\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 583/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Hải Dương, ngày\r\n 08 tháng 3 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM NĂM 2022
\r\n\r\nThực hiện Công văn số 478/LĐTBXH-TE\r\nngày 28/02/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn nhiệm\r\nvụ trọng tâm thực hiện công tác trẻ em năm 2022; Kế hoạch số 494/KH-UBND ngày\r\n25/02/2019 của UBND tỉnh Hải Dương về thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật\r\ntiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn\r\n2021-2025; Kế hoạch số 495/KH-UBND ngày 25/02/2019 của UBND tỉnh Hải Dương về\r\nthực hiện Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu\r\nđời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày\r\n18/01/2021 của UBND tỉnh Hải Dương về thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày\r\n26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo thực\r\nhiện quyền trẻ em; Quyết định số 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính\r\nphủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của\r\nQuốc hội Khóa XIV về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện\r\nchính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Kế hoạch 2716/KH-UBND ngày\r\n27/7/2021 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Hải Dương\r\ngiai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 3740/KH-UBND ngày 12/10/2021 của UBND tỉnh Hải\r\nDương về thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Hải\r\nDương giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 12/10/2021 của UBND tỉnh\r\nvề thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định\r\ncủa pháp luật tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Ủy\r\nban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm\r\n2022 với các nội dung sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n- Bảo đảm thực hiện các quyền\r\ntrẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo\r\nđức và xã hội; xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai.
\r\n\r\n- Từng bước hoàn thành các mục\r\ntiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch về công tác trẻ em tại tỉnh Hải Dương giai đoạn\r\n2021 đến 2025 và 2030; giảm số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn\r\ntrên địa bàn toàn tỉnh; giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại; mở rộng độ bao\r\nphủ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là nhóm trẻ em mồ côi, bị bỏ\r\nrơi, khuyết tật, trẻ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19; trợ giúp kịp thời\r\ntrẻ em bị xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; phòng, chống tai nạn, thương\r\ntích trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;\r\nphòng, chống suy dinh dưỡng và tạo cơ hội cho các em học tập, vui chơi giải trí\r\nvà thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em về các vấn đề của trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tổ chức thực hiện hiệu quả\r\ncác nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh để triển khai thực hiện\r\ncác nội dung về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em tại Nghị quyết Đại hội đại biểu\r\ntoàn quốc lần thứ XIII, Luật trẻ em, Nghị quyết số 121/20250/QH14 ngày\r\n19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện\r\nchính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày\r\n26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện\r\nquyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ\r\ntướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn\r\n2021-2030; Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê\r\nduyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của\r\npháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số\r\n1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 và các chương\r\ntrình, đề án, kế hoạch về trẻ em giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
\r\n\r\n2. Nâng cao nhận thức, trách\r\nnhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương nhất là trách nhiệm của người đứng\r\nđầu chính quyền, cơ quan, đơn vị, trong việc chỉ đạo, quản lý và thực hiện chủ\r\ntrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em,\r\ngiải quyết các vấn đề về trẻ em, vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Chủ động phòng\r\nngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại, tai nạn, thương tích.
\r\n\r\n3. Thực hiện quyền của trẻ em,\r\ntạo môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện để trẻ em được phát triển toàn\r\ndiện; chủ động tuyên truyền phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho\r\ntrẻ em nhằm tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện, tích cực đối với\r\nsự phát triển toàn diện của trẻ em. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc triển khai\r\ncác biện pháp bảo đảm an toàn, thân thiện với trẻ em, đặc biệt đối với phương\r\ntiện giao thông đưa đón học sinh, các khu dân cư, khu vực thường xảy ra tai nạn\r\nđuối nước, tai nạn giao thông, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở\r\nchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, cơ sở giáo\r\ndục, các thiết chế văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí thuộc địa bàn quản lý.
\r\n\r\n4. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt\r\nđộng thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được đảm bảo\r\nquyền tham gia của trẻ em thông qua các hoạt động trong nhà trường và cộng đồng:\r\nnhóm phóng viên măng non, các nhóm trẻ, câu lạc bộ trẻ em ở cộng đồng được thể\r\nhiện quyền tham gia của các cá nhân/nhóm trẻ em trong các vấn đề có liên quan đến\r\ntrẻ em ở địa phương.
\r\n\r\n5. Bố trí ngân sách để thực hiện\r\ncác mục tiêu, chỉ tiêu giải pháp của chương trình, kế hoạch hành động vì trẻ em\r\ngiai đoạn 2021-2030 và các chương trình, kế hoạch về trẻ em của địa phương, vận\r\nđộng và sử dụng hiệu quả minh bạch nguồn lực từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài\r\nnước cho trẻ em, đặc biệt để hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng\r\ncho trẻ em theo Quyết định số 588/QĐ-TTg. Ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng\r\nđiểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em.
\r\n\r\n6. Xây dựng, triển khai, duy\r\ntrì, phát triển, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Chăm sóc\r\nphát triển toàn diện trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn\r\nthương tích trẻ em, đặc biệt tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông; phòng, ngừa,\r\ngiảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; hỗ trợ trẻ em khuyết tật\r\ntiếp cận với dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng; kết nối dịch\r\nvụ chuyển tuyến chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của\r\ntrẻ em vào các vấn đề trẻ em; khuyến khích biểu dương, nhân rộng những mô hình,\r\nnhững sáng kiến tốt trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và đóng góp nguồn lực\r\ncho trẻ em.
\r\n\r\n7. Tăng cường truyền thông,\r\ngiáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em, đặc biệt về\r\nchăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em; bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm\r\nhại tình dục trẻ em, bóc lột trẻ em, phòng ngừa tai nạn, thương tích trẻ em;\r\nthúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; phòng ngừa, giảm\r\nthiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; tăng cường truyền thông, thực\r\nhiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em trong đại dịch Covid - 19.
\r\n\r\n8. Tăng cường công tác đào tạo,\r\ntập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác trẻ\r\nem các cấp về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n9. Bảo đảm cơ cấu tổ chức quản\r\nlý nhà nước về trẻ em và nhân lực thực hiện công tác trẻ em tại địa phương. Ưu\r\ntiên bố trí công việc hợp lý, có chính sách hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ\r\nem cấp xã và phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại cộng đồng dân\r\ncư để thực hiện công tác bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật trẻ em. Nâng cao\r\nnăng lực quản lý, cung cấp dịch vụ, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội\r\nngũ cán bộ làm công tác trẻ em và thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành về\r\ntrẻ em các cấp.
\r\n\r\n10. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp\r\nliên ngành thực hiện công tác trẻ em, giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước\r\nvà cơ quan tư pháp trong phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ can thiệp các vụ việc\r\nxâm hại và gây tổn hại khác cho trẻ em.
\r\n\r\n11. Thực hiện đa dạng các hình\r\nthức tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu năm 2022 với chủ đề\r\n“Chung tay bảo vệ trẻ em hãy lên tiếng phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em”.
\r\n\r\n12. Tiếp tục thực hiện đánh giá\r\nxã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo quy định; nhân rộng phong trào\r\n“Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn tiêu chí về thực hiện quyền trẻ\r\nem với đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh trong cuộc vận động “Xây dựng\r\nnông thôn mới, đô thị văn minh” đến từng địa bàn dân cư.
\r\n\r\n13. Tăng cường công tác thanh\r\ntra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề việc thực hiện pháp luật, chính sách,\r\nchương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em, đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết\r\nsố 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày\r\n26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, rà soát các biện pháp đảm bảo môi\r\ntrường sống an toàn, phòng ngừa, bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em và\r\ntai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em; thanh tra, kiểm tra các cơ\r\nsở trợ giúp xã hội, các quỹ từ thiện có hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ\r\ntrẻ em trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, giám\r\nsát việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế và việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi,\r\nviệc thực thi chế độ chính sách đối với nhóm trẻ em được hỗ trợ theo quy định của\r\nNhà nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tăng cường sự lãnh đạo của\r\ncác cấp ủy đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ,\r\nchăm sóc trẻ em, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ\r\nquan, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố trong việc chỉ đạo, quản lý và thực\r\nhiện các nhiệm vụ bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em theo Chỉ thị\r\nsố 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các giải\r\npháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Quyết định số 1472/QĐ-TTg\r\nngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết\r\n121/2020/QH12 ngày 19/6/2020 của Quốc Hội khóa XIV về tiếp tục tăng cường hiệu\r\nlực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ\r\nem; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh Hải Dương về việc thực\r\nhiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng\r\ncường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Quyết định\r\nsố 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện\r\nNghị quyết 121/2020/QH12 ngày 19/6/2020 của Quốc Hội khóa XIV về tiếp tục tăng\r\ncường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống\r\nxâm hại trẻ em; đưa mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào Nghị quyết của\r\ncác cấp ủy đảng, kế hoạch của Nhà nước ở các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo\r\nthực hiện.
\r\n\r\n2. Tăng cường công tác phối hợp\r\nliên ngành, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức\r\nkinh tế, tổ chức xã hội, gia đình, cộng đồng, người dân trong việc bảo vệ, chăm\r\nsóc trẻ em; cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, vui chơi, giải trí, thể\r\nthao, thông tin,... cho trẻ em. Gia đình, cộng đồng, nhà trường có trách nhiệm\r\ntham gia thực hiện các quyền của trẻ em; tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ\r\nem chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các hoạt động xã\r\nhội khác phù hợp với lứa tuổi.
\r\n\r\n3. Tiếp tục triển khai các\r\nchương trình giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; chương trình trợ cấp\r\nthường xuyên; chương trình chăm sóc trẻ tại cộng đồng; phát triển và nhân rộng\r\ncác mô hình hiệu quả về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em dựa vào cộng đồng\r\nnhư: Mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ\r\nem khuyết tật dựa vào cộng đồng; mô hình ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn,\r\nthương tích cho trẻ em; mô hình kết nối dịch vụ chuyển tuyến chăm sóc, phát triển\r\ntoàn diện trẻ em. Bên cạnh đó xem xét xây dựng các mô hình điểm bảo vệ trẻ em tại\r\ncộng đồng, trên cơ sở đó có định hướng tiếp tục mở rộng mô hình ở các đơn vị\r\nkhác trong thời gian tới.
\r\n\r\n4. Tăng cường kiểm tra, giám\r\nsát, hướng dẫn triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, kịp thời tháo gỡ những\r\nkhó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình, kế hoạch. Phối\r\nhợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, giám sát việc cấp phát thẻ bảo hiểm y\r\ntế và việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, việc thực thi chế độ, chính\r\nsách đối với nhóm trẻ em được hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
\r\n\r\n5. Tổ chức các lớp tập huấn\r\nnâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc với trẻ em; kỹ năng\r\nxây dựng, tham mưu kế hoạch thực hiện và các hoạt động khác về bảo vệ, chăm sóc\r\ntrẻ em cho cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cơ sở, đội ngũ cộng tác\r\nviên, tuyên truyền viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các thôn, khu\r\ndân cư trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n6. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống\r\nQuỹ Bảo trợ trẻ em, vận động và sử dụng có hiệu quả Quỹ Bảo trợ trẻ em trong việc\r\ntrợ giúp khám chữa bệnh, học bổng, thăm, tặng quà trong dịp lễ và Tháng hành động\r\nvì trẻ em, Tết Trung thu và các hoạt động cho trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh khó\r\nkhăn, trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19.
\r\n\r\n7. Tiếp tục tổ chức cập nhật\r\nthông tin về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo lực, xâm hại,\r\ntrẻ em bị tai nạn thương tích vào hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em cấp tỉnh và cấp\r\nhuyện, thị xã, thành phố. Thu thập, tổng hợp thông tin kết quả chỉ số thực hiện\r\nquyền trẻ em tại địa phương để bảo đảm đánh giá, xếp hạng địa phương về thực hiện\r\nquyền trẻ em chính xác, khách quan.
\r\n\r\n\r\n\r\nKinh phí thực hiện hoạt động bảo\r\nvệ, chăm sóc trẻ em được hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh\r\nvà huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội
\r\n\r\na) Chủ trì phối hợp với các sở,\r\nban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai nội dung của Kế\r\nhoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2022.
\r\n\r\nb) Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao\r\nnăng lực hoạt động, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác cho\r\nđội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em.
\r\n\r\nc) Chủ trì phối hợp với cơ quan\r\nđài, báo tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung các Chỉ\r\nthị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thực hiện\r\nhướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tiếp tục xây dựng các kế hoạch,\r\nchương trình về trẻ em giai đoạn 2021-2025 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
\r\n\r\nd) Đảm bảo chế độ, chính sách đối\r\nvới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không\r\nnơi nương tựa, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật.
\r\n\r\nđ) Tiếp tục vận động xây dựng\r\nQuỹ Bảo trợ trẻ em các cấp, tăng cường huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá\r\nnhân vào nguồn lực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\ne) Tổng hợp báo cáo kết quả thực\r\nhiện công tác trẻ em theo quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\nChủ trì, phối hợp với Sở Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội đưa các mục tiêu, nội dung của công tác trẻ em vào kế\r\nhoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cân đối nguồn lực thực hiện chương\r\ntrình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\nBố trí ngân sách để đảm bảo việc\r\ntriển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh.\r\nThường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng theo Luật\r\nngân sách của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, quy định hiện hành.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Thực hiện các hoạt động trợ\r\ngiúp pháp lý cho trẻ em trên địa bàn tỉnh trong tất cả các lĩnh vực pháp luật\r\n(trừ lĩnh vực pháp luật về kinh doanh, thương mại), đảm bảo 100% trẻ em là người\r\nbị hại trong vụ án hình sự được bảo vệ, 100% trẻ em là người vi phạm pháp luật\r\nhình sự được tư vấn, hướng dẫn, bào chữa tại các cơ quan tiến hành tố tụng. Đẩy\r\nmạnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến công tác bảo\r\nvệ, chăm sóc trẻ em như: Công ước Quốc tế về trẻ em; Luật Trẻ em; các quy định\r\ncủa Bộ luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội và các quy định pháp luật\r\nkhác liên quan đến trẻ em; thanh tra, kiểm tra chuyên đề và có biện pháp chấm dứt\r\ntình trạng nuôi con nuôi trái pháp luật.
\r\n\r\nb) Chỉ đạo tốt việc đảm bảo quyền\r\ncơ bản cho mọi trẻ em, nhất là quyền được khai sinh theo quy định tại Nghị định\r\n123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và\r\nbiện pháp thi hành Luật hộ tịch; Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của\r\nChính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ\r\ngiúp xã hội và trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao\r\nđộng -Thương binh và Xã hội, các ngành, địa phương tuyên truyền và thực hiện\r\ncác mục tiêu về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, phòng chống tai nạn,\r\nthương tích; hướng dẫn lồng ghép hoạt động phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục\r\ntrẻ em vào hoạt động khám, chữa bệnh cho trẻ em và hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm\r\nlý trong bệnh viện; triển khai cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dinh\r\ndưỡng đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em; triển khai hỗ trợ trẻ em khuyết\r\ntật tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho trẻ em\r\nkhuyết tật tại cộng đồng; hướng dẫn các dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho\r\ntrẻ em khuyết tật và công tác phát hiện, can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật;\r\nthực hiện các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em do ngành quản lý; chỉ đạo\r\ntổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi,\r\ntrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; phục hồi chức\r\nnăng cho trẻ em khuyết tật.
\r\n\r\nb) Triển khai thí điểm các mô\r\nhình theo chức năng của ngành.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với các cơ\r\nquan, ban ngành liên quan tổ chức thực hiện các mục tiêu của Chương trình về\r\ngiáo dục; chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tuyên\r\ntruyền về quyền, bổn phận của trẻ em, trách nhiệm công dân, kỹ năng sống trong\r\nchương trình giáo dục của cấp học, bậc học phù hợp với từng lứa tuổi trẻ em; thực\r\nhiện tuyên truyền về phòng ngừa, phát hiện, can thiệp trẻ em tham gia lao động,\r\ntrẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, về phòng, chống\r\ntai nạn, thương tích trẻ em thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập\r\nthể,... Giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử\r\ntích cực cho học sinh; triển khai cung cấp các dịch vụ phù hợp với trẻ em khuyết\r\ntật; triển khai hỗ trợ giáo dục phù hợp cho trẻ em đến 8 tuổi; hỗ trợ giáo dục\r\nsớm cho trẻ em và triển khai giáo dục kỹ năng cho trẻ em trước tuổi đi học và học\r\nsinh tiểu học; hướng dẫn giáo dục phù hợp đảm bảo sự phát triển toàn diện trẻ\r\nem tại cộng đồng; lồng ghép công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ\r\ntrẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của\r\npháp luật vào hoạt của ngành.
\r\n\r\nb) Triển khai thí điểm các mô\r\nhình theo chức năng của ngành.
\r\n\r\nc) Triển khai và thực hiện các\r\nnội dung theo Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2018 của Chính phủ quy định\r\nvề môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học\r\nđường.
\r\n\r\nd) Thực hiện đúng chế độ, chính\r\nsách quy định của Nhà nước đối với học sinh là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
\r\n\r\n7. Sở Văn\r\nhóa, thể thao và Du lịch
\r\n\r\na) Phối hợp với các sở, ngành,\r\nđịa phương tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí cho trẻ em; lồng\r\nghép các nội dung chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong xây dựng gia đình\r\nno ấm, tiến bộ, hạnh phúc và trong giáo dục đời sống gia đình; hướng dẫn triển\r\nkhai công tác văn hóa, thể thao và du lịch đảm bảo hòa nhập đối với trẻ em khuyết\r\ntật; hướng dẫn gia đình các biện pháp khắc phục, phòng, chống tình trạng cha mẹ,\r\nngười thân xâm hại tính mạng, sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em; phòng\r\nngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du\r\nlịch; triển khai cung cấp các dịch vụ đảm bảo các điều kiện cho trẻ em tham gia\r\nhoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và sự phát\r\ntriển toàn diện của trẻ em; phổ cập bơi phòng chống tai nạn thương tích, đuối\r\nnước,... nhằm xã hội hoá và nâng cao trách nhiệm của gia đình, tổ chức, đoàn thể,\r\nxã hội với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\nb) Tổ chức các lớp, các môn thu\r\nhút trẻ em tham gia, tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao cho trẻ em, đặc biệt\r\nchú trọng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; thống kê mạng lưới công trình khu vui\r\nchơi, giải trí cho trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý việc\r\nxuất bản các sản phẩm văn hóa có nội dung không phù hợp với trẻ em và tổ chức\r\ncác hoạt động văn hóa đảm bảo cho trẻ em được tiếp cận môi trường văn hóa lành\r\nmạnh.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với các sở,\r\nban, ngành, đoàn thể tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu\r\ntranh với các hành vi xâm hại trẻ em; can thiệp khẩn cấp nhằm ngăn chặn và xử\r\nlý kịp thời các trường hợp xâm hại và bạo lực đối với trẻ em.
\r\n\r\nb) Phối hợp quản lý giáo dục trẻ\r\nem hư, bỏ học, có nguy cơ vi phạm pháp luật để chủ động phòng ngừa, không để\r\ncác em thực hiện hành vi phạm tội.
\r\n\r\nc) Tăng cường các biện pháp quản\r\nlý nhà nước về an ninh trật tự, nhằm tạo môi trường phát triển an toàn, lành mạnh\r\ncho trẻ em, kịp thời phát hiện trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; phối\r\nhợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; phối hợp với\r\ncác cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác bảo vệ, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng\r\ncho lao động trẻ em.
\r\n\r\n9. Sở Thông\r\ntin và Truyền thông
\r\n\r\na) Tăng cường công tác tuyên\r\ntruyền về việc thực hiện các quyền của trẻ em; đổi mới các hình thức thông tin,\r\ntuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của\r\nNhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; thực hiện tuyên truyền về hỗ trợ\r\ntrẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng\r\nđồng; chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình\r\nvà cộng đồng; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu\r\nlao động trẻ em và các nội dung có liên quan.
\r\n\r\nb) Kiểm tra, thanh tra các hoạt\r\nđộng, sản phẩm, thương hiệu thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên\r\nquan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n10.\r\nCác sở, ban ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được\r\ngiao, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ BVCSTE được giao.
\r\n\r\n11.\r\nĐề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các\r\ntổ chức thành viên trong chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia thực hiện quyền\r\ntrẻ em, đặc biệt là vấn đề về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n12. UBND\r\ncác huyện, thị xã, thành phố
\r\n\r\na) Căn cứ nội dung Kế hoạch này\r\nvà tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ\r\nem năm 2022 phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
\r\n\r\nb) Chỉ đạo UBND các xã, phường,\r\nthị trấn tạo điều kiện để cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và cán bộ được\r\ngiao thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thực hiện có hiệu quả công tác\r\nbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\nc) Thực hiện các chế độ, chính\r\nsách đối với trẻ em khuyết tật theo qui định của pháp luật.
\r\n\r\nd) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,\r\nđánh giá và báo cáo định kỳ 6 tháng, 01 năm kế quả thực hiện theo đúng yêu cầu.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ,\r\ntình hình thực tế của địa phương và nội dung Kế hoạch này, UBND các huyện, thị\r\nxã, thành phố, các sở, ngành có liên quan chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai\r\nthực hiện tại đơn vị, địa phương trước ngày 25/3/2022; báo cáo kết quả thực hiện\r\n06 tháng (trước ngày 30/6/2022) và báo cáo năm (trước ngày 10/12/2022)\r\nvề UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp).
\r\n\r\n2. Sở Lao động - Thương binh và\r\nXã hội có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các sở,\r\nngành, địa phương về nội dung của Kế hoạch; báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động -\r\nThương binh và Xã hội kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 15/12/2022.
\r\n\r\n3. Trong quá trình thực hiện,\r\ncác vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)\r\nđể xem xét giải quyết./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 583/KH-UBND thực hiện công tác trẻ em năm 2022 do tỉnh Hải Dương ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 583/KH-UBND thực hiện công tác trẻ em năm 2022 do tỉnh Hải Dương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Số hiệu | 583/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Minh Hùng |
Ngày ban hành | 2022-03-08 |
Ngày hiệu lực | 2022-03-08 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng |