc, thể dục nhịp điệu...
\r\n\r\n- Phối hợp tổ chức các hoạt động giao\r\nlưu văn nghệ, thể thao giữa trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em\r\ndân tộc thiểu số với các trẻ em khác để tăng cường sự tự\r\ntin, hỗ trợ các em hòa nhập cộng đồng.
\r\n\r\n- Triển khai lồng ghép các hoạt động\r\n“Tháng hành động Vì trẻ em” cùng với các nội dung hoạt động của Kế hoạch hoạt động\r\nHè năm 2020 của huyện và các hoạt động Ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
\r\n\r\n7. Công tác kiểm\r\ntra, giám sát:
\r\n\r\n- Kiểm tra, giám sát toàn diện việc\r\nthực hiện quyền trẻ em và việc thực hiện các chính sách đối với trẻ em: chính\r\nsách về giáo dục, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội... để cảnh báo và kịp thời chấn\r\nchỉnh.
\r\n\r\n- Kiểm tra tình hình sử dụng lao động\r\ntrẻ em tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời\r\ncác hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em.
\r\n\r\n- Kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời\r\ncác khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối\r\nnước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp\r\nnghỉ hè, mùa mưa bão.
\r\n\r\n- Thực hiện kiểm tra, giám sát vào quý\r\nIV năm 2020 về công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, nhà trường trong\r\ncông tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, công tác phòng, chống xâm hại, tai nạn\r\nthương tích của trẻ em. Giám sát tình hình thực hiện Sổ theo dõi trẻ em trong\r\ngia đình tại các xã, thị trấn và việc cập nhật thông tin trẻ em trên địa bàn\r\nhuyện Cần Giờ.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Phòng Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội:
\r\n\r\n- Chủ động phối hợp với các đơn vị\r\nliên quan tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền “Tháng hành động Vì trẻ em”;\r\nin ấn phát hành tờ rơi, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại\r\nchúng; treo băng rôn, khẩu hiệu trên các trục đường trung tâm huyện và các xã,\r\nthị trấn. Tổ chức các hoạt động tập huấn phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em\r\nvà truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
\r\n\r\n- Tham mưu Kế hoạch tổ chức “Diễn đàn\r\nLắng nghe tiếng nói trẻ em” và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức\r\n“Diễn đàn lắng nghe tiếng nói trẻ em” theo Thông tư số 29/2019/TT-BLĐTBXH ngày\r\n26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
\r\n\r\n- Thực hiện các hoạt động chăm lo cho\r\ntrẻ em nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6 và dịp Hè năm\r\n2020.
\r\n\r\n- Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo,\r\ncác Trường Trung học phổ thông triển khai Kế hoạch phòng,\r\nchống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện Cần Giờ đến\r\nnăm 2025.
\r\n\r\n- Tham mưu Ủy\r\nban nhân dân huyện thư ngỏ vận động đóng góp ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em năm\r\n2020.
\r\n\r\n- Kiểm tra thực hiện quyền trẻ em và\r\nviệc thực hiện các chính sách bảo trợ đối với trẻ em: các chính sách liên quan\r\nđến trẻ em về trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ\r\nem dưới 6 tuổi, các hoạt động vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, chăm lo học\r\ntập. Phối hợp kiểm tra tình hình sử dụng lao động trẻ em, kiểm tra các cơ sở\r\nnuôi giữ trẻ tư nhân, nhóm trẻ gia đình.
\r\n\r\n- Theo dõi, nắm\r\nbắt thông tin và tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất có sử dụng lao\r\nđộng dưới 18 tuổi theo quy định.
\r\n\r\n- Tổng hợp kết quả thực hiện “Tháng\r\nhành động Vì trẻ em” năm 2020, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và Sở Lao động -\r\nThương binh và Xã hội.
\r\n\r\n2. Văn phòng Hội\r\nđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện:
\r\n\r\n- Thông tin trên bảng điện tử, chủ đề\r\n“Tháng hành động vì trẻ em” từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2020.
\r\n\r\n- Theo dõi diễn biến của dịch bệnh\r\nCovid-19 để nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các hoạt động\r\nphù hợp trong “Tháng hành động Vì trẻ em” và dịp Hè năm 2020; tham mưu việc tổ\r\nchức thăm, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các cơ sở bảo trợ xã hội\r\ngắn với lịch Đoàn lãnh đạo huyện dự khai mạc hè tại các xã, thị trấn.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhối hợp các đơn vị thành viên Hội đồng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật huyện và Ủy ban nhân\r\ndân các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến,\r\ngiáo dục kiến thức, pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến trẻ\r\nem cho các đối tượng thuộc chức năng quản lý của ngành, địa\r\nphương. Thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích\r\nchính đáng của trẻ em; trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định khi có\r\nnhu cầu.
\r\n\r\n4. Phòng Văn\r\nhóa và Thông tin:
\r\n\r\n- Phối hợp tổ chức các hoạt động\r\n“Ngày Gia đình Việt Nam” 28/6 gắn với các hoạt động “Tháng\r\nhành động Vì trẻ em”.
\r\n\r\n- Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng thư\r\nviện, câu lạc bộ, nhà văn hóa, phòng chiếu phim, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở\r\nthể dục, thể thao dành cho trẻ em, thư viện lưu động phục vụ trẻ em trong thời\r\ngian diễn ra “Tháng hành động Vì trẻ em”.
\r\n\r\n- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và\r\nquản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh, dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí dành\r\ncho trẻ em và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong\r\nlĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao dành cho trẻ em hoặc liên quan đến\r\ntrẻ em theo thẩm quyền.
\r\n\r\n5. Phòng Giáo dục\r\nvà Đào tạo:
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các ngành,\r\nđoàn thể có liên quan tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho học sinh, giáo viên,\r\ncán bộ quản lý các cơ sở giáo dục về phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt\r\nlà đuối nước ở trẻ em. Phối hợp tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị các kỹ năng\r\nan toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông. Giáo dục trẻ em\r\nkỹ năng an toàn cá nhân, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại,\r\nphát hiện, tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
\r\n\r\n- Phối hợp Phòng Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ\r\nem trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện\r\nCần Giờ đến năm 2025.
\r\n\r\n- Tham mưu triển khai thực hiện các\r\nhoạt động hè an toàn, lành mạnh, đặc biệt là bàn giao và quản lý trẻ em trong dịp\r\nhè.
\r\n\r\n- Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức\r\ntuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về Luật Giao thông đường bộ cho học\r\nsinh tại các trường tiểu học, trung học cơ sở. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực\r\nhiện các khẩu hiệu tuyên truyền, các thông điệp trong “Tháng hành động Vì trẻ\r\nem” năm 2020.
\r\n\r\n- Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn việc\r\nxây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực; trang bị kiến thức,\r\nchú trọng giáo dục giới tính và kỹ năng sống cho học sinh để các em có khả năng\r\ntự bảo vệ mình tránh khỏi các nguy cơ xâm hại. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện\r\ncác quy định về trường học an toàn, thân thiện, kiểm tra hoạt động của các cơ sở\r\ngiáo dục mầm non, điểm trông giữ trẻ tư nhân.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phối hợp Trung tâm Y tế huyện tuyên\r\ntruyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19\r\nđến các gia đình, trường học.
\r\n\r\n- Chỉ đạo phối hợp tổ chức tốt các đợt\r\nkhám sàng lọc, phẫu thuật nhân đạo cho trẻ em khuyết tật, trẻ em bị bệnh tim bẩm\r\nsinh; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu\r\nsố, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tổ chức tốt “Ngày Vi chất dinh dưỡng cho trẻ em”; tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các\r\nnhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học có bếp ăn cho trẻ em...
\r\n\r\n- Phối hợp các cơ sở khám, chữa bệnh\r\ntư vấn, trị liệu tâm lý cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại; tích cực sơ cứu, cấp cứu,\r\nđiều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích. Tăng cường công tác khám chữa bệnh,\r\nkịp thời cấp cứu, phục hồi chức năng khi trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn,\r\nthương tích, hướng dẫn kỹ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương tích\r\nđể trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh.
\r\n\r\n7. Phòng Tài\r\nchính - Kế hoạch:
\r\n\r\nHướng dẫn các ngành, đoàn thể huyện, Ủy\r\nban nhân dân các xã, thị trấn sử dụng kinh phí tổ chức các hoạt động hưởng ứng\r\n“Tháng hành động Vì trẻ em” và các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ,\r\nchăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức\r\nnăng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy\r\nđịnh của Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh vi phạm\r\nquyền trẻ em; kịp thời xử lý các trường hợp liên quan đến\r\nbạo lực, xâm hại trẻ em theo quy định; nâng cao hiệu quả điều tra và truy tố kịp\r\nthời tội phạm xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em. Xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức,\r\ncơ sở giáo dục, cá nhân che giấu, không thông báo, không tố cáo vụ việc, hành\r\nvi xâm hại trẻ em. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành\r\nvi vi phạm quyền trẻ em, đặc biệt là bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em và trẻ em\r\nvi phạm pháp luật.
\r\n\r\n- Tuyên truyền phòng chống ma túy, trật\r\ntự an toàn giao thông và kỹ năng phòng vệ khi bị xâm hại.
\r\n\r\n- Rà soát về việc cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em đủ 14 tuổi trở lên.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động, vận động hỗ\r\ntrợ, chăm sóc trẻ em là con em cán bộ, chiến sĩ Công an; quyên góp giúp đỡ\r\ntrẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng.
\r\n\r\n9. Đề nghị Ủy ban\r\nMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện: trong phạm\r\nvi, chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành\r\nđộng Vì trẻ em”; tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử cho thiếu\r\nnhi; giáo dục ý thức và hành động bảo vệ trẻ em; quan tâm chăm lo trẻ em có\r\nhoàn cảnh đặc biệt ở địa phương, hướng dẫn “Câu lạc bộ Ông, Bà, Cháu”, tổ chức\r\nsinh hoạt có hiệu quả; vận động nhân dân tham gia các hoạt động xây dựng “Ngôi\r\nnhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn”; triển khai sâu rộng\r\nPhong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn\r\nvới cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tại khu phố, ấp.
\r\n\r\n- Vận động các nguồn lực, các tổ chức\r\nxã hội thăm, tặng quà, phối hợp tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, trao học\r\nbổng, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ\r\nem có hoàn cảnh đặc biệt nhân “Tháng hành động vì trẻ em” và dịp Hè năm 2020.
\r\n\r\n+ Đề nghị Hội Liên hiệp\r\nPhụ nữ huyện:
\r\n\r\nTuyên truyền, hướng dẫn gia đình hội\r\nviên, nữ thanh niên, nữ vị thành niên và trẻ em gái về giới tính, sức khỏe sinh\r\nsản và kỹ năng thực hành xã hội; vận động thành viên, hội viên tham gia hỗ trợ thực hiện chính sách, dịch vụ đáp ứng quyền trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ em trên địa\r\nbàn khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân; tiếp tục tổ chức\r\ntuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Vận động\r\ntrao tặng học bổng, dụng cụ học tập... cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học;\r\ntrẻ em nghèo, trẻ em là người dân tộc thiểu số.
\r\n\r\n+ Đề nghị Huyện đoàn:
\r\n\r\n- Chủ trì, tham mưu triển khai Kế hoạch\r\nhoạt động hè năm 2020; triển khai thực hiện các hoạt động kỳ nghỉ an toàn, lành\r\nmạnh, đặc biệt là tiếp nhận, quản lý trẻ em trong dịp hè.
\r\n\r\n- Phát động phong trào đoàn viên,\r\nthanh niên tình nguyện chăm sóc và bảo vệ trẻ em bằng các hoạt động thiết thực,\r\ntùy vào tình hình diễn biến dịch Covid-19 để tổ chức các\r\nhoạt động phù hợp như: trại hè, diễn đàn trẻ em, vận động tặng các thiết bị vui\r\nchơi, dụng cụ học tập cho trẻ em tại một số xã có điều kiện khó khăn; các hoạt\r\nđộng rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội cho thiếu nhi, gắn với trại du khảo; tập\r\nhuấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, chống đuối nước và sơ cấp cứu\r\ndành cho trẻ em. Phát huy hiệu quả các điểm sinh hoạt cộng đồng ở\r\ncơ sở để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt của thiếu\r\nnhi trong hè.
\r\n\r\n- Tổ chức tuyên truyền Luật Trẻ em và\r\ncác nội dung liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em cho cán\r\nbộ Đoàn và phụ trách thiếu nhi tại địa bàn dân cư.
\r\n\r\n- Tổ chức các sân chơi lành mạnh, thu\r\nhút đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên tham gia nhằm hạn chế việc trẻ em và\r\nthanh thiếu niên vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội.
\r\n\r\n10. Đài Truyền\r\nthanh huyện:
\r\n\r\nXây dựng chuyên mục phát thanh hàng\r\ntuần để tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật\r\ncủa Nhà nước về thực hiện quyền trẻ em, về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;\r\ntruyền thông giáo dục kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại\r\ntrẻ em; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
\r\n\r\n11. Ủy ban nhân\r\ndân các xã, thị trấn:
\r\n\r\n- Căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân\r\nhuyện và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động\r\nhưởng ứng “Tháng hành động Vì trẻ em”, kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6 và\r\nhoạt động hè năm 2020; kế hoạch tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói trẻ em”\r\nnăm 2020 phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19.
\r\n\r\n- Kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc\r\nvi phạm quyền trẻ em.
\r\n\r\n- Kịp thời nắm bắt thông tin phản ánh\r\ncủa người dân liên quan đến quyền trẻ em (dụ dỗ trẻ em, xâm hại trẻ em...) báo\r\ncáo về Thường trực Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc trẻ em huyện (Phòng Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội, Công an huyện.
\r\n\r\n- Tổ chức khảo sát, nắm bắt tình hình\r\nsinh hoạt, kể cả sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ em, đặc biệt là các gia\r\nđình nghèo, khó khăn để tuyên truyền, vận động gia đình\r\nquan tâm đến con em, tránh tình trạng cha mẹ thiếu quan tâm để con bị xâm hại.
\r\n\r\n- Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ\r\nđóng góp kinh phí để trao tặng quà, học bổng, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em dân\r\ntộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
\r\n\r\n- Theo dõi cập nhật thông tin trẻ em\r\ntrong Sổ theo dõi trẻ em tại gia đình theo quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Kinh phí tổ chức “Tháng hành động\r\nVì trẻ em” và các hoạt động của thành viên Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc trẻ\r\nem huyện thực hiện từ nguồn ngân sách huyện; các hoạt động tại xã, thị trấn thực\r\nhiện từ nguồn ngân sách của xã, thị trấn.
\r\n\r\n- Ngoài ra, các đơn vị, Ủy ban nhân\r\ndân các xã, thị trấn huy động các nguồn lực khác nhằm tổ chức các hoạt động hưởng\r\nứng “Tháng hành động Vì trẻ em” năm 2020 đạt hiệu quả cao\r\nnhất.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Trước ngày 10 tháng 7 năm 2020, các\r\nđơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn báo cáo kết quả các hoạt động\r\nhưởng ứng “Tháng hành động Vì trẻ em” về Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng\r\nLao động - Thương binh và Xã hội) theo đề cương báo cáo và phụ lục số liệu đính kèm.
\r\n\r\n- Trước ngày 20 tháng 7 năm 2020,\r\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết\r\nquả thực hiện “Tháng hành động Vì trẻ em” cho Ủy ban nhân\r\ndân huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
\r\n\r\nTrên đây là Kế hoạch triển khai\r\n“Tháng hành động Vì trẻ em” năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện; đề nghị các đơn\r\nvị có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp, triển khai thực hiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.\r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM”
\r\n\r\n(Dành\r\ncho thành viên Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc trẻ em huyện)
\r\n\r\nI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
\r\n\r\n1. Công tác chỉ đạo, ban hành Kế hoạch\r\ntriển khai
\r\n\r\n2. Nội dung hoạt động “Tháng hành động\r\nvì trẻ em”
\r\n\r\n+ Công tác tuyên truyền
\r\n\r\n+ Công tác chăm lo bảo vệ, chăm\r\nsóc trẻ em
\r\n\r\n4. Kinh phí tổ chức
\r\n\r\na. Ngân sách
\r\n\r\nb. Vận động
\r\n\r\n(Bảng tổng hợp số liệu kèm theo)
\r\n\r\nII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
\r\n\r\n1. Những kết quả đã đạt được, bài học\r\nkinh nghiệm
\r\n\r\n2. Những khó khăn, tồn tại
\r\n\r\n3. Kiến nghị, đề xuất
\r\n\r\n\r\n\r\n
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM”
\r\n\r\n(Dành\r\ncho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn)
\r\n\r\nI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
\r\n\r\n1. Công tác chỉ đạo, ban hành Kế hoạch\r\ntriển khai
\r\n\r\n2. Phát động Tháng hành động vì trẻ\r\nem
\r\n\r\n3. Nội dung hoạt động đã triển khai
\r\n\r\n4. Kinh phí tổ chức
\r\n\r\na. Ngân sách nhà nước
\r\n\r\nb. Ngân sách vận động
\r\n\r\n(Bảng tổng hợp số liệu kèm theo)
\r\n\r\nII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
\r\n\r\n1. Những kết quả đã đạt được, bài học\r\nkinh nghiệm
\r\n\r\n2. Những khó khăn, tồn tại
\r\n\r\n3. Kiến nghị, đề xuất
\r\n\r\n\r\n\r\n
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU KẾT QUẢ TỔ CHỨC “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM” NĂM\r\n2020
\r\n\r\n(Bảng\r\nnày kèm theo báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em dành cho thành viên Ban\r\nđiều hành chăm sóc, bảo vệ trẻ em và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn)
\r\n\r\n1. Tổ chức phát động, kinh phí và\r\ncông trình dành cho trẻ em:
\r\n\r\n\r\n Tổ\r\n chức phát động Tháng hành động vì trẻ em \r\n | \r\n \r\n Công\r\n trình dành cho trẻ em \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí cho Tháng hành động vì trẻ em \r\n | \r\n |||
\r\n Số\r\n điểm phát động \r\n | \r\n \r\n Số\r\n trẻ em tham dự \r\n | \r\n \r\n Số\r\n công trình xây mới \r\n | \r\n \r\n Số\r\n công trình nâng cấp \r\n | \r\n \r\n Ngân\r\n sách nhà nước \r\n | \r\n \r\n Vận\r\n động \r\n | \r\n
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
2. Hoạt động hỗ trợ trẻ em:
\r\n\r\n\r\n Tặng\r\n quà \r\n | \r\n \r\n Cấp\r\n học bổng \r\n | \r\n \r\n Khám\r\n bệnh, chữa bệnh miễn\r\n phí cho trẻ em \r\n | \r\n |||
\r\n Số\r\n lượng trẻ em \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí \r\n | \r\n \r\n Số\r\n lượng trẻ em \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí \r\n | \r\n \r\n Số\r\n lượng trẻ em \r\n | \r\n \r\n Kinh\r\n phí \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
3. Hoạt động có sự tham gia của trẻ\r\nem và vui chơi giải trí:
\r\n\r\n\r\n Các\r\n hoạt động có sự tham gia của trẻ em (Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm,\r\n câu lạc bộ, đội, nhóm, tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em...) \r\n | \r\n \r\n Các\r\n hoạt động vui chơi, giải trí (hội thi, cắm trại, thể thao, du lịch, tham quan) \r\n | \r\n ||
\r\n Số\r\n lượng hoạt động \r\n | \r\n \r\n Số\r\n lượng trẻ em tham gia \r\n | \r\n \r\n Số\r\n lượng hoạt động \r\n | \r\n \r\n Số\r\n lượng trẻ em tham gia \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 1458/KH-UBND thực hiện “Tháng hành động Vì trẻ em” năm 2020, chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ” do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Kế hoạch 1458/KH-UBND thực hiện “Tháng hành động Vì trẻ em” năm 2020, chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ” do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Huyện Cần Giờ |
Số hiệu | 1458/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Đoàn Thị Ngọc Cẩm |
Ngày ban hành | 2020-04-01 |
Ngày hiệu lực | 2020-04-01 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |