THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1489/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình:
b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
a) Mục tiêu chung: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2015.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt...
- Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định.
+ 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;
+ 100% trung tâm xã có điện; trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh;
- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 - 20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo.
3. Đối tượng và phạm vi thực hiện của Chương trình
b) Phạm vi thực hiện: Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư trên địa bàn trọng điểm sau:
- Xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới và xã an toàn khu);
4. Thời gian thực hiện Chương trình: từ năm 2012 đến năm 2015.
Tổng kinh phí cho Chương trình: 27.509 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
- Ngân sách địa phương: 4.000 tỷ đồng;
6. Các dự án thành phần của Chương trình:
a) Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các huyện nghèo, thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 30a đến năm 2015; tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
+ Nhiệm vụ chủ yếu:
. Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã;
. Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về y tế trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;
. Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;
. Đầu tư cơ sở dạy nghề tổng hợp (bao gồm cả nhà ở cho học viên) ở các huyện nghèo;
+ Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
+ Nhiệm vụ chủ yếu:
. Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh;
. Đầu tư chuẩn hóa trạm y tế xã;
. Đầu tư bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối;
+ Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 11.080 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách địa phương: 2.000 tỷ đồng;
- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã, thôn, bản;
+ Hoàn thiện các công trình để bảo đảm chuẩn hóa trạm y tế trên địa bàn xã;
+ Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bản;
- Vốn và nguồn vốn:
+ Ngân sách trung ương: 9.792 tỷ đồng;
+ Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 900 tỷ đồng.
c) Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo
- Đối tượng: Người nghèo, hộ nghèo, ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề; nhân rộng các mô hình khuyến nông - lâm - ngư ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa;
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng cho hộ nghèo ở xã biên giới;
+ Thí điểm thực hiện mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.850 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách địa phương: 250 tỷ đồng;
- Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ liên quan hướng dẫn thực hiện.
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân, các cấp, các ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo và cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý, thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị quyết 80).
+ Người nghèo, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư;
- Nhiệm vụ chủ yếu:
. Tổ chức đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân;
. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương; tổ chức hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế về giảm nghèo.
. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng về định hướng giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015;
. Xây dựng trang tin điện tử về giảm nghèo.
. Xây dựng khung và hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá chính sách, Chương trình, dự án giảm nghèo; khung kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 80;
. Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm ở các cấp; đánh giá giữa kỳ Chương trình;
- Vốn và nguồn vốn:
+ Ngân sách trung ương: 537 tỷ đồng;
+ Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 600 tỷ đồng.
7. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình:
b) Tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền công tác giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.
d) Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình theo hướng:
- Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện. Bảo đảm công khai, minh bạch trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.
- Bố trí công chức chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực Chương trình giảm nghèo ở cấp xã;
- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở các xã nghèo.
- Thành lập Ban Quản lý Chương trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó trưởng ban; thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể liên quan.
- Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2012 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020) giúp Ban Quản lý Chương trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ quan thường trực, điều phối, giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Chương trình trên địa bàn.
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần của Chương trình theo đúng quy trình, quy định, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các Dự án thành phần.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt Dự án thành phần của Chương trình theo đúng quy trình, quy định, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
- Thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng quy định;
- Các Bộ, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80 chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của bộ, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.
Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình. Báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả và tránh thất thoát.
Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KTN, QHQT, ĐP, NC, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b). KN.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Văn Ninh
File gốc của Quyết định 1489/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1489/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 1489/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành | 2012-10-08 |
Ngày hiệu lực | 2012-10-08 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |