BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61 TC/TNN | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1989 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THU THUẾ NÔNG NGHIỆP BẰNG TIỀN
Điều 11, Nghị định số 52/HĐBT ngày 27/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung về thuế nông nghiệp đã quy định:
- Đối với đất trồng lúa, thuế thu chủ yếu bằng thóc. Riêng các vùng cao, vùng xa đường giao thông, không có điều kiện vận chuyển sản phẩm để nộp thuế hoặc không có cơ quan thu mua hoặc đối với những địa phương nông dân yêu cầu và Nhà nước có thể dùng tiền để mua đủ số thóc thuế tương ứng thì thu bằng tiền.
- Đối với cây hàng năm khác: thu chủ yếu bằng tiền.
- Đối với các nông trường, lâm trường, trạm trại quốc doanh thu bằng tiền.
Để việc thu thuế nông nghiệp bằng tiền thực hiện thống nhất trong cả nước và quản lý chặt chẽ tiền thuế, ngăn chặn các hiện tượng khê đọng, lợi dụng tham ô tiền thuế và tập trung kịp thời số tiền thu được từ thuế nông nghiệp vào ngân sách Nhà nước; Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về thu thuế nông nghiệp bằng tiền như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THU NỘP THUẾ.
- Căn cứ thông báo số thuế nông nghiệp phải nộp bằng tiền, các đơn vị hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, hộ nông dân.... phải nộp đầy đủ số tiền thuế cho cán bộ thu thuế theo đúng thời gian tại điểm quy định.
- Đối với những xã có số thu lớn, cán bộ thuế nông nghiệp xã không thể đảm đương hết công việc nhất là khi mùa vụ thì có thể cử ủy nhiệm thu. Việc cử ủy nhiệm thu do Ủy ban Nhân dân xã quyết định, sau khi thống nhất với phòng thuế nông nghiệp huyện.
- Đối với các nông trường, lâm trường, trạm trại, đơn vị lực lượng vũ trang... sổ bộ thuế nông nghiệp lập tại quan thuế nông nghiệp huyện, quận, thị xã, tỉnh thì cán bộ thuế nông nghiệp huyện, quận, thị xã, tỉnh trực tiếp thu tiền thuế của các đơn vị, tổ chức này.
- Từng vụ hoặc trong năm, Ủy ban Nhân dân xã phải thông báo tên, chữ ký của cán bộ thu thuế cho các đơn vị hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và hộ nông dân biết.
- Ngoài cán bộ thuế nông nghiệp tỉnh, huyện, cán bộ thuế nông nghiệp xã hay ủy nhiệm thu thuế nông nghiệp của các xã như đã được thông báo, không cán bộ nào được phép thu nhận tiền thuế của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, các tổ chức khác và các hộ nông dân.
II. THỦ TỤC THU NỘP THUẾ NÔNG NGHIỆP BẰNG TIỀN.
- Căn cứ sổ bộ thuế, thông báo thuế, cán bộ thuế phải có kế hoạch tổ chức thu nộp thuế thuận tiện, tránh gây phiền hà cho người nộp thuế. Cán bộ thuế phải mổ sổ sách theo dõi kết quả thu thuế.
- Sau khi nhận tiền thuế của đơn vị nộp thuế, cán bộ thuế phải viết biên lai thu thuế nông nghiệp bằng tiền mặt theo mẫu số 09/TNN trước mặt người nộp thuế. Khi viết biên lai phải lót giấy than xuống dưới liên 1,2 (không được viết bằng bút mực, bút chì, mà phải viết bằng bút bi) để đồng thời in sang liên 2,3 (liên 1 lưu ở cuống biên lai dùng cho việc kiểm tra đối chiếu sau này, liên 2 gửi cho Phòng thuế nông nghiệp huyện để báo soát, liên 3 giao cho người nộp thuế).
Trên biên lai phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp thuế, số tiền thuế nông nghiệp về cây hàng năm hay cây lâu năm (cả bằng số và bằng chữ) ngày, tháng, năm thu thuế. Cán bộ thu thuế phải ghi rõ họ, tên và ký tên trên biên lai thu thuế để tiện cho việc đối chiếu kiểm tra.
Cuối ngày thu thuế, căn cứ vào biên lai thu thuế, cán bộ thu thuế phải ghi vào sổ theo dõi thu và tổng hợp trong ngày thu được bao nhiêu tiền và phải nộp đầy đủ số tiền thuế thu được vào kho bạc, kể cả tiền phạt theo quyết định của Ủy ban Nhân dân các cấp, trong đó:
+ Tiền thuế nộp theo đúng các chương, loại, khoản, hạng, mục của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
+ Tiền phạt nộp vào mục thu khác của ngân sách (mục 47) của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
Nếu địa điểm thu thuế ở xa thì có thể từ 3 đến 5 ngày phải nộp tiền thuế vào kho bạc 1 lần. Chứng tỏ nộp tiền vào kho bạc là giấy nộp tiền.
Giấy nộp tiền thuế nông nghiệp có 2 loại: giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản (mẫu số 18/TNN) và giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt (mẫu số 8/TNN).
a. Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt:
Trước khi nộp tiền mặt vào Ngân hàng, cán bộ thuế thuế nông nghiệp phải xuất trình cho cơ quan thuế nông nghiệp huyện kiểm tra sổ theo dõi thu, cuống biên lai thu tiền và số tiền mặt đem nộp Ngân hàng. Sau đó Phòng thuế Nông nghiệp huyện cấp giấy nộp tiền vào Ngân hàng (loại giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt, mẫu số 8/TNN).
Giấy nộp tiền do cán bộ kế toán thu của Phòng thuế nông nghiệp huyện viết, sau khi đã tính toán, kiểm tra và vào sổ theo dõi thu ở cấp huyện và phải được lãnh đạo Phòng Tài chính hoặc Phòng Thuế nông nghiệp huyện ký duyệt, ký tên, đóng dấu. Tuyệt đối không giao giấy nộp tiền này cho cán bộ quản lý thu thuế sử dụng thay biên lai để thu thuế của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, hộ nông dân.
Nội dung và cách ghi chép:
Giấy nộp tiền vào ngân sách phải ghi đầy đủ các nội dung như ngày, tháng, năm, tên người nộp hay tên đơn vị nộp, thời hạn nộp tiền, tệ và số hiệu tài khoản, lý do khoản nộp, số hiệu chương, loại, khoản, hạng, mục theo mục lục ngân sách Nhà nước, dấu và chữ ký của thủ trưởng cơ quan thu và số tiền nộp (ghi cả bằng số và bằng chữ).
Việc phân chia số tiền nộp ngân sách Nhà nước vào từng cấp ngân sách (trung ương, tỉnh) phải theo đúng tỷ lệ điều tiết Nhà nước quy định và do Ngân hàng Nhà nước cơ sở nơi nhận tiền thực hiện.
Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt được đóng thành quyển theo ký hiệu, mỗi số có 5 liên dùng để nộp cho 2 hạng, nếu dùng nộp cho 1 hạng thì dùng 4 liên, còn 1 liên gạch bỏ.
Ngân hàng nhận tiền của người nộp thuế phải ghi rõ các nội dung (trong giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt) như cấp, chương, mục và ghi rõ họ, tệ, ký tên đóng dấu vào các liên này.
- Liên 1: Lưu tại Ngân hàng dùng làm chứng từ ghi có cho ngân sách Nhà nước (và dùng nhật ký quỹ của ngân hàng để lưu vào bên nợ).
- Liên 2: Giao cho khách hàng (đơn vị hoặc người nộp tiền thuế).
- Liên 3: Gửi Phòng Tài chính huyện, quận, thị xã (dùng làm giấy báo có cho tài khoản ngân sách).
- Liên 4: Gửi cơ quan tài chính cấp trên (Sở Tài chính).
b. Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản:
Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản (mẫu số 18/TNN) dùng để nộp thuế của các đơn vị tập thể, cá thể có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và có giá trị như giấy trích tài khoản (ủy nhiệm chi) của các đơn vị. Đơn vị hoặc cá nhân khi nộp thuế không phải lập ủy nhiệm chi kèm theo (nội dung và cách ghi chép tương tự như giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt).
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản cũng được đóng thành quyển, đánh số liên tục theo quyển, theo ký hiệu mỗi số có 6 liên dùng để nộp cho 2 hạng. Đối với thuế nông nghiệp chỉ dùng nộp cho 1 hạng, cho nên đối với giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản chi dùng 5 liên (đối với giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt chỉ dùng 4 liên).
- Liên 1: Lưu tại ngân hàng, dùng làm chứng từ ghi nợ của đơn vị nộp thuế.
- Liên 2: Lưu tại Ngân hàng, cùng làm chứng từ ghi có cho tài khoản ngân sách Nhà nước.
- Liên 3: Giao cho cá nhân, hoặc đơn vị nộp thuế.
- Liên 4: Gửi phòng tài chính huyện, quận, thị xã.
- Liên 5: Gửi Sở Tài chính tỉnh, thành phố.
Các loại giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước đều do Bộ Tài chính thống nhất phát hành và quản lý, được quản lý chặt chẽ như biên lai thu thuế.
III. BÁO CÁO THANH QUYẾT TOÁN THUẾ NÔNG NGHIỆP BẰNG TIỀN.
Căn cứ biên lai thu thuế nông nghiệp bằng tiền, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản để ghi vào sổ theo dõi thu ở từng cấp.
a. Ở cấp xã:
Căn cứ sổ theo dõi thu, 5 ngày 1 lần cán bộ thuế phải báo cáo tiến độ thu cho cơ quan thuế cấp trên và nộp lại liên 2 dùng cho việc báo soát. Báo cáo ghi rõ số tiền đã thu, đã nộp, chưa nộp vào kho bạc về tổng số thuế cũng như từng loại: cây hàng năm, cây lâu năm, thu của các nông trường, trạm trại quốc doanh, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất...
Đối với biên lai thu thuế nông nghiệp bằng tiền sau khi đã sử dụng hết, cán bộ thu thuế nông nghiệp phải làm bảng kê và nộp lại cuống biên lai đã sử dụng cho phòng thuế nông nghiệp huyện để nhận biên lai mới.
b. Ở cấp huyện:
Căn cứ báo cáo tiến độ thu ở cấp xã gửi lên, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách và căn cứ vào sổ theo dõi thu, cán bộ thuế nông nghiệp lập biên bản xác nhận giữa Tài chính với Ngân hàng theo định kỳ.... hết vụ, hết năm để báo cáo tiến độ số tiền đã thu được cho Chi cục thuế nông nghiệp hoặc phòng thuế nông nghiệp tỉnh, thành phố.
Sau khi kết thúc vụ thu thuế cũng như kết thúc năm thuế, Phòng thuế nông nghiệp huyện báo cáo, tổng hợp số đã thu, số đã nộp, số chưa nộp trong vụ, trong năm của các xã trong toàn huyện và làm báo cáo quyết toán thu thuế nông nghiệp.
c. Ở cấp tỉnh, thành phố:
- Căn cứ báo cáo tiến độ theo định kỳ của các huyện, thị, xã, căn cứ vào bảng kê giấy nộp tiền vào ngân sách (gồm cả hai loại giấy nộp tiền bằng chuyển khoản, giấy nộp tiền bằng tiền mặt), Chi cục thuế nông nghiệp hoặc Phòng thuế nông nghiệp tỉnh tổng hợp số liệu của toàn tỉnh, báo cáo tiến độ thu nộp cho Bộ Tài chính (Cục Thuế nông nghiệp) theo định kỳ đã quy định.
- Đối chiếu số tiền đã thu, đã nộp theo báo cáo của các huyện, thị xã với bảng kê số tiền đã nộp vào ngân sách Nhà nước mà Ngân hàng đã gửi cho Sở Tài chính.
Sau khi kết thúc vụ thu thuế cũng như kết thúc năm thuế, Chi cục thuế nông nghiệp tỉnh báo cáo tổng hợp số đã thu, số đã nộp, số chưa nộp trong vụ, trong năm của toàn tỉnh, làm báo cáo quyết toán thu thuế nông nghiệp.
IV. KIỂM TRA VIỆC THU THUẾ NÔNG NGHIỆP BẰNG TIỀN.
a. Công tác kiểm tra thường xuyên:
Chi cục thuế nông nghiệp hoặc Phòng thuế nông nghiệp tỉnh phải chỉ đạo Phòng thuế nông nghiệp tỉnh phải chỉ đạo Phòng thuế nông nghiệp huyện tiến hành kiểm tra thường xuyên, thông qua việc làm thủ tục nộp tiền thuế nông nghiệp vào kho bạc cho cán bộ thuế xã và thanh toán thu nộp thuế nông nghiệp; kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc trong công tác thu nộp thuế, ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm chế độ thu nộp thuế, tham ô tiền thuế.
b. Công tác kiểm tra đột xuất:
Căn cứ báo cáo tiến độ thu của các đơn vị nộp thuế, Chi cục thuế Nông nghiệp kết hợp cùng phòng thuế nông nghiệp huyện, tổ chức kiểm tra đột xuất về số tiền thuế đã thu nhưng chưa nộp kho bạc, ghi chép sổ theo dõi thu của cán bộ thuế xã, để phát hiện những trường hợp tham ô, chiếm dụng tiền thuế và xử phạt nghiêm minh đơn vị, cá nhân tham ô, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong trình thực hiện nếu có điều gì chưa rõ quá cần phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính biết để hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận: | KT/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
File gốc của Thông tư 61 TC/TNN năm 1989 về hướng dẫn thu thuế nông nghiệp bằng tiền do Bộ Tài chính đang được cập nhật.
Thông tư 61 TC/TNN năm 1989 về hướng dẫn thu thuế nông nghiệp bằng tiền do Bộ Tài chính
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 61TC/TNN |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Chu Tam Thức |
Ngày ban hành | 1989-12-22 |
Ngày hiệu lực | 1989-12-22 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Đã hủy |