Thông tư 179/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
3. Doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
...
Điều 3. Điều kiện áp dụng
...
3. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa nêu tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này thì phải đảm bảo các điều kiện
a) Thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
b) Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.
c) Khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hoặc khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
...
Điều 7. Đối với đối tượng xóa nợ là doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này
1. Văn bản đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, trong đó xác nhận số tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến nay còn nợ và chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp (mẫu số 04 và 04a ban hành theo Thông tư này).
2. Văn bản đề nghị xóa nợ của doanh nghiệp gửi về cơ quan quản lý thuế trực tiếp, trong đó nêu số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ. căn cứ xóa nợ. lý do số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp (mẫu số 05 và 05a ban hành theo Thông tư này).
Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa hoặc số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ bao gồm cả tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa và tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại một Cục Hải quan thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về Cục Hải quan đó.
Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng từ nhiều tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại các Cục Hải quan khác nhau thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về từng Cục Hải quan nơi có số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ. Cục Hải quan tiếp nhận, thẩm định và gửi hồ sơ xóa nợ về Tổng cục Hải quan.
3. Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về giá trị doanh nghiệp đối với số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp.
4. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.
6. Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp (kèm theo báo cáo chi tiết nợ phải trả).
7. Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và quyết định giá trị doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp chưa có các quyết định này thì trong văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại Khoản 3 Điều này phải ghi rõ việc chưa có quyết định và nêu rõ lý do.
8. Quyết toán thuế và báo cáo tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp và khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
9. Xác nhận số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ đến nay còn nợ của cơ quan Hải quan (đối với trường hợp đề nghị xóa nợ vừa có tiền thuế, tiền phạt nội địa vừa có tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
10. Biên bản bàn giao vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Trường hợp chưa có Biên bản này thì trong văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại Khoản 3 Điều này phải xác nhận chưa có Biên bản bàn giao vốn, tài sản của doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
11. Các thông báo về thực hiện nộp tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và tiền phạt chậm nộp tại thời điểm đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
12. Biên bản kiểm tra thuế (kết luận thanh tra) hoặc quyết định về việc ấn định thuế (đối với trường hợp ấn định thu).
Các tài liệu quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11 và 12 Điều này là bản sao có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp.
...
Điều 11. Đối với hồ sơ xóa nợ thuế quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này
1. Cục Thuế/Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận văn bản đề nghị và hồ sơ từ doanh nghiệp, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ
a) Đối với các hồ sơ đã đầy đủ và đáp ứng các điều kiện được xóa nợ thuế, Cục Thuế/Cục Hải quan lập công văn đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và gửi toàn bộ hồ sơ về Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan.
b) Đối với hồ sơ chưa lập đúng, đầy đủ theo quy định thì Cục Thuế/Cục Hải quan thông báo doanh nghiệp bổ sung hồ sơ (mẫu số 06 ban hành theo Thông tư này).
c) Đối với trường hợp không thuộc đối tượng hoặc không đủ điều kiện xóa nợ thì Cục Thuế/Cục Hải quan thông báo cho doanh nghiệp để thực hiện nộp ngân sách nhà nước (mẫu số 13 ban hành theo Thông tư này).
2. Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thẩm định hồ sơ
a) Đối với các hồ sơ đã đầy đủ, thuộc đối tượng và đáp ứng các điều kiện xóa nợ thuế, Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan thực hiện
- Đối với trường hợp quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xóa nợ từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên: Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan dự thảo tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Tài chính xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Đối với trường hợp quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xóa nợ từ 5 (năm) tỷ đồng đến dưới 10 (mười) tỷ đồng: Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan dự thảo tờ trình và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định (mẫu số 11 ban hành theo Thông tư này).
- Đối với trường hợp quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xóa nợ dưới 5 (năm) tỷ đồng: Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan ban hành quyết định xóa nợ (mẫu số 12 ban hành theo Thông tư này).
b) Đối với hồ sơ chưa lập đúng, đầy đủ theo quy định thì Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Thuế/Cục Hải quan để thông báo cho doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ (mẫu số 06 ban hành theo Thông tư này).
c) Đối với trường hợp không thuộc đối tượng hoặc không đủ điều kiện xóa nợ thì Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Thuế/Cục Hải quan để thực hiện đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước (mẫu số 13 ban hành theo Thông tư này).