\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 3998/HD-LĐTBXH-TE \r\n | \r\n \r\n Tp.\r\n Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 5 năm 2011 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
THỰC HIỆN XÂY DỰNG XÃ/PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg\r\nngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường\r\nphù hợp với trẻ em;
\r\n\r\nCăn cứ văn bản số 1832/LĐTBXH-BVCSTE\r\nngày 08/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về\r\ntriển khai Quyết định 37/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số 22/2010/TT-LĐTBXH\r\nngày 12/8/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Quy định trình tự, thủ\r\ntục đánh giá và công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em;
\r\n\r\nCăn cứ Kế hoạch số 4794/KH-UBND ngày\r\n27/9/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai Quyết định\r\n37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn xây dựng\r\nxã, phường phù hợp với trẻ em;
\r\n\r\nCăn cứ Chương trình kế hoạch công tác\r\nbảo vệ chăm sóc trẻ em 2011;
\r\n\r\nSở Lao động - Thương binh và Xã hội\r\nthành phố hướng dẫn thực hiện xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\nTổ chức triển khai quán triệt nội\r\ndung quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp trẻ em đến xã, phường, thị trấn;\r\nkhu phố, ấp; tổ dân phố; các chi hội đoàn thể và nhân dân để hiểu được và đăng\r\nký xây dựng thực hiện (ban hành theo Quyết định 37/QĐ-TTg ngày 22/4/2010);
\r\n\r\nNăm 2010, giữ vững 144/322 xã, phường,\r\nthị trấn phù hợp với trẻ em đã đạt chuẩn trong giai đoạn 2006 - 2009 (theo quyết\r\nđịnh 03); sau mỗi năm tăng 10% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường\r\nphù hợp với trẻ em; Phấn đấu năm 2015 có 95% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn\r\nxã phường phù hợp với trẻ em;
\r\n\r\nViệc xét công nhận xã, phường, thị trấn\r\nđạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em phải bảo đảm dân chủ, công bằng,\r\ncông khai minh bạch và có cơ sở khoa học, có sự tham gia của các ngành, các tổ\r\nchức đoàn thể của địa phương.
\r\n\r\nII. NỘI DUNG, TỔ\r\nCHỨC THỰC HIỆN:
\r\n\r\n1. Phòng Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội quận, huyện:
\r\n\r\n1.1. Công tác triển khai thực\r\nhiện:
\r\n\r\nTham mưu cho Ủy ban Nhân dân quận,\r\nhuyện thực hiện:
\r\n\r\nXây dựng và triển khai kế hoạch thực\r\nhiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg về Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với\r\ntrẻ em năm 2010, giai đoạn 2011 - 2015 cho các ban ngành đoàn thể quận, huyện,\r\nUBND xã, phường, cấp ủy - Ban Điều hành khu phố, ấp;
\r\n\r\nBan hành văn bản hướng dẫn xã, phường,\r\nthị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg\r\ncủa Thủ tướng Chính năm 2010 và giai đoạn 2011-2015 đảm bảo thực hiện, hoàn\r\nthành mục tiêu của thành phố, của quận, huyện và xã, phường, thị trấn.
\r\n\r\nPhối hợp với các cơ quan thông tin đại\r\nchúng như Tờ tin của quận, huyện và Bản tin xã, phường, thị trấn tuyên truyền về\r\ncác hoạt động xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; có kế hoạch tổ chức các\r\nhoạt động tuyên truyền, vận động xã hội tham gia các hoạt động xây dựng xã, phường\r\nphù hợp với trẻ em.
\r\n\r\nHàng năm xét, công nhận đề xuất khen\r\nthưởng địa phương, đơn vị cá nhân thực hiện tốt công tác xây dựng xã, phường\r\nphù hợp với trẻ em.
\r\n\r\nTổ chức Hội nghị cấp quận, huyện sơ kết\r\n3 năm (2011-2013) về việc thực hiện kế hoạch triển khai quyết định số\r\n37/2010/QĐ-TTg; khen thưởng đơn vị xã, phường, thị trấn có nhiều thành tích\r\ntrong xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em, đề ra giải pháp thực hiện có hiệu\r\nquả giai đoạn năm (2013 -2015); đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân có thành\r\ntích 3 năm để Ủy ban nhân dân thành phố xét khen thưởng.
\r\n\r\nTổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Quyết\r\nđịnh số 37/2010/QĐ-TTg.
\r\n\r\n1.2. Công tác xét công nhận:
\r\n\r\n- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện\r\nthành lập Hội đồng xét duyệt công nhận xã phường phù hợp với trẻ em nhằm tổ chức\r\nkiểm tra các xã, phường, thị trấn thực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg của Thủ\r\ntướng Chính phủ về Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em giai đoạn\r\n2010-2015.
\r\n\r\nXã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với\r\nvới trẻ em phải đạt số điểm được quy định tại Điều 4 của Quy định tiêu chuẩn xã,\r\nphường phù hợp với trẻ em (ban hành theo Quyết định 37/QĐ-TTg ngày 22/4/2010).\r\nNăm thứ hai nếu được công nhận thì số điểm đạt được phải cao hơn năm thứ nhất.
\r\n\r\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội\r\nquận, huyện thực hiện tiếp nhận toàn bộ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã, phường,\r\nthị trấn gửi lên; Thẩm định hồ sơ, tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân cấp\r\nquận/huyện. Sau khi Hội đồng xét duyệt cấp quận/huyện đánh giá, thống nhất công\r\nnhận xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, hoàn thiện hồ sơ\r\ncông nhận xã, phường phù hợp với trẻ em.
\r\n\r\na) Thành phần của Hội đồng xét duyệt\r\ncấp quận/huyện gồm có:
\r\n\r\n+ Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc\r\nPhó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện;
\r\n\r\n+ Thường trực Hội đồng là Trưởng\r\nphòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
\r\n\r\n+ Các thành viên gồm đại diện các\r\nngành, đoàn thể: Giáo dục - Đào tạo; Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Y tế; Công\r\nan; Tư pháp; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí\r\nMinh; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam.
\r\n\r\nb) Nhiệm vụ của Hội đồng xét duyệt\r\ncấp quận/huyện:
\r\n\r\n+ Xem xét các báo cáo, đánh giá việc\r\nthực hiện các chỉ tiêu theo Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em\r\nban hành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg và xác định số điểm đạt được cho\r\ntừng chỉ tiêu;
\r\n\r\n+ Cuộc họp của Hội đồng phải được ghi\r\nchép lại bằng biên bản và có kết luận của Chủ tịch Hội đồng cấp quận/huyện đạt\r\nhay không đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em;
\r\n\r\n+ Nếu xã, phường đạt được điểm chuẩn\r\ntheo quy định xã, phường phù hợp với trẻ em thì làm Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy\r\nban nhân dân cấp quận/huyện quyết định công nhận và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện trình Ủy ban nhân dân cấp thành phố khen\r\nthưởng theo Điều 8 của Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em ban\r\nhành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg.
\r\n\r\nc) Hồ sơ đánh giá:
\r\n\r\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội cần tổng hợp đầy đủ các loại hồ sơ sau:
\r\n\r\n- Báo cáo thẩm định về kết quả đạt được\r\ncác chỉ tiêu và điểm số của các xã, phường theo Điều 3 của Quy định tiêu chuẩn\r\nxã, phường phù hợp với trẻ em ban hành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg do\r\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện.
\r\n\r\n- Biên bản họp Hội đồng xét duyệt cấp\r\nhuyện về việc công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em.
\r\n\r\n- Tờ trình của Phòng Lao động -\r\nThương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện đề nghị thành lập Hội\r\nđồng xét duyệt cấp quận/huyện.
\r\n\r\n- Tờ trình của Hội đồng xét duyệt cấp\r\nquận/huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện ra quyết định công\r\nnhận xã, phường phù hợp với trẻ em.
\r\n\r\n- Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân\r\ndân cấp quận/huyện công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em, kèm theo giấy công\r\nnhận.
\r\n\r\nViệc công nhận xã, phường phù hợp với\r\ntrẻ em ở cấp quận/huyện được thực hiện và hoàn tất thủ tục trước ngày 20 tháng 12\r\nhàng năm.
\r\n\r\nTrước ngày 22 tháng 12 hàng năm,\r\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội về tình hình thực hiện xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em.
\r\n\r\n2. Ủy ban nhân\r\ndân phường, xã:
\r\n\r\n2.1. Công tác triển khai thực\r\nhiện:
\r\n\r\nXây dựng và triển khai kế hoạch thực\r\nhiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg về Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với\r\ntrẻ em giai đoạn 2011- 2015 theo mục tiêu đề ra của xã, phường, thị trấn.
\r\n\r\nĐánh giá xã, phường đạt tiêu chuẩn\r\nphù hợp với trẻ em dựa trên những quy định tại Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg,\r\nbáo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện xét đề nghị công nhận; tiếp tục xây dựng kế\r\nhoạch đăng ký thực hiện tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em giai đoạn\r\n2011-2015.
\r\n\r\nTổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm (2011-2013)\r\nvào năm 2013, tổng kết 5 năm (2011- 2015) vào năm 2015 thực hiện Quyết định số\r\n37/2010/QĐ-TTg của Chính phủ theo mục tiêu đề ra của xã, phường, thị trấn. Đồ\r\nnghị khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích 3 năm (2011-2013), 5 năm\r\n(2011-2015) thực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg của Chính phủ.
\r\n\r\n2.2. Công tác đánh giá, đề nghị\r\ncông nhận:
\r\n\r\nĐể đánh giá xã,\r\nphường phù hợp với trẻ em, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ đạo\r\ncác ngành, cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý báo cáo\r\ntình hình thực hiện các chỉ tiêu quy định tại Điều 3 của Quy định tiêu chuẩn\r\nxã, phường phù hợp với trẻ em Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg\r\ntheo chức năng của từng ngành, cụ thể như sau:
\r\n\r\n+ Cán bộ chuyên trách trẻ em báo cáo\r\ntình hình thực hiện Chỉ tiêu 1.
\r\n\r\n+ Tư pháp - Hộ tịch báo cáo tình hình\r\nthực hiện Chỉ tiêu 2.
\r\n\r\n+ Trạm y tế báo cáo tình hình thực hiện\r\ncác Chỉ tiêu 10, Chỉ tiêu 12, Chỉ tiêu 13, Chỉ tiêu 14, Chỉ tiêu 15, Chỉ tiêu\r\n19.
\r\n\r\n+ Trường Trung học cơ sở báo cáo tình\r\nhình thực hiện các Chỉ tiêu 16, Chỉ tiêu 20, Chỉ tiêu 21, Chỉ tiêu 22.
\r\n\r\n+ Công an xã phường báo cáo tình hình\r\nthực hiện các Chỉ tiêu 5, Chỉ tiêu 6, Chỉ tiêu 7, Chỉ tiêu 8, Chỉ tiêu 9.
\r\n\r\n+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí\r\nMinh báo cáo tình hình thực hiện các Chỉ tiêu 23, Chỉ tiêu 25.
\r\n\r\n+ Tổ dân phố báo cáo tình hình thực\r\nhiện các Chỉ tiêu 17, Chỉ tiêu 18, Chỉ tiêu 24.
\r\n\r\n+ Văn hóa xã hội chuyên trách về Lao\r\nđộng - Thương binh và Xã hội hoặc cán bộ được giao phụ trách công tác trẻ em có\r\ntrách nhiệm:
\r\n\r\n+ Báo cáo tình hình thực hiện các Chỉ\r\ntiêu 1, Chỉ tiêu 3, Chỉ tiêu 4, Chỉ tiêu 11 theo chức năng của ngành Lao động -\r\nThương binh và Xã hội;
\r\n\r\n+ Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu của các ngành theo quy định xã, phường\r\nphù hợp với trẻ em.
\r\n\r\na. Thành lập Hội đồng đánh giá cấp\r\nxã, phường để đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em\r\ntheo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg Thành phần của Hội đồng đánh giá cấp xã, phường\r\ngồm có:
\r\n\r\n+ Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc\r\nPhó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường;
\r\n\r\n+ Thường trực Hội đồng là công chức\r\nvăn hóa xã hội hoặc cán bộ phụ trách công tác trẻ em;
\r\n\r\n+ Các thành viên gồm đại diện các\r\nngành, đoàn thể ở xã, phường: Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở; Trạm trưởng\r\nTrạm y tế; Trưởng Công an; Công chức Tư pháp - Hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận\r\nTổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội\r\nLiên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
\r\n\r\nNgoài ra, tùy theo tình hình thực tế,\r\nChủ tịch Hội đồng có thể quyết định thêm các thành viên là đại diện của các tổ\r\nchức, đoàn thể khác tham gia.
\r\n\r\nb. Nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá cấp xã, phường:
\r\n\r\n+ Đánh giá việc thực hiện các chỉ\r\ntiêu theo Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em ban hành kèm theo\r\nQuyết định số 37/2010/QĐ-TTg và xác định số điểm đạt được cho từng chỉ tiêu;
\r\n\r\n+ Các cuộc họp của Hội đồng phải được\r\nghi chép lại bằng biên bản và có kết luận của Chủ tịch Hội đồng xã, phường đạt\r\nhay không đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em;
\r\n\r\n+ Nếu đạt được điểm chuẩn theo quy định\r\ntại Điều 4 của Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em ban hành Quyết\r\nđịnh số 37/2010/QĐ-TTg thì làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân\r\ndân cấp quận, huyện xem xét, công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em. Hồ sơ được\r\ngửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện.
\r\n\r\nc. Hồ sơ đánh giá:
\r\n\r\nUBND xã, phường, thị trấn gởi về\r\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội để được xét công nhận hàng năm, hồ sơ\r\nbao gồm:
\r\n\r\n- Công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp\r\nquận/huyện công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em.
\r\n\r\n- Biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp\r\nxã, phường về việc đánh giá xã, phường phù hợp với trẻ em (Mẫu số 1).
\r\n\r\n- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện\r\nQuy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em (Mẫu số\r\n2).
\r\n\r\nViệc đánh giá xã, phường phù hợp với\r\ntrẻ em ở cấp xã/phường được thực hiện và hoàn tất hồ sơ trước ngày 01 tháng 12\r\nhàng năm.
\r\n\r\n2.3. Phương pháp chấm điểm, đánh giá:
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 1: Hội đồng nhân dân, Ủy\r\nban nhân dân xã, phường cam kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục\r\ntrẻ em trong năm đánh giá.
\r\n\r\n- Phường/xã phải có nghị quyết,\r\nchương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ\r\nem; có đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em; tạo điều\r\nkiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo\r\nvệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 2: Trẻ em được đăng ký\r\nkhai sinh trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: Tỷ lệ trẻ em được\r\nđăng ký khai sinh trong năm đánh giá được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ\r\nem sinh ra được khai sinh của một năm so với tổng số trẻ em sinh ra trong năm\r\nđó, điểm tối đa là 25 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 3: Trẻ em lang thang,\r\ntrẻ em phải làm việc xa gia đình (nơi đi) trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Trẻ em lang thang bao gồm những trẻ\r\nem bỏ gia đình hoặc cùng gia đình sống lang thang ở những nơi không cố định như\r\nđường phố, công viên, gầm cầu, nơi công cộng...; Trẻ em lang thang không còn\r\nliên hệ với gia đình; Trẻ em lang thang kiếm sống, có liên hệ với gia đình\r\nnhưng ít về nhà; Lang thang cùng gia đình nhưng không có nhà ở hoặc phương tiện\r\nlàm việc để kiếm sống; Lang thang kiếm ăn ban ngày, tối về ngụ ở nhà trọ hoặc gia đình.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: trẻ em lang\r\nthang, trẻ em phải làm việc xa gia đình (nơi đi) trong năm đánh giá được tính tỷ\r\nlệ phần trăm giữa số trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc xa gia đình trong\r\nnăm so với tổng số trẻ em trong năm đó, điểm tối đa là 25 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 4: Trẻ em phải làm việc\r\ntrong điều kiện độc hại, nguy hiểm trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Bao gồm những trẻ em phải làm việc\r\ntrong điều kiện độc hại hoặc phải gắng sức, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của\r\ntrẻ (thuộc danh mục cấm sử dụng lao động trẻ em).
\r\n\r\n- Phương pháp tính: trẻ em phải làm\r\nviệc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trong năm đánh giá được tính bằng tỷ lệ\r\nphần trăm giữa số trẻ em phải làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trong\r\nnăm so với tổng số trẻ em trong năm đó, điểm tối đa là 25 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu\r\n5: Trẻ em bị xâm hại tình dục trong năm đánh giá: (Theo hướng dẫn số 146/KH-CATP ngày 22/10/2010 của Công An\r\nThành phố):
\r\n\r\n- Bao gồm những trẻ em bị hiếp dâm,\r\ncưỡng dâm, giao cấu, dâm ô.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: trẻ em bị xâm hại\r\ntình dục trong năm đánh giá được tính nếu không có xảy ra trường hợp trẻ em nào\r\nbị xâm hại tình dục trong năm sẽ đạt điểm tối đa là 25 điểm; Nếu có trường hợp trẻ\r\nem bị xâm hại tình dục trong năm nhưng được can thiệp, giúp đỡ, chăm sóc hỗ trợ\r\nkịp thời về tâm lý, pháp lý, sức khỏe: và vật chất, có báo cáo vẫn được hưởng\r\ntrọn số điểm. Khi có trường hợp xảy ra mà không can thiệp, chăm sóc, hỗ trợ và\r\nkhông báo cáo về thành phố kịp thời thì sẽ bị trừ 5 điểm/1 vụ việc.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 6: Trẻ em bị buôn bán,\r\nbắt cóc trong năm đánh giá (Theo hướng dẫn số\r\n146/KH-CATP ngày 22/10/2010 của Công An Thành phố):
\r\n\r\n- Là số trẻ em là nạn nhân của những\r\nhoạt động bắt cóc, mua bán vì mục đích thương mại bao gồm việc lôi kéo đứa trẻ\r\nđó vào những hoạt động mại dâm, khiêu dâm... và các hoạt động\r\nbuôn bán trẻ em khác.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: trẻ em bị mua\r\nbán, bắt cóc trong năm đánh giá được tính nếu không để xảy ra trường hợp trẻ em\r\nnào bị mua bán, bắt cóc trong năm sẽ đạt điểm tối đa là 25 điểm; Nếu có trường\r\nhợp trẻ em bị buôn bán, bắt cóc trong năm nhưng được can thiệp, bảo vệ, giúp đỡ\r\nchăm sóc hỗ trợ kịp thời về tâm lý, pháp lý, sức khỏe thì được hưởng trọn số điểm. \r\nKhi có trường hợp xảy ra mà không can thiệp, chăm sóc, hỗ trợ và không báo cáo\r\nvề thành phố kịp thời thì sẽ bị trừ 5 điểm/1 vụ việc.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 7: Trẻ em bị bạo lực\r\ntrong năm đánh giá (Theo hướng dẫn số 146/KH-CATP\r\nngày 22/10/2010 của Công An Thành phố):
\r\n\r\n- Bao gồm những trẻ em bị cha, mẹ,\r\nngười thân, người đỡ đầu, thầy cô giáo... đánh đập, hành hạ (cả về thể xác và\r\ntinh thần).
\r\n\r\n- Phương pháp tính: trẻ em bị bạo lực\r\ntrong năm đánh giá được tính nếu không để xảy ra trường hợp trẻ em nào bị bạo lực\r\ntrong năm sẽ đạt điểm tối đa là 25 điểm; Nếu có trường hợp\r\ntrẻ em bị bạo lực trong năm nhưng có báo cáo, chăm sóc, giúp đỡ và hỗ trợ kịp\r\nthời vẫn được hưởng trọn số điểm. Khi có trường hợp xảy ra mà không can thiệp,\r\nchăm sóc, hỗ trợ và không báo cáo về thành phố kịp thời thì sẽ bị trừ 5 điểm/1\r\nvụ việc.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 8: Trẻ em vi phạm pháp\r\nluật trong năm đánh giá (Theo hướng dẫn số 146/KH-CATP\r\nngày 22/10/2010 của Công An Thành phố):
\r\n\r\n- Là trẻ em có\r\nhành vi vi phạm pháp luật được xử lý theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: trẻ em vi phạm pháp\r\nluật trong năm đánh giá được tính nếu không để xảy ra trường hợp trẻ em nào vi\r\nphạm pháp luật trong năm sẽ đạt điểm tối đa là 25 điểm; nếu để xảy ra một trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật trở lên trong năm đó sẽ\r\nbị trừ 5 điểm/trường hợp.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 9: Trẻ em sử dụng ma\r\ntúy trong năm đánh giá (Theo hướng dẫn số 146/KH-CATP\r\nngày 22/10/2010 của Công An Thành phố):
\r\n\r\n- Trẻ em sử dụng ma túy là trẻ em thường\r\nxuyên sử dụng tới mức phụ thuộc vào các chất gây nghiện.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: trẻ em sử dụng ma\r\ntúy trong năm đánh giá được tính nếu không để xảy ra trường\r\nhợp trẻ em nào sử dụng ma túy trong năm sẽ đạt điểm tối đa là 25 điểm, nếu để xảy ra một trường hợp\r\ntrẻ em sử dụng ma túy trở lên trong năm số bị trừ 5 điểm/trường hợp.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 10: Trẻ em bị nhiễm HIV\r\n(nhiễm mới) trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Bao gồm những trẻ em có virus\r\nHIV hoặc mắc AIDS do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo quy định.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV trong năm đánh giá được tính bằng\r\ntỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em nhiễm HIV trong năm so với\r\ntổng số trẻ em trong năm đó, điểm tối đa là 25 điểm. Nếu có trường hợp trẻ em bị nhiễm HIV trong năm\r\nnhưng có báo cáo, chăm sóc, giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời (theo\r\nQuyết định 84/2009/QĐ-TTg ngày 4/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ) vẫn được hưởng\r\ntrọn số điểm, nếu không thực hiện báo cáo, chăm sóc, hỗ trợ\r\nkịp thời sẽ bị trừ 5 điểm/trường hợp.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 11: Trẻ em mồ côi không\r\nngười nuôi dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo\r\nquy định của nhà nước trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Gồm những trẻ em mồ côi cha và mẹ,\r\nhoặc mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bỏ đi mất tích hoặc không thực hiện\r\nnghĩa vụ với con mình. Những trẻ em này không có người đỡ đầu chăm sóc. Trẻ em\r\nmồ côi không nơi nương tựa được gia đình nhận nuôi, đỡ đầu hoặc được nuôi dưỡng\r\ntrong cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ trẻ em mồ côi không người nuôi dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của nhà nước trong năm đánh giá\r\nđược tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em mồ côi không\r\nngười nuôi dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi trong năm so với tổng số\r\ntrẻ em mồ côi không người nuôi dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi\r\ntrong năm đó, điểm tối đa là 75 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ trẻ em được\r\nbú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: Tỷ lệ trẻ em được\r\nbú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh trong năm đánh giá được tính bằng tỷ\r\nlệ phần trăm giữa số trẻ em được bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh\r\ntrong năm so với tổng số trẻ em được sinh ra trong năm đó, điểm tối đa là 50 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 13: Tỷ lệ trẻ sơ sinh\r\nđược cân, đo chiều dài ngay sau khi sinh trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: Tỷ lệ trẻ sơ sinh\r\nđược cân, đo chiều dài sau khi sinh trong năm đánh giá được tính bằng tỷ lệ phần\r\ntrăm giữa số trẻ sơ sinh được cân, đo chiều dài ngay sau khi sinh trong năm so\r\nvới tổng số trẻ sơ sinh trong năm đó, điểm tối đa là 50 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 14: Tỷ lệ trẻ em dưới một\r\ntuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng\r\ntrong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng\r\nđầy đủ 6 loại vắc xin: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin thuộc chương\r\ntrình tiêm chủng mở rộng trong năm đánh giá được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa\r\nsố trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc\r\nxin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm so với tổng số trẻ em dưới một tuổi trong năm đó, điểm tối đa là 50 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 15: Trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng (chiều cao/tuổi) trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ trẻ em dưới\r\nnăm tuổi bị suy dinh dưỡng (chiều cao/tuổi) trong năm đánh giá được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em dưới\r\nnăm tuổi được đo chiều cao bị suy dinh dưỡng trong năm so\r\nvới tổng số trẻ em dưới năm tuổi được đo trong năm đó, điểm tối đa là 50 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 16: Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở được khám sức khỏe:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở được khám sức khỏe trong năm đánh giá được\r\ntính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tiểu học và trung học cơ sở được\r\nkhám sức khoẻ trong năm so với tổng số học sinh tiểu học và trung học cơ sở\r\ntrong năm đó, điểm tối đa là 25 điểm
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 17: Hộ gia đình có\r\ntrẻ em sử dụng nước sạch trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Tiêu chuẩn được gọi là nguồn nước sạch:\r\nnguồn nước trong, không màu, không mùi, không có vị lạ, không bị ô nhiễm, không\r\ngây bệnh tật hoặc tổn hại đến sức khỏe con người. Nguồn nước (trừ nước máy) phải\r\ncách xa nơi ô nhiễm (chuồng trại gia súc, nhà vệ sinh, nghĩa địa...) ít nhất 7\r\nmét.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ hộ gia đình\r\ncó trẻ em sử dụng nước sạch trong năm đánh giá được tính bằng tỷ lệ trung bình\r\ngiữa tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình có trẻ em sử dụng nước sạch trong năm so với\r\ntổng số hộ gia đình có trẻ em trong năm đó, điểm tối đa là 50 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 18: Hộ gia đình có trẻ\r\nem sử dụng hố xí hợp vệ\r\nsinh trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Hố xí được coi là hợp vệ sinh theo\r\ntiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế: không gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và mặt\r\nđất xung quanh; không có ruồi, muỗi; không gây mùi khó chịu làm mất mỹ quan; được\r\nxây dựng chắc chắn, kín đáo; không tạo khả năng xúc vật tiếp\r\nxúc với phân.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ hộ gia đình\r\ncó trẻ em sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong năm đánh giá được tính bằng tỷ lệ\r\ntrung bình giữa tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình có trẻ em sử dụng hố xí hợp vệ\r\nsinh trong năm so với tổng số hộ gia đình có trẻ em trong năm đó, điểm tối đa\r\nlà 50 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 19: Trẻ em bị tai nạn,\r\nthương tích trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Bao gồm trẻ em bị chết hay bị tổn\r\nthương thực thể do tai nạn bất ngờ xảy ra
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ trẻ em bị\r\ntai nạn, thương tích trong năm đánh giá được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số\r\ntrẻ em bị tai nạn thương tích trong năm so với tổng số trẻ em trong năm đó, điểm\r\ntối đa là 25 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 20: Trẻ em đến nhóm trẻ, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo. Trường mầm non trong năm\r\nđánh giá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: Tỷ lệ huy động trẻ\r\nem đến nhóm trẻ, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non trong\r\nnăm đánh giá được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em đến nhóm trẻ, nhà trẻ,\r\nlớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non trong năm so với tổng số trẻ em\r\ndưới 6 tuổi trong năm đó, điểm tối đa là 50 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 21: Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi hoặc tỷ lệ trẻ em đủ sáu tuổi nhập học lớp\r\nmột trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: đạt phổ cập giáo\r\ndục tiểu học đúng độ tuổi (tiêu chuẩn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định)\r\nhoặc nếu không đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi\r\nthì phải đạt tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào nhập học lớp 1 được tính bằng tỷ lệ phần\r\ntrăm giữa số trẻ em 6 tuổi được vào học lớp 1 của năm đánh giá so với tổng số\r\ntrẻ em 6 tuổi trong năm đó, điểm tối đa là 50 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ\r\ntiêu 22: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở hoặc tỷ lệ\r\nhọc sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: đạt phổ cập giáo\r\ndục trung học cơ sở hoặc nếu không đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì phải\r\nđạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong năm đánh giá được tính bằng\r\ntỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong năm so với tổng\r\nsố học sinh lớp cuối trung học cơ sở của năm học trong năm đó, điểm tối đa là\r\n75 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 23: Tổ chức các hoạt động\r\ncó sự tham gia của trẻ em trong năm đánh giá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tổ chức các hoạt\r\nđộng có sự tham gia của trẻ em (bao gồm các hoạt động xã hội, câu lạc bộ hoặc\r\nnhóm trẻ, lấy ý kiến của trẻ em, diễn đàn, tập huấn, hội thảo) trong năm đánh\r\ngiá, điểm tối đa là 25 điểm.
\r\n\r\n* Chỉ tiêu 24: Tỷ lệ hộ gia đình\r\ncó trẻ em đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (gia\r\nđình có trẻ em) trong năm đánh\r\ngiá:
\r\n\r\n- Phương pháp tính: tỷ lệ hộ gia đình\r\ncó trẻ em đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trong năm đánh giá được tính bằng tỷ\r\nlệ phần trăm giữa số hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa so với\r\ntổng số hộ gia đình có trẻ em, điểm tối đa là 50 điểm.
\r\n\r\nChỉ tiêu 25: Điểm vui chơi, giải\r\ntrí và tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể\r\ndục, thể thao cho trẻ em trong năm đánh giá.
\r\n\r\n- Phương pháp tính: Có điểm vui chơi,\r\ngiải trí (sân bóng đá, thư viện, phòng đọc sách cho trẻ em) và tổ chức sinh hoạt\r\nvăn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho trẻ em (tổ chức trại hè cho thiếu nhi,\r\nngày 1/6, Tết Trung thu).
\r\n\r\nTrên đây là kế hoạch hướng dẫn thực\r\nhiện xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em theo Quyết định 37/2010/QĐ-TTg. Đề\r\nnghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 24 quận, huyện tham mưu cho UBND quận,\r\nhuyện chỉ đạo triển khai thực hiện đạt hiệu quả./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n Nơi nhận: | \r\n \r\n KT. GIÁM ĐỐC | \r\n
\r\n\r\n
Từ khóa: Hướng dẫn 3998/HD-LĐTBXH-TE, Hướng dẫn số 3998/HD-LĐTBXH-TE, Hướng dẫn 3998/HD-LĐTBXH-TE của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Hướng dẫn số 3998/HD-LĐTBXH-TE của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Hướng dẫn 3998 HD LĐTBXH TE của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, 3998/HD-LĐTBXH-TE
File gốc của Hướng dẫn 3998/HD-LĐTBXH-TE năm 2011 thực hiện xây dựng xã/phường phù hợp với trẻ em do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Hướng dẫn 3998/HD-LĐTBXH-TE năm 2011 thực hiện xây dựng xã/phường phù hợp với trẻ em do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 3998/HD-LĐTBXH-TE |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Người ký | Nguyễn Thị Tuyết Nhung |
Ngày ban hành | 2011-05-05 |
Ngày hiệu lực | 2011-05-05 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Không còn phù hợp |