BỘ VĂN HÓA | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số : 170-VH/QĐ | Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 1961 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
Căn cứ Nghị quyết số 25-CP ngày 24-02-1961 của Hội đồng Chính phủ về chế độ nhuận bút trả cho những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật;
Xét đề nghị của các Hội Văn học, nghệ thuật;
Xét đề nghị của các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc ở trung ương cũng như địa phương sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật;
Sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn về chế độ nhuận bút của các Bộ Nội vụ, Lao động, Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
I. NHUẬN BÚT SÁCH
1. Đối với các loại sách được xuất bản lần thứ nhất sẽ trả cho tác giả một số tiền gốc tương xứng với giá trị và công lao xây dựng tác phẩm gọi là nhuận bút cơ bản, đồng thời lại trả cho tác giả một số tiền nhuận bút cho sách in ra tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản. Khi tái bản không trả nhuận bút cơ bản, chỉ trả nhuận bút cho số sách in ra tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản.
Cụ thể là: Khi tính nhuận bút số sách in ra sẽ tính bắt đầu từ lần xuất bản thứ nhất đem cộng với số sách tái bản in ra các lần sau.
2. Sách giáo khoa chỉ được hưởng tiền nhuận bút cơ bản, không được hưởng tiền nhuận bút theo số sách in ra, vì số lượng sách giáo khoa in ra là căn cứ vào số lượng của học sinh nhằm cung cấp tài liệu học tập cho học sinh. Khi tái bản sách giáo khoa nếu có sửa chữa hoặc bổ sung thì được trả tiền thù lao cho phần sửa chữa và bổ sung ấy. Những đoạn văn thơ trích vào sách giáo khoa có tính chất giới thiệu dẫn giải không được tính tiền nhuận bút.
3. Đối với tất cả các loại sách khi tái bản có sửa chữa hoặc bổ sung đều được trả tiền thù lao cho phần sửa chữa và bổ sung ấy.
Đối với các loại sách viết cho thiếu nhi được khuyến khích trả thêm 5% tiền nhuận bút cơ bản.
4. a) Đối với các loại sách sáng tác, lý luận, phê bình, nghiên cứu thì tùy theo chất lượng của tác phẩm là chủ yếu và căn cứ vào số chữ, lấy đơn vị mỗi 1.000 chữ văn xuôi là một trang tác giả (nếu là kịch bản thì tính 700 chữ, nếu là thơ thì tính 30 câu bằng 1.000 chữ xuôi) được trả nhuận bút cơ bản chia làm 7 mức:
6đ, 8đ, 11đ, 15đ, 18đ, 23đ, 26đ.
b) Đối với các loại sách: phóng tác, chỉnh biên thì tùy theo chất lượng của tác phẩm là chủ yếu và căn cứ vào số chữ lấy đơn vị 1.000 chữ văn xuôi là 1 trang tác giả (nếu là kịch bản thì tính 700 chữ, nếu là thơ thì tính 30 câu bằng 1.000 chữ văn xuôi) được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 7 mức:
3đ, 1đ50, 6đ50, 9đ, 11đ, 14đ, 15đ50.
c) Đối với sách dịch thì tùy theo chất lượng của bản dịch là chủ yếu lấy đơn vị mỗi 1.000 chữ văn xuôi là 1 trang tác giả (nếu là thơ thì tính 30 câu bằng 1.000 chữ văn xuôi, còn dịch kịch bản vẫn tính như văn xuôi tức là vẫn lấy đơn vị là 1.000 chữ văn xuôi) được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 7 mức:
3đ, 4đ, 5đ50, 7đ50, 9đ, 11đ50, 13đ.
Dịch sách kinh điển, văn học mà chất lượng của bản dịch cao, có thể trả mức tiền nhuận bút cơ bản như các loại sách sáng tác.
5. a) Nhuận bút trả cho số sách in ra thuộc loại sáng tác lý luận, phê bình, nghiên cứu được tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản.
Cụ thể là: Tính số sách in ra lần thứ nhất cộng với số sách in ra các lần sau mà trả theo một tỷ lệ % của nhuận bút cơ bản giảm dần xuống như dưới đây:
Từ 1.000 đến 10.000 bản, mỗi 1.000 bản được trả thêm 6% tiền nhuận bút cơ bản .
Từ 10.001 đến 30.000 bản, mỗi 1.000 bản được trả thêm 5% tiền nhuận bút cơ bản.
Từ 30.001 bản trở lên, mỗi 1.000 bản được trả thêm 4% tiền nhuận bút cơ bản.
b) Nhuận bút trả cho số sách in ra thuộc loại sách phóng tác, chỉnh biên được tính theo % của nhuận bút cơ bản .
Cụ thể là: Tính số sách in ra lần thứ nhất cộng với số sách in ra các lần sau mà trả theo một tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản giảm dần xuống như quy định dưới đây:
Từ 1.000 đến 10.000 bản, mỗi 1.000 bản được trả thêm 3% tiền nhuận bút cơ bản .
Từ 10.001 đến 30.000 bản, mỗi 1.000 bản được trả thêm 2% tiền nhuận bút cơ bản.
Từ 30.001 bản trở lên, mỗi 1.000 bản được trả thêm 1% tiền nhuận bút cơ bản.
c) Nhuận bút trả cho số sách dịch được tính theo tỷ lệ % của nhuận bút cơ bản.
Cụ thể là: Tính số sách in ra lần thứ nhất cộng với số sách in ra các lần sau mà trả theo một tỷ lệ % của nhuận bút cơ bản giảm dần xuống như quy định dưới đây:
Từ 1.000 đến 10.000 bản, mỗi 1.000 bản được trả thêm 2% tiền nhuận bút cơ bản .
Từ 10.001 đến 30.000 bản, mỗi 1.000 bản được trả thêm 1% tiền nhuận bút cơ bản.
Từ 30.001 bản trở lên, mỗi 1.000 bản được trả thêm 0,5% tiền nhuận bút cơ bản.
6. Để tránh tình trạng do yêu cầu học tập, phổ biến chính sách vận động quần chúng, v.v… mà số lượng sách phải in ra gấp nhiều lần so với mức in bình thường, do đó tiền nhuận bút số sách in ra sẽ quá chênh lệch với số tiền nhuận bút cơ bản, vì vậy đối với những sách đó không lấy 1.000 bản làm đơn vị mà sẽ lấy 3.000 bản, 5.000 bản làm đơn vị để tính trả nhuận bút cho số sách đó được in ra như điểm 4 đã quy định ở trên.
Các nhà xuất bản sẽ căn cứ vào tính chất và đối tượng phục vụ cũng như số lượng các loại sách thường được in ra nhiều hay ít mà quy định đơn vị số lượng sách in ra cho được thích hợp với từng nhà xuất bản, sau khi đã được Cục xuất bản thỏa thuận và Bộ Văn hóa thông qua.
7. a) Đối với các loại sách cũ đã xuất bản trước cũng như sau Cách mạng tháng 8-1945 và trong thời gian kháng chiến, mà từ ngày hòa bình lập lại cho tới nay chưa tái bản hoặc đã tái bản ở nhà xuất bản tư nhân thì kể từ ngày ban hành chế độ nhuận bút này, nếu được nhà xuất bản công tái bản thì vẫn được trả đủ 100% tiền nhuận bút cơ bản.
b) Đối với các loại sách đã xuất bản trước cũng như sau Cách mạng tháng 8-1945 và trong thực hiện kháng chiến, ngoài việc được hưởng tiền nhuận bút cơ bản như mục a ở điểm 6 nói trên còn được hưởng tiền nhuận bút theo số sách in ra như điểm 4 và 5 đã quy định ở trên.
8. Đối với các loại sách đã xuất bản hoặc tái bản sau ngày hòa bình lập lại tại nhà xuất bản công nay được in lại thì không phải trả tiền nhuận bút cơ bản mà chỉ tính tiếp theo những số bản lần trước mà trả tiền nhuận bút theo số sách in ra cho tác giả theo như điểm 4 và 5 đã quy định ở trên.
9. Tác phẩm nào đạt được yêu cầu của nhà xuất bản mà nhà xuất bản đã hứa hẹn sử dụng, nhưng vì một lý do chính đáng nào đó, không thể xuất bản được thì nhà xuất bản phải trả cho tác giả có tác phẩm đó tối thiểu là 50% số tiền nhuận bút cơ bản và thương lượng với tác giả nếu sau này tác phẩm đó được xuất bản thì sẽ được tính trả thêm cho đủ mức tiền nhuận bút cơ bản đã được quy định.
10. Thẩm tra duyệt lại sách thì căn cứ tính chất bản thảo và sự thẩm duyệt tốn nhiều công phu hay ít mà tính thù lao trả cho mỗi bản thảo từ 3đ đến 60đ. Trường hợp đặc biệt có thể cân nhắc trả hơn.
11. Đối với những tác phẩm âm nhạc, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, v.v… được sử dụng bằng hình thức sản xuất thì sẽ tính nhuận bút theo quy định trả nhuận bút của ngành đó.
12. Căn cứ vào quy định trả nhuận bút sách (và nhuận bút đối với từng ngành âm nhạc, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, v.v… thuộc về hình thức nhuận bút sách) các nhà xuất bản sẽ dựa vào những quy định đó mà có thể quy định chi tiết để áp dụng cho từng nhà xuất bản được thích hợp, sau khi đã được Bộ Văn hóa thông qua.
II. NHUẬN BÚT KỊCH BẢN CỦA NGÀNH SÂN KHẤU
1. Kịch bản gồm : kịch nói, kịch hát v.v…Đối với các kịch bản ấy thuộc loại: sáng tác, cải tiến, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch (kể cả các kịch bản do những con rối biểu diễn) diễn trọn 1 tối (trên dưới hai tiếng) được các đoàn kịch quốc doanh và dân doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận thì tùy theo chất lượng một kịch bản mà trả tiền nhuận bút cơ bản từ 400đ đến 2.000đ và chia làm 2 loại như dưới đây:
Loại sáng tác kịch nói, kịch hát được trả tiền nhuận bút cơ bản làm 6 mức:
800đ, 1.000đ, 1.300đ, 1.500đ, 1.800đ, 2.000 đồng.
Loại cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
400đ, 550đ, 750đ, 900đ, 1.100đ, 1.300 đồng.
- Đối với các loại kịch bản nói trên không diễn trọn 1 tối (mà chỉ diễn khoảng trên dưới một tiếng) thì Vụ Nghệ thuật căn cứ, vào chất lượng kịch bản là chủ yếu và thời gian biểu diễn của mỗi kịch bản mà trả nhuận bút bằng 20% đến 80% số tiền nhuận bút cơ bản của các loại kịch bản diễn trọn một tối như đã quy định ở trên.
2. Đối với kịch bản như sáng tác, cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch được các đoàn kịch quốc doanh và dân doanh ở địa phương biểu diễn có doanh thu và được Sở hoặc Ty Văn hóa địa phương công nhận thì tùy theo chất lượng của kịch bản là chủ yếu và thời gian biểu diễn mà trả tiền thù lao bằng từ 30% đến 80% số tiền nhuận bút cơ bản của các loại kịch bản được biểu diễn trên sân khấu như điểm 1 đã quy định ở trên.
Nếu kịch bản nào đã diễn cho công chúng xem ở địa phương có giá trị và có thể phổ biến chung được thì các Sở hoặc Ty Văn hóa sẽ gửi kịch bản đó cho Vụ Nghệ thuật. Khi được Vụ Nghệ thuật công nhận và trả tiền nhuận bút cơ bản cho kịch bản đó như điểm 1 đã quy định ở trên thì sẽ trừ số tiền thù lao mà các Sở hoặc Ty Văn hóa đã trả cho tác giả trước đây.
3. Thành lập một quỹ trả nhận bút của ngành sân khấu: sẽ do các đoàn văn công trung ương trích đồng loạt một tỷ lệ là 8% số tiền doanh thu biểu diễn còn các đội văn công và các đoàn kịch dân doanh sẽ tùy khả năng tài chính của từng địa phương mà trích 5%, hoặc 6%, hoặc 7% số tiền doanh thu biểu diễn để thành lập một quỹ trả nhuận bút cho ngành sân khấu.
Số quỹ nói trên hiện nay tạm thời chia làm 2 phần. Một phần giao cho Vụ Nghệ thuật quản lý gọi là quỹ của trung ương; còn một phần quỹ giao cho Sở hoặc Ty Văn hóa quản lý gọi là quỹ của địa phương.
Cụ thể là: các đoàn văn công trung ương trích đồng loạt 8% số tiền doanh thu biểu diễn chuyển lên Vụ Nghệ thuật để làm quỹ của trung ương.
- Các đội văn công và các đoàn kịch dân doanh địa hương nếu diễn kịch bản do địa phương mình công nhận và đã trả tiền thù lao cho kịch bản đó rồi, thì sẽ tùy theo khả năng tài chính của từng địa phương mà trích 5% hoặc 6% hoặc 7% số tiền doanh thu biểu diễn chuyển lên Sở hoặc Ty Văn hóa trực tiếp phụ trách quản lý để làm quỹ của địa phương. Sở hoặc Ty Văn hóa đó sẽ trả tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn cho tác giả có kịch bản đó và báo cho Vụ Nghệ thuật biết.
- Các đội văn công và các đoàn kịch dân doanh địa phương nếu diễn kịch bản mà không thuộc địa phương mình công nhận và không phải trả thù lao cho kịch bản đó, thì vẫn phải trích 5% hoặc 6% hoặc 7% số tiền doanh thu biểu diễn để góp vào quỹ trả nhuận bút của ngành sân khấu, nhưng cần khuyến khích việc sử dụng kịch bản được rộng rãi nên được giữ lại 1% số tiền doanh thu biểu diễn đó để nhập vào quỹ trả nhuận bút của địa phương mình. Còn lại 4%, hoặc 5% hoặc 6% số tiền doanh thu biểu diễn đó, các Sở hoặc Ty Văn hóa địa phương sẽ chuyển cho Vụ Nghệ thuật. Vụ Nghệ thuật có trách nhiệm chuyển số tiền trả nhuận bút về số lượt biểu diễn cho tác giả theo như điều 4 đã quy định dưới đây. Còn tất cả số tiền còn lại Vụ Nghệ thuật sẽ chuyển cho nơi đã công nhận và đã trả thù lao cho kịch bản đó.
4. Đối với các kịch bản được Vụ Nghệ thuật hoặc được các Sở, Ty Văn hóa công nhận và đã được trả đủ mức nhuận bút cơ bản hoặc đã trả đủ mức thù lao cho kịch bản đó như điểm 1 và 2 đã quy định ở trên, còn được trả nhuận bút về số lượt biểu diễn bằng cách trích một tỷ lệ % (phần trăm) số tiền doanh thu biểu diễn của kịch bản đó (chưa trừ chi phí biểu diễn) để trả nhuận bút cho tác giả.
Cụ thể là: Kịch bản thuộc loại sáng tác được trích 1% số tiền doanh thu biểu diễn nhưng khi kịch bản đó đã hưởng nhuận bút vể số lượt biểu diễn tới 50% số tiền nhuận bút cơ bản rồi thì bắt đầu giảm xuống chỉ còn được hưởng 0,6% số tiền doanh thu biểu diễn.
Kịch bản thuộc loại cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch được trích 0,6% số tiền doanh thu biểu diễn, nhưng khi kịch bản đó đã hưởng nhuận bút về số lượt biểu diễn tới 50% số tiền nhuận bút cơ bản thì bắt đầu giảm xuống chỉ còn được hưởng 0,3% số tiền doanh thu biểu diễn.
5. Đối với các kịch bản, đã công diễn trước ngày 01-03-1959 và đã được hưởng tỷ lệ % (phần trăm) tiền doanh thu biểu diễn thì không được hưởng nhuận bút cơ bản nữa, nhưng vẫn được hưởng nhuận bút về số lượt biểu diễn như điểm 4 đã quy định ở trên.
6. a) Đối với các kịch bản, công diễn sau ngày 01-03-1959 thì được tính bắt đầu từ ngày chính thức công diễn đầu tiên ở một đoàn kịch quốc doanh hoặc dân doanh ở trung ương cũng như ở địa phương cho hết thời hạn là 2 năm thì bắt đầu hưởng nhuận bút về số lượt biểu diễn như điểm 4 đã quy định ở trên ví dụ: 1 kịch bản công diễn từ 01-05-1959 thì đến ngày 01-05-1961 mới hết thời hạn.
b) Vì tình hình đặt biệt của ngành sân khấu nên sau ngày 01-03-1959 việc trả nhuận bút cho tác giả có kịch bản đang công diễn quy định như dưới đây:
- Kịch bản thuộc loại sáng tác diễn ở các đoàn văn công trung ương trích 6% số tiền doanh thu biểu diễn, diễn ở các đội văn công và các đoàn kịch dân doanh địa phương thì sẽ tùy theo khả năng tài chính của từng địa phương mà trích 4% hoặc 5% hoặc 6% số tiền doanh thu biểu diễn (chưa trừ chi phí biểu diễn) để trả nhuận bút cho tác giả có kịch bản đó.
- Kịch bản thuộc loại cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch diễn ở các đoàn văn công trung ương trích 4% số tiền doanh thu biểu diễn, diễn ở các đội văn công và đoàn kịch dân doanh địa phương thì sẽ tùy theo khả năng tài chính của từng địa phương mà trích 2% hoặc 3% hoặc 4% số tiền doanh thu biểu diễn (chưa trừ chi phí biểu diễn) để trả nhuận bút cho tác giả có kịch bản đó.
c) Đối với một số vở kịch có giá trị, công diễn sau ngày 01-03-1959 thì tính bắt đầu từ ngày chính thức công diễn cho đến hết thời hạn là 2 năm, nếu chưa được hưởng đủ mức nhuận bút cơ bản hoặc mức thù lao như điểm 1 và 2 đã quy định ở trên thì có thể giải quyết bằng hai cách: một là, ngoài thời hạn 2 năm nói trên, sẽ ra hạn thêm 6 tháng nữa để tác giả có kịch bản đó được tiếp tục hưởng tỷ lệ % (phần trăm) số tiền doanh thu biểu diễn như mục b ở điểm 6 nói trên đã quy định; hai là, xét một số vỡ hiện nay vẫn công diễn mà trả nhuận bút cơ bản hoặc trả thù lao cho tương xứng với giá trị của kịch bản đó. Khi trả nhuận bút cơ bản theo mức ở trung ương, hoặc trả thù lao theo mức ở địa phương thì sẽ trừ số tiền nhuận bút theo chế độ cũ mà trước đây tác giả có kịch bản đó đã hưởng.
7. Đối với các loại kịch, bắt đầu chính thức công diễn từ ngày 01-03-1961 trở đi sẽ thực hiện đúng như bản quy định trả nhuận bút kịch bản của ngành sân khấu.
8. Đối với các loại kịch bản văn học sân khấu sau khi đã được Vụ Nghệ thuật hoặc được các Sở, Ty Văn hóa địa phương công nhận thì sẽ căn cứ vào chất lượng mà sơ bộ định giá trả 50% số tiền nhuận bút cơ bản, hoặc 50% số tiền thù lao cho tác giả, đồng thời đặt trách nhiệm cho tác giả sửa chữa kịch bản đó cho tới khi được chính thức công diễn sẽ định giá chính thức và trả nốt. Nhưng nếu vì một lý do chính đáng nào đó, kịch bản đã được công nhận mà không biểu diễn được, hoặc có biểu diễn mà không doanh thu, thì tác giả đó vẫn được hưởng tối thiểu là 50% số tiền nhuận bút cơ bản, hoặc 50% số tiền thù lao, và nơi sử dụng kịch bản đó có trách nhiệm thương lượng với tác giả, nếu sau này kịch bản đó được công diễn, thì sẽ tính trả thêm cho đủ mức tiền nhuận bút cơ bản đã quy định.
Trường hợp kịch bản được công nhận và đã chính thức diễn cho nhân dân xem mà nơi sử dụng kịch bản đó lại yêu cầu tác giả chỉnh lý cho kịch bản đó được tốt hơn, thì sẽ căn cứ vào công phu và chất lượng của kịch bản đó được nâng cao hơn trước nhiều hay ít, mà nơi sử dụng trả thêm cho tác giả tiền thù lao bằng từ 5% đến 20% số tiền nhuận bút cơ bản hoặc số tiền thù lao nói trên.
9. Đối với những kịch bản sáng tác chưa được công nhận mà được Vụ Nghệ thuật in Ronéo phổ biến xuống các Sở, Ty Văn hóa hoặc được các Sở Ty Văn hóa in Ronéo hoặc Litho phổ biến xuống các xí nghiệp, công trường khu phố, xã v.v…thì căn cứ vào chất lượng là chủ yếu và thời gian biểu diễn dài hay ngắn mà trả tiền thù lao cho một kịch bản chia làm 4 mức: 10đ, 20đ, 30đ, 40đ. Nếu chỉ là cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch, thì được trả 40% đến 60% của thù lao sáng tác. Trường hợp kịch bản nào đã trả tiền nhuận bút cơ bản hoặc được trả tiền thù lao rồi mà in Litho hoặc Ronéo để phổ biến thì không phải trả khoản thù lao nói trên nữa.
10. Đối với các kịch bản sân khấu truyền thanh như: kịch, tuồng, chèo, cải lương, v.v… do Đài phát thanh Tiếng nói Việt- Nam yêu cầu tác giả sáng tác thì tùy theo chất lượng của kịch bản đó là chủ yếu và thời gian biểu diễn mà Đài trả tiền nhuận bút cơ bản cho mỗi kịch bản từ 10đ đến 200 đồng.
Cụ thể là :
Kịch bản từ 5 đến 15 phút được trả nhuận bút cơ bản từ 10 đồng đến 30 đồng.
Kịch bản từ 15 đến 30 phút được trả nhuận bút cơ bản từ 20 đồng đến 50 đồng.
Kịch bản từ 30 đến 60 phút được trả nhuận bút cơ bản từ 40 đồng đến 80 đồng.
Kịch bản từ 60 đến 120 phút được trả nhuận bút cơ bản từ 60 đồng đến 200 đồng.
Trường hợp các kịch bản nói trên thuộc loại cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch, thì Đài sẽ trả nhuận bút bằng từ 20% đến 50% số tiền nhuận bút cơ bản của kịch bản sáng tác.
11. Tất cả các khoản tiền trả nhuận bút hoặc thù lao nói trên trả cho kịch bản, múa, xiếc, nhạc sử dụng bằng hình thức sân khấu đều trích vào quỹ trả nhuận bút của ngành sân khấu, ở trung ương hoặc ở địa phương. Riêng những tác phẩm sử dụng bằng hình thức phát thanh thì sẽ do Đài phát thanh tiếng nói Việt-Nam trích vào quỹ sự nghiệp phí của mình mà trả nhuận bút.
12. Thành lập một quỹ cho vay để trả nhuận bút của ngành sân khấu ở trung ương cũng như ở địa phương để giúp cho thực hiện chế độ nhuận bút của ngành sân khấu được tốt (Bộ Văn hóa và Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn về việc thành lập quỹ đó).
III. NHUẬN BÚT CỦA NGÀNH MÚA
1. Đối với các điệu múa, múa trong kịch hoặc trong kịch hát, v.v… được các đoàn văn công trung ương biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mà trả tiền nhuận bút cơ bản theo những điểm quy định dưới đây:
2. a) Sáng tác tiết mục múa từ 4 đến 8 người ví dụ: như điệu múa Chuông thời gian biểu diễn dưới 10 phút tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức: 70đ, 100đ, 120đ, 150đ.
b) Sáng tác tiết mục múa từ 9 đến 16 người ví dụ như điệu múa Rông chiêng, ô và sáng tác múa đơn (solo) múa đôi (Duo) (ví dụ như múa Lào, múa dưới trăng) thời gian biểu diễn từ 4 đến 15 phút tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức: 100đ, 155đ, 195đ, 250đ.
3. a) Sáng tác tiết mục múa trên 17 người (ví dụ như múa Sạp) thời gian biểu diễn từ 7 đến 15 phút tùy theo chất lượng làm chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức: 120đ, 185đ, 235đ, 300đ.
Trường hợp tiết mục đông người có thêm nội dung kịch được trả thêm 20% nhuận bút cơ bản.
b) Thơ vũ đạo (nội dung câu chuyện có kịch tính như chim Gâu, Phan đình Giót) từ 12 người trở lên thời gian biểu diễn từ 10 đến 15 phút tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức: 200đ, 165đ, 335đ, 400đ, nếu có từ 2 cảnh trở lên được trả thêm 20% đến 40% nhuận bút cơ bản.
4. Tổ Khúc múa (suite) là hình thức gồm nhiều điệu múa nối tiếp nhau mà dựng lên, vì vậy sẽ cộng từng điệu múa một trong tổ khúc múa mà trả nhuận bút cơ bản.
5. Đối với kịch múa diễn trọn một tối (trên dưới 2 tiếng) ví dụ: Tấm, Cám thì tùy theo chất lượng của một kịch múa mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức: 800đ, 1.000đ, 1.300đ, 1.500đ, 1.800đ, 2.000đ.
Nếu kịch múa chỉ diễn trên dưới một tiếng thì Vụ Nghệ thuật căn cứ vào chất lượng của kịch múa đó là chủ yếu và thời gian biểu diễn mà trả nhuận bút bằng từ 20% đến 80% số tiền nhuận bút cơ bản của kịch múa diễn trọn một tối như đã quy định ở trên.
6. Đối với các điệu múa nói trên ngoài việc được trả tiền nhuận bút cơ bản rồi còn được trả tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn. Vụ Nghệ thuật sẽ căn cứ vào số lượng vào số lượt biểu diễn nhiều hay ít mà hàng năm trả thêm tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn cho tác giả, chia làm 3 mức tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản và giảm dần xuống.
Cụ thể từng năm được trả tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn như dưới đây:
| Năm thứ nhất | Năm thứ hai | Năm thứ ba trở đi | Nhuận bút cơ bản |
Số lượt điệu múa biểu diễn nhiều được trả thêm Số lượt điệu múa biểu diễn trung bình được trả thêm Số lượt điệu múa biểu diễn ít được trả thêm | 50%
40%
30% | 40%
30%
20% | 30%
20%
10% | của nhuận bút cơ bản nt
nt |
Trường hợp năm thứ nhất cũng như những năm sau mà những điệu múa nói trên được sử dụng biểu diễn quá ít thì nơi sử dụng không phải trả nhuận bút về số lượt biểu diễn như đã quy định ở trên.
7. Múa trong kịch hát nếu là điệu múa hoàn toàn độc lập thì người sáng tác núa được trả đủ tiền nhuận bút cơ bản như những đểim đã quy định ở trên, nếu múa chỉ là phụ họa thêm cho phần hát thì tùy theo sự đóng góp của nó mà trả tiền nhuận bút bằng từ 30% đến 60% số tiền nhuận bút cơ bản.
Trong kịch hát có từng đoạn múa thì tính từng đoạn múa ấy tùy theo chất lượng của nó mà cộng lại để trả nhuận bút cơ bản.
8. Một tiết mục vừa hát vừa múa, nếu múa thì là chủ đạo, hát là phụ (ví dụ như: điệu múa lên núi hái chè của Quảng tây) thì người sáng tác được trả đủ mức tiền nhuận bút cơ bản theo những điểm đã quy định ở trên. Nếu hát là chủ đạo, múa là phụ thì người sáng tác múa được trả nhuận bút bằng từ 30% đến 60% tiền nhuận bút cơ bản về múa.
9. Sáng tác kịch bản trong tiết mục múa đông người, thợ vũ đạo, tổ khúc múa, kịch múa được trả nhuận bút bằng 40% tiền nhuận bút cơ bản của sáng tác múa, nhưng nếu chỉ là cải biên, chỉnh lý, kịch bản hóa các chuyện cổ tích, truyền thuyết thì được trả nhuận bút bằng từ 40% đến 60% số tiền nhuận bút cơ bản của sáng tác kịch bản cho múa.
10. Sáng tác các điệu múa được xưởng phim Việt nam công nhận và cho quay thành phim thì các điệu múa đó được trả tiền nhuận bút cơ bản như những điểm đã quy định ở trên. Ngoài ra còn được trả thêm tiền nhuận bút về số lượng phát hành như đã nói ở điểm 4 trong quy định trả nhuận bút kịch bản của ngành điện ảnh.
11. Các tiết mục múa thuộc loại phóng tác, cải biên, chỉnh lý (kể cả các điệu múa cổ điển) thì tùy theo chất lượng cao hay thấp là chủ yếu và công phu nhiều hay ít mà trả nhuận bút bằng từ 40% đến 60% số tiền nhuận bút cơ bản của sáng tác múa.
12. Sáng tác nhạc cho múa (kể cả phối âm phối khí) được trả tiền nhuận bút cơ bản bằng mức tiền nhuận bút cơ bản của sáng tác tiết mục múa như những điểm đã quy định ở trên. Nhưng chủ yếu là dựa vào chất lượng nhạc mà định mức tiền nhuận bút cho hợp lý, chứ không lệ thuộc vào tiết mục múa mà trả tiền nhuận bút cho nhạc.
Nếu tác giả sáng tác nhạc kiêm phối âm phối khí thì tác giả đó được hưởng đủ 100% tiền nhuận bút cơ bản. Nhưng nếu người khác phối âm, phối khí thì người ấy được hưởng 30% còn người sáng tác nhạc được hưởng 70% số tiền nhuận bút cơ bản.
13. Đối với các điệu múa được các đội văn công cũng như các đoàn kịch dân doanh ở địa phương biểu diễn có doanh thu và được các Sở, Ty văn hóa địa phương công nhận thì tùy theo chất lượng của điệu múa là chủ yếu và thời gian biểu diễn mà trả tiền thù lao bằng từ 30% đến 80% số tiền nhuận bút cơ bản theo những điểm đã quy định ở trên.
Nếu điệu múa nào đã biểu diễn cho công chúng xem ở các địa phương có giá trị và có thể phổ biến chung được thì các Sở, Ty văn hóa sẽ gửi các điệu múa đó cho Vụ Nghệ thuật. Khi Vụ Nghệ thuật công nhận và trả tiền nhuận bút cơ bản theo mức của trung ương như những điểm đã quy định ở trên thì sẽ trừ số tiền thù lao mà các Sở, Ty Văn hóa đã trả cho tác giả trước đây.
Còn tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn của các điệu múa được các đoàn văn công cũng như đoàn kịch dân doanh địa phương biểu diễn có doanh thu và được Sở hoặc Ty Văn hóa địa phương công nhận thì hiện nay chưa đặt ra vì chưa có điều kiện theo dõi để tính nhuận bút về số lượt biểu diễn đó.
14. Đối với sáng tác các điệu múa quần chúng được Vụ Nghệ thuật công nhận phổ biến xuống các Sở, Ty Văn hóa thì tùy theo chất lượng là chủ yếu và thời gian dài hay ngắn mà trả tiền thù lao chia làm 3 mức: 10đ, 15đ, 20đ. Nếu chỉ là cải biên hoặc chỉnh lý các điệu múa thì trả tiền thù lao bằng từ 40% đến 60% của thù lao sáng tác. Trường hợp điệu múa nào đã được trả tiền nhuận bút cơ bản hoặc tiền thù lao biểu diễn rồi thì Vụ Nghệ thuật không phải trả khoản thù lao nói trên nữa.
15. Đối với những điệu múa có giá trị hiện nay vẫn còn đang sử dụng và có doanh thu mà trước đây chưa được trả tiền nhuận bút thì các cơ quan có kinh doanh sử dụng những điệu múa đó căn cứ vào quy định này mà trả nhuận bút cơ bản hoặc thù lao cho tác giả có điệu múa đó được hợp lý.
IV. NHUẬN BÚT CỦA NGÀNH XIẾC
1. Đối với các tiết mục xiếc được đoàn xiếc trung ương biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mà trả tiền nhuận bút cơ bản theo những quy định dưới đây:
2. Các tiết mục người biểu diễn và thú vật biểu diễn.
a) Sáng tác tiết mục xiếc từ 3 đến 6 động tác, biểu diễn từ 3 đến 5 phút, tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức:
50đ, 68đ, 82đ, 100đ.
b) Sác tác tiết mục xiếc từ 7 động tác đến 10 động tác biểu diễn từ 6 đến 10 phút, tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức:
80đ, 110đ, 130đ, 160đ.
c) Sáng tác tiết mục xiếc từ 11 động tác trở lên biểu diễn từ 11 đến 20 phút, tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức :
90đ, 130đ, 160đ, 200đ.
d) Sáng tác tiết mục xiếc có tình tiết, có nội dung biểu diễn từ 10 phút trở lên tuìy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức:
200đ, 310đ, 390đ, 500đ.
3. Các tiết mục xiếc hề.
a) Sáng tác hề xen vào tiết mục có kỹ xảo (ví dụ: hề xe đạp, hề leo cột) tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức:
20đ, 31đ, 39đ, 50đ.
b) Sáng tác hề thành tiết mục độc lập và kỹ xảo (ví dụ hề tranh ghế) từ 5 đến 15 phút tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức: 50đ, 68đ, 82đ, 100đ
c) Sáng tác hề câm có nội dung giáo dục từ 5 đến 15 phút tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức:
80đ, 110đ, 130đ, 160đ.
d) Sáng tác hề câm có nội dung giáo dục, có tình tiết từ 5 đến 15 phút tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức:
100đ, 135đ, 165đ, 200đ.
4. Các tiết mục ảo thuật xem một mặt sân khấu vuông.
a) Sáng tác tiết mục nhỏ làm bằng nhanh tay hoặc bằng những dụng cụ nhỏ chỉ xem gần được (ví dụ: xé giấy vụn ra lại lành) tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức:
10đ - 17đ - 23đ - 30đ.
b) Sáng tác tiết mục trung bình làm bằng nhanh tay và dụng cụ nhỏ ở xa cũng xem được (ví dụ: chai biến đổi, bóng hóa bồ câu) tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chai làm 4 mức:
40đ, 51đ, 59đ, 70đ.
c) Sáng tác tiết mục lớn dùng dụng cụ lớn ở xa xem được rõ (ví dụ: biến người trong hợp, cưa người làm 2 đoạn) tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức:
50đ, 68đ, 82đ, 100đ.
Trường hợp xây dựng tiết mục ảo thuật biểu diễn ở sân khấu tròn xem cả 4 mặt xung quanh, tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả nhuận bút cơ bản gấp đôi ảo thuật xây dựng biểu diễn một mặt ở sân khấu vuông vì phải mất nhiều công phu xây dựng cơ bản hơn.
5. Các tiết mục xiếc thuộc loại cải biên phóng tác, chỉnh lý thì tùy theo chất lượng cao hay thấp là chủ yếu và công phu nhiều hay ít mà trả nhuận bút bằng từ 40% đến 60% số tiền nhuận bút cơ bản của sáng tác xiếc.
6. Đối với các tiết mục xiếc nói trên ngoài việc được trả tiền nhuận bút cơ bản rồi còn được trả tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn. Vụ Nghệ thuật sẽ căn cứ vào số lượt biểu diễn nhiều hay ít mà hàng năm trả thêm tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn cho tác giả chia làm 3 mức tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản giảm dần xuống.
Cụ thể từng năm được trả tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn như dưới đây:
| Năm thứ nhất | Năm thứ hai | Năm thứ ba trở đi | Nhuận bút cơ bản |
Số lượt tiết mục xiếc biểu diễn nhiều được trả thêm Số lượt tiết mục xiếc biểu diễn trung bình được trả thêm Số lượt tiết mục xiếc biểu diễn ít được trả thêm | 50%
40%
30% | 40%
30%
20% | 30%
20%
10% | của nhuận bút cơ bản nt
nt
|
Trường hợp năm thứ nhất cũng như những năm sau mà những tiết mục xiếc nói trên, được sử dụng biểu diễn sử dụng quá ít thì nơi sử dụng sẽ không phải trả nhuận bút về số lượt biểu diễn như đã quy định ở trên.
7. Sáng tác các tiết mục xiếc được xưởng phim Việt nam công nhận và cho quay thành phim thì các tiết mục xiếc đó, được trả tiền nhuận bút cơ bản như những điểm đã quy định ở trên. Ngoài ra còn được trả tiền nhuận bút về số lượng phát hành như đã nói ở điểm 4 trong quy định trả nhuận bút kịch bản của ngành điện ảnh.
8. Đối với các tiết mục xiếc được các đội xiếc ở địa phương biểu diễn có doanh thu và được các Sở, Ty Văn hóa công nhận thì tùy theo chất lượng của các tiết mục xiếc là chủ yếu và thời gian biểu diễn mà trả tiền thù lao bằng từ 30% đến 80% tiền nhuận bút cơ bản theo như những điểm đã quy định ở trên.
Nếu tiết mục xiếc nào đã biểu diễn cho công chúng xem ở các địa phương có giá trị và có thể phổ biến chung được thì các Sở, Ty văn hóa sẽ gửi các điệu múa đó cho Vụ Nghệ thuật. Khi Vụ Nghệ thuật công nhận và trả tiền nhuận bút cơ bản theo mức của trung ương như những điểm đã quy định ở trên thì sẽ trừ số tiền thù lao mà các Sở, Ty Văn hóa đã trả cho tác giả trước đây.
Còn tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn của các tiết mục xiếc được các đội xiếc địa phương biểu diễn có doanh thu và được Sở hoặc Ty Văn hóa địa phương công nhận thì hiện nay chưa đặt ra vì chưa có điều kiện theo dõi để tính nhuận bút về số lượt biểu diễn đó.
9. Đối với các tiết mục xiếc có giá trị hiện nay vẫn đang sử dụng và có doanh thu mà trước đây chưa trả tiền nhuận bút thì các cơ quan có kinh doanh sử dụng những tiết mục xiếc đó căn cứ vào quy định này mà trả nhuận bút cơ bản hoặc thù lao cho tác giả có tiết mục xiếc đó được hợp lý.
V. NHUẬN BÚT KỊCH BẢN CỦA NGÀNH ĐIỆN ẢNH
1. Đối với sáng tác kịch bản phim truyện được xưởng phim Việt nam công nhận thì tùy theo chất lượng là chủ yếu và số cuốn của mỗi kịch bản mà trả tiền nhuận bút cơ bản từ 500đ đến 2.000đ và chia làm 3 loại như dưới đây:
- Loại phim truyện dài từ 9 đến 12 cuốn được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức:
1.200đ, 1.450đ, 1.600đ, 1.750đ, 2.000đ.
- Loại phim truyện trung bình từ 6 đến 8 cuốn được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức:
800đ, 970đ, 1.100đ, 1.230đ, 1.400đ.
- Loại phim truyện ngắn từ 3 đến 5 cuốn được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức:
500đ, 630đ, 750đ, 870đ, 1.000đ.
2. Đối với sáng tác kịch bản phim tài liệu được xưởng phim Việt nam công nhận tùy theo chất lượng là chủ yếu và số cuốn của mỗi kịch bản mà trả tiền nhuận bút cơ bản từ 60đ đến 1.000đ và được chia làm 3 loại như dưới đây:
- Loại phim tài liệu dài từ 6 đến 8 cuốn được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức:
500đ, 630đ, 750đ, 870đ, 1.000đ.
- Loại phim tài liệu trung bình từ 3 đến 5 cuốn được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức:
250đ, 350đ, 425đ, 500đ, 600đ.
- Loại phim tài liệu ngắn từ 1 đến 2 cuốn được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức:
60đ, 110đ, 180đ, 250đ, 300đ.
3. Đối với mỗi vấn đề viết tin cho phim thời sự được xưởng phim Việt nam công nhận và sử dụng quay thành phim thì tùy theo chất lượng của vấn đề đó là chủ yếu mà trả tiền thù lao cho người viết tin cho phim thời sự ấy chia làm 5 mức:
2đ, 3đ, 4đ, 6đ, 8đ.
4. Đối với sáng tác các thể loại đề tài hoạt họa, múa rối, khoa học,v.v… cũng được trả tiền nhuận bút cơ bản như điều 1 và 2 đã quy định ở trên.
5. Đối với kịch bản phim truyện cũng như kịch bản phim tài liệu thuộc loại cải biên, phóng tác, chuyển thể thì tùy theo chất lượng là chủ yếu và công phu nhiều hay ít mà trả tiền nhuận bút bằng từ 40% đến 60% số tiền nhuận bút cơ bản của kịch bản đó.
6. Đối với những bộ phim truyện cũng như những bộ phim tài liệu được phát hành làm nhiều bản thì ngoài việc được trả tiền nhuận bút cơ bản về phần kịch bản cũng như về phần sáng tác nhạc rồi, còn được trả thêm tiền nhuận bút về số lượng phát hành dưới đây:
- Phát hành từ 1 đến 20 bản, mỗi 10 bản được trả thêm 6% số tinề nhuận bút cơ bản.
- Phát hành từ 21 đến 50 bản, mỗi 10 bản được trả thêm 4% số tiền nhuận bút cơ bản.
- Phát hành từ 51 bản trở lên, mỗi 10 bản được trả thêm 2% số tiền nhuận bút cơ bản.
7. Đối với các loại kịch bản văn học điện ảnh được xưởng phim Việt nam công nhận thì Xưởng sẽ căn cứ vào chất lượng là chủ yếu và số cuốn của kịch bản đó mà sơ bộ định giá trả 50% số tiền nhuận bút cơ bản trước và đặt trách nhiệm cho tác giả sửa chữa kịch bản đó cho tới khi bộ phim theo kịch bản đó được thể hiện trên màn ảnh bản đầu tiên và sau khi đã được cấp trên xét duyệt thì xưởng sẽ chính thức định giá và trả nốt, nhưng nếu vì một lý do chính đáng nào đó mà bộ phim theo kịch bản đó không chiếu được thì tác giả vẫn được hưởng tối thiểu là 50% số tiền nhuận bút cơ bản và xưởng sẽ thương lượng với tác giả đó, nếu sau này kịch bản đó được sử dụng quay thành phim thì sẽ được tính trả thêm cho đủ mức tiền nhuận bút cơ bản đã quy định.
Trường hợp kịch bản nào đã được xưởng phim Việt nam công nhận và bộ phim theo kịch bản đó được thể hiện trên màn ảnh bản đầu tiên và sau khi đã được cấp trên xét duyệt nếu sau này xưởng lại yêu cầu tác giả chỉnh lý cho kịch bản được tốt hơn thì xưởng sẽ căn cứ vào công phu nhiều hay ít và chất lượng của kịch bản đó được nâng cao hơn trước nhiều hay ít mà trả thêm cho tác giả một số tiền thù lao bằng từ 5% đến 20% số tiền nhuận bút cơ bản.
8. Đối với những kịch bản mà tác giả thỏa thuận viết theo đề cương đã được xưởng phim Việt nam thông qua thì giữa xưởng và tác giả ký kết hợp đồng.
Sau khi đã ký hợp đồng đó rồi thì xưởng có thể tạm ứng trước cho tác giả từ 20% đến 50% số tiền nhuận bút cơ bản cho tới khi bộ phim theo kịch bản đó được thể hiện trên màn ảnh bản đầu tiên và sau khi đã được cấp trên xét duyệt thì xưởng sẽ định giá chính thức và trả nốt số tiền nhuận bút cơ bản còn lại.
9. Đối với những người viết thuyết minh cho các loại phim do xưởng phim Việt nam sản xuất thì tùy theo chất lượng là chủ yếu và số cuốn của mỗi kịch bản mà trả tiền thù lao bằng từ 5 đến 15% số tiền nhuận bút cơ bản.
10. Đối với mỗi vấn đề viết cho phim đèn chiếu sau khi được xưởng phim đèn chiếu công nhận và được sử dụng chụp thành phim đèn chiếu thì tùy theo chất lượng của vấn đề đó là chủ yếu mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
3đ, 4đ, 6đ, 8đ, 10đ, 12đ.
11. Đối với tất cả các phim truyện và một số kịch bản phim tài liệu có giá trị được xưởng phim Việt nam công nhận trước 01-03-1961 mà hiện nay những bộ phim theo kịch bản đó vẫn được sử dụng và có doanh thu thì xưởng sẽ định giá những kịch bản đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho tác giả theo những điểm đã quy định ở trên, đồng thời trừ số tiền mà xưởng đã tạm ứng cho tác giả có kịch bản đó trước đây.
12. Bộ Văn hóa ủy nhiệm cho xưởng phim Việt nam căn cứ vào quy định trả nhuận bút kịch bản, múa, xiếc, âm nhạc,v.v… sử dụng dụng bằng hình thức điện ảnh mà trả nhuận bút cho được đúng mức và thích hợp, sau khi đã được Bộ văn hóa thông qua.
VI. NHUẬN BÚT CỦA NGÀNH ÂM NHẠC
1. Đối với những ca khúc thuộc loại sáng tác được Đài phát thanh tiếng nói Việt nam công nhận thì tùy theo chất lượng mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho 1ca khúc chia làm 5 mức:
5đ, 8đ, 15đ, 20đ, 25đ.
- Đối với bản nhạc hợp xướng lớn gồm nhiều chương (thường gọi là mouvement) mỗi chương coi như một ca khúc được trả tiền nhuận bút cơ bản cho 1 chương chia làm 5 mức:
5đ, 8đ, 15đ, 20đ, 25đ.
- Đối với một bản nhạc không lời, nếu là nhạc cắt thì tùy theo chất lượng mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho một phút nhạc chia làm 5 mức:
4đ, 6đ, 8đ, 10đ.
- Đối với những ca khúc cũng như những bản nhạc nói trên nếu có phối khí, viết đệm hoặc có 3 bè hợp xướng trở lên được trả thêm tiền nhuận bút bằng từ 10% đến 30% số tiền nhuận bút cơ bản của sáng tác ca khúc, hoặc của bản nhạc hợp xướng nói trên.
2. Đối với những bản nhạc sáng tác (kể cả phối khí) được xưởng phimViệt nam công nhận và quay thành phim thì tùy theo chất lượng là chủ yếu được trả tiền nhuận bút cơ bản cho một phút nhạc từ 4đ đến 32đ và phân loại như dưới đây:
- Sáng tác nhạc cho phim truyện và các loại phim tài liệu dài (trên 1.500 thước) 5 phút đầu được trả làm 3 mức: 22đ, 27đ, 32đ một phút. Từ phút thứ 6 trở đi được trả làm 3 mức: 16đ, 21đ, 26đ một phút.
- Sáng tác nhạc cho phim tài liệu trung bình 5 phút đầu được trả làm 3 mức: 16đ, 21đ, 26đ một phút. Từ phút thứ 6 trở đi đảm bảo trả làm 3 mức: 12đ, 17đ, 22đ một phút.
- Sáng tác nhạc cho phim thời sự và các loại phim tài liệu ngắn (dưới 300 thước) được trả làm 3 mức: 8d0, 12đ, 16đ một phút.
- Đối với những bản nhạc thuộc loại sáng tác đã có sẵn được chọn vào phim thì tùy theo chất lượng mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho mỗi phút nhạc chia làm 3 mức: 3đ, 6đ, 9đ.
- Đối với những đoạn nhắc lại (reprise) nguyên như trước thì không được tính tiền nhuận bút, nhưng nếu nhắc lại có thay đổi phối khí hoặc hòa thanh thì vẫn được tính tiền nhuận bút về phối khí hoặc hòa thanh.
Ngoài việc hưởng tiền nhuận bút cơ bản nói trên, những bản nhạc sáng tác cho phim còn được hưởng tiền nhuận bút về số lượng phát hành như đã nói ở điểm 4 trong quy định trả nhuận bút kịch bản của ngành điện ảnh.
3. Đối với những bản nhạc thuộc loại sáng tác (kể cả lời) được in thành sách hoặc thành bản rồi được Nhà xuất bản âm nhạc công nhận thì tùy theo chất lượng là chủ yếu và số trang mà trả tiền nhuận bút cho một trang nhạc chia làm 5 mức:
10đ, 12đ50, 14đ, 15đ50, 18đ.
Từ trang thứ 3 trở đi, tiền nhuận bút cơ bản sẽ giảm đi 1/3 so với 2 trang đầu.
(Bị chú) một trang nhạc:
Hoặc là 16 nhịp 2/4 3/8 6/8 3/4 hoặc là 8 nhịp 4/4 6/4 9/8 12/8.
- Đối với bản nhạc thuộc loại sáng tác được thu vào đĩa và được Nhà sản xuất âm nhạc công nhận thì tùy theo chất lượng mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho 1 trang nhạc chia làm 4 mức: 60đ, 75đ, 95đ, 110đ.
- Đối với bản nhạc in thành sách, thành bản rồi, thu vào đĩa nói trên nếu có phối khí, viết đệm hoặc có 3 bè hợp xướng trở lên trả thêm tiền nhuận bút cơ bản từ 10% đến 30% số tiền nhuận bút cơ bản của phần sáng tác nhạc.
4. Đối với những bản nhạc được in thành sách, thành bản rồi thu vào đĩa, ngaòi việc được hưởng 30% tiền nhuận bút cơ bản rồi còn được hưởng thêm tiền nhuận bút về số lượng in hoặc số lượng sản xuất tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản và giảm dần xuống như quy định dưới đây:
Từ 1.000 đến 3.000, mỗi 1.000 được trả thêm 5% tiền nhuận bút cơ bản.
Từ 3.001 đến 6.000, mỗi 1.000 được trả thêm 4% tiền nhuận bút cơ bản.
Từ 6.001 đến 9.000, mỗi 1.000 được trả thêm 3% tiền nhuận bút cơ bản.
Từ 9.001 trở lên, mỗi 1.000 được trả thêm 2% tiền nhuận bút cơ bản.
5. Đối với những ca khúc thuộc loại sáng tác được các đoàn văn công trung ương biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận, thì tùy theo chất lượng mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho một cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch khúc chia làm 5 mức: 20đ, 27đ, 33đ, 39đ, 46đ (một bài trường ca được trả gấp đôi tiền nhuận bút cơ bản của một ca khúc).
Nếu những ca khúc đó có phối khí, viết đệm hoặc có từ 3 bè hợp xướng trở lên được trả thêm tiền nhuận bút bằng từ 10% đến 30% số tiền nhuận bút của sáng tác ca khúc đó.
6. Đối với những bản nhạc sáng tác cho kịch hát như tuồng, chèo, cải lương v.v… và cho xiếc có nội dung, có tình tiết gắn liền với các tiết mục của kịch hát và tiết mục xiếc được đoàn văn công trung ương biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận thì tùy theo chất lượng mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho một phút nhạc chia làm 4 mức: 12đ, 17đ, 21đ, 26đ.
Nếu chỉ là bản nhạc phụ họa thêm cho các tiết mục của kịch hát và tiết mục xiếc thì tùy theo chất lượng mà trả nhuận bút cơ bản cho một phút nhạc chia làm 3 mức: 8đ, 12đ, 16đ.
- Đối với những bản nhạc thuộc loại sáng tác đã có sẵn có được chọn cho kịch hát, và xiếc thì tùy theo chất lượng mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho mỗi phút nhạc chia làm 3 mức: 3đ, 6đ, 9đ.
- Đối với những đoạn nhạc nhắc lại (reprise) nguyên như trước thì không được tính tiền nhuận bút, nhưng nhắc lại có thay đổi phối khí hoặc hòa thanh thì vẫn được tính tiền nhuận bút về phần phối khí hoặc hòa thanh.
7. a) Đối với những sáng tác nhạc kịch và sáng tác nhạc cho kịch, múa diễn trọn một tối (trên dưới 2 tiếng) được các đoàn văn công trung ương biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận, thì tùy theo chất lượng nhạc là chủ yếu và thời gian biểu diễn mà trả tiền nhuận bút cơ bản về phần nhạc chia làm 5 mức: 1.200đ, 1.450đ, 1.600đ, 1.750đ, 2.000đ.
b) Đối với những sáng tác nhạc kịch và sáng tác nhạc cho kịch múa, không diễn trọn một tối (trên dưới 1 tiếng) được các đoàn văn công trung ương biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận, thì tùy theo chất lượng nhạc là chủ yếu và thời gian biểu diễn mà trả tiền nhuận bút cơ bản về phần nhạc bằng từ 20% đến 80% số tiền nhuận bút cơ bản của sáng tác nhạc kịch và sáng tác nhạc cho kịch múa diễn trọn một tối.
c) Trên đây mới trả tiền nhuận bút cơ bản về phần sáng tác nhạc, còn phần sáng tác cốt truyện và lời ca của nhạc kịch mỗi loại được trả thêm tiền nhuận bút bằng từ 50% số tiền nhuận bút cơ bản của phần sáng tác nhạc. Riêng phần sáng tác kịch bản cho kịch múa được trả thêm tiền nhuận bút bằng 40% số tiền nhuận bút cơ bản của phần sáng tác nhạc.
d) Ngoài việc được hưởng tiền nhuận bút cơ bản về phần sáng tác nhạc và sáng tác cốt truyện, lời cho nhạc kịch cũng như sáng tác kịch bản cho kịch múa rồi còn được hưởng thêm tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn như đã nói ở điểm 4 trong quy định trả nhuận bút kịch bản của ngành sân khấu.
8. Đối với các bản nhạc thuộc loại sáng tác được các đoàn văn công trung ương cũng như được đoàn giao hưởng trung ương (orchestre sym-phonique) biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận thì căn cứ vào chất lượng là chủ yếu và thời gian biểu diễn của mỗi bản nhạc mà trả nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức như dưới đây:
a) Bản nhạc giao hưởng (symphonie) biểu dinễ từ 30 phút trở lên được trả nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 800đ, 1.000đ, 1.150đ, 1.300đ, 1.500đ.
b) Bản nhạc mở đầu (oucerture) tổ khúc (suite) thơ giao hưởng (symphonie pòeme) bản nhạc công xec-tô (concerto) có phần đệm cho dàn nhạc giao hưởng (orchestre symphonieque) biểu diễn từ 16 đến 30 phút trả nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 400đ, 550đ, 650đ, 750đ, 900đ.
c) Bản nhạc mở đầu (oucerture) tổ khúc (suite) thơ giao hưởng (symphonie pòeme) bản nhạc công xec-tô (concerto) có phần đệm cho dàn nhạc giao hưởng (orchestre symphonieque) biểu diễn từ 6 đến 15 phút trả nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 200đ, 350đ, 450đ, 550đ, 700đ.
d) Bản nhạc nhỏ không lời kể cả phối khí biểu diễn từ 3 đến 8 phút được trả nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 70đ, 120đ, 160đ, 200đ, 250đ.
e) Bản nhạc độc tấu (solo) song tấu (duo) tam tấu (trio) viết theo thể xô-nát (sonate) và bản nhạc viết đệm cho độc tấu (solo) hoặc hợp xướng được trả nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 80đ, 140đ, 190đ, 240đ, 300đ.
g) Bản nhạc độc tấu (solo) song tấu (duo) tam tấu (trio) viết theo thể xô-nát (sonate) và những ca khúc (sẵn có) kết hợp lại viết thành tổ khúc (suite) được trả nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 60đ, 100đ, 130đ, 160đ, 200đ.
h) Bản nhạc độc tấu (solo) song tấu (duo) tam tấu (trio) có đánh đệm viết theo lối tự do của bản nhạc nhỏ không lời và những ca khúc có cả phối khí được trả nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 30đ, 55đ, 75đ, 95đ, 120đ.
9. Đối với sáng tác nhạc kịch cũng như sáng tác nhạc cho kịch múa và những bản nhạc sáng tác cho kịch múa và những bản nhạc sáng tác cho các đoàn kịch hát, cho xiếc, cho dàn nhạc giao hưởng, được các đoàn văn công và đoàn nhạc giao hưởng trung ương biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận cũng như những bản nhạc sáng tác cho các loại phim được xưởng phim Việt nam công nhận, nếu tác giả sáng tác nhạc kiêm cả phối khí thì tác giả đó được hưởng đủ 100% tiền nhuận bút cơ bản như điểm 2, điểm 6, điểm 7 và điểm 8 đã nói ở trên, nhưng nếu người khác phối khí thì người ấy được hưởng 30% còn tác giả sáng tác nhạc được hưởng 70% tiền nhuận bút cơ bản.
10. a) Đối với những ca khúc thuộc loại sáng tác được biểu diễn trên các sân khấu hoặc phát thanh trên đài và những bản nhạc sáng tác (kể cả lời) được in thành sách, thành bản rồi hoặc thu vào đĩa thì phần sáng tác nhạc được hưởng 2/3 nhuận bút cơ bản còn phần sáng tác lời thì được hưởng 1/3 nhuận bút cơ bản.
b) Dựa vào dân ca, nhạc cổ, làm lời mới được hưởng 1/3 nhuận bút cơ bản, nhưng nếu lời mới đó làm theo thể ca dao lục bát thì hưởng 1/4 nhuận bút cơ bản.
c) Thơ được phổ nhạc thì người có thơ được hưởng 1/3 nhuận bút cơ bản.
d) Lời dịch đúng như tác phẩm nguyên bản được hưởng 1/3 nhuận bút cơ bản, nhưng nếu lời dịch phỏng theo tác phẩm nguyên bản thì hưởng 1/4 nhuận bút cơ bản.
e) Nhạc cổ và dân ca ghi lại theo nốt nhạc mới thì người ghi nốt đó được hưởng 1/4 nhuận bút cơ bản.
g) Một bài hát có nhiều đoạn lời thì kể từ đoạn thứ 3 trở đi mỗi đoạn lời được hưởng thêm 50% số tiền nhuận bút cơ bản về phần lời.
11. Đối với những ca khúc, những bản nhạc sáng tác cho kịch hát, cho múa, cho xiếc, cho dàn nhạc giao hưởng được các đoàn văn công trung ương cũng như được các đoàn giao hưởng trung ương biểu diễn có doanh thu và được Vụ Nghệ thuật công nhận thì ngoài việc hưởng tiền nhuận bút cơ bản như điểm 5, điểm 6, điểm 8 đã nói ở trên, còn được hưởng thêm tiền nhuận bút cơ bản về số lượt biểu diễn .
Vụ Nghệ thuật sẽ căn cứ vào số lượt biểu diễn nhiều hay ít mà hàng năm trả thêm tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn cho tác giả chia làm 3 mức tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản giảm dần xuống.
Cụ thể từng năm một được trả tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn như dưới đây:
| Năm thứ nhất | Năm thứ hai | Năm thứ ba trở đi | Nhuận bút cơ bản |
Số lượt nhạc được biểu diễn nhiều được trả thêm Số lượt nhạc được biểu diễn trung bình được trả thêm Số lượng nhạc biểu diễn ít được trả thêm | 50%
40%
30%
| 40%
30%
20% | 30%
20%
10% | Của nhuận bút cơ bản - - |
Trường hợp năm thứ nhất cũng như những năm sau mà những ca khúc, những bản nhạc nói trên được sử dụng biểu diễn quá ít thì nơi sử dụng nhạc không phải trả nhuận bút về số lượt biểu diễn như đã quy định ở trên.
12. Đối với những ca khúc, những bản nhạc được các đội văn công cũng như các đoàn kịch dân doanh địa phương biểu diễn có doanh thu và được Sở hoặc Ty Văn hóa công nhận, thì tùy theo chất lượng của ca khúc và của bản nhạc đó là chủ yếu mà trả thù lao bằng từ 30% đến 80% số tiền nhuận bút cơ bản theo những điểm đã quy định ở trên.
Nếu ca khúc và bản nhạc nào đã công diễn ở địa phương có giá trị và có thể phổ biến chung được thì các Sở, Ty Văn hóa sẽ gửi những ca khúc, những bản nhạc đó cho Vụ Nghệ thuật. Khi Vụ Nghệ thuật công nhận và trả tiền nhuận bút cơ bản theo mức của trung ương theo những điểm đã quy định ở trên thì sẽ trừ số tiền thù lao mà các Sở hoặc Ty Văn hóa đã trả cho tác giả trước đây.
Còn tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn của những ca khúc, những bản nhạc được các đội văn công cũng như các đoàn kịch dân doanh địa phương biểu diễn có doanh thu và được Sở hoặc Ty Văn hóa địa phương công nhận thì hiện nay chưa đặt ra vì chưa có điều kiện theo dõi để tính tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn.
13. Đối với những ca khúc, những bản nhạc thuộc loại cải biên, chỉnh lý, phóng tác thì tùy theo chất lượng cao hay thấp, công phu nhiều hay ít mà tiền nhuận bút bằng từ 40% đến 60% số tiền nhuận bút cơ bản của những ca khúc, những bản nhạc thuộc loại sáng tác.
14. Đối với những ca khúc, những bản nhạc viết cho thiếu nhi và đặt lời bằng các tiếng dân tộc miền núi được in ra thành sách hoặc bản rời, thu vào đĩa, biểu diễn trên sân khấu, phát thanh ở Đài tiếng nói Việt nam, thu vào phim v.v… ngoài việc hưởng đủ tiền nhuận bút cơ bản rồi còn được trả thêm 10% của số tiền nhuận bút cơ bản đó nữa, vì cần được khuyến khích hơn.
15. a) Đối với những bản nhạc do các trường nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa yêu cầu tác giả sáng tác để dùng làm bài tập cho học sinh. Sau khi đã được Bộ Văn hóa công nhận thì tùy theo chất lượng mà trả thù lao cho một trang nhạc chia làm 3 mức: 1đ, 2đ, 3đ.
Những bản nhạc nối trên nếu có phối khí, phối âm được trả thêm tiền thù lao bằng từ 10% đến 30% số tiền thù lao của phần sáng tác nhạc.
b) Đối với những giáo trình do các trường nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa yêu cầu viết thành văn bản để dùng làm tài liệu giảng dạy. Sau khi đã được Bộ Văn hóa công nhận thì tùy theo chất lượng mà trả tiền thù lao cho một trang (tức là 1.000 chữ văn xuôi) chia làm 4 mức: 2đ, 3đ, 4đ, 5đ.
(Số tiền thù lao ở mục a và b nói trên tạm trích ở quỹ trả nhuận bút của ngành sân khấu ở trung ương).
16. Đối với những tác phẩm nhạc có giá trị hiện nay vẫn đang sử dụng và có doanh thu mà trước đây chưa được trả nhuận bút thì các cơ quan có kinh doanh sử dụng những tác phẩm đó căn cứ vào quy định này mà trả nhuận bút cơ bản hoặc thù lao cho tác giả có tác phẩm đó được hợp lý.
VII. NHUẬN BÚT CỦA NGÀNH HỘI HỌA, ĐIÊU KHẮC, MỸ NGHỆ
1. Đối với các tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ được các cơ quan Nhà nước cũng như các đoàn thể trong mặt trận Tổ quốc của trung ương công nhận và sử dụng thì tùy theo chất lượng của tác phẩm đó là chủ yếu mà trả tiền nhuận bút cơ bản như dưới đây:
2. Đối với sáng tác các loại tượng: tượng chân dung bằng thật, nhóm tượng 2 người, tượng đắp nổi 5 người trở lên (tượng thạch cao, tượng đá, tượng gỗ, tượng đồng) thì tùy theo chất lượng của một tác phẩm mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
300đ, 360đ, 440đ, 500đ, 580đ, 650đ.
3. Đối với sáng tác một bức tranh sơn mài thì tùy theo chất lượng của bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
300đ, 360đ, 440đ, 500đ, 580đ, 650đ.
4. Đối với sáng tác một bức tranh sơn dầu hoặc tranh lụa thì tùy theo chất lượng của một bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
260đ, 320đ, 390đ, 450đ, 520đ, 580đ.
5. Đối với sáng tác một bức tranh bột màu thì tùy theo chất lượng của bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
160đ, 200đ, 260đ, 300đ, 360đ, 400đ.
6. Đối với sáng tác một bức tranh khắc gỗ thì tùy theo chất lượng của bức tranh dó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
200đ, 240đ, 300đ, 340đ, 400đ, 450đ.
7. Đối với sáng tác một bức tranh cổ động về chính trị thì tùy theo chất lượng của bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
50đ, 85đ, 130đ, 165đ, 210đ, 250đ.
8. Đối với sáng tác một bức ký họa thì tùy theo chất lượng của bức ký họa đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
20đ, 35đ, 53đ, 68đ, 85đ, 100đ.
9. Đối với sáng tác một mẫu tem thì tùy theo chất lượng của mẫu tem đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
30đ, 60đ, 100đ, 130đ, 170đ, 200đ.
10. a) Đối với sáng tác một bức vẽ hoặc trình bày chữ có tính chất mỹ thuật ở bìa sách thì tùy theo chất lượng của bức vẽ đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản từ 5đ đến 60đ.
b) Đối với sáng tác một bức tranh minh họa thì tùy theo chất lượng của bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
4đ, 6đ, 10đ, 13đ, 17đ, 20đ.
Tranh minh họa có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật có thể trả cao hơn nhưng không quá 50đ một bức.
c) Đối với sáng tác một bức tranh biếm họa thì tùy theo chất lượng của bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
10đ, 17đ, 26đ, 33đ, 42đ, 50đ.
11. a) Đối với sáng tác tranh truyện (đen hoặc màu) thì tùy theo chất lượng của bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
14đ, 18đ, 23đ, 27đ, 32đ, 36đ.
b) Đối với sáng tác một bức tranh tứ bình thì tùy theo chất lượng mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
240đ, 300đ, 370đ, 430đ, 500đ, 560đ.
c) Đối với sáng tác một bức tranh nhị bình thì tùy theo chất lượng của bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
160đ, 200đ, 260đ, 300đ, 340đ, 400đ.
12. Đối với sáng tác mẫu vẽ bằng huân chương, huy hiệu, trường thì tùy theo chất lượng của một mẫu vẽ đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản từ 10 đến 150đ.
13. Đối với sáng tác mẫu vẽ hàng ăn, hàng dùng và mẫu vẽ hàng công nghệ thì tùy theo chất lượng của một mẫu vẽ đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
100đ, 118đ, 140đ, 158đ, 180đ, 200đ.
14. a) Đối với sáng tác một hộp hình đắp 1 mặt, vẽ 3 mặt thì tùy theo chất lượng của hộp hình đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
250đ, 300đ, 370đ, 420đ, 490đ, 550đ.
b) Đối với sáng tác một bức sa bàn thì tùy theo chất lượng của bức sa bàn đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức:
100đ, 118đ, 140đ, 158đ, 180đ, 200đ
15. Đối với sáng tác một bức tranh được xưởng phim đèn chiếu ở trung ương công nhận và được sử dụng quay thành phim đèn chiếu thì tùy theo chất lượng của bức tranh đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản làm 6 mức: 3đ, 4đ, 6đ, 8đ, 10đ, 12đ.
16. Đối với những bức tranh được in thành ảnh và được các nhà xuất bản, các cơ quan của Nhà nước có kinh doanh công nhận thì tùy theo chất lượng của nó mà trả tiền nhuận bút cơ bản từ 20đ đến 80đ.
17. Đối với sáng tác một mẫu mỹ thuật đã được thể hiện bằng hiện vật thì tùy theo chất lượng của mẫu đó mà trả tiền nhuận bút cơ bản từ 5đ đến 250đ. Nếu tác giả chỉ sáng tác mẫu vẽ đó mà không thể hiện bằng hiện vật thì tác giả đó được hưởng nhuận bút bằng từ 50% đến 70% số tiền nhuận bút cơ bản của tác phẩm mỹ nghệ đã được thể hiện bằng hiện vật. Còn người khác dựa vào sáng tác mẫu vẽ đó mà thể hiện bằng hiện vật thì người ấy được hưởng nhuận bút bằng từ 30% đến 50% số tiền nhuận bút nói trên.
Nhuận bút trả cho tác phẩm nghệ thuật mới áp dụng trong phạm việc tiểu thủ công có tính chất mỹ nghệ.
18. Đối với hàng công nghiệp có tính chất mỹ thuật nếu nơi sử dụng hàng công nghiệp ấy yêu cầu tác giả vẽ hoặc đắp mô hình thì vẫn trả tiền nhuận bút cơ bản như điểm 17 đã quy định ở điểm trên.
19. Các tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ thuộc loại cải biên, phóng tác, chỉnh lý, thay đổi trang trí thì tùy theo chất lượng cao hay thấp là chủ yếu và công phu nhiều hay ít mà trả tiền nhuận bút cơ bản bằng từ 40% đến 60% số tiền nhuận bút cơ bản của sáng tác.
20. Tác giả sáng tác, cải biên, chỉnh lý thay đổi trang trí mẫu mỹ thuật có trách nhiệm thể hiện mẫu vẽ đó bằng hiện vật, nếu nhờ người khác thể hiện bằng hiện vật thì tác giả đó vẫn có trách nhiệm giúp đõ người ấy cho đến khi tác phẩm đó hoàn thành.
21. Đối với tất cả các tác phẩm hội họa, mỹ nghệ nói trên đều lấy một thước vuông làm đơn vị để trả tiền nhuận bút (riêng các tác phẩm điêu khắc thì lấy 1 thước chiều cao làm đơn vị). Nếu những tác phẩm ấyvẽ hoặc đắp chưa đủ một thước vuông hoặc một thước chiều cao thì vẫn được trả đủ tiền nhuận bút cơ bản như nhn điều đã quy định ở trên. Nhưng nếu các tác phẩm ấy vẽ hoặc đắp từ 1 thước vuông hoặc một thước chiều cao trở lên thì được trả thêm tiền nhuận bút tính theo tỷ lệ % (phần trăm) số tiền nhuận bút cơ bản như quy định dưới đây:
Tác phẩm hội họa, mỹ nghệ:
Từ một thước vuông trở lên cứ 10 phân vuông được trả thêm 5% tiền nhuận bút cơ bản.
Tác phẩm điêu khắc:
Từ một thước chiều cao trở lên thì cứ mỗi 10 phân chiều cao được trả thêm 7,5% tiền nhuận bút cơ bản.
22. Ngoài việc trả tiền nhuận bút cơ bản cho các tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ như những điều đã quy định ở trên. Nơi sử dụng những tác phẩm đó còn phải trả thêm tiền chi phí về nguyên vật liệu cho tác giả có tác phẩm đó được đúng mức theo giá quy định của mậu dịch ở từng địa phương.
23. Đối với các tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ ngoài việc hưởng tiền nhuận bút cơ bản và được trả tiền chi phí về nguyên vật liệu cho tác phẩm đó rồi, còn được hưởng nhuận bút về số lượt in, số lượng sản xuất, số lượng đắp và đổ lại theo một tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản và giảm dần xuống như quy định dưới đây:
a) Nhuận bút về số lượng tranh khắc gỗ in lại từ lần thứ nhất đến lần thứ tư, mỗi lần in hoặc đổ lại được hưởng 60% số tiền nhuận bút cơ bản. Từ lần thứ năm trở đi, mỗi lần in hoặc đổ lại được hưởng 40% số tiền nhuận bút cơ bản.
b) Nhuận bút tranh vẽ lại từ lần thứ nhất đến lần thứ tư mỗi lần vẽ lại được hưởng 80% số tiền nhuận bút cơ bản. Từ lần thứ năm trở đi, mỗi lần vẽ lại được hưởng 60% số tiền nhuận bút cơ bản.
c) Nhuận bút về số lượng của tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ được các cơ quan kinh doanh ở trung ương công nhận và làm hàng loạt thì ngoài việc được trả tiền nhuận bút cơ bản rồi, còn được trả thêm tiền nhuận bút về số lượt in, số lượng sản xuất, số lượng đắp và đổ lại theo một tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản và giảm dần xuống. Cụ thể từng năm một được trả tiền nhuận bút về số lượng như dưới đây:
| Năm thứ nhất | Năm thứ hai | Năm thứ ba trở đi | Nhuận bút cơ bản |
Loại nhiều được trả thêm
Loại trung bình được trả thêm Loại ít được trả thêm | 50%
40%
30% | 40%
30%
20% | 30%
20%
10% | Của nhuận bút cơ bản nt
nt |
Trường hợp năm thứ nhất cũng như những năm sau mà những tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ nói trên, được sử dụng in, sản xuất hoặc đắp và đổ lại quá ít thì nơi sử dụng không phải trả nhuận bút về số lượng in, số lượng sản xuất hoặc số lượng đắp và đổ lại như đã quy định ở trên.
Có thể có các loại tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ thuật nói trên chỉ được hưởng nhuận bút cơ bản mà thôi sẽ do nơi sử dụng những tác phẩm đó quy định chi tiết để áp dụng cho thích hợp, sau khi đã được Bộ chủ quản thỏa thuận và được Bộ Văn hóa thông qua.
24. Đối với các tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ thuật được các cơ quan Nhà nước hoặc được các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc địa phương công nhận và sử dụng thì tùy theo chất lượng của những tác phẩm ấy là chủ yếu mà trả tiền thù lao bằng từ 30% đến 80% số tiền nhuận bút cơ bản theo như những điểm đã quy định ở trên. Nếu tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ thuật nào có giá trị và có thể phố biến chung được thì cơ quan, đoàn thể ở địa phương sẽ gửi những tác phẩm đó cho Hội Mỹ thuật Việt-nam công nhận và được Bộ Văn hóa thông qua và trả tiền nhuận bút cơ bản theo mức của trung ương như những điểm đã quy định ở trên thì sẽ trừ số tiền thù lao mà cơ quan, đoàn thể ở địa phương đã trả cho tác giả đó trước đây.
Còn tiền nhuận bút về số lượng in, số lượng sản xuất, số lượng đắp và đổ lại các tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ được cơ quan Nhà nước và các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc ở địa phương công nhận và sử dụng hiện nay chưa đặt ra, vì chưa có điều kiện theo dõi để tính nhuận bút về số lượng in, sản xuất hoặc đổ đắp lại đó.
25. a) Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc ở trung ương trước khi công nhận và sử dụng tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ của tác giả trong cũng như ngoài biên chế đều phải thông qua Bộ Văn hóa.
b) Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc ở trung ương trước khi công nhận và sử dụng tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ của tác giả trong cũng như ngoài biên chế đều phải thông qua Sở hoặc Ty Văn hóa ở địa phương đó.
VIII. THÙ LAO CỦA NGÀNH NHIẾP ẢNH
1. Đối với những tấm ảnh bất cứ cỡ nào được in trong những bộ ảnh phát hành làm nhiều tập và được trưng bày tại các cuộc triễn lãm của trung ương cũng như được đem ra nước ngoài triển lãm, được trả tiền thù lao cơ bản cho mỗi tấm ảnh là 1đ.
2. Đối với những tấm ảnh bất cứ cỡ nào được in trong các trang báo hàng ngày, báo hàng tuần, sách giáo khoa, phim đèn chiếu, áp phích hoặc ở những trang ruột các tạp chí họa báo, lịch túi, lịch bàn thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mà trả tiền thù lao cơ bản cho mỗi tấm chia làm 2 mức: 2đ, 3đ.
3. Đối với những tấm ảnh bất cứ cỡ nào được in ở trang bìa (bìa trước) các tạp chí, họa báo hoặc được in lịch treo thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mà trả tiền thù lao cơ bản cho mỗi tấm chia làm 2 mức: 6đ, 8đ.
4. Đối với những tấm ảnh bất cứ cỡ nào được các nhà xuất bản, các cơ quan của Nhà nước có kinh doanh công nhận và in thành tranh, bưu ảnh thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mà trả tiền thù lao cơ bản cho mỗi tấm từ 25đ đến 40đ.
5. Đối với những tấm ảnh bất cứ cỡ nào được in làm nhiều bản thì ngoài việc hưởng tiền thù lao cơ bản rồi, còn được hưởng thêm tiền về số lượng ảnh in ra. Nơi sử dụng ảnh căn cứ vào số lượng ảnh in ra nhiều hay ít mà hàng năm trả thêm tiền thù lao về số lượng ảnh in ra cho bên có bản quyền tính theo tỷ lệ % (phần trăm) của thù lao cơ bản mà giảm dần xuống.
Cụ thể từng năm một được trả thêm tiền thù lao về số lượng ảnh chia làm 3 mức như dưới đây:
| Năm thứ nhất | Năm thứ hai | Năm thứ ba trở đi | Thù lao cơ bản |
- Số ảnh in ra nhiều được trả thêm - Số ảnh in ra trung bình được trả thêm - Số ảnh in ra ít được trả thêm. | 50%
40%
30% | 40%
30%
20% | 30%
20%
10% | Của thù lao cơ bản -
- |
Trường hợp năm thứ nhất cũng như những năm sau mà những tấm ảnh nói trên được in ra quá ít thì nơi sử dụng không phải trả tiền thù lao về số lượng ảnh in ra như đã quy định ở trên.
6. Ngoài việc trả tiền thù lao cơ bản cho nơi có bản quyền như những điểm đã quy định ở trên, nơi sử dụng ảnh còn phải tính thêm tiền chi phí về giấy, thuốc, công in v.v… Căn cứ theo giá quy định của phân xã Nhiếp ảnh (Việt Nam Thông tấn xã) mà trả cho nơi có bản quyền.
7. Ảnh của nơi có bản quyền phát ra phải có sự thỏa thuận của nơi có bản quyền thì mới được chụp lại. Nơi chụp lại ảnh đó, nếu sử dụng bằng hình thức khác ví dụ: ảnh đã được đăng báo nay in ra sách và ngược lại ảnh đã in ra sách nay đăng báo v.v… thì nơi chụp lại vẫn phải trả tiền thù lao cơ bản như những điểm đã quy định ở trên cho nơi có bản quyền.
8. Đối với những tấm ảnh của phóng viên nhiếp ảnh là cán bộ trong biên chế dùng phương tiện và giờ riêng chụp ra thì bản quyền thuộc về cá nhân, nhưng nếu dùng phương tiện của công chụp ra thì bản quyền thuộc về cơ quan của phóng viên nhiếp ảnh đó.
9. Đối với những tấm ảnh được các báo của các ngành thuộc trung ương không kinh doanh và được các cơ quan Nhà nước ở địa phương có kinh doanh công nhận thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mà trả tiền thù lao bằng từ 30% đến 80% tiển thù lao cơ bản theo như những điểm đã quy định ở trên.
Nếu những tấm ảnh nào ở địa phương có giá trị và có thể phổ biến chung được thì các cơ quan của Nhà nước cũng như các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc ở địa phương sau khi đã thông qua Sở hoặc Ty Văn hóa ở địa phương đó thì sẽ gửi những tấm ảnh ấy cho Phân xã nhiếp ảnh (Việt Nam Thông tấn xã). Khi Phân xã nhiếp ảnh công nhận và trả tiền thù lao cơ bản theo mức của trung ương như những điểm đã quy định ở trên thì sẽ trừ số tiền thù lao mà các cơ quan, đoàn thể địa phương đó trả cho tác giả trước đây.
Còn tiền thù lao về số lượng ảnh in ra ở địa phương thì hiện nay chưa đặt ra vì chưa có điều kiện theo dõi để tính thù lao về số lượng ảnh in ra đó.
IX. NHUẬN BÚT CỦA NGÀNH BÁO CHÍ
1. Đối với những bài bình luận, nghiên cứu, chính trị, kinh tế, văn học, khoa học, kỹ thuật và sáng tác văn nghệ (thơ, phú, truyện, phóng sự, điều tra, kịch, nhạc) thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho một bài báo từ 4đ đến 20đ và phân theo từng loại báo như dưới đây:
Tạp chí được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức: 10đ, 12đ, 14đ, 16đ, 18đ, 20đ.
Báo hàng tuần được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 8đ,10đ, 12đ, 14đ, 16đ.
Báo hàng ngày được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 4đ, 6đ, 8đ, 10đ, 12đ.
2. Đối với những bài tiểu phẩm (bài văn thơ ngắn, tranh biếm họa, minh họa) đoản bình hướng dẫn công tác, tường thuật tư liệu đăng báo, tin tức tổng hợp có hệ thống thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho một bài báo từ 2đ đến 8đ và phân theo từng loại báo như dưới đây:
Báo hàng tuần và tạp chí được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 6 mức: 3đ, 4đ, 5đ, 6đ, 7đ, 8đ.
Báo hàng ngày được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 5 mức: 2đ, 3đ, 4đ, 5đ, 6đ.
3. a) Đối với những bài báo dịch từ chữ ngoại văn ra chữ Việt văn thì tùy theo chất lượng bản dịch là chủ yếu và căn cứ vào bài dịch đó khó nhiều hay ít mà trả tiền nhuận bút cho một bài dịch bằng 50% số tiền nhuận bút cơ bản của một bài báo sáng tác như điểm 1 và điểm 2 đã quy định ở trên.
b) Đối với những bài báo dịch thuộc loại kinh điển, văn học mà chất lượng của bản dịch cao có thể trả mức tiền nhuận bút cơ bản bằng sáng tác.
4. Đối với những bài báo phải đăng làm nhiều kỳ thì mỗi kỳ đăng báo vẫn được trả đủ tiền nhuận bút cơ bản như điểm 1 và điểm 2 đã quy định ở trên.
5. Đối với những bài báo đăng trên các tạp chí sẽ lấy đơn vị 3.000 chữ là một bài báo, nếu bài báo đó viết chưa đủ 3.000 chữ vẫn được trả đủ tiền nhuận bút cơ bản như điểm 1 đã quy định ở trên, nếu bài báo đó viết trên 3.000 chữ thì kể từ 1.000 chữ thứ tư trở đi, mỗi nghìn chữ được trả thêm tiền nhuận bút bằng 20% tiền nhuận bút cơ bản.
6. Đối với những truyện dài được đăng báo hàng ngày thì tùy theo chất lượng là chủ yếu mỗi kỳ đăng báo được trả tiền nhuận bút cơ bản chia làm 4 mức: 2đ, 3đ, 4đ, 5đ.
7. Đối với những tin ngắn, những mẩu “thư bạn đọc”, “ý kiến bạn đọc” gửi đăng báo không thường xuyên mà chỉ đăng một vài lần thì nhà báo không phải trả tiền nhuận bút mà sẽ gửi báo phiếu cho cho cộng tác viên của mình cho hợp lý.
8. Đối với những thông tín viên thường xuyên của các bài báo hàng tuần, hàng ngày, v.v… sẽ không trả lại tiền nhuận bút cơ bản từng tin một mà sẽ ghi lại những tin đã được sử dụng để 1 tháng hoặc 3 tháng cộng lại một lần, mà trả tiền nhuận bút cơ bản cho những thông tín viên đó.
9. Đối với những văn kiện tài liệu của các cơ quan Nhà nước hoặc của các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc công bố cung cấp thì nhà báo không phải trả tiền nhuận bút.
10. Đối với các báo: tập san, nội san của các ngành thuộc trung ương không kinh doanh có tính chất phục vụ công tác cho ngành mình và các báo ở địa phương có kinh doanh thì tùy theo chất lượng của bái báo là chủ yếu mà trả thù lao bằng từ 30% đến 80% số tiền nhuận bút cơ bản như những điểm đã quy định ở trên.
Nếu bài báo đã đăng báo ở địa phương có giá trị và có thể phổ biến chung được thì các báo địa phương gửi những bài báo đó cho các báo ở trung ương. Khi báo của trung ương công nhận và trả tiền nhuận bút theo những điểm đã quy định ở trên thì sẽ trừ số tiền thù lao mà báo ở địa phương đã trả cho tác giả trước đây.
11. Đối với các bài báo viết hoặc dịch do Đài phát thanh tiếng nói Việt nam yêu cầu thì Đài sẽ trả tiền nhuận bút cơ bản cho người viết hoặc dịch đó như những điểm đã quy định ở trên.
12. Vì tình hình đặc biệt của Đài phát thanh tiếng nói Việt nam là một tờ báo nói tổng hợp phải bảo đảm việc phổ biến tác phẩm được rộng rãi, nhằm thỏa mãn yêu cầu văn hóa ngày càng tăng của nhân dân, cho nên việc thực hiện những nguyên tắc về chế độ nhuận bút có thể có những điểm châm chước riêng biệt. Hiện nay Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam là một cơ quan không kinh doanh, nên mới thực hiện được nguyên tắc trả nhuận bút cơ bản một lần mà không thực hiện nguyên tắc trả nhuận bút về số lượt phát thanh hàng năm.
Việc trả nhuận bút cơ bản cho các loại văn, thơ, kịch, nhạc, bài báo, v.v… do Đài sử dụng mới thực hiện được trong điều kiện Đài có yêu cầu tác giả sáng tác hoặc cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch v.v… thì Đài mới trả tiền nhuận bút cơ bản theo như những quy định trả nhuận bút của ngành sân khấu, âm nhạc, báo chí bằng hình thức phát thanh đã quy định ở trên.
Nhưng nếu những tác phẩm nào đã được sử dụng bằng hình thức xuất bản, biểu diễn v.v…và được nơi sử dụng tác phẩm ấy trả tiền nhuận bút cơ bản rồi thì Đài không phải trả tiền nhuận bút cơ bản nữa.
13. Trên đây là quy định trả tiền nhuận bút của ngành báo chí, các báo sẽ căn cứ vào đó mà quy định chi tiết để áp dụng cho từng báo được thích hợp, sau khi đã được Bộ Văn hóa thông qua.
Tất cả những văn bản của các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc ở trung ương cũng như ở địa phương tạm thời quy định về chế độ nhuận bút trước đây coi như không còn hiệu lực thi hành nữa.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
(Đính kèm theo chế độ nhuận bút trả cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật).
GIẢI THÍCH MỘT SỐ DANH TỪ THƯỜNG DÙNG CHUNG CHO CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC, KỸ THUẬT
Nhuận bút:
Là một trong những hình thức trả công lao động tương xứng với khối lượng và chất lượng lao động, từc là tiền đền bù công sức lao động tiêu phí của tác giả sáng tạo ra tác phẩm.
Tác phẩm:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bao gồm tất cả các sản phẩm do trí óc sáng tạo ra trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, mặc dù sử dụng dưới bất cứ dưới hình thức nào trong lĩnh vực ấy.
Tác phẩm thường gồm có:
Các loại sách văn nghệ, chính trị, khoa học, kỹ thuật, sách giáo khoa v.v…
Các kịch bản văn học thuộc hình thức sân khấu, điện ảnh, truyền thanh v.v…
Các điệu múa, các tiết mục xiếc, các bản nhạc, các tác phẩm hội họa điêu khắc, mỹ nghệ, nhiếp ảnh, báo chí, kiến trúc v.v…
- Các loại cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch v.v… cũng được coi là tác phẩm.
- Tác phẩm nguyên bản tức là tác phẩm viết đầu tiên bằng thơ, tiểu thuyết, hoặc kịch bản sân khấu điện ảnh v.v…
Tác giả:
Là người sáng tạo ra những tác phẩm nói trên, sau khi tác phẩm ấy đã được sử dụng dưới một hình thức nhất định.
Người cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch v.v… cũng được coi là tác giả, vì những người ấy tuy có dựa vào tác phẩm nguyên bản, nhưng ít hoặc nhiều đều có công trình sáng tạo cho tác phẩm của mình.
Sáng tác:
Là hoàn toàn do tác giả tạo ra tác phẩm của mình, cốt truyện và nhân vật do tác giả nghĩ ra, hoặc có thể mượn nhân vật và cốt truyện trong truyện cổ tích, dân gian, lịch sử, đã sử dụng hoặc rút ra trong tác phẩm ở nước ngoài, nhưng lao động sáng tạo phải rõ ràng, nghĩa là nội dung, bố cục, nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ v.v… để diễn đạt chủ đề tư tưởng phải có tính chất riêng biệt của tác giả.
Cải biên:
Là lấy cốt truyện cổ tích, lịch sử, đã sử hoặc rút ra trong một tác phẩm ở trong nước hoặc ở nước ngoài mà tác giả căn cứ vào đó nâng cao giá trị tư tưởng và nghệ thuật của cốt truyện ấy. Việc diễn đạt tư tưởng có thể khác với quan niệm cũ. Về nội dung bố cục, nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ v.v… có thể thêm vào, hoặc bớt đi cho thích hợp với hoàn cảnh mới.
Phóng tác:
Là viết dựa theo một tác phẩm sẵn có ở trong nước hay ngoài nước. Về nộ dung, bố cục, nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ v.v… có thể thêm vào hoặc bớt đi cho thích hợp với hoàn cảnh mới, nhưng chủ yếu vẫn là viết dựa theo tác phẩm nguyên bản.
Chỉnh lý:
Là dựa theo một tác phẩm sẵn có mà sắp xếp sữa đổi đi chút ít cho gọn gàng sáng sủa hơn, hoặc nghe nhiều người kể chuyện góp lại, hoặc tìm tòi nhiều tài liệu mà viết lại, nhưng căn bản vẫn là dựa vào tác phẩm sẵn có, hoặc cốt truyện sẵn có, mà sửa đổi chút ít cho thích hợp với hoàn cảnh mới.
Chuyển thể:
Là dựa vào một tác phẩm sẵn có mà sắp xếp sửa đổi đi chút ít rồi chuyển tác phẩm đó từ một hình thức này sang một hình thức khác ví dụ: lấy tiểu thuyết viết sang kịch bản điện ảnh hoặc sân khấu, hoặc lấy một vở tuồng viết sang một vở chéo, hoặc lấy một vở chèo viết sang một vở cải lương v.v…
Dịch:
Là lấy tiếng nước ngoài viết ra tiếng nước mình hoặc ngược lại, lấy tiếng nước mình viết ra tiếng nước ngoài, có thể dịch thẳng tác phẩm nguyên bản hoặc dịch qua một thứ tiếng của nước khác đã dịch tác phẩm nguyên bản.
GIẢI THÍCH MỘT SỐ DANH TỪ CỦA NGÀNH ÂM NHẠC
Ca khúc là một bài hát ngắn thường có từ 1 đến 3 trang nhạc, hoặc có từ 4 đến 16 câu lời.
Phối khí: là soạn bè cho các nhạc cụ diễn tấu.
Phối âm: là soạn bè cho hát.
Hợp xướng: là bài hát có nhiều bè.
Chương nhạc (thường gọi là Mouvement): Một bản nhạc hợp xướng cũng như những bản nhạc có tính chất giao hưởng thường có 2, 3, 4 chương nhạc. Có thể trình bày toàn bộ bản nhạc hợp xướng hoặc trách rời từng chương nhạc một, mà trình bày riêng vẫn được.
Tổ khúc là nhiều bản nhạc hoặc nhiều bài hát nối tiếp với nhau.
Kịch hát, kịch múa, nhạc kịch là ngoài phần nhạc ra, còn có thêm phần cốt truyện, lời ca hoặc múa.
Nhịp nhạc là khoảng giữa 2 gạch nhịp trên bản nhạc.
Nhạc cắt là những bản nhạc của một hay nhiều bản nhạc hoặc ca khúc cắt ra để minh họa cho một tác phẩm đó được tăng thêm phần phong phú và có thể sử dụng được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Giao hưởng (symphonie) có đặc điểm là về bố cục của bản nhạc có tính chất tương đối cố định.
Thơ giao hưởng (Pòeme symphonique) có đặc điểm là bản nhạc bố cục không cố định.
Nhạc mở đầu (Ouverture) thường là bản nhạc mở đầu cho kịch hát, kịch múa v.v… phải bố cục bằng nhiều hình thức cho thích hợp với nội dung, nhưng tách ra biểu diễn riêng vẫn được. – Nói chung bản nhạc giao hưởng (sym-phonie) nhạc mở đầu (Ouverture) thơ giao hưởng (Pòe symphonique) thường là những bản nhạc không lời, viết cho dàn nhạc có tính chất giao hưởng, nó cấu tạo kiến trúc khác nhau và rất công phu.
GIẢI THÍCH MỘT SỐ DANH TỪ CỦA NGÀNH HỘI HỌA
Tranh sơn mài là một loại tranh vẽ lên gỗ mà nguyên liệu chính dùng để vẽ là sơn ta, son vàng, bạc v.v… Sỡ dĩ gọi là sơn mài là vì lúc làm tranh phải mài đi, mài lạị nhiều lần bằng đá mịn với nước, để làm nổi hình vẽ và làm cho mặt tranh được nhẵn.
Tranh sơn khắc là một loại tranh nền bằng sơn mài, có khắc trổ hình vẽ sâu xuống, rồi bôi màu bằng sơn dầu hoặc bằng thuốc bột ở trên hình vẽ ấy.
Tranh sơn dầu là một loại tranh vẽ trên vải bằng một thứ bột màu trộn với dầu (sơn dầu).
Tranh lụa là một loại tranh vẽ trên lụa bằng mực nho hoặc bằng các màu thuốc nước.
Tranh bột màu là một loại tranh vẽ trên giấy hoặc trên vải v.v… mà các mực dùng để vẽ là bột màu pha trộn với keo và nước.
Tranh phấn màu là một loại tranh dùng phấn màu để vẽ lên giấy. Khi vẽ xong, phun thêm một thứ nước bằng cồn có pha dầu thông, để giữ cho bột phấn màu khỏi bay đi.
Tranh khắc gỗ là một loại tranh khắc hình vẽ lên gỗ, rồi in lên giấy thành tranh.
Tranh cổ động là một loại tranh vẽ bằng bột màu, thuốc nước v.v… có mục đích tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ ta v.v… Tranh cổ động có tính chất nổi bật trước mắt, dễ hiểu và thường có kèm theo một vài dòng chữ khẩu hiệu.
Ký họa là một loại tranh ghi chép bằng bút chì, bút mực hoặc bằng thuốc nước thường vẽ một nhân vật, một cảnh sinh hoạt, một phong cảnh v.v… để lưu niệm lại hoặc dùng làm tài liệu sáng tác.
Minh họa là một loại tranh vẽ lại một vài cảnh đặc biệt diễn tả trong sách, trong báo v.v…
Biếm họa là một loại tranh vẽ có tính chất châm biếm chế giễu những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, hoặc đã kích địch, hoặc là loại tranh vui cười.
Nê họa là một loại tranh dùng bột màu vẽ trên tường còn ướt, hoặc dùng sơn dầu vẽ lên vải rồi dán vào tường.
Hoạt họa là một loại tranh vẽ cho phim ảnh; mỗi cảnh, mỗi người, mỗi động tác là một tranh vẽ. Vẽ xong thu vào phim rồi đem chiếu lên màn ảnh, lúc ấy cảnh và người sẽ hoạt động.
Tranh thạch bản là một loại tranh in ở các bản in bằng đá cũng tương tự như tranh khắc gỗ, nhưng không khắc lên đá, mà dùng một thứ mực đặc biệt vẽ lên đá rồi in ra giấy thành tranh.
Tranh truyện là một loại tranh vẽ để diễn tả một câu chuyện nhất định. Dưới mỗi bức tranh đều có lời văn hay thơ để làm chon nội dung bức tranh truyện đó được rõ hơn.
Tranh tứ bình là một loại tranh vẽ gồm có 4 bức thành 1 bộ.
Tranh nhị bình là một loại tranh vẽ gồm có 2 bức thành 1 bộ.
Tranh thủy mạc là một loại tranh vẽ bằng mực nho đậm, nhạt trên giấy hay trên lụa.
Kakémono tranh liễn: tranh bồi có trục trên, trục dưới (chiều cao thường dài gấp 4 gấp 5 chiều ngang).
Makémono tranh hoành: tranh trục cuộn thường mở ngang để xem (chiều dài thường gấp 4 gấp 5 chiều cao và có khi dài hơn nữa).
File gốc của Quyết định 170-VH/QĐ năm 1961 ban hành chế độ nhuận bút sách và nhuận bút của các ngành sân khấu, múa, xiếc, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ, nhiếp ảnh và báo chí của Bộ trưởng Bộ Văn hoá đang được cập nhật.
Quyết định 170-VH/QĐ năm 1961 ban hành chế độ nhuận bút sách và nhuận bút của các ngành sân khấu, múa, xiếc, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ, nhiếp ảnh và báo chí của Bộ trưởng Bộ Văn hoá
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá |
Số hiệu | 170-VH/QĐ |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hoàng Minh Giám |
Ngày ban hành | 1961-04-20 |
Ngày hiệu lực | 1961-03-01 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Đã hủy |