BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v Thông tin đăng tải ngày 25/6/2013 trên báo Tiền phong | Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2013 |
Kính gửi: Hiệp hội Chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
- “Quy định mang tính trừng phạt”: nội dung tạm ngừng xuất khẩu khi có quá 3 lô bị cảnh báo an toàn thực phẩm trong 6 tháng là “biện pháp mang tính trừng phạt”, “lô hàng bị cảnh báo không phải là thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh và cũng chưa lưu thông trên thị trường”, “nặng nề và không có cơ sở”; đồng thời cho rằng NAFIQAD “bảo thủ, chưa tiếp thu”.
Đây là các nội dung Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã trình bày và cung cấp đầy đủ cơ sở pháp lý của Việt Nam, thông lệ quốc tế và thực hành tại một số quốc gia về kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu, số liệu thực tế về nguồn thu hoạt động kiểm nghiệm của NAFIQAD tại các cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với cộng đồng doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
1. Quy định “tạm ngừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng khi có quá 3 lô hàng cảnh báo trong 6 tháng”:
- Khoản 17 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm về giải thích từ ngữ đã quy định “Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người ”
Khoản 1, Điều 53 Luật An toàn thực phẩm quy định “Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương để có biện pháp khắc phục kịp thời”. Đồng thời, khoản 2 Điều 53 đã quy định các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, trong đó có điểm c về “đình chỉ sản xuất kinh doanh".
huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người” và là trường hợp “xảy ra ở trong nước hoặc nước ngoài”.
Điều 31 Thông tư số 55 là đầy đủ cơ sở pháp lý, hoàn toàn phù hợp với Luật An toàn thực phẩm và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp so với việc áp dụng biện pháp ở mức cao “đình chỉ sản xuất” được quy định tại Luật.
khoản 2 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa “Hàng hóa là sản phẩm, được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị".
- Việc doanh nghiệp có đến 4 lô hàng bị thị trường cảnh báo trong vòng 6 tháng cho thấy hệ thống tự kiểm soát an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đang có vấn đề, đang mất kiểm soát hoặc kiểm soát chưa hiệu quả tại công đoạn/quá trình sản xuất nào đó. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp không tạm dừng xuất khẩu vào thị trường đó để điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh lại hoạt động tự kiểm soát thì xác xuất các lô hàng xuất khẩu tiếp theo bị cảnh báo là rất cao. Điều này có thể dẫn đến việc thị trường cấm nhập khẩu thủy sản không những của doanh nghiệp đó mà còn của cả Việt Nam. Thực tế cho thấy Băng-la-đét, Ấn Độ đã từng bị Ủy ban Châu Âu (EC) cấm xuất khẩu thủy sản vào EU; Malaysia đã từng chủ động dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản, Thái Lan tạm dừng xuất khẩu rau vào EU để tránh bị EU tiếp tục cảnh báo và cấm nhập khẩu thủy sản, rau từ các nước này.
Điều 31 Thông tư 55 không phải là biện pháp mang tính trừng phạt mà để tránh rủi ro bị nước nhập khẩu cấm nhập khẩu thủy sản đối với toàn bộ quốc gia (ví dụ: Liên bang Nga đình chỉ nhập khẩu thủy sản Việt Nam 2008), ảnh hưởng không chỉ đến một doanh nghiệp cụ thể mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản của quốc gia.
2. Về chi phí kiểm tra, lấy mẫu, kiểm nghiệm
Trước hết cần làm rõ và phân biệt hai dạng chi phí theo quy định của Luật ATTP như sau:
khoản 1 Điều 48
khoản 1 Điều 48 Luật ATTP "Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả".
khoản 3 Điều 48
Do đó, việc thu phí kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu theo các chỉ tiêu mà thị trường nhập khẩu yêu cầu là tuân thủ đúng qui định tại khoản 3 Điều 48 Luật ATTP “Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm” chứ không phải theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật ATTP nêu trên.
b. Chi phí, mức phí kiểm nghiệm các lô hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 55
Các nội dung này cũng đã được NAFIQAD cung cấp tại cuộc họp do Bộ Tài chính chủ trì với các bên có liên quan trong quá trình xây dựng trước khi ban hành Thông tư 107/2012/TT-BTC, trong đó có đại diện VASEP. Do đó, các ý kiến cho rằng, nội dung quy định tại Thông tư 55 mang tính “hỗ trợ hay tận thu” và “một số chỉ tiêu có đơn giá cao hơn phòng kiểm nghiệm bên ngoài”, “phí đè doanh nghiệp” là không chính xác.
Bên cạnh các nội dung kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP phục vụ cho hoạt động chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu được quy định tại phạm vi điều chỉnh của Thông tư 55, các nội dung khác không bắt buộc thực hiện quy định tại Thông tư 55 nhưng doanh nghiệp vẫn tự nguyện đề nghị các Cơ quan kiểm tra thuộc Cục lấy mẫu kiểm nghiệm theo yêu cầu của nhà nhập khẩu hoặc phục vụ hoạt động tự kiểm tra của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50% tổng thu phí kiểm nghiệm của toàn bộ hệ thống NAFIQAD).
Trên đây là các thông tin liên quan đến Thông tư 55 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phản ánh các thông tin đầy đủ, có cơ sở đến các phương tiện truyền thông để có các góc nhìn chân thực về cùng một vấn đề.
Trân trọng.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng N.T.X.Thu (để b/c);
- Cục trưởng (để b/c);
- Báo Tiền phong;
- Lưu: VT, CL1.
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trần Bích Nga
PHỤ LỤC 1
MỨC PHÍ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN HÀNG HÓA THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CƠ QUAN THẨM QUYỀN MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Nước | Cơ quan thực hiện | Quy định về phí kiểm tra, chứng nhận hàng hóa thủy sản xuất khẩu | Ví dụ về mức phí | Nguồn thông tin |
Châu Âu |
0,5 EUR/tấn cho việc chế biến các sản phẩm thủy sản và sản phẩm nuôi trồng thủy sản. - 55 EUR cho mỗi lô hàng ký gửi, dưới 6 tấn, - 9 EUR cho mỗi tấn, dưới 46 tấn sau đó, - 420 EUR cho mỗi lô hàng ký gửi trên 46 tấn. - 600 EUR cho mỗi tàu, có hàng thủy sản dưới 500 tấn, - 2400 EUR cho mỗi tàu, có hàng thủy sản dưới 2000 tấn,
Qui định (EC) số 882/2004 | |||
Hoa Kỳ |
- Kiểm tra cơ sở không bao gồm thẩm tra HACCP: + Đối với hợp đồng 8h-23h làm việc/tuần: 103$ nếu kiểm tra trong giờ hành chính, 154$ nếu kiểm tra ngoài giờ, 206$ nếu kiểm tra trong ngày cuối tuần và ngày nghỉ - Phí kiểm nghiệm: thu theo chỉ tiêu, ví dụ: + Histamin: 194$
Notice of Charge in Fees and Charges for the US Department of Comerce Seafood Inspection Program - Effective October 1, 2010 | |||
Canada |
- Phí đối với chương trình quản lý chất lượng đối với thủy sản nhập khẩu: 5000$
Canada’s fish Inspection Fees | |||
Singapore |
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận lô hàng xuất khẩu: 20$ | Food (Export) Health Certificate của AVA |
PHỤ LỤC 2
SO SÁNH ĐƠN GIÁ KIỂM NGHIỆM MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA NAFIQAD VÀ PHÒNG KIỂM NGHIỆM BÊN NGOÀI
Đơn vị tính: 1000đ
STT | Chỉ tiêu hóa học | PKN của NAFIQAD | PKN nông lâm thủy sản được chỉ định khác | Quatest 1 | Bộ Y tế (theo QĐ 80/2005/QĐ- BTC) | |||
CASE | Sắc ký Hải Đăng | Intertek | ||||||
Phương pháp thử/ Kỹ thuật phân tích | Số tiền | Số tiền | Số tiền | Số tiền | Số tiền | Số tiền | ||
1. |
ICP-MS | 130/1 nguyên tố | Pb: 130 Hg: 200 Cd: 130 As: 180 | / | / | Pb: 315 Hg: 420 Cd: 315 As: 420 (Nếu làm 01 chỉ tiêu thì cộng thêm tiền phá mẫu: 105) | Hg: 300 Cd, As, Pb: 400 | |
2. |
LC/MS/MS | 350 | 400 | 400 | 400 |
|
| |
3. |
LC/MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | / | 400/ chỉ tiêu | / |
|
| |
4. |
HPLC - FLD | 200 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | 500/mẫu | / | / |
| 400/1 chất | |
5. |
LC/MS/MS | 200 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | / | 400/chỉ tiêu | / |
|
| |
6. |
HPLC - FLD | 380 | 400 | / | 400 |
|
| |
7. |
LC-MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | / | 400/chỉ tiêu | 350/chỉ tiêu đầu, 150 chỉ tiêu tiếp theo |
|
| |
8. |
LC-MS/MS | 350 | 500 | / | 400 |
|
| |
9. |
LC/MS/MS | 350 | 500 | 500 | 400 |
|
| |
10. |
LC/MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | 400/1 chỉ tiêu (2 chỉ tiêu 700; 3,4 chỉ tiêu 1.000) | - 1.000 (bao gồm 4 chất) - 400/chỉ tiêu | 400/1 chỉ tiêu (2 chỉ tiêu 700; 3,4 chỉ tiêu 1.000) |
|
| |
11. |
LC/MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | 400/chỉ tiêu | 400/chỉ tiêu | 300/chỉ tiêu (500/group Enro, Cipro) |
|
| |
12. |
LC/MS/MS | 350 chỉ tiêu đầu 135 chỉ tiêu tiếp theo | 400/chỉ tiêu (500/group 2 chất) | 500/chỉ tiêu | 400/chỉ tiêu (500/group 2 chất) |
|
| |
13. |
LC/MS/MS | 350 | 400 | 400 | 400 |
|
|
Từ khóa: Công văn 1060/QLCL-CL1, Công văn số 1060/QLCL-CL1, Công văn 1060/QLCL-CL1 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công văn số 1060/QLCL-CL1 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công văn 1060 QLCL CL1 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1060/QLCL-CL1
File gốc của Công văn 1060/QLCL-CL1 năm 2013 xử lý thông tin trên báo Tiền phong do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Công văn 1060/QLCL-CL1 năm 2013 xử lý thông tin trên báo Tiền phong do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 1060/QLCL-CL1 |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Trần Bích Nga |
Ngày ban hành | 2013-06-28 |
Ngày hiệu lực | 2013-06-28 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |