CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v hướng dẫn xét, đề nghị khen thưởng dịp tổng kết năm 2017
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017
Kính gửi:
Thực hiện Luật thi đua, khen thưởng; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng (sau đây gọi tắt là Nghị định 91/2017/NĐ-CP) và Thông tư số 30/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thông tư 30/2014/TT-BLĐTBXH); hưởng ứng lời phát động thi đua trong toàn Ngành của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2017, để động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2017, Bộ hướng dẫn xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng dịp tổng kết năm 2017 như sau:
Việc xem xét, trình các hình thức khen thưởng cần đảm bảo chặt chẽ, chính xác, thành tích đến đâu thì đề nghị mức, hạng khen thưởng phù hợp, không nhất thiết lần sau phải đề nghị cao hơn lần trước. Quy trình, thủ tục đảm bảo.
Thành tích để xét tặng ở cấp Bộ, cấp Nhà nước phải thể hiện được tính tiêu biểu xuất sắc, nổi trội, có tính lan tỏa trong Bộ, Ngành và được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở họp, thảo luận, thống nhất cao.
Không xét tặng đối với các tập thể, cá nhân: Không đăng ký giao ước thi đua; hồ sơ không đảm bảo hoặc gửi sau thời hạn quy định. Chưa xét tặng đối với các tập thể và cá nhân khi đang là đối tượng thanh tra, kiểm tra.
2.1. Tiêu chuẩn đề nghị Cờ thi đua của Bộ đối với các đơn vị, địa phương
2.2. Tiêu chuẩn xét tặng đối với các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị
Bằng khen của Bộ trưởng được xét tặng cho các cá nhân có hai năm liên tục (2016, 2017) đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, các tập thể có hai năm liên tục (2016, 2017) đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Tỷ lệ đề nghị khen: Cá nhân không quá 15% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị; tập thể không quá 30% tổng số tập thể của đơn vị.
khoản 2, Điều 25 Thông tư 30/2014/TT-BLĐTBXH, cụ thể: Trong biên bản bình xét thi đua của đơn vị phải thể hiện những đánh giá của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý, điều hành... của cá nhân đồng chí thủ trưởng tại đơn vị, danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng mà Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị đã thống nhất đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2.3. Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen đối với các tập thể, cá nhân ở địa phương
Tỷ lệ đề nghị: Cá nhân không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị; tập thể không quá 15% tổng số tập thể của đơn vị.
Thực hiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Thông tư 30/2014/TT-BLĐTBXH, cụ thể gồm: Tờ trình đề nghị xét tặng của đơn vị, địa phương; Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị, địa phương; Danh sách đề nghị xét tặng (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên), báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân đề nghị có xác nhận của cơ quan trình khen thưởng.
Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng thực hiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP; thành tích của các tập thể, cá nhân đề nghị, khoảng thời gian báo cáo phải phù hợp với hình thức đề nghị xét tặng; đối với các tập thể báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung: Các phong trào thi đua do đơn vị, địa phương hưởng ứng hoặc tổ chức phát động; kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; cải cách thủ tục hành chính, sáng kiến, giải pháp... mang lại hiệu quả; các hoạt động Đảng, đoàn thể của đơn vị, trong đó phải liệt kê đầy đủ các năm đơn vị đạt danh hiệu “trong sạch, vững mạnh” kèm số, ký hiệu, ngày tháng ban hành quyết định của cấp có thẩm quyền...
Đối với tập thể là các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ (tổng cục, cục, vụ, viện, văn phòng, thanh tra, trường, trung tâm, bệnh viện, báo, tạp chí, công ty... ), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trước ngày 15/12/2017, file mềm báo cáo cáo tổng kết công tác, bảng tổng hợp các chỉ tiêu nhiệm vụ gửi qua hộp thư điện tử, địa chỉ: thiduakh[email protected].
Bộ phận làm công tác thi đua, khen thưởng các đơn vị, địa phương tham mưu cho lãnh đạo tổ chức xét khen thưởng tổng kết năm 2017 đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi trình khen thưởng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thành tích, về chấp hành chính sách, pháp luật và quy trình hồ sơ thủ tục.
- Như trên; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành; - Lưu: VT, P.TĐ-KT.
Điều 25. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
...
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tặng Cờ thi đua cho các tập thể có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong các phong trào thi đua do Bộ phát động. danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” cho cá nhân, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho tập thể tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Bằng khen Bộ cho các cá nhân, tập thể, Kỷ niệm chương cho các cá nhân trong và ngoài Ngành.
Điều 27. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Đối với các hình thức khen thưởng cấp nhà nước: Huân chương, Huy chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”. khen thưởng theo quá trình cống hiến. danh hiệu “Anh hùng Lao động”. danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước thực hiện theo Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Nghị định 39/2012/NĐ-CP, Nghị định 65/2014/NĐ-CP, Thông tư số 07/2014/TT-BNV và các văn bản có liên quan.
2. Đối với Bằng khen Bộ. các danh hiệu: “Cờ thi đua của Bộ”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động - Thương binh và Xã hội”.
a) Bằng khen Bộ cho tập thể và cá nhân, danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ”, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hồ sơ bao gồm: Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị công nhận hoặc đề nghị khen thưởng và Biên bản họp của Hội đồng đơn vị. báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể (Mẫu 01, 02 Nghị định 39/2012/NĐ-CP). các cá nhân có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến áp dụng công nghệ mới thì phải kê khai rõ trong Báo cáo thành tích mã số đề tài nghiên cứu khoa học và bản xác nhận sáng kiến, đề tài (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư).
b) Đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, hồ sơ bao gồm: Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách đề nghị công nhận danh hiệu thi đua và Biên bản họp của Hội đồng đơn vị. Báo cáo thành tích của cá nhân (Mẫu số 02 Nghị định 39/2012/NĐ-CP), Xác nhận đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư), sáng kiến cải tiến áp dụng công nghệ mới hoặc giấy chứng nhận giải nhất, giải nhì, giải ba của Hội giảng giáo viên dạy nghề giỏi hoặc Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp Bộ hoặc cấp tỉnh.
c) Đối với việc xét tặng Kỷ niệm chương hồ sơ bao gồm: Tờ trình và biên bản họp Hội đồng đơn vị xét đề nghị xét tặng (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư). danh sách trích ngang (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư). bản tóm tắt quá trình công tác có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trực tiếp (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư).
3. Đối với khen thưởng đột xuất
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng và Biên bản họp Hội đồng đơn vị.
b) Bản tóm tắt thành tích của cá nhân, tập thể (Mẫu số 06 Nghị định 39/2012/NĐ-CP).
4. Đối với khen thưởng theo chuyên đề, lĩnh vực
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng và Biên bản họp Hội đồng đơn vị.
b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể (Mẫu số 07 hoặc 08 Nghị định 39/2012/NĐ-CP).
5. Đối với đối tượng là cá nhân đã nghỉ hưu thuộc diện xét khen thưởng quá trình cống hiến theo Nghị định 42/2010/NĐ-CP hoặc tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại mục 3 điểm a khoản 1 Điều 24 của Thông tư này, thủ trưởng đơn vị cá nhân đó công tác trước khi nghỉ hưu lập hồ sơ gửi về Hội đồng Bộ theo quy định.
6. Thời gian gửi Hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và khen thưởng.
a) Các danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua của Bộ”, “Tập thể lao động xuất sắc”. các hình thức khen thưởng: Huân chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen Bộ gửi về Hội đồng Bộ trước ngày 10/12 hàng năm.
b) Đối với việc khen thưởng thường xuyên, đột xuất, các hình thức khen thưởng cấp nhà nước và cấp Bộ khi đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ gửi về Hội đồng Bộ để xét, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Điều 28. Trình tự bình xét các danh hiệu thi đua, đề nghị các hình thức khen thưởng
Việc bình xét thi đua, khen thưởng tại cấp cơ sở được tiến hành cùng với việc kiểm điểm, đánh giá công tác năm. Danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể đề xuất, phải phù hợp với danh hiệu đã đăng ký từ đầu năm và tiến hành theo các bước, cụ thể như sau:
1. Đối với cá nhân: Mỗi cá nhân trong đơn vị phải tự chấm điểm theo thang điểm cụ thể quy định tại mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư, căn cứ vào thành tích trong năm tự đề xuất danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phù hợp.
Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của cá nhân, đơn vị xem xét, thống nhất cách đánh giá và trình cấp có thẩm quyền tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
2. Đối với tập thể: Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập báo cáo tổng kết công tác, bảng tổng hợp các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính (Mẫu số 08, 12 ban hành kèm Thông tư) chấm điểm theo thang điểm quy định tại mẫu số 09, 10, 11, 13 ban hành kèm theo Thông tư và đề xuất danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phù hợp với đơn vị. Đơn vị họp, xem xét, thống nhất cách đánh giá và trình cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của đơn vị.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền công nhận và đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
Riêng Cờ thi đua theo lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và dạy nghề (khoản 2, khoản 3 Điều 14 của Thông tư) chỉ xét tặng vào dịp tổ chức tháng hành động quốc gia hoặc khi kết thúc năm học.
4. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng: Thường trực Hội đồng các cấp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đối chiếu thành tích với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và hướng dẫn tại Thông tư này trình Hội đồng Bộ xét, trình Bộ trưởng xem xét quyết định.
5. Đối với hình thức khen thưởng cấp nhà nước, Thường trực Hội đồng Bộ thẩm định hồ sơ trình Bộ trưởng xét, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Thường trực Hội đồng Bộ và các đơn vị thẩm định hồ sơ khen thưởng và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
7. Việc thông báo kết quả khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư 07/2014/TT-BNV.
File gốc của Công văn 4534/LĐTBXH-VP về hướng dẫn xét, đề nghị khen thưởng dịp tổng kết năm 2017 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.