THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1341/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2016 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ LĨNH VỰC ĐÀO TẠO
2. Lĩnh vực đào tạo tài năng gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Xiếc và ngành Sáng tác văn học.
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
b) Hằng năm trung bình cử khoảng 5 tài năng thuộc mỗi lĩnh vực, ngành đào tạo đi thực tập ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo, đơn vị nghệ thuật có uy tín ở nước ngoài.
d) Phấn đấu đến năm 2025, tuyển sinh và đào tạo được khoảng 1.800 sinh viên đại học; trên 200 sinh viên cao đẳng và khoảng 1.500 học sinh trung cấp theo học các lớp tài năng thuộc các lĩnh vực, ngành đào tạo của Đề án.
III. NỘI DUNG
a) Đào tạo tập trung ở trong nước, trong đó có thời gian thực tập ngắn hạn ở nước ngoài và tham gia các cuộc thi, hội diễn, triển lãm, trại sáng tác theo ngành, chuyên ngành đào tạo ở trong nước và nước ngoài.
2. Cơ sở đào tạo
b) Hằng năm, có sự rà soát, đánh giá các cơ sở đào tạo tài năng để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm, nâng cao chất lượng đào tạo.
a) Trình độ đào tạo
- Lĩnh vực Âm nhạc: trình độ đại học và trung cấp;
- Lĩnh vực Xiếc: trình độ trung cấp.
b) Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm
- Trình độ cao đẳng: Khoảng 20 chỉ tiêu ở lĩnh vực Múa.
Căn cứ tình hình cụ thể về chất lượng nguồn tuyển sinh hằng năm, tiêu chuẩn và năng lực của cơ sở đào tạo, có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm từ 10% - 15%, bảo đảm tổng chỉ tiêu đào tạo không vượt quá số lượng quy định của Đề án.
a) Xây dựng tiêu chí tuyển chọn tài năng phù hợp với lĩnh vực, ngành đào tạo.
2. Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo tài năng
- Sử dụng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giảng viên trẻ có tài năng, uy tín nghề nghiệp; các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân, chuyên gia giỏi tham gia đào tạo, hướng dẫn tài năng;
- Có kế hoạch mời các chuyên gia, giảng viên là người nước ngoài, người Việt Nam đang giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, đơn vị nghệ thuật có uy tín của nước ngoài tham gia hướng dẫn, giảng dạy.
c) Tăng cường kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra của khu vực và quốc tế.
a) Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo, tổ chức giáo dục, đơn vị nghệ thuật có uy tín của nước ngoài nhằm trao đổi giảng viên, mời chuyên gia hướng dẫn, giảng dạy học sinh, sinh viên tài năng trong thời gian thực tập ngắn hạn.
c) Tham khảo, sử dụng chương trình, giáo trình, tài liệu của nước ngoài để xây dựng chuẩn đầu ra, tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo.
4. Xây dựng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo, phát triển các tài năng trẻ
b) Tăng cường dạy và học ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên tài năng phù hợp với yêu cầu của từng ngành, lĩnh vực đào tạo; tạo môi trường thuận lợi để các tài năng trẻ có cơ hội giao lưu học hỏi, nâng cao khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn; tăng cường các hoạt động, cơ hội giao lưu giữa học sinh, sinh viên theo học các lớp tài năng với các nghệ sĩ, chuyên gia nước ngoài thông qua các hoạt động như tọa đàm, hội thảo chuyên ngành, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức triển lãm, trại sáng tác.
5. Bảo đảm nguồn lực về tài chính
b) Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
1. Kinh phí thực hiện đề án: Từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, trên cơ sở dự toán của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các nguồn tài trợ, huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; trong đó, ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện những nhiệm vụ sau:
b) Mua tài liệu, biên dịch các tài liệu của nước ngoài phục vụ đào tạo tài năng.
d) Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho các giảng viên và học sinh, sinh viên tài năng.
e) Lựa chọn và cử học sinh, sinh viên tài năng tham gia các cuộc thi nghệ thuật, trại sáng tác, triển lãm mỹ thuật ở nước ngoài; tổ chức các cuộc thi nghệ thuật, trại sáng tác, triển lãm cấp quốc gia và quốc tế ở trong nước để đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo tài năng văn hóa nghệ thuật.
a) Giai đoạn 2017 - 2020: Tập trung triển khai thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây:
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí tuyển chọn tài năng và tìm kiếm, tuyển chọn học sinh, sinh viên để tổ chức đào tạo tài năng.
- Xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy các lớp tài năng.
- Cử học sinh, sinh viên xuất sắc của các lớp tài năng tham dự các kỳ thi nghệ thuật, triển lãm quốc gia và quốc tế; tổ chức các cuộc thi tài năng, triển lãm cấp quốc gia và quốc tế ở trong nước để đánh giá chất lượng đào tạo tài năng.
- Tiếp tục tổ chức đào tạo các lớp tài năng theo nội dung Đề án.
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Đề án.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
b) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn cơ sở đào tạo tài năng; hằng năm, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, đánh giá các cơ sở được lựa chọn đào tạo tài năng để điều chỉnh, bổ sung (nếu cần thiết);
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng theo Đề án này.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng tài năng thuộc các lĩnh vực, ngành đào tạo của Đề án.
4. Bộ Tài chính:
a) Hướng dẫn về cơ chế tài chính thực hiện Đề án và bố trí vốn ngân sách thường xuyên để thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
5. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đề án.
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; có cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ các tài năng sau khi được đào tạo trở về phục vụ địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
File gốc của Quyết định 1341/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1341/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 1341/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành | 2016-07-08 |
Ngày hiệu lực | 2016-07-08 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |