ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 234/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 07 năm 2021 |
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030”; tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các hoạt động của Chương trình văn hóa, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
- Tăng cường, đổi mới phương thức tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Xây dựng, tổ chức hiệu quả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm nâng cao mức hưởng thụ và đời sống văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường quan hệ hợp tác, đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc vùng biên giới; phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
II. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
Nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm nâng cao mức hưởng thụ và đời sống văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường quan hệ hợp tác, đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc vùng biên giới; phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Được triển khai ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh; trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số có số sống tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án từ năm 2021 đến năm 2030, chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn II: Từ năm 2026 đến 2030.
Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện vào quý IV năm 2030
- Tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
- Hằng năm tổ chức từ 100 - 150 buổi biểu diễn các chương trình nghệ thuật, biểu diễn, tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.
- Định kỳ tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế - hoạt động truyền thống, được tổ chức hai năm một lần và luân phiên tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới; tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 hàng năm; tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hàng năm nhằm mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Hàng năm tổ chức các chương trình liên hoan, lễ hội nhằm khai thác, bảo lưu và phát triển các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các huyện miền núi trong tỉnh, gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch cộng đồng; giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của địa phương.
- Hằng năm, chọn 01-02 Trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhà văn hóa cấp xã làm điểm tại 02 huyện A Lưới và Nam Đông nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa cấp xã; từng bước đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của tầng lớp nhân dân các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
- Định kỳ 02 năm một lần, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý nhà văn hóa sở cơ sở về công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
c) Tổ chức hoạt động điện ảnh ở cơ sở
- Nghiên cứu việc lồng tiếng dân tộc vào các chương trình phát thanh, truyền hình, chiếu phim phục vụ đồng bào nhằm giảm nhanh khoảng cách chênh lệch hưởng thụ văn hóa cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên tiếp nhận và tổ chức các buổi chiếu phim lồng thuyết minh bằng tiếng dân tộc (nếu có) phù hợp cho đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp cho đồng bào tiếp cận với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình phổ biến kiến thức khoa học, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, gương người tốt, việc tốt nhanh và hiệu quả nhất.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thư viện công cộng, thư viện cộng đồng, thư viện của các đồn biên phòng, các điểm bưu điện văn hóa xã, các tủ sách pháp luật phù hợp với trình độ và nhu cầu của người dân. Tăng cường chính sách bổ sung sách báo, văn hóa phẩm, đặc biệt, là các loại sách song ngữ tiếng dân tộc cho đồng bào. Thực hiện việc luân chuyển sách, giới thiệu sách lồng ghép với các chương trình phát triển văn hóa khác như biểu diễn văn nghệ, chiếu phim, truyền thông dân số, xây dựng nông thôn mới... Phấn đấu 15%-20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.
đ) Tổ chức hoạt động triển lãm, trưng bày
- Tổ chức các chuyến đi thực tế cho văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số; các cuộc thi, liên hoan, các cuộc vận động sáng tác mỹ thuật, nhiếp ảnh về đề tài dân tộc thiểu số, vùng biên giới góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh đẹp về văn hóa Huế, con người Huế thân thiện mến khách đến bạn bè trong và ngoài nước.
a) Nâng cao chất lượng các chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số
- Nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô hoạt động Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế - hoạt động truyền thống, được tổ chức hai năm một lần và luân phiên tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới; các liên hoan, hội thi, hội diễn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; hướng các hoạt động về địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Nhân rộng mô hình các Trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhà văn hóa cấp xã tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; từ đó có định hướng hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa cấp xã, từng bước đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của tầng lớp nhân dân các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
- Tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ số trong xây dựng các sản phẩm phim, ảnh, sách, báo về văn hóa nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
- Đề xuất các chính sách phù hợp và kinh phí để bổ sung sách báo đến với người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, biên giới.
- Ưu tiên đầu tư các đề án, dự án, kế hoạch bổ sung trang thiết bị kỹ thuật như trang cấp hệ thống máy tính trong Dự án BMGF-VN giai đoạn II (nếu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai) nhằm góp phần nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet cho người dân.
- Phấn đấu 25%-30% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.
- Tăng cường trang bị âm-ly, loa đài, máy chiếu, micro, máy phát điện để hỗ trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; đầu tư các trang thiết bị công nghệ thông tin để lưu trữ, khai thác nội dung các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, phát triển du lịch cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
d) Tôn vinh, khen thưởng
- Có hình thức động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích cao, có nhiều đóng góp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác. Trong đó bao gồm: Kinh phí sự nghiệp của các sở, ban, ngành; ngân sách nhà nước của địa phương triển khai thực hiện; lồng ghép sử dụng nguồn vốn từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội, Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kinh phí huy động từ các nguồn xã hội hóa.
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Hướng dẫn các địa phương triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Hằng năm và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch của các Sở, Ban, Ngành và các địa phương để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền các nội dung liên quan đến Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phù hợp với tình hình thực tế.
4. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế
- Chủ động phối hợp với các Sở, Ban ngành và các địa phương tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa, nghệ thuật vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì rà soát, tổng hợp số lượng nghệ nhân, người có uy tín có am hiểu về hoạt động văn hóa, nghệ thuật, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND tỉnh ban hành chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, người có uy tín tham gia cung cấp thông tin, đào tạo và truyền dạy các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Căn cứ điều kiện thực tiễn của địa phương, bố trí nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch trên địa bàn.
- Bộ VHTT&DL (để báo cáo); | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang được cập nhật.
Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Số hiệu | 234/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành | 2021-07-13 |
Ngày hiệu lực | 2021-07-13 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng |