ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9585/KH-UBND | Đà Nẵng, ngày 24 tháng 11 năm 2017 |
2. Thu hút tối đa các nguồn lực để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa bao gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa, kiến trúc, thiết kế, phát thanh và truyền hình, thủ công mỹ nghệ trở thành ngành dịch vụ quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, đồng thời góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị cho người dân thành phố.
4. Việc xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và của cả nước, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa của nhân dân.
b) Phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp, những giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc địa phương, xây dựng văn hóa gắn kết chặt chẽ, đồng bộ hơn so với phát triển kinh tế - xã hội...
a) Mục tiêu đến năm 2020
- Tập trung phát triển một số ngành có lợi thế như: Nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, du lịch văn hóa.
b) Mục tiêu đến năm 2030
a) Chú trọng phổ biến các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao, đúng với quy định hiện hành và phù hợp với thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam.
c) Đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút người dân đến rạp.
b) Quan tâm đào tạo các ngành nghề như: đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ, biên kịch, diễn viên, người dẫn chương trình để tạo nguồn cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
d) Tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Nhà hát Trưng Vương, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.
a) Mỹ thuật
- Tăng cường phổ biến các văn bản pháp luật, quy chế quản lý mỹ thuật và nhiếp ảnh.
b) Nhiếp ảnh
- Ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra các tác phẩm nhiếp ảnh hấp dẫn, đa dạng. Đưa nhiếp ảnh Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng hội nhập sâu rộng với nhiếp ảnh khu vực và thế giới.
- Đăng cai tổ chức các triển lãm ảnh, triển lãm mỹ thuật định kỳ của khu vực và cả nước nhằm tạo điều kiện đê các tác giả chuyên và không chuyên địa phương tiếp cận với các tác phẩm, tác giả chuyên ngành trên cả nước, học hỏi những cái mới, phát huy khả năng bản thân.
- Tiếp tục đầu tư Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng đủ tiêu chuẩn tổ chức cuộc thi, triển lãm ảnh và mỹ thuật cấp địa phương và vùng.
a) Triển khai Đề án Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
c) Thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động quảng cáo ngoài trời.
e) Đa dạng hóa các hình thức quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet, quảng cáo ngoài trời và trên sản phẩm, dịch vụ du lịch...
a) Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản, du lịch tâm linh, du lịch gắn với các hoạt động lễ hội truyền thống và hiện đại ở địa phương, đa dạng hóa các chương trình nghệ thuật, show diễn, các hoạt động dịch vụ tại các Nhà hát, Bảo tàng trên địa bàn thành phố...
c) Khôi phục và bảo tồn các ngành nghề, làng nghề truyền thống như: Nhà truyền thống nghề cá phường An Hải Tây, Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Làng dệt chiếu Cấm Nê, Làng thúng rái Phước Hưng, Làng chè xanh Phú Thượng, Làng bánh tráng Túy Loan... Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chương trình phát triển văn hóa, du lịch với các dự án phát triển kinh tế, xã hội khác như chương trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; khuyến khích đóng góp từ thu nhập du lịch của các doanh nghiệp cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về văn hóa, sinh thái, đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững.
e) Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế chủ động tham gia các hiệp hội, các diễn đàn quốc tế về du lịch nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư, hợp tác kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
a) Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
b) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các ngành nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ.
d) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp văn hóa.
3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
a) Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong nước và ngoài nước (điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ) để tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao.
c) Có chế độ đãi ngộ phù hợp để giữ chân đội ngũ có năng lực, tài năng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm chuyên môn từ các nước có trình độ phát triển cao về công nghiệp văn hóa đến Đà Nẵng để làm việc.
4. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ
b) Đổi mới và phát triển các ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa truyền thống như: In ấn, xuất bản, phát hành, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, giải trí, quảng cáo, triển lãm. Tăng cường hợp tác, tranh thủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển.
b) Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa.
b) Đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao tham gia vào thị trường văn hóa trong nước và quốc tế; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng.
7. Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
b) Xây dựng và triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa, các tài nguyên tiêu biểu về văn hóa của địa phương tại các hội chợ trong nước và quốc tế.
2. Ngân sách nhà nước tùy theo khả năng cân đối trong từng thời kỳ, tham gia hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ các ngành công nghiệp văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Việc sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Trên cơ sở nội dung tại Kế hoạch, các sở, ngành liên quan theo thời gian định kỳ đề xuất kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị các cơ quan liên quan đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, đặc biệt cơ chế phối hợp liên ngành, các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sỹ, các tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp.
2. Các Sở: Du lịch, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đối với các lĩnh vực thuộc ngành quản lý nêu tại kế hoạch này; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Các sở, ngành khác, các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện triển khai thực hiện./
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy (để b/c),
- Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch;
- CT và các PCT UBND TP;
- UB MTTQVN TP;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- LH các Hội VHNT TP;
- VPUB: CVP, các PCVP, Phòng KGVX
- Lưu: VT, SVHTT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
STT | Cơ quan góp ý | Văn bản số, ngày | Nội dung góp ý | Ý kiến của Sở VHTT | Ghi chú | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1073/SLĐTBXH- VLATLĐ ngày 16/5/2017 |
| 1195/SDGĐT- CTrTT ngày 16/5/2017 |
| 1139/SYT-VP ngày 15/5/2017 |
| 1096/STTTT- TTBCXB ngày 11/5/2017 |
| 2342/SGTVT - QLKCHT ngày 1 1/5/2017 |
| 1020/UBND - PVNTT ngày 17/5/2017 |
| 139/PVHTT ngày 15/5/2017 |
| 547/UBND-VHTT ngày 18/5/2017 |
| 1329/SDL- QHPTTNDL ngày 16/5/2017 |
| 500/SKHCN-QLCN ngày 16/5/2017 |
Lý do: tại điểm a mục tiêu đến năm 2020 đã định hướng phát triển các ngành lợi thế và định hướng phát triển các ngành còn lại thì tại điểm b mục tiêu đến năm 2030 phát triển đồng bộ là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở | |||||||||||||||||||||||
| 1346/SNV - VP ngày 15/5/2017 |
| 1164/STC-HCSN ngày 12/5/2017 |
| 650/BQL-QLĐT ngày 11/5/2017 |
|
|
|
| 777/UBND-VHTT ngày 12/5/2017 |
|
Hội Văn hóa, nghệ thuật Tp Đà Nẵng | 47/CV-VHNT ngày 19/5/2017 |
ằm phát huy thế mạnh của Hội trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các hội viên là họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng, nghệ sĩ nhiếp ảnh, giám tuyển/curator…”. |
| 1271/SNV - LTĐN ngày 22/5/2017 | + Tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế tại Đà Nẵng, thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa nghệ thuật có uy tín, được đông đảo công chúng quan tâm; + Mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các địa phương trong nước, khu vực và trên thế giới; xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa của Đà Nẵng ở nước ngoài |
| Gửi qua mail ngày 22/5/2017 |
Ngoài ra, những góp ý liên quan đến lỗi trình bày và lỗi chính tả, Sở cũng đã tiếp thu, điều chỉnh theo đúng thể thức văn bản. Từ khóa: Kế hoạch 9585/KH-UBND, Kế hoạch số 9585/KH-UBND, Kế hoạch 9585/KH-UBND của Thành phố Đà Nẵng, Kế hoạch số 9585/KH-UBND của Thành phố Đà Nẵng, Kế hoạch 9585 KH UBND của Thành phố Đà Nẵng, 9585/KH-UBND File gốc của Kế hoạch 9585/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Đà Nẵng đang được cập nhật. Kế hoạch 9585/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Đà NẵngTóm tắt
|