TUYÊN BỐ CHUNG
VỀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN TRONG THẾ KỶ MỚI GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (2000).
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa (dưới đây gọi tắt là "hai bên") là hai nước láng giềng Xã hội Chủ nghĩa có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong 50 năm qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt – Trung đã không ngừng củng cố và phát triển.
Từ khi bình thường hoá quan hệ hai nước năm 1991, trên cơ sở những nguyên tắc được ghi nhận trong các "Thông cáo chung" năm 1991, năm 1992, năm 1994, năm 1995 và "Tuyên bố chung" năm 1999 nhân các cuộc gặp giữa các lãnh đạocấp cao hai nước, quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, giao lưu giữa các ngành, các cấp diễn ra thường xuyên.
Tháng 2 năm 1999, Tổng Bí thư hai Đảng đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Điều này phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi ích cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai bên khẳng định lại, tiếp tục căn cứ theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các quan hệ quốc tế đã được thừa nhận, thúc đẩy quạn hệ giữa hai nước phát triển toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở các nguyên tắc: độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Để thực hiện có hiệu quả phương châm chỉ đạo 16 chữ, không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21, hai bên đồng ý tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực sau:
I.- Duy trì gặp gỡ cấp cao thường xuyên, tạo thêm động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển; tăng cường hơn nữa tiếp xúc hữu nghị và giao lưu hợp tác dưới nhiều hình thức giữa các ban ngành, các tổ chức quần chúng và các địa phương của hai nước.
II.- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ hai nước về truyền thống hữu nghị; triển khai trao đổi, giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước, góp phần tăng cường sự tin cậy và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, làm cho tình hữu nghị, sự tin cậy và hợp tác giữa nhân dân hai nước được kế tục và không ngừng phát triển.
III.- Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, coi trọng hiệu quả thực tế, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển, tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Vì vậy, hai bên đồng ý cùng nỗ lực hỗ trợ trong các lĩnh vực sau:
1. Phát huy đầy đủ vai trò của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại trong việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư giữa hai nước. Thông qua nhiều hình thức đa dạng như phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của các công ty lớn, mở rộng buôn bán hàng hoá khối lượng lớn, khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên triển khai các dự án hợp tác lớn, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên. Tạo dựng môi trường kinh doanh tốt đẹp, không ngừng khai thác tiềm năng, đảm bảo mậu dịch giữa hai bên tăng trưởng ổn định liên tục; duy trì chính sách đầu tư ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư giữa các doanh nghiệp của hai bên; tích cực quán triệt thực hiện "hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới", tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, quy phạm hoá buôn bán biên giới giữa hai nước.
2. Phát huy vai trò điều tiết và chỉ đạo vĩ mô của Uỷ ban liên chính phủ về hợp tác khoa học kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác và trao đổi về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn và khuyến khích các cơ quan hữu quan của chính phủ, các cơ sở và viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các xí nghiệp phục vụ khoa học kỹ thuật của hai nước phát triển rộng rãi hợp tác khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như thông tin, sinh học, nông nghiệp, khí tượng, hải dương, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.
3. Tích cực thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa hai nước về nông, lâm, ngư nghiệp, khuyến khích và ủng hộ các xí nghiệp và các cơ quan hữu quan của hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác trên các mặt như tạo ra các giống cây trồng nông nghiệp, giống gia súc gia cầm tốt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, chế tạo máy móc công nghiệp, đánh bắt trên biển, nuôi trồng thuỷ sản.
4. Tăng cường trao đổi và hợp tác trog lĩnh vực tài chính, tiền tệ và điều tiết kinh tế vĩ mô.
5. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vựcgiao thông vận tải, cùng nhau phát triển vận chuyển hành khách, hàng hoá qua tuyến đường sắt quốc tế giữa hai nước, mở rộng đường sắt liên vận quốc tế đến nước thứ 3, thúc đẩy ttrao đổi nhân viên và hàng hoá.
6. Khuyến khích ngành bưu điện hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác trên các mặt hiện đại hoá mạng lưới bưu chính, viễn thông, ứng dụng kỹ thuật mới, khai thác nghiệp vụ mới.
7. Mở rộng hợp tác du lịch, khuyến khích nghành du lịch giữa hai nước tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các mặt như quản lý, quảng cáo tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực mới và tạo thuận lợi cho công nhân hai nước và công dân nước thứ ba đi du lịch hai nước.
8. Tăng cường trao đổi hợp tác thông tin trên các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và khí tượng thuỷ văn; cùng nỗ lực hợp tác và khai thác khu vực sông Mê Công.
9. Mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các mặt như qui hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị và đào tạo nguồn nhân lực.
IV. Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực như Liên Hợp quốc, ARF, Hợp tác Đông á, ASEM, APEC, thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác giữa các nước đang phát triển, tiếp tục ra sức xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý, có đóng góp mới cho việc bảo vệ hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và tên thế giới.
Hai bên đánh giá cao vai trò tích cực của tổ chức ASEAN đối với sự ổn định và phát triển của khu vực, khẳng định lại sẽ tiếp tục dốc sức tăng cường quan hệ láng giềng, đối tác tin cậy giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, nỗ lực tích cực vì ổn định và phồn vinh lâu dài của Châu á, đặc biệt là khu vực Đông á.
Tiếp tục tăng cường cơ chế trao đổi ý kiến hàng năm giữa quan chức cấp cao Bộ ngoại giao hai nước, trao đổi ý kiến về những vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
V. Thông qua việc triển khai qua lại quân sự ở các cấp và các lĩnh vực khác nhau, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ quan quốc phòng và quân đội hai nước, mở rộng trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực an ninh.
VI. Tăng cường trao đổi và hợp tác về văn hoá, thể dục thể thao, và các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm tăng cường thăm lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, triển khai đào tạo nhân lực...
VII. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bao gồm trao đổi lưu học sinh, cán bộ giảng dạy, khuyến khích và ủng hộ các trường đại học, các ngành giáo dục và các cơ sở nghiên cứu của hai bên tăng cường hợp tác trực tiếp.
VIII. Tăng cường hợp tác trong các mặt phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia cũng như trao đổi và hợp tác giữa các cơ quan tư pháp, công an, toà án, viện kiểm sát của hai bên, tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan kỷ luật, kiểm sát, giám sát của hai bên về chống tham nhũng đề cao liêm khiết .
IX. Hai bên nhất trí cho rằng, việc hai nước ký kết " Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển mạnh hơn nữa trong thế kỷ 21. Hai bên cam kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các thoả thuận liên quan đã ký kết giữa hai nước, tích cực hợp tác, nỗ lực xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.
Hai bên khẳng định, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực bàn bạc, tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Hai bên cần bàn bạc kịp thời và giải quyết những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh xây dựng, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.
X. Hai bên khẳng định lại những nhận thức chung đã đạt được trong các Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc 10/11/1991, 22/11/1994, 2/12/1995 và tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc 27/2/1999: phía Việt Nam khẳng định một nước Trung Quốc, Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc; Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ dưới bất cứ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan.
Tuyên bố chung được ký tại Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN |
BỘ NGOẠI GIAO | SAO Y BẢN CHÍNH |
Số: 02/LPQT | Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2001
|
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 25/12/2000.
Từ khóa: Điều ước quốc tế Khongso, Điều ước quốc tế số Khongso, Điều ước quốc tế Khongso của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế số Khongso của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế Khongso của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khongso
File gốc của Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (2000) đang được cập nhật.
Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (2000)
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Số hiệu | Khongso |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Người ký | Đường Gia Triền, Nguyễn Dy Niên |
Ngày ban hành | 2000-12-25 |
Ngày hiệu lực | 2000-12-25 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |